Quyết định 4519/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu cho dự án chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa
Số hiệu: 4519/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Đức Quyền
Ngày ban hành: 17/12/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4519/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 17 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH VÙNG NGUYÊN LIỆU CHO DỰ ÁN CHĂN NUÔI BÒ SỮA QUY MÔ CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH THANH HÓA

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/8/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 256/TTr-SNN&PTNT ngày 28/11/2014 về việc xin phê duyệt Quy hoạch vùng nguyên liệu cho dự án chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa; biên bản họp Hội đồng thẩm định ngày 26/9/2014; báo cáo kết quả thẩm định số 147/BCTĐ-UBND ngày 15/12/2014 của Hội đồng thẩm định và hồ sơ quy hoạch kèm theo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch vùng nguyên liệu cho dự án chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa với các nội dung chính như sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

- Quy hoạch vùng nguyên liệu cho dự án chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp tỉnh Thanh Hóa phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp, đề án tái cơ cấu ngành nông nghip của tỉnh và không chồng lấn diện tích đã được quy hoạch cho các cây trồng khác.

- Tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

- Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu theo hướng tập trung thâm canh, áp dụng khoa học, công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân trong vùng quy hoạch; đồng thời thực hiện tốt cam kết bảo vệ môi trường.

II. MỤC TIÊU QUY HOẠCH

Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu nhằm đáp ứng đủ thức ăn thô xanh cho các trang trại chăn nuôi bò sữa của Công ty CP ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa TH tại vùng dự án, bố trí quỹ đất để xây dựng nhà máy chế biến sữa, trang trại chăn nuôi và các công trình phụ trợ khác.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai, nước; áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong sản xuất để xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu nguyên liệu cho dự án. Tạo mối liên kết chặt chẽ, lâu dài giữa nông dân và doanh nghiệp, đảm bảo sản xuất có hiệu quả, ổn định và bền vững góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, cải thiện đời sống người lao động trong vùng quy hoạch trên cơ sở thỏa thuận hài hòa lợi ích, hai bên cùng có lợi.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Phạm vi quy hoạch

Vị trí quy hoạch vùng nguyên liệu cho dự án chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp tại Thanh Hóa, trên địa bàn các xã: Yên Mỹ, Công Chính, Công Bình, Công Liêm và Tượng Sơn huyện Nông Cống; Thanh Tân, Thanh Kỳ, Yên Lạc huyện Như Thanh và Xuân Hòa, Xuân Bình huyện Như Xuân.

2. Diện tích đất quy hoạch

Tổng diện tích đất quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu cho dự án chăn nuôi và chế biến sữa là 2.934,62ha; bao gồm:

- Đất thuê: 1.598,31ha, trong đó: Đất thuê dài hạn là 1.177,87ha, đất thuê ngắn hạn là 420,44ha thuộc địa bàn xã Yên Mỹ do đã được quy hoạch xây dựng đô thị Yên Mỹ, Công ty CP ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa TH có trách nhiệm trả lại đất khi Nhà nước đầu tư xây dựng đô thị Yên Mỹ.

- Đất liên doanh, liên kết với các hộ gia đình, cá nhân: 1.336,31ha. Cụ thể như sau:

- Huyện Nông Cống là 1.375,61ha; trong đó: xã Yên Mỹ 420,44ha; xã Công Chính 284,72ha; xã Công Bình 370,96ha; Công Liêm 223,50ha; xã Tượng Sơn 75,99ha.

- Huyện Như Thanh 863,78ha, bao gồm:Thanh Kỳ 545,47ha; Thanh Tân 269,16ha; xã Yên Lạc 49,15ha.

- Huyện Như Xuân 695,23ha, bao gồm: Xuân Hòa 316,82ha; Xuân Bình 378,41ha.

(Chi tiết có phụ biểu kèm theo)

Diện tích quy hoạch trên bao gồm: Diện tích đất trồng cỏ, đất xây dựng nhà máy chế biến sữa, xây dựng trang trại chăn nuôi và các công trình phụ trợ khác. Sau khi quy hoạch được duyệt giao Công ty CP ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa TH lựa chọn vị trí xây dựng nhà máy và hệ thống chuồng trại, yêu cầu vị trí xây dựng trang trại chăn nuôi phải cách xa hồ Yên Mỹ, trường học, bệnh viện, khu dân cư,... không làm ảnh hưởng đến môi trường nước của lòng hồ và đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh môi trường theo quy định hiện hành của Nhà nước.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng

- Cải tạo xây dựng đồng ruộng: Đáp ứng nhu cầu đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, sau khi được phê duyệt quy hoạch, vùng nguyên liệu cần được cải tạo, khai hoang xây dựng đồng ruộng trước khi đưa vào sản xuất;

- Hệ thống giao thông: Mở rộng, tu sửa các tuyến đường tỉnh lộ; hệ thống đường huyện, liên xã; hệ thống đường giao thông nội bộ của trang trại và vùng nguyên liệu;

- Hệ thống cấp nước: Tính toán cân bằng nước cụ thể về mức nước tiêu thụ của vùng nguyên liệu, khu trang trại và nhà máy sữa để đưa ra phương án sử dụng nước hợp lý cho dự án cũng như đề xuất các phương án cấp nước dự phòng;

