Quyết định 4528/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá về phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
Số hiệu: 4528/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Đình Xứng
Ngày ban hành: 22/11/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THANH HÓA

-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

Số: 4528/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KHÂU ĐỘT PHÁ VỀ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ ĐỒNG BỘ HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015 - 2020;

Căn cứ Công văn số 324-CV/TU ngày 12/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp thu ý kiến đại biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ Năm để hoàn thiện các kế hoạch hành động và bổ sung vào nhiệm vụ năm 2016;

Xét đề nghị của SKế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 4789/SKHBT-TH ngày 10/11/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá về phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thi xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 Quyết định;
- TTr Tnh ủy, TTr HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các thành viên UBND tnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tnh;
- Huyện ủy, thị ủy, thành ủy;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, THKH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Xứng

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN KHÂU ĐỘT PHÁ VỀ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ ĐỒNG BỘ HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4528/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)

Để tchức thực hiện thắng lợi khâu đột phá về phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo Nghquyết Đại hội Đảng bộ tỉnh ln thứ XVIII, nhiệm k 2015 - 2020, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch hành động với những nội dung sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để chỉ đạo, điều hành tổ chức triển khai; thực hiện, đảm bảo hoàn thành yêu cầu xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, phù hợp với các chủ trương, định hướng đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án đã được phê duyệt.

2. Xây dựng danh mục các công trình kết cấu hạ tầng cần ưu tiên đầu tư, hình thức đầu tư, định hướng nguồn vốn cụ thể đến từng chương trình, dự án, theo nguyên tắc:

- Đối với các công trình, dự án kết cấu hạ tầng không có khả năng kinh doanh, thu phí để thu hồi vốn thì bố trí vốn đầu tư công (ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ODA,...) để đầu tư.

- Đối với các công trình, dự án kết cấu hạ tầng có khả năng kinh doanh, thu phí, tạo thuận lợi khai thác quỹ đất,... thì khuyến khích đầu tư theo các hình thức đối tác công - tư (PPP) hoặc đầu tư trực tiếp của các thành phần kinh tế.

- Đối với các công trình, dự án kết cấu hạ tng có quy mô nhỏ, gắn liền với hoạt động sản xuất, đời sống của nhân dân: thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư công với huy động đóng góp của nhân dân và các thành phần kinh tế khác.

Trên cơ sở các nguyên tắc trên, phân công trách nhiệm, thời gian thực hiện cụ thcho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thực hiện.

3. Kế hoạch là căn cứ cho các ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, phương án chi tiết để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công; đồng thời là căn cứ để tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các ngành, các cấp.

B. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA KẾ HOẠCH

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tng quát: Tập trung huy động mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát trin đô thị hài hòa với xây dựng nông thôn mới, tăng cường hội nhập quốc tế, bảo đảm quốc phòng an ninh, đưa tỉnh ta trở thành tỉnh khá vào năm 2020, cơ bản trở thành tnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030.

2. Mục tiêu cụ thể trên một số lĩnh vực trọng tâm

Cùng với phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực đầu tư cho 5 lĩnh vực trọng tâm với các mục tiêu cụ thể như sau:

2.1. Về hạ tầng giao thông:

Từng bước phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống giao thông theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt; đảm bảo kết ni các vùng, các đầu mi giao thông quan trọng, các khu kinh tế động lực, các trục phát triển và giữa các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; nâng cao năng lực vận tải, đảm bảo giao thông thông sut, an toàn.

2.2. Về hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu:

Đầu tư nâng cấp, phát triển hệ thống công trình thủy lợi theo 7 vùng cấp nước tưới và 6 vùng tiêu thoát nước đã được phê duyệt quy hoạch; đảm bảo tưới, tiêu chủ động cho diện tích lúa 2 vụ, các vùng cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản tập trung, tạo nguồn cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt; nâng cấp, cứng hóa một số tuyến đê biển, đê sông, đảm bảo phòng chống bão lũ và thích ứng với biến đổi khí hậu.

2.3. Về hạ tầng cung cấp điện:

Đầu tư cải tạo, nâng cấp mạng lưới truyền tải và phân phối điện trên địa bàn tỉnh, đảm bảo cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt; giảm sự cố và tổn thất điện năng; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ điện thương phm trong tỉnh tăng bình quân 15 - 16%/năm và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

2.4. Về hạ tầng đô thị:

Phát triển hệ thống các công trình hạ tầng đô thị với một số công trình điểm nhấn có bản sắc riêng; chủ động ngăn chặn, giải quyết tình trạng ách tắc giao thông, ngập úng khu vực đô thị; cung cấp ổn định điện, nước và xử lý chất thải, rác thải đạt tiêu chuẩn môi trường; tập trung đầu tư hạ tng đô thị các Thành phố, thị xã, đô thị Tĩnh Gia, Ngọc Lặc, Lam Sơn - Sao Vàng, trong đó đặc biệt ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị thị xã Sầm Sơn để phấn đấu trở thành đô thị du lịch văn minh, hiện đại, thành phố đáng sống trong cả nước.

2.5. Về hạ tầng khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp:

- Tập trung huy động nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn, phấn đấu đến năm 2020, cơ bản hoàn thành đồng bộ các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chủ yếu, gồm: đường giao thông, cảng biển; hệ thống cấp điện; cấp, thoát nước và xử lý nước thải; hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; đưa Khu kinh tế Nghi Sơn trở thành một trong những trung tâm đô thị - công nghiệp và dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước.

- Phát huy tối đa li thế, tiềm năng của các vùng miền, địa phương để xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh gắn với các vùng kinh tế động lực đã được quy hoạch, tăng cường mối liên kết ngành, liên kết vùng, liên kết sản xuất theo chui giá trị để nâng cao hiệu quả các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tạo các cực tăng trưởng và sức lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Phát triển hạ tầng giao thông

1.1. Các công trình ưu tiên đầu tư:

- Ưu tiên đầu tư bằng các nguồn vốn nhà nước và vận động, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nâng cấp, mở mới các tuyến đường giao thông kết nối “tứ giác” kinh tế (Khu kinh tế Nghi Sơn; thành phố Thanh Hóa - Sầm Sơn; Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng; Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thạch Thành); kết nối giữa các trục giao thông chính (Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 217, Quốc lộ 45 và Quốc lộ 47) Và các quốc lộ với các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, cửa khẩu, các đô thị, cảng biển, cảng hàng không và liên kết với hệ thống giao thông của quốc gia và khu vực.

- Giai đoạn 2016 - 2020 tập trung hoàn thành đầu tư, nâng cấp, mở rộng các Quốc lộ 45, 47, 217 (km25 - km104), 47B, 10, 15 (km 53 - km109); triển khai xây dựng đường bộ ven biển, trong đó tập trung hoàn thành đoạn từ Sầm Sơn đến Quảng Xương; hoàn thành đầu tư các tuyến đường tỉnh trọng điểm, sửa chữa, thay thế các cầu yếu trên các tuyến đường tỉnh, hệ thống cầu treo trên địa bàn các huyện miền núi; đẩy mạnh phát trin giao thông nông thôn; đầu tư nâng cấp cảng hàng không Thọ Xuân trở thành cảng hàng không quốc tế, dự bị cho Cảng hàng không Nội Bài; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và thu hút đầu tư xây dựng các bến cảng tổng hp, cảng chuyên dùng để sớm hoàn chnh cụm cảng nước sâu Nghi Sơn theo quy hoạch; từng bước đầu tư nâng cấp, mở rộng cảng Lễ Môn; cải tạo, nâng cấp và phát triển các tuyến vận tải thủy, hệ thống bến thủy nội địa.

1.2. Định hướng hình thức đầu tư, nguồn vốn và huy động vốn:

- Về đường cao tốc, các quốc lộ, cảng hàng không: các ngành chức năng của tỉnh tăng cường đầu mi, phi hp với Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ, ngành có liên quan để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án đang triển khai; đng thời đề xuất đưa các dự án đầu tư mới vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 của Bộ Giao thông - Vận tải. Đối với một số dự án có khả năng thu phí để thu hồi vn như: Dự án nâng cấp quốc lộ 47 (đoạn thành phố Thanh Hóa - Xuân Thắng, Thọ Xuân), Dự án nâng cấp quốc lộ 45 (đoạn thành, phố Thanh Hóa - Thạch Thành), Dự án đường bcao tốc Bắc Nam đoạn qua Thanh Hóa,... phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các nhà đầu tư để triển khai thực hiện theo hình thức đối tác công tư.

- Về các dự án đường tỉnh, dự án giao thông quan trọng, kết nối các vùng trong tỉnh, các bến cảng, bến thủy nội địa: Bố trí vốn ngân sách tỉnh, vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, vốn vượt thu ngân sách, vốn vay kho bạc, vận động vốn ODA... để đầu tư nâng cấp, mở rộng. Đối với một số dự án như: Đường nối Quốc lộ 217 - Quốc lộ 45 - Quốc lộ 47, Đường vành đai Đông - Tây thành phố Thanh Hóa (đoạn từ thị trấn Rừng Thông đến Quốc lộ 1A), các cầu lớn: Cẩm Vân, Hong Khánh, Đò Đại... vận động, kêu gọi nhà đầu tư thực hiện theo hình thức đối tác công tư với loại hình hợp đồng phù hợp (BT, BOT). Đối với Cảng Nghi Sơn, cảng Lễ Môn, các bến thủy nội địa, tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mc về giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư, tăng cường vận động, thu hút các nhà đầu tư có năng lực vào đầu tư xây dựng, kinh doanh bến cảng, kho bãi và các dịch vụ logistics sau cảng.

- Về đường giao thông nông thôn, dự án giao thông cấp huyện quản lý: các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch huy động tối đa các nguồn thu của địa phương, vốn của các thành phần kinh tế, đóng góp của nhân dân kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ thực hiện cơ chế khuyến khích phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2016 - 2020, vốn hỗ trợ của Trung ương thực hiện chương trình 30a, các xã 135, xã bãi ngang ven biển,... để từng bước đầu tư cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống đường giao thông theo quy hoạch trên địa bàn. Tỉnh xem xét hỗ trợ đầu tư từ ngân sách tnh một số tuyến đường liên huyện, đường liên xã ở khu vực miền núi có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển KT - XH của vùng và khu vực.

2. Phát triển hạ tầng thủy lợi, các công trình ứng phó biến đổi khí hậu

2.1. Các công trình ưu tiên đầu tư:

Tập trung đầu tư hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã và các công trình kết nối; triển khai thực hiện các dự án: hệ thống thủy lợi Sông Lèn, Tiêu úng vùng III Nông Cống, trạm bơm tưới Hoằng Khánh,...; đầu tư cải tạo, nâng Cấp các hồ, đập nhỏ ở khu vực miền núi; nạo vét các trục tiêu Sông Lý, Sông Hoàng, Sông Nhơm; hoàn thành các dự án nâng cấp, xử lý cấp bách một số đoạn sung yếu của đê sông Mã, sông Chu, sông Bưởi, sông Lèn; đầu tư xây dựng, nâng cấp và cứng hóa một số tuyên đê biển, kè biển đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu.

