Quyết định 46/2007/QĐ-BNN Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
Số hiệu: | 46/2007/QĐ-BNN | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Hứa Đức Nhị |
Ngày ban hành: | 28/05/2007 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 05/08/2007 | Số công báo: | Từ số 536 đến số 537 |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỐ: 46/2007/QĐ-BNN |
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2007 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH RỪNG TRỒNG, RỪNG KHOANH NUÔI THÀNH RỪNG
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/ NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 99/2007/TT-BNN-LN ngày 06/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số Điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Cục truởng Cục Lâm nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng.
Điều 2 Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục truởng Cục Lâm nghiệp, Thủ trưởng các Cục, Vụ, các đơn vị có liên quan, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uơng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
VIỆC XÁC ĐỊNH RỪNG TRỒNG, RỪNG KHOANH NUÔI THÀNH RỪNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46 /2007/QĐ-BNN ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định nguyên tắc, trình tự tiến hành, tiêu chí xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng cho 3 loại rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất.
2. Đối tượng áp dụng
- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện giao, nhận khoán trồng rừng, khoanh nuôi rừng quy định ở khoản 1 Điều này bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp.
- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, thực hiện trồng rừng, khoanh nuôi rừng bằng các nguồn vốn khác .
1. Phục vụ cho công tác quản lý rừng, chuyển diện tích thành rừng sang quản lý theo quy định tại Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sau đây gọi chung là Nghị định số 23).
2. Thống kê đầy đủ diện tích thành rừng đến địa bàn cấp xã, bổ sung số liệu cho kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.
3. Làm cơ sở cho chính quyền các cấp, các chủ rừng thực hiện việc quản lý, bảo vệ rừng.
4. Định hướng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo quy định hiện hành.
5. Đánh giá chất lượng rừng, làm cơ sở cho việc định giá rừng.
6. Tính toán trữ lượng rừng (nếu có) và độ che phủ của rừng.
Điều 3. Nguyên tắc xác định diện tích thành rừng
Xác định diện tích thành rừng theo từng lô rừng trồng, rừng khoanh nuôi khi đạt tiêu chí thành rừng theo quy định tại Điều 5 Quy định này.
1. Đối với lô rừng thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp : Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Chi cục Lâm nghiệp hoặc Chi Cục Kiểm lâm, căn cứ vào hồ sơ quản lý dự án, chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, kiểm lâm địa bàn, tổ chức kiểm tra thực địa, xác định diện tích, đánh giá chất lượng từng lô rừng của chủ dự án theo tiêu chí quy định tại Điều 5 Quy định này.
2. Đối với lô rừng thực hiện bằng vốn tự có của doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân : kiểm lâm địa bàn theo dõi hoạt động trồng rừng trên địa bàn xã, báo cáo Hạt Kiểm lâm huyện để kết hợp với Uỷ ban nhân dân xã tổ chức xác định lô rừng thành rừng theo tiêu chí quy định tại Điều 5 Quy định này.
3. Số liệu đo đếm tại hiện trường được tổng hợp theo mẫu biểu 1, 2; kết quả xác định diện tích rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng lập thành biên bản theo mẫu biểu 3, 4 kèm theo Quy định này.
TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH RỪNG TRỒNG, RỪNG KHOANH NUÔI THÀNH RỪNG,
Điều 5. Tiêu chí xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
1. Rừng trồng: đã khép tán, mật độ cây trồng phân bố tương đối đồng đều trên toàn diện tích, chiều cao bình quân (Hbq) lớn hơn hoặc bằng 2m, đường kính gốc bình quân (D0) lớn hơn hoặc bằng 2cm, diện tích các đám trống nhỏ hơn hoặc bằng 1000m2/ha.
2. Rừng khoanh nuôi
a) Đối với rừng phòng hộ, đặc dụng:
- Rừng cây gỗ: sau thời gian khoanh nuôi có ít nhất 400 cây gỗ mục đích/ha, độ che phủ của cây bụi, thảm tươi và cây gỗ lớn hơn hoặc bằng 50% , tổng diện tích các đám trống nhỏ hơn hoặc bằng 1000m2/ha.
- Rừng tre nứa, le, giang, vầu, diễn, lồ ô... (gọi chung là rừng tre nứa): sau thời gian khoanh nuôi độ che phủ của tre nứa lớn hơn hoặc bằng 60%, tổng diện tích các đám trống nhỏ hơn hoặc bằng 1000m2/ha ;
b) Đối với rừng sản xuất.
- Rừng cây gỗ: sau thời gian khoanh nuôi có ít nhất 500 cây gỗ mục đích/ha, phân bố tương đối đều trên toàn diện tích, chiều cao trung bình lớn hơn hoặc bằng 4m, tổng diện tích các đám trống nhỏ hơn hoặc bằng 1000m2/ha.