- Hệ thống cấp điện: Nguồn điện và lưới điện phải được tính toán phù hợp với công suất tiêu thụ điện của các khu đất, được thiết kế đảm bảo tuyệt đối an toàn và phòng chống cháy nổ;

2. Giải pháp xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất quy hoạch nhưng không làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực vùng; phải cân nhắc trong vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý; quy hoạch phải gắn việc phát triển vùng nguyên liệu với việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đất, nước, không làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học vùng;

- Ngoài diện tích đất thuê nhà đầu tư cần phải liên doanh, liên kết với các hộ gia đình, cá nhân có diện tích liền vùng với diện tích đất thuê để mở rộng vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu cho dự án; có phương án trả lại đất cho Nhà nước khi thực hiện đầu tư xây dựng Đô thị Yên Mỹ theo quy hoạch được duyệt.

- Có sự giám sát kiểm tra chặt chẽ về quy trình sản xuất đảm bảo nguồn nguyên liệu an toàn và chất lượng cho chăn nuôi bò sữa.

3. Giải pháp thâm canh tăng năng suất vùng nguyên liệu

- Cơ giới hóa trong khâu làm đất và chăm sóc: Sử dụng hệ thống máy móc hiện đại, từ khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch và chế biến thức ăn; bố trí các lô trồng nguyên liệu liền vùng, có diện tích lớn, đáp ứng nhu cầu hoạt động của hệ thống máy công suất lớn;

- Nghiên cứu chọn tạo và nhập nội các giống cỏ mới có giá trị dinh dưỡng cao, khả năng sinh trưởng tốt và có sản lượng phân bố đều trong năm, có khả năng duy trì qua nhiều năm, dễ trồng và dễ dàng thiết lập đồng cỏ, giá thành cỏ thấp cũng như có khả năng kháng nhiều loại sâu bệnh, chịu khô hạn.

4. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Đầu tư áp dụng khoa học công nghệ trong tất cả các khâu của quá trình xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu thành một vòng khép kín: từ nghiên cứu giống cỏ chất lượng phù hợp với điều kiện sinh thái khí hậu của vùng quy hoạch đến quá trình chăm sóc phát triển vùng nguyên liệu, các giải pháp thu hoạch bảo quản chế biến nguyên liệu đáp ứng nhu cầu về chất lượng và số lượng phục vụ chăn nuôi;

- Tăng cường đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị; quản lý chặt chẽ quy trình công nghệ, chú trọng công tác an toàn vệ sinh thức ăn cho chăn nuôi và vệ sinh môi trường. Đặc biệt cần áp dụng công nghệ mới trong việc chế biến cỏ khô, cỏ đóng bánh, cỏ nghiền tạo viên sử dụng để chăn nuôi bò sữa chất lượng cao.

- Gắn kết các cơ sở chế biến dự trữ thức ăn với vùng nguyên liệu và vùng tập trung chăn nuôi để các cơ sở chế biến chủ động được nguồn nguyên liệu;

- Tăng cường thiết bị hiện đại gắn với đào tạo nguồn nhân lực quản lý vận hành, kiểm tra giám sát quy trình khép kín từ phát triển vùng nguyên liệu đến chế biến và đưa đến các khu chăn nuôi tập trung đồng thời đảm bảo chất lượng nguyên liệu.

5. Giải pháp về các cơ chế chính sách

- Công ty cổ phần ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa TH nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các hộ trồng nguyên liệu đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng nguyên liệu, đảm bảo cung cấp đủ, ổn định nguyên liệu cho dự án.

- Lồng ghép việc phát triển vùng nguyên liệu với các chương trình, dự án khác để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo đời sống cho nhân dân vùng nguyên liệu góp phần phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự trong khu vực.

- Thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng kinh tế giữa Công ty với các tổ chức, cá nhân trồng nguyên liệu theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên.

6. Vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu

Nguồn vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu được huy động từ nguồn vốn của Công ty cổ phần ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa TH; vốn các hộ, doanh nghiệp trồng nguyên liệu; vốn liên doanh, liên kết giữa các đơn vị; vốn tín dụng và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. UBND các huyện trong vùng quy hoạch

- Trên cơ sở quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu cho dự án chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp tại Thanh Hóa đã được phê duyệt, xây dựng kế hoạch phát triển nguyên liệu của địa phương phù hợp với quy hoạch chung của vùng nguyên liệu. Không quy hoạch, bố trí các cây trồng khác chồng lấn lên diện tích đất đã quy hoạch cho vùng nguyên liệu khi chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

- Phối hợp chặt chẽ với Công ty CP ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa TH quản lý, triển khai thực hiện tốt các giải pháp, nội dung quy hoạch; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện kế hoạch trồng nguyên liệu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất;

2. Công ty CP ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa TH

- Sau khi quy hoạch được phê duyệt, công ty có trách nhiệm khảo sát, lập, thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sữa trang trại chăn nuôi trong vùng quy hoạch theo quy định hiện hành của tỉnh về đầu tư và bảo vệ môi trường.