2.2. Định hướng hình thức đầu tư, nguồn vốn và huy động vốn:

a) Về cấp nước tưới:

- Các ngành chức năng của tỉnh chủ động đầu mối, làm việc với Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ, ngành có liên quan, các nhà tài trợ vốn ODA để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã; vận động, xúc tiến đầu tư, sớm trin khai xây dựng các dự án: Hệ thống thủy lợi sông Lèn; nâng cấp kênh Bái Thượng; nâng cấp, sửa chữa đảm bảo an toàn một số cụm hồ đập trên địa bàn tỉnh; Trạm bơm tưới Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa.

- Vốn ngân sách tnh ưu tiên đầu tư, nâng cấp một số hồ đập, hệ thống tưới tập trung; UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động huy động các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp, xây dựng các công trình quy mô nhỏ trên địa bàn như: hồ chứa, đập dâng, trạm bơm tưới, kiên cố hệ thống kênh mương,... để tăng cường năng lực tưới chủ động. Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ một phần thông qua các chính sách về phát triển và bảo vệ đất lúa; xử lý an toàn hồ đập và đê địa phương.

b) Về tiêu úng và thoát lũ:

- Tập trung đấu mối, tranh thủ nguồn vốn ngân sách Trung ương, vận động vốn ODA để đầu tư các dự án: Tiêu úng vùng III huyện Nông Cống; Nạo vét hệ thống tiêu sông Lý; Hệ thống tiêu thủy sông Hoàng,...

- UBND các huyện, thị xã, thành phố, các công ty khai thác công trình thủy lợi và các đơn vị liên quan chủ động huy động các nguồn, vốn cùng với nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh để sửa chữa, nâng cấp các công trình quy mô nhỏ, nạo vét các trục tiêu Cổ Tế, Yên Phú, Đông Sơn - Cự Lý, Yên Dạ, Sóc Sơn 1, Sóc Sơn 2; trục tiêu thuộc các hệ thống tiêu Quảng Châu, sông Rào - sông Đơ để tăng cường khả năng tiêu, thoát lũ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

c) Về hệ thống đê điều, hạ tầng thủy sản, khu tránh trú bão cho tàu thuyền:

Đu mối, tranh thủ nguồn vốn ODA, vốn hỗ trợ của Trung ương kết hp với vốn ngân sách tỉnh để từng bước đầu tư hoàn thiện hệ thống đê điều, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão trên địa bàn tỉnh, gồm: Xử lý các trọng điểm xung yếu và hoàn thiện mặt cắt một số đoạn thuộc tuyến đê tả, hữu sông Chu (huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa); tu bổ, nâng cp, và xử lý các điểm trọng yếu đê hữu sông Cầu Chày; đầu tư xây dựng đê kè biển xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương; tu bổ nâng cấp đê tả hữu sông Bạng, huyện Tĩnh Gia; khu neo đậu tránh trú bão cửa sông Lý.

3. Hạ tầng cung cấp đin

3.1. Các công trình ưu tiên đầu tư:

Ưu tiên đầu tư, cải tạo, nâng cấp và chống quá tải hệ thống truyền tải điện đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, trong đó, ưu tiên bo đảm nguồn điện cho khu vực thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn, khu vực Nghi Sơn - nh Gia, đô thị Lam Sơn - Sao Vàng và các khu công nghiệp, các nhà máy, cơ sở sản xuất quy mô lớn trên địa bàn tỉnh; hoàn thành việc cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện lưới; triển khai các dự án sản xuất diện đã được chấp thuận đầu tư, dự án đã được xác định trong quy hoạch phát triển điện lực. Từng bước tận dụng lưới điện thông minh, công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng lưới điện phân phối, giảm tổn thất điện năng.

3.2. Định hướng hình thức đầu tư, nguồn vốn và huy động vốn:

- Đối với các dự án đầu tư, nâng cấp, chống quá tải hệ thống truyền tải điện trên địa bàn tỉnh, các ngành chức năng của tỉnh đầu mối chặt chẽ với Điện lực Thanh Hóa, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) để đưa vào kế hoạch đầu tư của ngành Điện. Ưu tiên sử dụng nguồn vốn đầu tư công để đầu tư các dự án đưa điện đến trung tâm các thôn bản có lưới điện quốc gia ở miền núi.

- Đối với các dự án sản xuất điện: Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục, đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư để khởi công xây dựng các dự án: nhiệt điện Nghi Sơn II, nhiệt điện Công Thanh. Chủ động xúc tiến đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời nối lưới tại các huyện miền núi.

- Đối với hệ thống lưới điện hạ áp, các tuyến đường dây cấp điện đến hộ gia đình, thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn của doanh nghiệp và huy động sự tham gia đóng góp của nhân dân.

4. Hạ tầng đô thị

4.1. Các công trình ưu tiên đầu tư:

Khẩn trương hoàn chỉnh, báo cáo và trình duyệt theo quy định các chương trình, đề án, quy hoạch phát triển đô thị trên địa bàn tnh làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng đô th. Ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng đô thị tại các thành phố, thị xã và đô thị Tĩnh Gia, Ngọc Lặc, Lam Sơn - Sao Vàng, trước hết là đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng các trục giao thông chính, các tuyến đường vành đai đô thị, các công trình công cộng làm điểm nhấn đô thị, các công trình cấp thoát nước, xử lý nước thải, rác thải, bảo vệ môi trường.

4.2. Định hướng hình thức đầu tư, nguồn vốn và huy động vốn:

- Các ngành có liên quan của tỉnh, phối hợp với các Bộ, ngành trung ương xúc tiến hoàn tất các thủ tục để sớm được chấp thuận và tổ chức triển khai các dự án phát triển hạ tầng đô thị sử dụng vốn ODA, gồm: Dự án thành phố Thanh Hóa đô thị xanh và bền vững; cấp nước chuỗi liên kết vùng và thành phố Thanh Hóa; Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị Ngọc Lặc (AFD); Hệ thống xử lý nước thải Khu kinh tế Nghi Sơn (AFD); Tiểu dự án Phát triển đô thị động lực Tĩnh Gia (WB); Dự án thu gom và xử lý nước thải thị xã Sầm Sơn (ADB).

- Vốn ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư các tuyến giao thông chính trong đô thị; góp vốn để thực hiện các dự án PPP đầu tư các công trình lớn mang tính điểm nhấn như quảng trường lớn, các công trình văn hóa, thể thao cấp đô thị.

- Đối với các công trình cấp thoát nước, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải, nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, các khu vui chơi, giải trí, luyện tập thể dục thể thao, bến bãi đỗ xe,...: vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức đầu tư PPP, đầu trực tiếp của doanh nghiệp, tham gia đóng góp của người dân để đầu tư các công trình hạ tầng đô thị.

5. Hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp

5.1. Các công trình ưu tiên đầu tư:

Ưu tiên đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh các công trình hạ tầng thiết yếu trong Khu kinh tế Nghi Sơn, gồm: hệ thống giao thông, cảng biển, cấp điện, cấp nước, xử lý môi trường; hoàn thiện hạ tầng các Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng, Bỉm Sơn, Đình Hương - Tây Bắc Ga, Hoàng Long. Tng bước đầu tư kết cấu hạ tầng các Khu công nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn, Khu công nghiệp Ngọc Lặc, Khu công nghiệp Bãi Trành, Khu công nghiệp Thạch Quảng và các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp khác trên địa bàn các huyện.

5.2. Định hướng hình thức đầu tư, nguồn vốn và huy động vốn:

- Về các công trình hạ tầng giao thông trục chính, nạo vét luồng tàu chung, hệ thống xử lý rác thải, nước thải tập trung trong Khu kinh tế Nghi Sơn; hạ tầng thiết yếu đến các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc): Đầu mối chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương, vốn của các doanh nghiệp kinh doanh điện, nước, thông tin liên lạc để tranh thủ tối đa nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ, vốn ODA, vốn doanh nghiệp và bố trí một phần vốn ngân sách để đầu tư.

- Về các công trình cảng tổng hợp, bến Container, bến chuyên dùng thuộc cụm cảng Nghi Sơn; công trình cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc trong Khu kinh tế Nghi Sơn; hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp: tập trung rà soát, hoàn chỉnh các quy hoạch, cơ chế, chính sách để thu hút các nhà đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc PPP. Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư một số hạng mục như: san lấp, giải phóng mặt bằng, công trình xử lý nước thải trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc hỗ trợ vốn để khuyến khích đầu tư và kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại miền núi.

6. Hạ tầng thương mi

6.1. Các công trình ưu tiên đầu tư:

Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống hạ tng thương mại (hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống kho, bến bãi, chợ,...) đồng bộ tại các trung tâm sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ln như các thành phố, thị xã, trung tâm vùng, miền, trung tâm huyện, khu kinh tế, các cửa khẩu; xúc tiến thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo, nâng cấp cửa khẩu Khẹo lên cửa khẩu Quốc gia; tiến tới xây dựng Thanh Hóa trở thành trung tâm thương mại, đầu mối trung chuyển hàng hóa giữa khu vực Bắc bộ với Bắc Trung bộ, một phần khu vực Tây Bắc và Bắc Lào.

6.2. Định hướng hình thức đầu tư, nguồn vốn và huy động vốn:

Các công trình hạ tầng thương mại được đầu tư chủ yếu bằng vốn của các thành phần kinh tế; tỉnh có cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với các công trình cần khuyến khích đầu tư. Theo nguyên tắc trên, các cấp, các ngành thực hiện một số nội dung sau:

- Chủ động làm việc, kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp, tư nhân, các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia đầu tư hệ thống trung tâm thương mại, siêu thi hiện đại, hệ thống kho tàng, bến bãi, chợ đầu mối tại thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Khu kinh tế Nghi Sơn và trung tâm các huyện.

- Đầu mối với các Bộ, ngành Trung ương đề xuất phương án và kế hoạch thành lập KKT cửa khẩu Na Mèo; nâng cấp cửa khẩu Khẹo lên cửa khẩu Quốc gia tạo điều kiện phát triển thương mại tại các huyện miền núi của tnh.

- Tập trung thực hiện có hiệu quả chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; xây dựng các cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử phát triển nhằm phù hợp với tiến trình hội nhập và thực hiện các hiệp định thương mại quốc tế.

7. Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông

7.1. Các công trình, đề án ưu tiên đầu tư:

- Ưu tiên xây dựng, triển khai các đề án xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa; Đề án phát triển Khu công nghệ thông tin tập trung (phần mềm, nội dung s) tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh. Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông đáp ứng yêu cầu mật độ thuê bao điện thoại cố định, di động đạt 80 - 85 thuê bao/100 dân, mật độ thuê bao Internet băng thông rộng cố định đạt 5 - 6,5 thuê bao/100 dân, thuê bao Internet băng thông rộng di động đạt 17 - 18 thuê bao/100 dân; từng bước thực hiện số hóa hệ thống truyền dẫn phát sóng, truyền hình mặt đt, tạo điều kiện phát triển hệ thống truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp; nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, 4 trên diện rộng, tạo nền tảng phát triển Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

- Nghiên cứu, xây dựng phương án đến năm 2020 phủ sóng wifi miễn phí tại TP. Thanh Hóa, TX. Sầm Sơn và các địa điểm du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng khả năng cạnh tranh trong phát triển du lịch. Tăng cường đầu tư cho Đài phát thanh và truyền hình tỉnh; hệ thống đài phát thanh, truyền hình tại các huyện, thị xã, thành phố. Xây dựng phương án phát triển hạ tầng thông tin, truyền hình tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để mọi người dân được tiếp cận đy đủ thông tin, chủ trương, chính sách của Nhà nước, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào miền núi.

7.2. Định hướng hình thức đầu tư, nguồn vốn và huy động vốn:

- Bố trí vốn NSTW hỗ trợ, vốn ngân sách tỉnh đxây dựng và thực hiện Đề án Chính quyền điện tử, Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích; đầu tư xây dựng, nâng cấp các trạm phát thanh, truyền hình khu vực miền núi; các dự án nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công mức độ 3, 4 và xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa.

- Đối với việc đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông trên địa bàn tnh: xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông trên địa bàn tiếp tục nâng cấp hạ tầng, mổ rộng mạng lưới, theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xúc tiến đầu tư, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng, khu công nghệ thông tin tập trung (phần mềm, nội dung số) của tỉnh.

8. Hạ tầng giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ

8.1. Các công trình ưu tiên đầu tư:

- Đầu tư cơ sở vật chất xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia; đến năm 2020, 70% số trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó: mầm non đạt 65%, tiểu học 90%; THCS 44%; THPT 40%), 87% số phòng học được kiên cvà cơ bản đảm bảo đủ thiết bị dạy học cho các trường. Hoàn thành cơ sở vật chất của các trường: ĐH Hồng Đức, ĐH Văn hóa, thể thao và du lịch, Phân hiệu ĐH Y Hà Nội. Cơ bản đảm, bảo đủ ký túc xá sinh viên và nhà nội trú cho các trường phổ thông dân tộc nội trú. Nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị, đáp ứng yêu cu đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề.

- Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức khoa học công nghệ, các phòng thí nghiệm, thử nghiệm, các cơ quan hành chính nhà nước và nhu cầu nhân lực của các KCN, Khu nông nghiệp công nghệ cao. Trước mắt, tập trung ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng; từng bước xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao thị trấn Thống Nhất và vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao dọc tuyến đường Hồ Chí Minh; hoàn thiện cơ sở vật chất cho Trung tâm thông tin ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ, Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn và đo lường chất lượng; Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học Thanh Hóa. Xây dựng sàn giao dịch công nghệ tỉnh Thanh Hóa để hỗ trợ hoạt động đổi mới công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp.

8.2. Định hướng hình thức đầu tư, nguồn vốn và huy động vốn:

- Trên cơ sở rà soát, điều chỉnh quy mô, ngành nghề đào tạo có lợi thế và khả năng cân đối vốn, ưu tiên bố trí vốn ngân sách tỉnh, vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, vốn TPCP để đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo tại trường ĐH Hồng Đức, ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch (GĐ II), một số trường nghề để đáp ứng điều kiện đào tạo đạt chuẩn quốc gia và khu vực. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho trường THPT chuyên Lam Sơn, các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh; kiên cố hóa trường lớp học và nhà ở cho giáo viên tại khu vực miền núi, các xã đặc biệt khó khăn. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho Trường Chính trị tỉnh, xây dựng chuẩn các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Đầu tư cơ sở vật chất cho Trung tâm thông tin ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ, Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn và đo lường chất lượng; Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học Thanh Hóa; sàn giao dịch công nghtỉnh Thanh Hóa.

- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh cơ chế, chính sách để đẩy mnh xã hội hóa lĩnh vực giáo dục đào tạo; kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng các Trường học tiêu chuẩn quốc tế, Trường dạy nghề chất lượng cao tại các Đô thị của tỉnh và Khu Kinh tế Nghi Sơn; thu hút mạnh đầu tư vào các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư phát triển hạ tầng khoa học công nghệ trực tiếp sản xuất, khuyến khích đổi mới công nghệ và sử dụng công nghệ hiện đại.

9. Hạ tầng y tế

9.1. Các công trình ưu tiên đầu tư:

- Tập trung đầu tư khắc phục tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, gắn với việc hình thành mạng lưới khám chữa bệnh theo các tuyến kỹ thuật từ thấp đến cao bảo đảm tính liên tục về cấp độ chuyên môn; ưu tiên đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các bệnh viện tuyến tỉnh, gồm: Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Chn thương chỉnh hình; nâng cấp Bệnh viện đa khoa khu vực Tĩnh Gia - Nghi Sơn; Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp trang thiết bị, nâng cao chất lượng các bệnh viện tuyến huyện; cơ bản đầu tư hoàn chỉnh các trung tâm y tế huyện, các trạm y tế xã đã xuống cấp trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đạt mục tiêu 28,4 giường bệnh/vạn dân.

9.2. Định hướng hình thức đầu tư, nguồn vốn và huy động vốn:

- Ưu tiên sử dụng vốn ngân sách, vốn ODA cho đầu tư xây dựng một số bệnh viện đang có nhu cu bức xúc như: Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Phụ sản tnh,...; đầu tư hệ thống các trung tâm y tế, đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác y tế dự phòng; đầu tư các cơ sở khám chữa bệnh ở khu vực miền núi, các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

- Lựa chọn, tổ chức thực hiện thí điểm cổ phần hóa một số bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện; triển khai thực hiện tốt Nghị quyết, số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ về một scơ chế, chính sách phát triển y tế nhằm thúc đẩy hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các cơ sở khám, chữa bệnh công lập với các nhà đầu tư để xây dựng, thành lập mới cơ sở khám, chữa bệnh hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, nhất là theo mô hình đầu tư xây dựng “bệnh viện trong bệnh viện”.

- Rà soát, nắm tình hình để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các bệnh viện tư nhân; bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư các cơ sở khám chữa bệnh theo hình thức PPP và đẩy mnh xã hội hóa lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh.

10. Hạ tầng văn hóa, thể thao và du lịch

10.1. Các công trình ưu tiên đầu tư:

- Ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình thiết chế văn hóa lớn tại các thành phố, thị xã, các đô thị Nghi Sơn, Ngọc Lặc, Lam Sơn - Sao Vàng; các dự án bảo tồn phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa gắn với phát triển du lịch. Từng bước đầu tư, nâng cấp các trung tâm văn hóa huyện; xây dựng các thiết chế văn hóa cấp xã, thôn gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Kêu gọi nguồn lực đầu tư hạ tầng thể dục thể thao, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất Khu Liên hợp thể dục thể thao tỉnh; xây dựng Sân vận động tỉnh (mới); Trung tâm đào tạo vận động viên bóng đá trẻ; cải tạo, nâng cấp các trung tâm thể thao cấp huyện; phấn đấu đến năm 2020, 100% các huyện có sân vận động, nhà thi đấu đa năng và bể bơi; 100% xã, phường, thị trấn có sân bãi hoặc khu luyện tập thdục, thể thao.

- Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tng các khu, điểm du lịch theo hướng đồng bộ và có tính kết nối giữa các địa điểm du lịch, trong đó ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng các trọng điểm du lịch như: thị xã Sầm Sơn, khu vực Hải Hòa, Hải Tiến, Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Bến En, Nghi Sơn, đáp ứng mục tiêu đến năm 2020, thu hút được 9 triệu lượt khách/năm.

10.2. Định hướng hình thức đầu tư, nguồn vốn và huy động vốn:

a) Về hạ tầng du lịch:

- Bố trí vốn đầu tư công để thực hiện đầu tư nâng cấp các tuyến giao thông trục chính đến các khu du lịch trọng điểm và hoàn thành một số công trình hạ tầng thiết yếu tại các điểm du lịch như: hệ thống xử lý rác, nước thải; trung tâm thông tin du lịch,... tại các khu du lịch trọng điểm như: Sầm Sơn, Hải Hòa, Hải Tiến, Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Vườn quốc gia Bến En, Cửa Đạt, Nghi Sơn,...

- Đối với các dự án kinh doanh du lịch: tập trung giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tập đoàn, các doanh nghiệp, nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư vào các khu, điểm du lịch; đặc biệt là các dự án lớn như: Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn (GĐ II); Khu du lịch sinh thái Bến En; Khu du lịch tâm linh Am Tiêm; các dự án khu nghỉ dưỡng, khách sạn ven biển,…; đng thời, tập trung xúc tiến đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí, resort tại các khu, điểm du lịch của tỉnh theo chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020.

b) Về hạ tầng văn hóa:

- Nguồn vốn đầu tư công ưu tiên hỗ trợ đầu tư bảo tồn, phục hồi Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, các di tích quốc gia đặc biệt, di tích cách mạng cấp tỉnh; các công trình còn lại chủ yếu kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hóa. Trước mắt, tập trung hoàn thành các dự án quan trọng đang triển khai thực hiện, gồm: Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Bà Triệu; di tích quốc gia Phủ Trịnh; Lăng miếu Gia Miêu - Triệu Tường,...

- Đầu tư theo hình thức PPP kết hợp với nguồn vốn đầu tư công để xây dựng các công trình, dự án văn hóa tiêu biểu tại các đô thị lớn như: Quảng trường trung tâm văn hóa tỉnh, Bảo tàng tỉnh, các khu công viên, cây xanh phục vụ sinh hoạt của cộng đồng dân cư.

c) Về hạ tầng thể dục, thể thao:

- Xúc tiến, kêu gọi đầu tư xã hội hóa các công trình thể thao, trong đó tập trung vào các dự án: Khu Liên hợp thể dục thể thao tỉnh; Sân vận động tỉnh (mới); Cơ sở vật chất Trung tâm đào tạo vận động viên bóng đá trẻ,...

- UBND các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn chủ động xây dựng kế hoạch và phương án huy động các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư xây dựng các trung tâm văn hóa, ththao cấp huyện, xã.

11. Tổng mức đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 (bao gồm cả các dự án chuyển tiếp giai đoạn 2011 - 2015) khoảng 250.000 tỷ đồng, trong đó vốn thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 181.500 tỷ đồng, cụ thể là;

- Vốn đầu tư công do địa phương quản lý (bao gồm: vốn đầu tư trong cân đi NS tỉnh, vốn NSTW hỗ trợ theo các chương, trình mục tiêu, vn dự phòng, vượt thu ngân sách, vốn vay tín dụng, vốn sự nghiệp dành cho đầu tư, vốn vay ODA): 22.500 tỷ đng.

