Quyết định 46/2010/QĐ-UBND quy định phân cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
Số hiệu: | 46/2010/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Phước | Người ký: | Trương Tấn Thiệu |
Ngày ban hành: | 15/06/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2010/QĐ-UBND |
Đồng Xoài, ngày 15 tháng 06 năm 2010 |
QUY ĐỊNH PHÂN CẤP THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 06/9/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ;
Thực hiện Công văn số 3450/BNN-CB ngày 23/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 147/TTr-SNN ngày 21 tháng 5 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHÂN CẤP THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2010/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2010 của UBND tỉnh)
Quy định này phân cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động ngành nghề nông thôn cho các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện), Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) trên địa bàn tỉnh.
Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Tài chính; Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và một số đơn vị có liên quan đến quản lý hoạt động ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Hoạt động ngành nghề nông thôn
Các hoạt động ngành nghề nông thôn trong Quy định này được quy định tại Điều 3, Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006, bao gồm:
1. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.
2. Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ.
3. Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.
4. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
5. Cây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh.
6. Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.
7. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn.
Điều 4. Nội dung quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn
1. Xây dựng, tổ chức thực hiện: Các quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm; đề án, chương trình và dự án về ngành nghề nông thôn.
2. Ban hành các chủ trương, chính sách phát triển ngành nghề nông thôn; tổ chức triển khai, tuyên truyền, vận động, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn.
3. Thực hiện vai trò hướng dẫn, hỗ trợ, định hướng phát triển và quản lý tình hình hoạt động ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.
4. Thu thập thông tin, thống kê, báo cáo số liệu, tình hình các cơ sở ngành nghề nông thôn theo định kỳ và đột xuất; tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở ngành nghề nông thôn theo chức năng được quy định.
5. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ngành nghề nông thôn cho các cơ sở ngành nghề nông thôn trên địa bàn của tỉnh.
6. Hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn trong quá trình sản xuất hoạt động về: thị trường, vốn, thuế, đất đai, khoa học kỹ thuật, lao động, môi trường.
7. Tổ chức công nhận, đăng ký và giám sát chất lượng sản phẩm ngành nghề truyền thống, làng nghề trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
8. Ngoài ra còn thực hiện một số nội dung khác theo sự phân công và chỉ đạo của UBND tỉnh.
Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương điều tra, thống kê, báo cáo số liệu, tình hình các cơ sở ngành nghề nông thôn định kỳ 6 tháng, hàng năm, đột xuất cho UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực ngành nghề nông thôn đối với các cơ sở ngành nghề nông thôn, bao gồm: Các hợp tác xã nông nghiệp (thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã), hộ kinh doanh cá thể (đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh), cụm cơ sở ngành nghề nông thôn và các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ (được quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa) hoạt động trên địa bàn nông thôn của tỉnh.
b. Xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch 5 năm và hàng năm, chương trình, dự án về các lĩnh vực phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn; phối hợp, tổ chức kiểm tra về tình hình hoạt động của cơ sở ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.
c. Tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định, quy định, giải pháp hỗ trợ, chỉ thị; hướng dẫn các văn bản quản lý nhà nước, chính sách khuyến khích ưu đãi về phát triển ngành nghề, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, cơ điện nông nghiệp, xúc tiến thương mại trong nông nghiệp.
d. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực ngành nghề nông thôn được phân cấp quản lý tại Điều 5 của Quy định này.
e. Tổ chức thực hiện công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức công tác dự báo thị trường, xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông, lâm sản và thủy sản.
f. Tổ chức thực hiện Chương trình phát triển ngành nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Dự án làng nghề, ngành nghề nông thôn.
g. Thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn và phối hợp với các cơ quan liên quan để giải quyết những nội dung liên quan đến phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn.
h. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND cấp huyện trong quá trình thực hiện triển khai các chương trình, kế hoạch có liên quan đến lĩnh vực ngành nghề nông thôn.
i. Trình UBND tỉnh công nhận nghề truyền thống, làng nghề, công nhận danh hiệu nghệ nhân, thợ thủ công trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn, tổ chức đăng ký và giám sát chất lượng sản phẩm ngành nghề nông thôn trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Sở Công Thương
a. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện có kế hoạch điều tra, thống kê, nắm tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa (theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa) hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn; thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh và các bộ, ngành liên quan.
b. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm, dài hạn, tổ chức thực hiện chương trình, đề án, cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển công nghiệp nông thôn; hỗ trợ cơ sở ngành nghề trong các vấn đề liên quan đến thương mại, thị trường, tư vấn xuất khẩu.
c. Tham mưu trình UBND tỉnh ban hành quyết định, quy định, chỉ thị, giải pháp hỗ trợ, quy trình, thủ tục thực hiện các vấn đề liên quan, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước đối với cơ sở ngành nghề nông thôn, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở ngành nghề nông thôn thuộc lĩnh vực quản lý.
d. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án đã được phê duyệt theo quy định; hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng và phát triển thương hiệu hàng Việt Nam.
e. Phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện tổ chức tập huấn, phổ biến, hướng dẫn các văn bản quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý.
f. Tổ chức thực hiện công tác xúc tiến thương mại công nghiệp; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức công tác dự báo thị trường, xúc tiến thương mại trong lĩnh vực thương mại - công nghiệp.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a. Phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện xây dựng các chương trình, kế hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn các nghề phù hợp với nhu cầu của địa phương; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề và cấp chứng chỉ đào tạo nghề cho lao động hoàn thành khóa học đào tạo của các cơ sở dạy nghề.
b. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Lao động cho các cơ sở ngành nghề nông thôn, các chế độ khác có liên quan đến người lao động.
c. Phối hợp với các cơ quan có liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát các cơ sở ngành nghề nông thôn trong việc thực hiện các chế độ đối với người lao động và vấn đề khác có liên quan.
d. Tham mưu UBND tỉnh các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với người lao động, văn bản quản lý, tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản có liên quan đến lao động, việc làm.
e. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các địa phương tổ chức giải quyết, hướng dẫn, kế hoạch hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông thôn.
f. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện an toàn lao động trong các cơ sở ngành nghề nông thôn; tổ chức đào tạo, tập huấn và cấp giấy chứng nhận công nhận về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho các cơ sở, doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
a. Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ hàng năm của Sở, xây dựng các chương trình, kế hoạch nghiên cứu, hỗ trợ về công nghệ, đăng ký chứng nhận sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp và cơ sở ngành nghề nông thôn.
b. Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến cho các cơ sở ngành nghề nông thôn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng, giá trị hàng hóa của các cơ sở ngành nghề nông thôn.
c. Tham mưu UBND tỉnh ban hành các chủ trương, chính sách ưu đãi hỗ trợ về khoa học công nghệ cho lĩnh vực ngành nghề nông thôn.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
a. Phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện lựa chọn mặt bằng để hỗ trợ cho các cơ sở, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất trên cơ sở theo đúng quy định;
b. Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra các cơ sở, doanh nghiệp vi phạm ô nhiễm môi trường; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các vấn đề liên quan đến môi trường sản xuất cho các cơ sở ngành nghề nông thôn.
c. Tham mưu UBND tỉnh ban hành các chính sách có liên quan đến đất đai và môi trường, hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách của tỉnh và Trung ương.
d. Hướng dẫn, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho các cơ sở ngành nghề nông thôn.
6. Sở Tài chính
a. Chủ trì, phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Cục thuế, UBND cấp huyện đánh giá việc thực hiện các chính sách tài chính, tín dụng của tỉnh và trung ương, nếu thấy cần thiết điều chỉnh bổ sung thì tham mưu UBND tỉnh xây dựng bổ sung các chính sách nhằm phục vụ phát triển ngành nghề nông thôn.
b. Tham mưu UBND tỉnh xem xét, bố trí nguồn vốn của tỉnh để xây dựng các chương trình quản lý, kế hoạch, hỗ trợ phát triển lĩnh vực ngành nghề nông thôn cho UBND cấp huyện.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định cấp giấy phép đầu tư cho các dự án phát triển ngành nghề theo đúng quy định hiện hành; rà soát và nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh các chính sách khuyến khích, ưu đãi có liên quan đến đầu tư phù hợp với tình hình thực tế của từng huyện, thị xã trong tỉnh.