- Rừng tre nứa: sau thời gian khoanh nuôi độ che phủ của tre nứa đạt lớn hơn hoặc bằng 70%, số cây đạt tiêu chuẩn khai thác lớn hơn hoặc bằng 20%, tổng diện tích các đám trống nhỏ hơn hoặc bằng 1000m2/ha.
c) Đối với những loại rừng không thuộc quy định ở mục a, b, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng tiêu chí để thực hiện.
1. Kinh phí thực hiện việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm của đơn vị, được lập cùng kế hoạch chi ngân sách thường xuyên thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về lâm nghiệp.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập dự toán chi phí thực hiện xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng .
2. Khoản chi và định mức chi.
a) Các khoản chi : chi nhân công, vật tư thiết bị, văn phòng phẩm, xăng xe, công tác phí và chi khác (nếu có).
b. Mức chi: thực hiện theo quy định tài chính hiện hành đối với nguồn kinh phí do ngân sách cấp.
Hồ sơ xác định diện tích rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng được lưu giữ tại cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp cấp tỉnh, Hạt Kiểm lâm huyện, Uỷ ban nhân dân xã, Kiểm lâm địa bàn, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để quản lý theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện trồng rừng, khoanh nuôi rừng không sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp có trách nhiệm báo cáo diện tích rừng với chính quyền xã, thôn/ bản, kiểm lâm địa bàn, đề nghị xác định diện tích thành rừng.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện trồng rừng, khoanh nuôi rừng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Chi cục Lâm nghiệp (hoặc Chi cục Kiểm lâm) chủ trì tổ chức, thực hiện việc xác định diện tích thành rừng.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm bổ sung diện tích rừng được đánh giá, xác định đạt tiêu chuẩn thành rừng vào bản đồ hiện trạng rừng hiện có của tỉnh để quản lý.
4. Hạt Kiểm lâm huyện và Uỷ ban nhân dân xã nơi có rừng có trách nhiệm thống kê diện tích rừng để quản lý, Kiểm lâm địa bàn chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến diện tích rừng.
5. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành lâm nghiệp ở các cấp có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về rừng theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP.
6. Căn cứ vào các quy định và các phụ biểu kèm theo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chi tiết phù hợp với điều kiện của địa phương để thực hiện ./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
BIỂU TỔNG HỢP XÁC ĐỊNH HIỆN TRƯỜNG RỪNG TRỒNG THÀNH RỪNG
(Biểu tổng hợp trên địa bàn xã)
1. Địa điểm (tên xã, huyện, tỉnh):.............................................................................................................................................................................................
2. Nguồn vốn thực hiện (vốn ngân sách cấp, vốn vay, tự đầu tư…...) Tên dự án (nếu có)......................................................................................................
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
3. Thành phần tham gia
+ ...................................................................................................................................................................................................................................
+ ...................................................................................................................................................................................................................................
+ ...................................................................................................................................................................................................................................
+ ...................................................................................................................................................................................................................................
4. Kết quả đo đếm lô (lấy từ kết quả đo đếm ô tiêu chuẩn từng lô rừng của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình)
TT |
Tên tổ chức, hộ gia đình, cá nhân |
Tên tiểu khu |
Tên khoảnh |
Tên lô |
Loại rừng (PH, ĐD, SX) |
Phương thức trồng ( toàn diện, băng, đám, hỗn giao, thuần loài) |
Diện tích đầu tư (ha) |
Năm trồng |
Loài cây trồng |
Mật độ (cây/ha) |
Tæng Diện tích đám trống (m2) |
Chất lượng cây trồng |
Rừng khép tán/ chưa khép tán |
Đánh giá thành rừng/ không thành rừng |
Chữ ký của Chủ rừng |
||||
Theo thiết kế |
Thực trồng |
Theo thiết kế |
Thực trồng |
Phân bố đều/ không đều |
Hbq (m) |
D0 (cm) |
|||||||||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
(17) |
(18) |
(19) |
(20) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày tháng năm 200....
BIỂU TỔNG HỢP XÁC ĐỊNH HIỆN TRƯỜNG RỪNG KHOANH NUÔI THÀNH RỪNG
(Biểu tổng hợp trên địa bàn xã)
1. Địa điểm (tên xã, huyện, tỉnh):.............................................................................................................................................................................................
2. Nguồn vốn thực hiện (vốn ngân sách cấp, vốn vay, tự đầu tư…...), Tên dự án (nếu có).....................................................................................................
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
3. Thành phần tham gia
+ ...................................................................................................................................................................................................................................
+ ...................................................................................................................................................................................................................................
+ ...................................................................................................................................................................................................................................
+ ...................................................................................................................................................................................................................................