- Vốn đầu tư công do các bộ, ngành Trung ương đầu tư trên địa bàn: 22.000 tđồng.

- Vốn đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp; vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư - PPP (BOT, BTO, BT, BOO, BTL, BLT,...): 137.000 tỷ đồng.

(Chi tiết danh mục các chương trình dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 có phụ lục l kèm theo)

C. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường công tác tuyên truyền

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng bằng nhiều hình thức phù hợp về chủ trương phát trin nhanh và đồng bộ hệ thng kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh để nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân trong tỉnh về ý nghĩa, tầm quan trọng của hệ thống kết cấu hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; phổ biến, tuyên truyền về chủ trương, chính sách xã hội hóa đầu tư trên các lĩnh vực nhằm thay đổi tư duy, nhận thức, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước trong đầu tư kết cấu hạ tầng xã hội. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhm tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động, tạo sự đồng thuận trong xã hội đmọi người dân ủng hộ và chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

2. Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống các quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý quy hoạch

- Trên cơ sở Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng, đến năm 2030 và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của cả nước, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các quy hoch có liên quan đến định hướng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó cn chú ý đảm bảo tính khả thi, đồng bộ, hiện đại, thống nhất và gắn kết giữa các quy hoạch (Chi tiết có phụ lục 2 kèm theo).

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch; bảo đảm tính hiệu quả và khả thi của các quy hoạch. Thực hiện nghiêm việc công bố công khai quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất. Hạn chế tối đa việc điều chỉnh các quy hoạch. Coi trọng công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra thực hiện quy hoạch và xử lý nghiêm các vi phạm quy hoạch. Nghiên cứu, xem xét việc thuê các đơn vị tư vấn nước ngoài có uy tín, năng lực, kinh nghiệm để xây dựng quy hoạch phát triển các đô thị lớn của tỉnh như: thành phố Thanh Hóa, thị xã Sm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, đô thị Tĩnh Gia.

3. Rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống các cơ chế, chính sách; điều chỉnh, ban hành một sloại phí, lệ phí, giá dịch vụ công để thu hút vốn các thành phần kinh tế vào đầu tư kết cấu hạ tầng

- Tiếp tục rà soát, xây dựng một số cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng theo các hình thức PPP, đặc biệt là các lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn lớn như: Hạ tầng giao thông, đô thị, du lịch, khoa học công nghệ; hạ tng, các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; rà soát, bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa các lĩnh vực: y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, môi trường cho phù hợp với tình hình thực tế; trong đó, tập trung vào các chính sách như: hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào; hỗ trợ chi phí giải phóng, san lấp mặt bằng; bảo lãnh để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi lãi suất thấp hoặc hỗ trợ lãi suất vay thương mại nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư nâng cao khả năng thu hồi vn.

- Tập trung rà soát, điều chỉnh, ban hành mới một số loại phí, đơn giá sử dụng dịch vụ công như dịch vụ cung cấp nước sạch; xử lý nước thải, chất thải; dịch vụ trông giữ xe tại các bến xe; phí dịch vụ tại các bệnh viện... theo hướng tính đúng, tính đủ các chi phí và lợi nhuận hợp lý để tạo sự hấp dẫn, thu hút nguồn vốn của các thành phn kinh tế vào đầu tư các nhà máy cung cấp nước sạch; nhà máy xử lý rác thải, chất thải; bến xe; bệnh viện...

4. Cải thiện môi trường đầu tư; tăng cường xúc tiến, huy đng và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

- Tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đảm bảo các chỉ số phản ánh năng lực cạnh tranh như: PCI, PAPI (chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cp tỉnh), PEII (chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương), PAR INDEX (chỉ số cải cách hành chính) trong top 10 cả nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào tỉnh nói chung và đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói riêng.

- Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước để tranh thủ tối đa nguồn vốn NSTW, vốn TPCP, vốn của doanh nghiệp nhà nước cho đầu tư kết cấu hạ tầng trên địa bàn; đy mạnh thu hút đầu tư bằng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi cho đầu tư kết cấu hạ tầng.

- Đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư; tăng cường quảng bá, giới thiệu môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh. Coi trọng xúc tiến đầu tư, thu hút; các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn trong nước có uy tín, có năng lực tài chính vào đầu tư; đồng thời tìm hiểu các đối tác nước ngoài để mời gọi đầu tư kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện các giải pháp tăng thu ngân sách để tạo nguồn cho chi đầu tư phát triển. Phấn đấu hàng năm thu ngân sách vượt dự toán để bổ sung vốn cho đầu tư phát triển. Tăng cường công tác đấu giá đất tạo nguồn thu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các huyện, thị xã, thành phố.

- Đổi mới, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước theo hướng tập trung, có trọng điểm; vốn của Nhà nước được sử dụng như vốn “mồi” để thu hút vốn của các thành phần kinh tế khác; các công trình đầu tư từ vốn nhà nước phải đúng đối tượng đầu tư và đúng theo phân cấp nhiệm vụ chi giữa cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, đảm bảo hoàn thành dứt điểm công trình đúng thời gian quy định (dự án nhóm C không quá 3 năm, nhóm B không quá 5 năm).

5. Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai

- Xây dựng và thực hiện có hiệu quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm, đảm bảo phù hp với quy hoạch phát triển, định hướng đầu tư các công trình, dự án kết cu hạ tng. Kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ kéo dài, đầu tư kém hiệu quả gây lãng phí nguồn tài nguyên đất để giao cho nhà đầu tư có đủ điều kiện, năng lực thực hiện dự án.

- Tăng cường chỉ đạo, thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, chuẩn bị quỹ đất, mặt bằng sạch cho các dự án kêu gọi đầu tư, nhất là các dự án kêu gọi xã hội hóa, các dự án tại các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai xây dựng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cũng như nâng cao khả năng xúc tiến, thu hút đầu tư vào tnh.

6. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư kết cấu hạ tng

- Tăng cường công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp trong quá trình đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát chất lượng công trình và quản lý khai thác sử dụng sau đầu tư; thực hiện tốt việc duy tu bảo dưỡng, bảo trì công trình xây dựng để phát huy tính năng sử dụng, duy trì độ bền vững và đảm bảo kiến trúc cảnh quan môi trường.

- Rà soát, kiện toàn các Ban quản lý dự án để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; chú trọng tăng cường, bổ sung cán bộ có năng lực, kinh nghiệm trong điều hành, triển khai dự án đầu tư xây dựng; tăng cường trách nhiệm giám sát công trình của chủ đầu tư; xử lý nghiêm các chủ đầu tư quản lý yếu kém, lng lẻo dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo, nhanh xuống cấp sau khi đưa vào sử dụng.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, giám sát đánh giá đầu tư đầy đủ theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và các quy định có liên quan.

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp chỉ đạo khẩn trương xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ chi tiết của đơn vị mình, báo cáo UBND tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

2. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp huy động và bố trí kế hoạch vn hàng năm để đầu tư kết cấu hạ tầng theo kế hoạch. Đối với các dự án ngoài ngân sách, giao các sở, ban, ngành cấp tỉnh là cơ quan quản lý của từng lĩnh vực kết cấu hạ tầng, xây dựng danh mc dự án cụ thể của ngành mình để chủ động xúc tiến, huy động nguồn vốn ngoài ngân sách cho đầu tư kết cấu hạ tầng.

3. UBND tỉnh phân công các đồng chí Chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc Giám đốc các sở, trưởng các ban, ngành cấp tnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch này thuộc lĩnh vực phụ trách, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, trình tự, thủ tc theo quy định.

4. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên đôn đốc, kim tra các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc thực hiện Kế hoạch; định kỳ 3 tháng tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện, báo cáo UBND, Chtịch UBND tỉnh./.

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI ƯU TIÊN THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Số TT

Danh mục dự án

Địa điểm

Quy mô

Thời gian thực hiện

Tổng mức đầu tư

Vốn đã thực hiện đến hết 2015

Vốn thực hiện giai đoạn 2016 - 2020

Nguồn vốn, hình thức đầu tư

Chủ đầu tư / Nhà đầu tư

Đơn vị chủ trì đầu mối, kêu gọi đầu tư, đôn đốc thực hin

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

249.992

24.090

181.664

 

 

 

-

Vốn đầu công do tỉnh quản lý

 

 

 

41.543

11.909

22.445

 

 

 

-

Vốn đầu công do các bộ, ngành TW đầu trên địa bàn

 

 

 

26.357

1.923

22.037

 

 

 

-

Vốn đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp; vốn thực hiện theo các hình thức PPP (BOT, BTO, BT, BOO, BTL, BLT,...)

 

 

 

182.092

10.258

137.182

 

 

 

I

HẠ TNG GIAO THÔNG

 

 

 

52.499

9.139

41.100

 

 

 

A

Dự án sử dụng vốn đầu tư công do tỉnh quản lý

 

 

 

10.828

6.751

3.918

 

 

 

*

Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2011 - 2015

 

 

 

8.551

6.751

3.918

 

 

 

1

Mở rộng, nâng cấp đường Hồi Xuân - Tén Tằn

Huyện Quan Hóa và Mường Lát

113 km

2009 - 2016

1.371

971

400

TPCP

Sở Giao thông Vận tải

 

2

Đường nối các huyện Tây Thanh Hóa

Các huyện min núi tnh Thanh Hóa

190 km đường chính; 189 km đường ngang

2008 - 2016

3.598

3.248

350

TPCP

SGiao thông Vận tải

 

3

Đại lộ Nam sông Mã (GĐ I)

TP. Thanh Hóa, Huyện Quảng Xương, TX. Sầm Sơn

14,6 km

2009 - 2016

1.008

808

200

TPCP, NSĐP

Sở Giao thông Vận tải

 

5

Đường vành đai phía Tây thành phố Thanh Hóa (GĐ I - đoạn từ Km 6 - Km 14)

TP. Thanh Hóa

8,6 km

2014 - 2017

789

489

300

NSĐP

Sở Giao thông Vận tải

 

6

Đường giao thông từ ngã ba Voi đi thị xã Sầm Sơn (GĐ I)

TP. Thanh Hóa, Huyện Qung Xương, TX. Sầm Sơn

11,9 km

2010 - 2017

871

671

200

NSĐP

Sở Giao thông Vận ti

 

7

Đường giao thông từ QL47 đi đường Hồ Chí Minh.

