Quyết định 45/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý tạm trú trong doanh nghiệp đối với người lao động nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: 45/2017/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Văn Cao
Ngày ban hành: 12/06/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Doanh nghiệp, hợp tác xã, Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/2017/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 06 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ TẠM TRÚ TRONG DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

Căn cứ Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/01/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

Căn cứ Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phquy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 của Bộ Công an về Quy định các mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tại Tờ trình số 540/TTr-KKTCN ngày 03 tháng 5 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý tạm trú tại các doanh nghiệp đối với lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 6 năm 2017.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại vụ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Giám đốc các doanh nghiệp và lao động nước ngoài tại Khu kinh tế, Khu công nghiệp; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN t
nh;
- VPUB: CVP, các PCVP, các CV,
Cổng TTĐT tnh;
- Lưu: VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cao

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ TẠM TRÚ TRONG DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2017/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định việc quản lý tạm trú tại doanh nghiệp đối với lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khu kinh tế được điều chỉnh theo Quy định này bao gồm:

- Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô;

- Khu kinh tế ca khẩu A Đớt.

Khu công nghiệp được điều chỉnh theo Quy định này bao gồm:

- Khu Công nghiệp Phú Bài;

- Khu Công nghiệp Phong Điền;

- Khu Công nghiệp Tứ Hạ;

- Khu Công nghiệp Phú Đa;

- Khu Công nghiệp La Sơn;

- Khu Công nghiệp Quảng Vinh.

2. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Nguyên tắc áp dụng

1. Việc tạm trú tại doanh nghiệp của lao động nước ngoài làm việc trong các Khu kinh tế, Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

2. Các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp và lao động nước ngoài trên cơ sở quyền hạn, trách nhiệm, quyn lợi và nghĩa vụ của các bên tổ chức thực hiện và áp dụng đúng các Quy định này.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Điều kiện tạm trú tại doanh nghiệp

1. Về phía Doanh nghiệp:

a) Khu nhà tạm trú của lao động nước ngoài tại doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu:

- Là khu vực được bố trí trong khuôn viên của dự án nhưng phải riêng biệt với nhà xưởng sản xuất hoặc thuộc khu vực nhà nghỉ giữa ca. Đối với khu nhà tạm trú được bố trí trong các tòa nhà nhiu tng, có công năng sử dụng phức hợp thì khu nhà tạm trú phải thuộc một hoặc một số tầng riêng biệt với khu vực có công năng sử dụng khác của tòa nhà, có lối đi riêng và cầu thang riêng, không bố trí khu tạm trú và nơi làm việc cùng một tầng.

- Các công trình, hạng mục công trình của khu nhà tạm trú phải tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng, môi trường, an toàn phòng chng cháy nổ, không bố trí bếp nấu, đảm bảo yếu tố thoát nạn khi có sự cố cho người tạm trú đồng thời phải đảm bảo mỹ quan trong khu vực dự án cũng như khu vực lân cận.

b) Việc tạm trú của lao động nước ngoài nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

c) Tỷ lệ lao động nước ngoài được tạm trú tại doanh nghiệp là 3% trên tổng số lao động của doanh nghiệp tại Khu kinh tế, Khu công nghiệp nhưng không quá 20 người.

Trường hợp vượt quá tỷ lệ cho phép, phải có sự chấp thuận bằng văn bản của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trước khi bố trí lao động nước ngoài tạm trú tại doanh nghiệp. Các cơ sở đxem xét vượt tỷ lệ bao gồm:

- Quy mô đầu tư của dự án về vốn, số lượng lao động;

- Yêu cầu về quy trình kthuật công nghệ, máy móc thiết bị;

- Điều kiện phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển của các hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ Khu kinh tế, Khu công nghiệp chưa đáp ứng;

- Việc chấp hành pháp luật Việt Nam của doanh nghiệp, lao động nước ngoài trong quá trình tạm trú.