b. Phối hợp với Sở Tài chính và UBND cấp huyện nghiên cứu bố trí, tăng cường kế hoạch nguồn vốn hàng năm cho các huyện, thị xã trong quản lý nhà nước và hỗ trợ nguồn vốn cho các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, ngành nghề nông thôn.
c. Phối hợp với các sở, ngành và UBND cấp huyện tăng cường công tác thanh, kiểm tra, cấp phép, thu hồi khi thực hiện sai quy định đối với các dự án đầu tư, hướng dẫn hỗ trợ thông tin về đầu tư trên địa bàn tỉnh.
8. Các sở, ngành có liên quan khác
Phối hợp với đơn vị liên quan trong công tác quản lý giám sát, định hướng phát triển và tăng cường hỗ trợ theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình cho lĩnh vực ngành nghề nông thôn.
9. UBND cấp huyện
a. Chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND cấp xã phối hợp với các sở, ngành quản lý, kiểm tra, giám sát các cơ sở ngành nghề nông thôn trên địa bàn.
b. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện phân cấp quản lý hoạt động ngành nghề nông thôn theo ngành, thống nhất từ cấp huyện đến cấp xã trên cơ sở phân cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn theo từng lĩnh vực, ngành của tỉnh.
c. Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn thống kê, tổng hợp báo cáo số liệu, tình hình các cơ sở ngành nghề nông thôn định kỳ 6 tháng, hàng năm và báo cáo đột xuất cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
d. Hàng năm, lập kế hoạch, chương trình hỗ trợ cho chương trình phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn huyện, thị xã gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình cho UBND tỉnh xem xét.
e. Chỉ đạo các phòng ban, bộ phận chuyên môn của huyện, thị xã tham mưu các dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về các lĩnh vực phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn; chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản, cơ điện nông nghiệp trên địa bàn huyện, thị xã.
f. Phối hợp với các sở, ban, ngành hướng dẫn, tổ chức thực hiện, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực ngành nghề nông thôn cho các xã, phường, thị trấn, các cơ sở trên địa bàn.
g. Thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn và phối hợp với các cơ quan liên quan để giải quyết những nội dung liên quan đến phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn.
10. UBND cấp xã
a. Chịu trách nhiệm thống kê, tổng hợp báo cáo số liệu, tình hình các cơ sở ngành nghề nông thôn định kỳ 6 tháng và hàng năm trên địa bàn cấp xã cho UBND cấp huyện và có những đề xuất, kiến nghị kịp thời với UBND cấp huyện để giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở ngành nghề nông thôn.
b. Phối hợp với các bộ phận chuyên môn của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trong công tác quản lý, triển khai các chương trình, dự án, thực hiện công tác giám sát quá trình thực hiện.
c. Phối hợp với các bộ phận chuyên môn của các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện tổ chức tuyên truyền, vận động, phổ biến các chủ trương chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho việc hình thành và phát triển các ngành nghề mới và các cơ sở mới thành lập ở địa phương mình.
1. Thủ trưởng các sở, ngành và các địa phương căn cứ vào thành tích trong quản lý, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND tỉnh có hình thức khen thưởng kịp thời cho những cá nhân, tổ chức, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
2. Cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn vi phạm các nội dung trong Quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn triển khai, theo dõi thực hiện và báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ 6 tháng và hàng năm.
2. Các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện và UBND cấp xã có trách nhiệm triển khai thực hiện tốt những nội dung, nhiệm vụ được giao.
3. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị, địa phương kịp thời kiến nghị bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Ban hành: 30/06/2009 | Cập nhật: 02/07/2009
Thông tư 113/2006/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 66/2006/NĐ-CP về một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn Ban hành: 28/12/2006 | Cập nhật: 10/01/2007
Thông tư 116/2006/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn Ban hành: 18/12/2006 | Cập nhật: 23/12/2006
Nghị định 66/2006/NĐ-CP về việc phát triển ngành nghề nông thôn Ban hành: 07/07/2006 | Cập nhật: 13/07/2006