Huyện Thọ Xuân

6 km

2013 - 2017

914

564

350

NSTW; NSĐP

Sở Giao thông Vận tải

 

*

Dự án khởi công mới giai đoạn 2016 - 2020

 

 

 

2.277

 

2.118

 

 

 

1

Đưng bộ ven biển tỉnh Thanh Hóa (đoạn TX. Sầm Sơn - Quảng Xương)

TX. Sầm Sơn, huyện Quảng Xương

17 km

2016 - 2020

1.480

 

1.480

TPCP, NSTW, NSĐP

Sở Giao thông Vận tải

 

2

Đường vành đai Đông - Tây, đoạn từ thị trấn Rừng Thông đến QL1A (GĐ I)

TP. Thanh Hóa, huyện Đông Sơn

4,9 km

2017 - 2021

797

 

638

NSĐP

Sở Giao thông Vận tải

 

B

Dự án sử dụng vốn đầu tư công do các bộ, ngành, cơ quan Trung ương quản lý

 

 

 

14.662

 

12.662

 

 

 

*

Dự án khởi công mới giai đoạn 2016 - 2020

 

 

 

14.662

 

12.662

 

 

 

1

Nâng cấp, mrộng Quốc lộ 10 từ Ninh Bình đến Ghép.

Các huyện: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng ; Hóa, Quảng Xương.

55 km

2017 - 2021

4.000

 

3.200

TPCP

Bộ Giao thông Vận tải

Sở Giao thông Vận tải

2

Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 217 đoạn Km59 - Km104

Cm Thủy, Bá Thước

45 km

2017 - 2020

1.600

 

1.600

ODA

Bộ Giao thông Vận tải

Sở Giao thông Vận tải

3

Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 47B

Thọ Xuân, Yên Định

24 km

2017 - 2020

485

 

485

NSTW

Bộ Giao thông Vận tải

Sở Giao thông Vận tải

5

Nâng cấp đường Nghi Sơn - Bãi Trành

Huyện Tĩnh Gia, Như Thanh, Như Xuân

54,5 km

2017 - 2021

2.500

 

2.100

TPCP

Bộ Giao thông Vận tải

SGiao thông Vận tải

6

Nâng cấp cảng hàng không Thọ Xuân lên cảng hàng không quốc tế

Huyện Thọ Xuân

 

2018 - 2022

2.000

 

1.200

NSTW

Bộ Giao thông Vận tải

Sở Giao thông Vận tải

7

Nạo vét luồng tàu ra vào Cảng Nghi Sơn

Huyện Tĩnh Gia

3,5 km

2017 - 2020

3.026

 

3.026

NSTW

Bộ Giao thông Vận tải

Sở Giao thông Vận tải

8

Nâng cấp Quốc lộ 15 đoạn qua tnh Hòa Bình và Thanh Hóa (tiểu dự án 3 từ Km 53 - Km 109)

Quan Hóa, Lang Chánh, Bá Thước

56 km

2016 - 2020

1.051

 

1.051

NSTW

Bộ Giao thông Vận tải

Sở Giao thông Vận tải

C

Dự án kêu gọi doanh nghiệp đầu tư; dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư - PPP (BOT, BTO, BT, BOO, BTL, BLT,...)

 

 

 

27.009

2.388

24.521

 

 

 

*

Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2011 - 2015

 

 

 

5.182

2.388

2.794

 

 

 

1

Đường từ cảng hàng không Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn (GĐ I)

Huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn, Như Thanh, Nông Cống, Tĩnh Gia

66 km

2014 - 2017

4.168

2.084

2.084

BT

Liên danh Tổng cty 319 - Cty CP xây dựng Cường Thịnh Thi - Cty CP xây dựng Miền Trung

Sở Giao thông Vận tải

2

Đường vành đai phía Tây thành phố Thanh Hóa (GĐ I - đoạn từ Km 0 - Km 6+00)

Tp. Thanh Hóa

6 km

2015 - 2017

1.014

304

710

BOT

Công ty CP BOT đường tránh Thanh Hóa

Sở Giao thông Vận tải

*

Dự án khởi công mới giai đoạn 2016 - 2020

 

 

 

21.827

 

21.727

 

 

 

1

Đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa, (đoạn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa)

Các huyện

86 km

2017 - 2020

14.200

 

14.200

BOT

Đang thu hút đầu tư

Sở Giao thông Vận tải

2

Đường giao thông kết nối từ đường Cảng hàng không Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn đến Khu du lịch Bến En

Như Thanh, Nông Cống

33 km

2017 - 2020

450

 

450

PPP

- nt -

Sở Giao thông Vận tải

3

Đường giao thông nối từ đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa đến Khu du lịch bến En

Như Thanh, Nông Cống

18 km

2017 - 2020

300

 

300

PPP

- nt -

Sở Giao thông Vận tải

4

Đường giao thông nối Khu du lịch tâm linh Am Tiên đến Khu du lịch bến En

Như Thanh, Triệu Sơn

25 km

2017 - 2020

400

 

400

PPP

- nt -

Sở Giao thông Vận tải

5

Nâng cp, mở rộng Quc lộ 45 đoạn Km126+400 - Km74+150

TP. Thanh Hóa, Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc

48 km

2016 - 2018

1.627

 

1.627

BOT

- nt -

Sở Giao thông Vận tải

6

Nâng cấp, mở rộng Quc lộ 47 đoạn Km20+600 - Km51

TP. Thanh Hóa, Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân

31 km

2016 - 2018

1.952

 

1.952

BOT

- nt -

Sở Giao thông Vận tải

7

Đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng Quảng Châu

Huyện Quảng Xương

2 bến dài 200m, phục vụ tàu 1.000 DWT; công suất 1 triệu tn/năm

2017 - 2020

500

 

400

PPP

- nt -

Sở Giao thông Vận tải

8

Cầu Hoằng Khánh

Hong Hóa, Thiệu Hóa

500 m câu và 14 km đường cấp III

2017 - 2020

480

 

480

PPP

- nt -

Sở Giao thông Vận tải

9

Cầu Cẩm Vân

Cm Thủy

500 m cầu và 2,4 km đường cấp IV

2017 - 2020

250

 

250

PPP

- nt -

Sở Giao thông Vận tải

10

Cầu Đò Đại

Sầm Sơn, Quảng Xương

1km cầu và 2,5 km đường cấp III

2017 - 2020

1.500

 

1.500

PPP

- nt -

Sở Giao thông Vận tải

11

Xây dựng các bến xe các huyện miền núi và thành phố Thanh Hóa

Các huyện miền núi

TP, Thanh Hóa và các huyện miền núi

2016 - 2020

168

 

168

DN

- nt -

Sở Giao thông Vận tải

II

HẠ TẦNG THỦY LỢI, THỦY SẢN, CÁC CÔNG TRÌNH ỨNG PHÓ VỚI BIN ĐI KHÍ HU

 

 

 

15.308

3.069

11.441

 

 

 

A

Dự án sử dụng vốn đầu tư công do tỉnh quản lý

 

 

 

5.151

1.147

3.604

 

 

 

*

Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2011 - 2015

 

 

 

2.151

1.147

1.004

 

 

 

1

Đê, kè biển xã Hải Châu, Hải Ninh huyện Tĩnh Gia

Huyện Tĩnh Gia

5 km

2011 - 2016

415

280

135

NSTW hỗ trợ

Chi cục đê điều và PCLB

 

2

Tu bổ, nâng cấp cải tạo công trình thủy lợi: Bắc - Long - Giang, huyện Hà Trung

Huyện Hà Trung

Tưới 1.520 ha; tiêu 2.742 ha

2011 - 2016

416

266

150

TPCP

UBND huyện Hà Trung

 

3

Nạo vét sông Lạch Trường đoạn từ cầu Tào đến cửa Lạch Sung

Huyện Hậu Lộc

24,5 km

2012 - 2017

766

510

256

TPCP

Sở Giao thông Vận tải

 

4

Đê kè biển xã Qung Thái

Huyện Quảng Xương

3,4 km

2014 - 2019

245

25

220

NSTW hỗ trợ

Chi cục đê điều và PCLB

 

5

Tu bổ, nâng cấp tuyến đê sông Mã, đoạn K28 (xã Hong Khánh) - K44+350 (chân cầu Hàm Rồng huyện Hoằng Hóa

Huyện Hoằng Hóa

16 km

2013 - 2017

309

66

243

NSTW hỗ trợ

UBND huyện Hoằng Hóa

 

*

Dự án khởi công mới giai đoạn 2016 - 2020

 

 

 

3.000

 

2.600

 

 

 

1

Xử lý các trọng điểm xung yếu và hoàn thiện mặt cắt tuyến đê tả, hữu sông Chu.

Huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa

63 km

2017 - 2021

2.500

 

2.100

NSTW hỗ trợ

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

2

Kè chống sạt lở bờ biển khu vực xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương.

Huyện Qung Xương

4,2 km

2017 - 2020

250

 

250

NSTW hỗ trợ

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

3

Tu bổ, nâng cấp tuyến đê tả, hữu sông Bạng, huyện Tĩnh Gia.

Huyện Tĩnh Gia

23 km

2017 - 2020.

250

 

250

NSTW hỗ trợ

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

B

Dự án sử dụng vốn đầu công do các bộ, ngành, cơ quan Trung ương quản lý

 

 

 

10.157

1.923

7.837

 

 

 

*

Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2011 - 2015

 

 

 

5.622

1.923

3.699

 

 

 

1

Phát triển Hệ thng tưới Bắc sông Chu - Nam sông Mã.

Huyện Thường Xuân, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Yên Định, Thọ Xuân, Thiệu Hóa

Tưới 28.326 ha

2012 - 2017

2.988

651

2.337

ADB, NSNN

Bộ Nông nghiệp và PTNT

SNông nghiệp và PTNT

2

Phần kênh chính thuộc Hợp phần hệ thống kênh Bc Sông Chu - Nam Sông Mã.

Thường Xuân, Ngọc Lặc

Tưới 31.846 ha

2012 - 2017

1.904

1.135

769

TPCP

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Sở Nông nghiệp và PTNT

3

Nâng cấp kênh trm bơm Nam sông Mã.

Huyện Yên Định và huyện Thiệu Hóa

Tưới 11.525 ha đất canh tác và 450 ha đất nuôi trồng thủy sản

2014 - 2017

730

136

594

NSTW

Bộ Nông nghiệp và PTNT

SNông nghiệp và PTNT

*

Dán khởi công mới giai đoạn 2016 - 2020

 

 

 

4.535

 

4.138

 

 

 

1

Sửa chữa và nâng cao an toàn hồ đập (WB8)

Các huyện

Tưới cho 2.340 ha

2016 - 2022

487

 

390

ODA

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Sở Nông nghiệp và PTNT

2

Tiêu úng tiu vùng III huyện Nông Cống

Huyện Nông Cống

9.338 ha

2017 - 2021

540

 

450

NSTW

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Sở Nông nghiệp và PTNT

3

Hệ thống thủy lợi sông Lèn

Huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hà Trung

 

2016 - 2021

1600

 

1.600

ODA

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Sở Nông nghiệp và PTNT

4

Trạm bơm tưi Hoằng Khánh, Hoằng Hóa

Huyện Hoằng Hóa

Tưới 15.748 ha

2017 - 2020

358

 

358

ODA

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Sở Nông nghiệp và PTNT

5

Nạo vét hệ thống tiêu sông Lý

Huyện Quảng Xương, Đông Sơn

Tiêu úng cho 13.887 ha

2017 - 2020

540

 

540

ODA, NSTW

Bộ Nông nghiệp và - PTNT

Sở Nông nghiệp và PTNT

6

Hệ thng tiêu thủy sông Hoàng

Huyện Thọ Xuân, Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Nông Cống, Qung Xương

Tiêu úng cho 19.831 ha

2017 - 2022

1.010

 

800

ODA, NSTW

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Sở Nông nghiệp và PTNT

III

HẠ TẦNG CUNG CP ĐIỆN

 

 

 

81.821

6.166

57.684

 

 

 

A

Dự án sử dụng vốn đầu công do tỉnh quản lý

 

 

 

711

196

515

 

 

 

*

Dự án chuyn tiếp từ giai đoạn 2011 - 2015

 

 

 

711

196

515

 

 

 

1

Cấp điện nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2020.