- Trên cơ sở quy hoạch vùng nguyên liệu được phê duyệt, phối hợp với chính quyền các địa phương, các ngành, chỉ đạo hướng dẫn nông dân vùng quy hoạch tổ chức trồng, chăm sóc thu mua và chế biến nguyên liệu; đồng thời đầu tư cho nông dân vay vốn, vật tư phân bón, tổ chức sản xuất và cung ứng giống, hướng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật… ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm cho người trồng cỏ, đảm bảo thu mua hết sản phẩm theo hợp đồng với giá thu mua tương đương với giá cả thị trường trong khu vực (cùng thời điểm) nhằm hài hòa lợi ích giữa người trồng cỏ với doanh nghiệp.

3. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh

a) Sở Nông nghiệp và PTNT

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện vùng nguyên liệu và các đơn vị liên quan tổ chức công bố công khai quy hoạch; theo dõi, hướng dẫn các địa phương tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt;

- Phối hợp các ngành, các địa phương để tham mưu trình UBND tỉnh chuyển đổi những diện tích đất đã quy hoạch các cây trồng khác sang trồng cây thức ăn cho bò sữa theo đúng quy định;

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan hướng dẫn cụ thể về mức hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước, điều kiện, trình tự thủ tục hưởng ưu đãi hỗ trợ đầu tư.

c) Sở Tài chính: Chủ trì, hướng dẫn các ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp đầu tư vào dự án theo quy định tại Luật Công nghệ cao; hướng dẫn thanh toán, quyết toán các khoản hỗ trợ theo quy định.

d) Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện vùng dự án trong việc hướng dẫn, giải quyết kịp thời các thủ tục về đất đai, tài nguyên và môi trường, đảm bảo đúng quy định hiện hành và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.

- Kiểm tra, theo dõi và đánh giá tác động môi trường trong quá trình triển khai dự án.

e) Sở Khoa học Công nghệ

- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương để tham mưu trình UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt các vấn đề liên quan đến lĩnh vực khoa học công nghệ trong dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa quy mô công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

f) Sở Công thương: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành thẩm định các hồ sơ có liên quan đến việc thực hiện hỗ trợ xúc tiến thương mại.

g) Sở Xây dựng

- Tham gia với các Sở, ngành, địa phương trong công tác; thẩm định, thẩm tra các dự án thành phần theo quy định hiện hành.

h) Đề nghị các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ gia đình được vay vốn phát triển vùng nguyên liệu, cải thiện đời sống nhân dân.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện: Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân và Tổng Giám đốc Công ty CP ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa TH; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Đức Quyền

 

PHỤ LỤC

QUY HOẠCH CHI TIẾT VÙNG NGUYÊN LIỆU CHO DỰ ÁN CHĂN NUÔI BÒ SỮA QUY MÔ CÔNG NGHIỆP TẠI THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4519/QĐ-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2014  của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Số TT

Huyện

Diện tích đất quy hoạch (ha)

Ghi chú

Tổng

Đất thuê

Đất liên doanh, liên kết

Ngắn hạn

Dài hạn

 

 Tổng cộng

2934,62

420,44

1177,87

1336,31

 

I

 Huyện Nông Cống

1375,61

420,44

334,59

620,58

 

1

 Xã Yên Mỹ

420,44

420,44

 

 

Đất thuê ngắn hạn, Công ty CP ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa TH có trách nhiệm trả lại đất khi Nhà nước đầu tư xây dựng Đô thị Yên Mỹ.

2

Xã Công Chính

284,72

 

192,89

91,83

Đất thuê lâu dài là toàn bộ diện tích đất của xã thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV Yên Mỹ.

3

Xã Công Bình

370,96

 

134,75

236,21

Đất thuê lâu dài gồm 118,01ha đất của xã thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV Yên Mỹ và 16,74ha đất Ôn Lâm 1 + 2, xã Công Bình.

4

Xã Công Liêm

223,5

 

 

223,5

 

5

Xã Tượng Sơn

75,99

 

6,95

69,04

Đất thuê lâu dài có 6,95ha đất của thôn Tân Sơn, xã Tượng Sơn.

II

Huyện Như Thanh

863,78

 

526,46

337,32

 

1

Xã Thanh Kỳ

375,00

 

139,68

235,32

Đất thuê lâu dài gồm: 64,91ha đất của xã thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV Yên Mỹ và 74,77ha đất của thôn Thanh Tâm và Kỳ Thương xã Thanh Kỳ.

2

Xã Thanh Tân

439,63

 

337,63

102

Đất thuê lâu dài gồm: 19,36ha đất của xã thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV Yên Mỹ, 170,47ha đất của BQLRPH Thanh Kỳ và 147,80ha đất của thôn Bò Lăn xã Thanh Tân.

3

Xã Yên Lạc

49,15

 

49,15

 

Đất thuê lâu dài là toàn bộ diện tích đất của xã thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV Yên Mỹ.

III

Huyện Như Xuân

695,23

 

316,82

378,41

 

1

Xã Xuân Hòa

316,82

 

316,82

 

 

2

Xã Xuân Bình

378,41

 

 

378,41