4. Kết quả đo đếm lô (lấy từ kết quả đo đếm ô tiêu chuẩn từng lô rừng của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình)
4.1. Đối với rừng cây gỗ
TT |
Tổ chức, hộ gia đình |
Tên tiểu khu |
Tên khoảnh |
Tên lô |
Loại rừng (PH, ĐD, SX |
Diện tích đầu tư (ha) |
Năm bắt đầu thực hiện KN |
Mật độ cây mục đích (cây/ha) |
Độ che phủ của cây bụi thảm tươi và cây gỗ (%) |
Chiều cao TB cây mục đích (m) |
Diện tích đám trống (m2) |
Đánh giá thành rừng/không thành rừng |
Chữ ký của Chủ rừng |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Ghi chú: Cột 10 chỉ áp dụng đối với rừng PH, ĐD; Cột 11 chỉ áp dụng đối với rừng SX)
5.2. Đối với rừng tre nứa:
TT |
Tổ chức, hộ gia đình |
Tên thôn |
Tên tiểu khu |
Tên khoảnh |
Tên lô |
Loại rừng (PH, ĐD, SX) |
Diện tích đầu tư (ha) |
Năm bắt đầu thực hiện KN |
Độ che phủ (%) |
Số cây đạt tiêu chuẩn khai thác |
Diện tích đám trống (m2) |
Đánh giá thành rừng/không thành rừng |
Chữ ký của Chủ rừng |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Cột 11 chỉ áp dụng đối với rừng SX
Ngày tháng năm 200....
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN XÁC NHẬN DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG THÀNH RỪNG
(Xã…………………huyện………………… tỉnh ………………….)
Hôm nay, ngày tháng năm 200.... tại ………………………………………..
Chúng tôi gồm có:
- Bên xác định:
1. Ông (bà):............................................................................................................
2. Ông (bà):............................................................................................................
3. Ông (bà):............................................................................................................
……………………………………………………………………………………
- Chính quyền địa phương (UBND xã):
1. Ông (bà):............................................................................................................
2. Ông (bà):............................................................................................................
3. Ông (bà):............................................................................................................
……………………………………………………………………………………
Căn cứ kết quả kiểm tra, xác định hiện trường và các hồ sơ liên quan các bên thống nhất diện tích rừng trồng thành rừng như sau:
STT |
Loại hình rừng |
Số lượng tiểu khu |
Số lượng khoảnh |
Số lượng lô |
Tổng diện tích đầu tư (ha) |
Tổng DT thành rừng (ha) |
Tỷ lệ thành rừng (%) |
I |
Dự án 1: |
|
|
|
|
|
|
1 |
Rừng sản xuất |
|
|
|
|
|
|
2 |
Rừng phòng hộ |
|
|
|
|
|
|
3 |
Rừng đặc dụng |
|
|
|
|
|
|
II |
Dự án 2: .. |
|
|
|
|
|
|
.. |
.... |
... |
... |
... |
... |
... |
... |
… |
Các tổ chức khác |
|
|
|
|
|
|
… |
Hộ gia đình |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
Kết luận, kiến nghị:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐẠI DIỆN BÊN XÁC ĐỊNH |
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG (UBND xã
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN XÁC NHẬN DIỆN TÍCH RỪNG KHOANH NUÔI THÀNH RỪNG
(Xã…………………. huyện…………………. tỉnh…………………………)
Hôm nay, ngày tháng năm 200.... tại ………………………………………..
Chúng tôi gồm có:
- Bên xác định:
1. Ông (bà):............................................................................................................
2. Ông (bà):............................................................................................................
3. Ông (bà):............................................................................................................
……………………………………………………………………………………
- Chính quyền địa phương (UBND xã):
1. Ông (bà):............................................................................................................
2. Ông (bà):............................................................................................................
3. Ông (bà):............................................................................................................
……………………………………………………………………………………
Căn cứ kết quả kiểm tra, xác định hiện trường và các hồ sơ liên quan các bên thống nhất diện tích rừng khoanh nuôi thành rừng như sau:
STT |
Loại hình rừng |
Số lượng tiểu khu |
Số lượng khoảnh |
Số lượng lô |
Diện tích đầu tư (ha) |
D. tích thành rừng (ha) |
Tỷ lệ thành rừng (%) |
I |
Dự án 1: |
|
|
|
|
|
|
1 |
Rừng sản xuất |
|
|
|
|
|
|
- |
Rừng cây gỗ |
|
|
|
|
|
|
- |
Rừng tre nứa |
|
|
|
|
|
|
2 |
Rừng phòng hộ |
|
|
|
|
|
|
- |
Rừng cây gỗ |
|
|
|
|
|
|
- |
Rừng tre nứa |
|
|
|
|
|
|
3 |
Rừng đặc dụng |
|
|
|
|
|
|
- |
Rừng cây gỗ |
|
|
|
|
|
|
- |
Rừng tre nứa |
|
|
|
|
|
|
II |
Dự án 2: |
|
|
|
|
|
|
... |
... |
... |
... |
... |
... |
... |
... |
… |
Tổ chức khác |
|
|
|
|
|
|
… |
Hộ gia đình |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
Kết luận, kiến nghị:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐẠI DIỆN BÊN XÁC ĐỊNH |
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG (UBND xã) |
Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng Ban hành: 14/08/2006 | Cập nhật: 23/08/2006
Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng Ban hành: 03/03/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Nghị định 86/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành: 18/07/2003 | Cập nhật: 10/12/2009