Các huyện min núi tnh Thanh Hóa

131 thôn, bản

2015 - 2019

711

196

515

NSTW hỗ trợ

Sở Công thương

 

B

Dự án kêu gọi doanh nghiệp đầu ; dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư - PPP (BOT, BTO, BT, BOO, BTL, BLT)

 

 

 

81.110

5.970

57.169

 

 

 

*

Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2011 - 2015

 

 

 

12.540

5.370

7.170

 

 

 

1

Nhà máy thủy điện Bá Thước 1

Huyện Bá Thước

60MW

2014 - 2016

1.440

720

720

DN

Công ty CP thủy điện Hoàng Anh

Sở Công thương

2

Nhà máy thủy điện Trung Sơn

Huyện Quan Hóa

260 MW

2012 - 2016

8.600

4.200

4.400

ODA

Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN)

Sở Công thương

3

Nhà máy thủy điện Hồi Xuân

Huyện Quan Hóa

102 MW

2013 - 2018

2.500

450

2.050

DN

Công ty CP đầu tư XD điện Hồi Xuân

Sở Công thương

*

Dự án khởi công mới giai đoạn 2016 - 2020

 

 

 

68.570

600

49.999

 

 

 

1

Nhiệt điện Nghi Sơn II

KKT Nghi Sơn

1.200 MW

2017 - 2021

48.000

 

35.600

BOT

Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN)

Ban qun lý KKT Nghi Sơn và các KCN

2

Nhiệt điện Công Thanh

KKT Nghi Sơn

600 MW

2017 - 2021

19.310

600

13.517

DN

Công ty CP nhiệt điện Công Thanh

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

4

Nhà máy điện năng lượng mặt trời nối lưới

Các huyện miền núi

30 MV

2016 - 2021

1.260

 

882

DN

Đang thu hút đầu tư

Sở Công thương

IV

HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

 

 

 

15.883

2.102

8.075

 

 

 

A

Dán sử dụng vốn đầu tư công do tỉnh quản lý

 

 

 

14.528

2.102

6.919

 

 

 

*

Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2011 - 2015

 

 

 

2.453

2.102

351

 

 

 

1

Dự án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội thành phố Thanh Hóa

Thành phố Thanh Hóa

22 km đường; 65 km đường ống cấp, thoát nước

2009 - 2016

2.453

2.102

351

ODA

Ban CSEDP

 

*

Dự án khởi công mới giai đoạn 2016 - 2020

 

 

 

12.075

 

6.568

 

 

 

1

Cấp nước chuỗi liên kết vùng và thành phố Thanh Hóa

Các huyện, thị xã, thành phố

300.000 m3/ ngày đêm

2017 - 2022

2.100

 

1.260

ODA

 

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Công ty TNHH MTV cấp nước Thanh Hóa

2

Xây dựng cơ sở hạ tng đô thị Ngọc Lặc (AFD)

Huyện Ngọc Lặc

Nâng cấp cơ sở hạ tầng; cải thiện vệ sinh môi trường; cung cấp dịch vụ.

2017 - 2022

861

 

517

ODA

 

Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND huyện Ngọc Lặc

3

Thu gom xử lý nước thải thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa (ADB)

Thị xã Sầm Sơn và một số xã thuộc huyện Qung Xương

30.000 m3/ngày đêm

2017 - 2022

399

 

239

ODA

 

Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND thị xã Sầm Sơn

4

Hệ thống xnước thải KKT Nghi Sơn (AFD)

KKT Nghi Sơn

69.500 m3/ngày đêm

2017 - 2022

2.553

 

1.532

ODA

 

Sở Kế hoạch và Đầu tư

5

Tiểu Dự án Phát triển đô thị động lực Tĩnh Gia (WB)

Huyện Tĩnh Gia

Nâng cấp hạ tng kỹ thuật và cải thiện dịch vụ; tư vấn hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực

2017 - 2022

1.700

 

1.020

ODA

 

Sở Kế hoạch và Đầu tư

6

Dự án thành phố Thanh Hóa đô thị xanh và bền vững

TP. Thanh Hóa

Đầu tư một số hạ tầng đô thị; công viên, cây xanh

2017 - 2021

4.462

 

2.000

ODA

 

Sở Kế hoạch và Đầu tư

B

Dự án kêu gọi doanh nghiệp đầu ; dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư - PPP (BOT, BTO, BT, BOO, BTL, BLT)

 

 

 

1.356

 

1.156

 

 

 

*

Dự án khởi công mới giai đoạn 2016 - 2020

 

 

 

1356

 

1.156

 

 

 

1

Quảng trường biển Sầm Sơn

TX. Sầm Sơn

15 ha

2018 - 2023

300

 

2Q0

PPP

 

Sở Xây dựng

2

Quảng trường trung tâm tỉnh

TP. Thanh Hóa

15 ha

2018 - 2022

400

 

300

PPP

 

Sở Xây dựng

3

Dự án khu trung tâm hành chính mới thành phThanh Hóa

TP. Thanh Hóa

4,2 ha

2017 - 2018

656

 

656

BT

 

UBND TP. Thanh Hóa

4

Dự án s1 Khu đô thị trung tâm TP. Thanh Hóa (Vingroup).

TP. Thanh Hóa

150 ha

2017 - 2021

 

 

 

DN

Đang thu hút đầu tư

UBND TP. Thanh Hóa

5

Khu đô thị Đông Nam TP. Thanh Hóa (SunGroup).

TP. Thanh Hóa

1.500 ha

2017 - 2025

 

 

 

DN

Đang thu hút đầu tư

UBND TP.Thanh Hóa

V

HẠ TẦNG KHU KINH TẾ, CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP

 

 

 

53.967

3.029

38.747

 

 

 

A

Dự án sử dụng vốn đầu công do tỉnh quản lý

 

 

 

5.472

1.129

3.602

 

 

 

*

Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2011 - 2015

 

 

 

2.102

1.129

973

 

 

 

1

Đường Bc Nam 2 - KKT Nghi Sơn (đoạn từ nút giao với đường Đông Tây 1 đến nút giao với đường QL1A) - GĐ1

KKT Nghi Sơn

6,8 km

2010 - 2016

575

460

115

NSTW

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

 

2

Đường Bắc Nam 2 đoạn từ QL1A xã Xuân Lâm đến đường Đông Tây 1 (GĐ1)

KKT Nghi Sơn

2,3 km

2013 - 2016

606

484

121

NSTW

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

 

3

Các tuyến giao thông trục chính phía Tây KKT Nghi Sơn.

KKT Nghi Sơn

6,5 km

2015 - 2018

921

184

737

NSTW

Ban qun lý KKT Nghi Sơn và các KCN

 

*

Dự án khởi công mới giai đoạn 2016 - 2020

 

 

 

3.370

 

2.629

 

 

 

1

Nâng cấp, mở rộng đường Đông Tây 1 kéo dài - KKT Nghi Sơn.

KKT Nghi Sơn

21 km

2016 - 2020

400

 

400

NSTW

Ban qun lý KKT Nghi Sơn và các KCN

 

2

Tuyến đường từ QL1A đi cảng Nghi Sơn, KKT Nghi Sơn (đoạn từ QL1A đến đường Đông Tây 4 đi cng Nghi Sơn)

KKT Nghi Sơn

7,6 km

2016 - 2020

1.500

 

1.200

NSTW, NSĐP

Ban qun lý KKT Nghi Sơn và các KCN

 

3

Đầu tư các tuyến giao thông trục chính Khu đô thị trung tâm - Khu kinh tế Nghi Sơn.

KKT Nghi Sơn

8,9 km

2017 - 2021

730

 

511

NSTW

Ban quản KKT Nghi Sơn và các KCN

 

4

Đầu tư các tuyến đường giao thông trục chính kết nối các Khu công nghiệp phía Tây KKT Nghi Sơn

 

9,7km

2017 - 2021

740

 

518

NSTW

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

 

B

Dự án sử dụng vốn đầu tư công do các bộ, ngành, cơ quan Trung ương quản lý

 

 

 

1.500

 

1.500

 

 

 

1

Dự án nạo vét luồng tàu (đoạn từ bến tổng hợp s4 đến bến tng hợp số 6) KKT Nghi Sơn

Khu kinh tế Nghi Sơn

500 m

2017 - 2020

1.500

 

1.500

NSTW

Cục Hàng hải (Bộ GTVT)

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

C

Dự án kêu gọi doanh nghiệp đầu tư; dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư - PPP (BOT, BTO, BT, BOO, BTL, BLT)

 

 

 

46.995

1.900

33.645

 

 

 

*

Dự án chuyn tiếp từ giai đoạn 2011 - 2015

 

 

 

10.980

1.900

9.080

 

 

 

1

Hạ tầng khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng

Huyện Thọ Xuân

550 ha

2015 - 2020

1.500

200

1.300

PPP, NSTW, NSĐP

Đang kêu gọi đầu tư

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

2

Hạ tầng khu công nghiệp FLC Hoàng Long

TP. Thanh Hóa

286 ha

2015 - 2019

2.300

200

2.100

DN

Cty CP tập đoàn FLC

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

3

Hạ tầng KCN Đình Hương - Tây bắc Ga (mở rộng).

TP. Thanh Hóa

180 ha

2015 - 2020

1.150

150

1.000

PPP, DN

Công ty CP kiến trúc Phục Hưng

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

4

Hạ tng KCN Bm Sơn

TX. Bỉm Sơn

566 ha

2010 - 2020

1.450

350

1.100

DN

Công ty CP kiến trúc Phục Hưng, Công ty CP Đầu tư PT VID Thanh Hóa, Công ty CP Đầu tư và XD HUD4

Ban quản lý KKT Nghi n và các KCN

5

Khu cng tổng hợp quốc tế gang thép Nghi Sơn - KKT Nghi Sơn

Khu Kinh tế Nghi Sơn

Đầu tư xây dựng 06 bến tổng hợp

2015 - 2018

4.580

1.000

3.580

DN

Công ty CP gang thép Nghi Sơn

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

*

Dự án khởi công mi giai đoạn 2016 - 2020

 

 

 

36.015

 

24.565

 

 

 

1

Hệ thống cấp nước Khu Kinh tế Nghi Sơn

khu Kinh tế Nghi Sơn

90.000 m3/ngày đêm

2016 - 2020

1.012

 

1.012

DN

Công ty CP Anh Phát

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

2

Khu liên hợp gang thép Nghi Sơn

KKT Nghi Sơn

7 triệu tn/năm

2016 - 2020

2.551

 

2.551

DN

Công ty CP gang thép Nghi Sơn

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

3

Bến cảng chuyên dùng của NM xi măng Công Thanh, NM nhiệt điện Công Thanh

Khu kinh tế Nghi Sơn

900 m

2017 - 2021

2.500

 

2.000

PN

Công ty CP Tập đoàn Công Thanh

Ban qun lý KKT Nghi Sơn và các KCN

4

Bến cng chuyên dùng của NM nhiệt điện Nghi Sơn 2

Khu Kinh tế Nghi Sơn

500 m

2017 - 2021

2.000

 

1.600

DN

Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN)

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

5

Khu đô thị trung tâm KKT Nghi Sơn

KKT Nghi Sơn

1.613 ha

2017 - 2022

8.000

 

7.000

DN

Đang thu hút đầu tư

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

6

Hạ tng KCN s 4,5,6 - KKT Nghi Sơn

KKT Nghi Sơn

 

2016 - 2021

6.000

 

3.000

PPP, DN

Đang thu hút đầu tư

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

7

Khu công nghiệp sản xuất Hóa chất - KKT Nghi Sơn

KKT Nghi Sơn

200 ha

2017 - 2022

3.800

 

2.000

PPP, DN

Đang thu hút đầu tư

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

8

NM nưc sạch Nghi Sơn (GĐ 2)

KKT Nghi Sơn

60.000m3/ngđ

2016 - 2020

500

 

500

DN

Công ty Bình Minh và Công ty Anh Phát

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

9

NM xử lý rác thải Nghi Sơn (GĐ 2).

KKT Nghi Sơn

250 tấn rác thải sinh hoạt ngày và 45.000 tn rác thải nguy hại, công nghiệp/năm

2017 - 2020

150

 

150

DN

Công ty Môi trường Nghi Sơn

Ban qun lý KKT Nghi Sơn và các KCN

10

Hệ thng thu gom và xử lý nước thải tập trung tại các KCN

KCN Hoàng Long, Lam Sơn - Sao Vàng, Bỉm Sơn

Tng công sut 15.000 m3/ngày

2016 - 2020

360

 

360

DN, PPP

Đang thu hút đầu tư

Ban qun lý KKT Nghi Sơn và các KCN

11

Hệ thng thu gom và xử lý nước thải tập trung tại các CCN

Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Tng công sut 4.800 m3/ngày

2016 - 2020

192

 

192

DN, PPP

Đang thu hút đầu tư

Sở Công thương

12

Hạ tầng KCN Ngọc Lặc

Huyện Ngọc Lặc

150 ha

2018 - 2023

1.600

 

300

PN, PPP

Đang thu hút đầu tư

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

13

Hạ tầng KCN Thạch Qung

Huyện Thạch Thành

100 ha

2018 - 2023

1.100

 

200

DN, PPP

Đang thu hút đầu tư

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

14

Hạ tầng KCN Bãi Trành

Huyện Như Xuân

116 ha

2018 - 2023

1.200

 

200

DN, PPP

Đang thu hút đầu tư

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

15

Đầu tư xây dựng cảng container

KKT Nghi Sơn

tàu 50.000 DWT

2016 - 2021

4.000

 

3.000

DN

Công ty CP gang thép Nghi Sơn và Công ty Long Sơn

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

16

Hạ tng cụm công nghiệp dệt may

Các cụm công nghiệp trên địa bàn

 

2016 - 2022

1.050

 

500

DN, PPP

Đang thu hút đầu tư

Sở Công thương

VI

HẠ TNG THƯƠNG MẠI

 

 

 

445

 

445

 

 

 

A

Dự án kêu gọi doanh nghiệp đầu tư

 

 

 

445

 

445

 

 

 

1

Trung tâm thương mại Sầm Sơn

Thị xã Sầm Sơn

Hạng I

2016 - 2020

225

 

225

DN

- nt -

Sở Công thương

2

Trung tâm thương mại KKT Nghi Sơn

KKT Nghi Sơn

Hạng II

2016 - 2020

220

 

220

DN

- nt -

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các khu công nghiệp, UBND huyện Tĩnh Gia

B

Các đề án phát triển hạ tầng thương mại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Đxuất các giải pháp thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ đa quc gia đầu tư hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống kho, bến bãi, chợ đầu mối tại TP. Thanh Hóa, TX. Sầm Sơn, TX. Bm Sơn, KKT Nghi Sơn và trung tâm các huyện.

Các huyện, thị xã, thành phố

 

2016 - 2020

 

 

 

 

Sở Công thương

 

-

Đôn đốc các địa phương đẩy mạnh việc chuyn đi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ tại khu vực nông thôn theo lộ trình.

Các huyện, thị xã, thành phố

 

2016 - 2020

 

 

 

 

Sở Công thương

 

-

Đề án thành lập KKT cửa khẩu Na Mèo

Quan Sơn

 

2016 - 2020

 

 

 

 

Ban quản lý KKT Nghi Sơn

 

-

Đ án nâng cấp cửa khu Khẹo lên cửa khẩu Quốc gia

Thường Xuân

 

2016 - 2020

 

 

 

 

Bộ chhuy Bộ đội biên phòng tỉnh

 

VII

HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG

 

 

 

1.646

 

1.646

 

 

 

A

Dự án sử dụng vốn đầu tư công do tỉnh quản lý

 

 

 

108,5

 

108,5

 

 

 

*

Dán khởi công mỗi giai đoạn 2016 - 2020

 

 

 

108,5

 

108,5

 

 

 

1

Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020

Các sở, ban, ngành UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

2016 - 2018

49

 

49

NSĐP, NSTW

Sở Thông tin và Truyền thông

 

2

Đầu tư phòng họp trực tuyến tại các huyện, thị xã, thành phố

Các huyện, TX, TP

 

2016 - 2018

35

 

35

NSĐP

Sở Thông tin và Truyền thông

 

3

Tăng cường, cơ sở vật chất cho hệ thống đài truyền thanh Cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018

81 xã thuộc 24 huyện

 

2016 - 2018

25

 

25

NSĐP

Sở Thông tin và Truyền thông

 

B

Dự án sử dụng vốn đầu tư công do các bộ, ngành, cơ quan Trung ương quản lý

 

 

 

38

 

38

 

 

 

*

Dự án khởi công mới giai đoạn 2016 - 2020

 

 

 

38

 

38

 

 

 

1

Thiết lập hạ tng băng rộng

17 xã đồng bằng và 23 xã miền núi

Đu tư thiết lập mạng truy cập băng rộng cố định, di động

2016 - 2020

38

 

38

NSTW

Các DN viễn thông

Sở Thông tin và Truyền thông

C

Dự án kêu gọi doanh nghiệp đầu tư; dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP (BOT, BTO, BT, BOO, BTL BLT)

 

 

 

1.500

 

1.500

 

 

 

*

Dự án khởi công mới giai đoạn 2016 - 2020

 

 

 

1.500

 

1.500

 

 

 

1

Đầu tư hạ tng kỹ thuật vin thông thụ động

Các huyện, thị xã, thành phố

Các trạm BTS, các trạm truy nhập cáp quang, hệ thống truyền cáp

2016 - 2020

1.500

 

1.500

DN

Các DN viễn thông

Sở Thông tin và Truyền thông

VIII

HẠ TẦNG GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

 

 

5.682

585

3.452

 

 

 

A

Dự án sử dụng vốn đầu tư công do tnh quản lý

 

 

 

1.982

585

1.347

 

 

 

*

Dự án chuyn tiếp từ giai đoạn 2011 - 2015

 

 

 

1.130

585

545

 

 

 

1

Phân hiệu Đại học Y tại Thanh Hóa

TP. Thanh Hóa

4.000 sv

2014 - 2018

203

83

120

NSĐP

Trường Cao đẳng y tế

 

2

Dự án đầu tư xây dựng công trình cơ s- Trưng Đại học Hồng Đc

TP. Thanh Hóa

3.400 sv

2010 - 2018

530

380

150

NSTW, NSĐP

Trường Đại học Hồng Đức

 

3

Đầu tư xây dựng công trình Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh tại đô thị Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

Ngọc Lặc

540 hs

2014 - 2018

211

86

125

NSTW, NSĐP

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

4

Trường đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch. (GĐ 2)

TP. Thanh Hóa

3.500 sinh viên

2010 - 2018

186

36

150

NSĐP

Trưng Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lch

 

*

Dự án khởi công mới giai đoạn 2016 - 2020

 

 

 

852

 

802

 

 

 

1

Sàn giao dịch công nghệ và đầu tư trang thiết bị chuyên môn cho Trung tâm thông tin ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ.

TP. Thanh Hóa

 

2017 - 2019

40

 

40

NSTW, NSĐP

SKhoa học và Công nghệ

 

2

Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn và đo lường chất lượng.

TP. Thanh Hóa

 

2018 - 2020

100

 

100

NSTW, NSĐP

Sở Khoa học và Công nghệ

 

3

Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát trin công nghệ sinh học Thanh Hóa

TP. Thanh Hóa

 

2016 - 2020

40

 

40

NSTW, NSĐP

Sở Khoa học và Công nghệ

 

4

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Thanh Hóa

Huyện Thọ Xuân

200 ha

2017 - 2021

250

 

200

NSTW

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

5

Đầu tư, nâng cấp các trường THPT đạt chun quốc gia

các huyện

 

2016 - 2020

223

 

223

NSĐP

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

6

Cải tạo, nâng cấp nhà cho học sinh các trường phổ thông bán trú miền núi

các huyện miền núi

 

2016 - 2020

199

 

199

NSĐP

UBND các huyện miền núi

 

B

Dự án kêu gọi doanh nghiệp đầu tư; dự án đầu theo hình thức đối tác công tư - PPP (BOT, BTO, BT, BOO, BTL, BLT,..,)

 

 

 

3.700

 

2.105

 

 

 

*

Dự án khởi công mới giai đoạn 2016 - 2020

 

 

 

3.700

 

2.105

 

 

 

1

Trường cao đẳng nghề Nghi Sơn

KKT Nghi Sơn

5.000 sv

2017 - 2022

500

 

325

DN

 

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

2

Trưng đại học công nghệ quc tế Nghi Sơn

KKT Nghi Sơn

6.000 sinh viên

2017 - 2020

1.000

 

700

DN

 

Ban QLKKT Nghi Sơn

3

Hạ tầng Khu nông nghiệp công nghệ cao tại thị trấn Thống Nhất

Huyện Yên Định

1.800 ha

2017 - 2022

1.200

 

580

PPP

 

SNông nghiệp và PTNT

4

Hạ tầng vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao dọc tuyến đường Hồ Chí Minh

Các huyện có đường HChí Minh

 

2017 - 2022

1.000

 

500

DN

 

Sở Nông nghiệp và PTNT

IX

HẠ TNG Y TẾ

 

 

 

4.802

 

4.802

 

 

 

A

Dự án sử dụng vốn đầu tư công do tỉnh quản lý

 

 

 

1.702

 

1.702

 

 

 

*

Dự án khởi công mới giai đoạn 2016 - 2020

 

 

 

1.702

 

1.702

 

 

 

1

Tăng cưng hệ thống y tế tnh, huyện - tnh Thanh Hóa

TP Thanh Hóa, Ngọc Lặc, Qung Xương, Nông Cống, Hậu Lộc, Nga Sơn, Thọ Xuân, Bá Thước

Đầu tư trang thiết bị y tế cho 9 BV; xây dng hệ thống xử lý chất thải rắn và nước thải y tế

2016 - 2017

192

 

192

NSTW

Các bệnh viện

 

2

Cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Phụ Sn.

TP. Thanh Hóa

300 GB

2017 - 2020

510

 

510

ODA, NSĐP

Bệnh viện Phụ sản

 

3

Nâng cấp bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc

Ngọc Lặc

500 GB

2016 - 2020

500

 

500

NSTW, NSĐP

Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc

 

4

Bệnh viện Ung bướu

TP. Thanh Hóa

500 GB

2016 - 2019

500

 

500

NSTW, NSĐP

Sở Y tế

 

B

Dự án kêu gọi doanh nghiệp đầu tư; dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư - PPP (BOT, BTO, BT, BOO, BTL, BLT)

 

 

 

3.100

 

3.100

 

 

 

*

Dự án khởi công mới giai đoạn 2016 - 2020

 

 

 

3.100

 

3.100

 

 

 

1

Dự án khu dịch vụ chất lượng cao trong Bệnh viện đa khoa tỉnh

TP. Thanh Hóa

800 GB

2017 - 2020

1.700

 

1.700

DN

Cty CP Việt nam Healthcare Holdings

Sở Y tế

2

Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình

TP. Thanh Hóa

300 GB

2017 - 2020

600

 

600

DN, PPP

Đang thu hút đầu tư

Sở Y tế

3

Bệnh viện Đa khoa Nghi Sơn.

KKT Nghi Sơn

500 GB

2017 - 2020

800

 

800

DN, PPP

- nt -

Sở Y tế

X

HẠ TNG VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

 

 

 

17.939

 

14.271

 

 

 

A

Dán sử dụng vốn đầu tư công do tỉnh quản lý

 

 

 

1.061

 

730

 

 

 

*

Dự án khởi công mới giai đoạn 2016 - 2020

 

 

 

1.061

 

730

 

 

 

1

Bảo tồn, tu bổ, tôn tạo khu di tích lịch sPhủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc

Huyện Vĩnh Lộc

3 ha

2016 - 2020

290

 

200

NSĐP

Sở Văn hóa, Ththao và Du lịch

 

2

Bo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu

Huyện Hậu Lộc

3,7 ha

2017 - 2022

461

 

220

NSTW, NSĐP và XHH

Sở Văn hóa, Ththao và Du lịch

 

3

Đường từ tỉnh lộ 520 - QL45 vào khu du lịch sinh thái Bến En

Huyện Như Thanh

5,4 km

2016 - 2020

80

 

80

NSTW

UBND huyện Như Thanh

 

4 .

Nâng cấp, cải tạo đường từ QL 1A đi khu du lịch Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa

Huyện Hoằng Hóa

7,8 km

2016 - 2020

150

 

150

NSTW

UBND huyện Tĩnh Gia

 

5

Ci tạo, nâng cấp tuyến đường giao thông từ QL1A đi khu du lịch biển Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia

Huyện Tĩnh Gia

3 km

2016 - 2020

80

 

80

NSTW

UBND huyện Tĩnh Gia

 

B

Dự án kêu gọi doanh nghiệp đầu tư; dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư - PPP (BOT, BTO, BT, BOO, BTL, BLT,...)

 

 

 

16.878

 

13.541

 

 

 

*

Dự án khởi công mới giai đoạn 2016 - 2020

 

 

 

16.878

 

13.541

 

 

 

1

Trung tâm văn hóa tnh

TP. Thanh Hóa

 

2017 - 2021

700

 

490

PPP, NSĐP

Đang thu hút đầu tư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2

Bảo tàng tnh

TP. Thanh Hóa

3,34 ha

2017 - 2021

500

 

350

PPP, NSĐP

- nt -

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

3

Khu liên hợp thể dục, thể thao tnh

TP. Thanh Hóa

50 ha

2017 - 2021

800

 

560

PPP

- nt -

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lch

4

Sân vận động tnh (mới)

TP. Thanh Hóa

40.000 chỗ

2017 - 2021

880

 

616

PPP

- nt -

Sở Văn hóa, Ththao và Du lịch

5

Cơ sở vật chất trung tâm đào tạo bóng đá trẻ

TP. Thanh Hóa

 

2017 - 2021

150

 

105

PPP

- nt -

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

6

Tu b, tôn tạo Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng

Huyện Vĩnh Lộc

5.079 ha

2016 - 2020

348

 

300

DN

- nt -

Sở Văn hóa, Ththao và Du lịch

7

Khu du lịch sinh thái Trường Lâm

KKT Nghi Sơn

543 ha

2017 - 2021

1.000

 

700

DN

- nt -

Sở Văn hóa, Ththao và Du lịch

8

Khu du lịch sinh thái Hồ Yên Mỹ

Huyện Nông Cống

120 ha

2017 - 2021

600

 

420

DN

- nt -

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

9

Khu du lịch sinh thái Bến En (Sungroup)

Như Thanh

 

2016 - 2025

9.900

 

8.000

DN

- nt -

Sở Văn hóa, Ththao và Du lịch

10

Kêu gọi đầu tư kinh doanh du lịch tại các khu, đim du lịch đã được quy hoạch, gồm: Hàm Rồng, Trường Lệ, Quảng Cư, Nam Sầm Sơn, Hi Hòa, Hải Tiến, Lam Kinh, Thành Nhà H, suối cá Cẩm Lương, Cửa Đạt - Xuân Liên, Trí Năng, Pù Hu, Pù Luông, Nhồi, động Từ Thức

Các huyện, thị xã, thành phố

Đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, biệt thự, khu vui chơi giải trí tại các điểm du lịch

2016 - 2020

2.000

 

2.000

DN

- nt -

Sở Văn hóa, Ththao và Du lịch

 

PHỤ LỤC 2

RÀ SOÁT, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ XÂY DỰNG MỚI CÁC QUY HOẠCH LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG

STT

Nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì, tham mưu đề xuất để triển khai thực hiện

Thời gian hoàn thành (thực hiện)

1

Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Sở Nông nghiệp và PTNT

2019 - 2020

2

Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hưng đến năm 2030.

Sở Giao thông Vận tải

2016 - 2017

3

Lập quy hoạch giao thông vận tải tại các đô thị lớn của tnh, gồm: Tp Thanh Hóa, TX. Sm Sơn, TX. Bỉm Sơn.

UBND TP. Thanh Hóa; UBND TX. Bỉm Sơn; UBND TX. Sầm Sơn

2016 - 2017

4

Điều chỉnh quy hoạch bưu chính viễn thông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Sở Thông tin & Truyền thông

2019 - 2020

5

Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.

Ban QLKKT Nghi Sơn

2016 - 2017

6

Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Sở Công thương

2016 - 2017

7

Điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Sở Công thương

2016 - 2017

6

Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2016 - 2025.

Sở Công thương

2016 - 2017

7

Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2035.

Sở Công thương

2016 - 2017

8

Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Sầm Sơn đến năm 2030, tầm nhìn sau năm 2030.

UBND TX. Sầm Sơn

2016 - 2017

9

Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thxã Bỉm Sơn đến năm 2030, tầm nhìn sau năm 2030.

UBND TX. Bỉm Sơn

2018 - 2019

10

Quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Sở Nông nghiệp và PTNT

2016 - 2017

11

Quy hoạch chung đô thị Phố Đầm, xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân đến năm 2030.

Sở Xây dựng

2016 - 2017

12

Quy hoạch chung đô thị cầu Hói, xã Nga Liên, huyện Nga Sơn đến năm 2030.

- nt -

2017 - 2018

13

Quy hoạch chung đô thị Trầu, xã Công Liêm, huyện Nông Cống đến năm 2030.

- nt -

2017 - 2018

14

Quy hoạch chung đô thị Chợ Quăng, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa đến năm 2030.

- nt -

2017 - 2018

15

Quy hoạch chung đô thị Văn Lộc, xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc đến năm 2030.

- nt -

2017 - 2018

16

Quy hoạch chung đô thBồng, huyện Vĩnh Lộc đến năm 2030.

- nt -

2018 - 2019

17

Quy hoạch chung đô thị Đông Khê, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn đến năm 2030.

UBND huyện Đông Sơn

2016 - 2017

18

Quy hoạch chung đô thị Phố Neo, xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân đến năm 2030.

UBND huyện Thọ Xuân

2017 - 2018

19

Quy hoạch chung đô thị Điền Hộ, xã Nga Điền, huyện Nga Sơn đến năm 2030.

UBND huyện Nga Sơn

2017 - 2018

20

Quy hoạch chung đô thị cầu Quan, huyện Nông cống đến năm 2030.

UBND huyện Nông Cống

2016 - 2017

21

Quy hoạch chung đô thị Thanh Tân, huyện Như Thanh đến năm 2030.

UBND huyện Như Thanh

2016 - 2018

22

Quy hoạch chung đô thị Khe Hạ, huyện Thường Xuân đến năm 2030.

UBND huyện Thường Xuân

2016 - 2017

23

Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 các phân khu chức năng trong KKT Nghi Sơn mở rộng (theo Quyết định số 18/2015/QĐ-TTg ngày 12/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ).

Ban QL KKT Nghi Sơn

2017 - 2020

24

Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 thuộc đô thị Lam Sơn - Sao Vàng: phân khu số 4: 566 ha (khu dân cư đô thị), phân khu số 5: 510 ha (khu di tích Lam Kinh), phân khu số 6: 1.062 ha (Khu công nghiệp công nghệ cao), phân khu số 7: 555 ha (khu nông nghiệp công nghệ cao), phân khu số 9: 620ha (khu công viên cây xanh).

Sở Xây dựng

2017 - 2019

25

Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 phân khu phía đông thị xã Bỉm Sơn (khu vực giáp với xã Hà Vinh) thuộc phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn (600 ha).

UBND TX. Bỉm Sơn

2016 - 2017

26

Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 phân khu phía nam sông Tam Điệp thuộc phường Phú Sơn và xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn (795 ha).

UBND TX. Bỉm Sơn

2016 - 2017

27

Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu du lịch sinh thái ven biển huyện Quảng Xương (từ xã Quảng Hải đến xã Quảng Thái).

Viện QH - Kiến Trúc

2016 - 2017