2. Về phía lao động nước ngoài:

a) Phải tuân thủ việc khai báo tạm trú thông qua người trực tiếp quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp theo quy định hiện hành về pháp luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

b) Có giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động do Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh cấp hoặc xác nhận.

c) Không kèm theo gia đình và người thân đối với trường hợp người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp đầu tư trong các Khu công nghiệp.

Điều 4. Thực hiện khai báo tạm trú

1. Doanh nghiệp trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp có nhu cầu cho người lao động nước ngoài tạm trú tại doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị cho phép người lao động nước ngoài tạm trú tại doanh nghiệp gửi về Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh. Trong văn bản phải nêu rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, ngày hết hạn, thời hạn được phép tạm trú tại Việt Nam, thời gian tạm trú trong doanh nghiệp, công việc đảm nhận của người lao động nước ngoài và kèm theo các giấy tờ sau: Bản sao giấy phép lao động; trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật lao động thì phải có văn bản xác nhận của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tnh.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra các điều kiện tạm trú tại doanh nghiệp và có văn bản chấp thuận gửi doanh nghiệp. Trường hợp không đồng ý phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Sau khi nhận được văn bản chấp thuận của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, doanh nghiệp làm thủ tục khai báo tạm trú cho người lao động nước ngoài tại Công an phường, xã, thị trấn nơi có bố trí lao động nước ngoài tạm trú tại doanh nghiệp trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp.

Hồ sơ khai báo tạm trú thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05 tháng 01 năm 2015 của Bộ Công an về quy định mẫu giy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và Thông tư số 53/2016/TT-BCA ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Công an quy định cách thức thực hiện khai báo, tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

3. Khi có sự thay đổi về nơi tạm trú, doanh nghiệp phải thông báo cho Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh và cơ quan Công an nơi đã khai báo tạm trú biết trong thời gian chậm nhất là 03 ngày.

Điều 5. Trách nhiệm của doanh nghiệp

1. Thực hiện đúng các quy định có liên quan đến việc tổ chức cho lao động nước ngoài tạm trú tại doanh nghiệp.

2. Đảm bảo việc thực hiện các cam kết, điều kiện cơ sở vật chất, mục đích tỷ lệ theo quy định tại khoản 1, Điều 4 của Quy định này.

3. Hướng dẫn lao động nước ngoài làm thủ tục khai báo tạm trú. Lập danh sách lao động nước ngoài tạm trú tại doanh nghiệp (kể cả lao động nước ngoài sang hỗ trợ kỹ thuật làm việc tại doanh nghiệp dưới 03 tháng) và định kỳ hàng tháng (từ ngày 25 đến cui tháng) báo cáo vBan Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, Công an tỉnh (qua Phòng Quản lý xuất nhập cảnh), trong đó có báo cáo về sự thay đổi về lao động nước ngoài tạm trú tại doanh nghiệp.

4. Lưu giữ ít nhất 06 tháng đối với phiếu khai báo tạm trú và danh sách lao động nước ngoài khai báo tạm trú tại doanh nghiệp để xuất trình với các cơ quan chức năng khi có yêu cầu.

5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có các hành vi vi phạm quy định của Quy định này và các quy định khác có liên quan.

6. Liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các hành vi vi phạm của lao động nước ngoài, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy và hoạt động, mỹ quan của Khu kinh tế, Khu công nghiệp.

7. Thông báo bằng văn bản cho Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, Công an tỉnh (qua Phòng Quản lý xuất nhập cảnh) về việc người nước ngoài được cấp giấy phép lao động, giy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh làm việc tại doanh nghiệp và phối hợp với các cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh.

8. Quản lý các hoạt động của người nước ngoài theo đúng mục đích nhập cảnh trong thời gian tạm trú tại doanh nghiệp, phi hợp với cơ quan chức năng khi có đoàn kiểm tra khu nhà tạm trú.

Điều 6. Trách nhiệm của lao động nước ngoài

1. Tuân thủ các quy định có liên quan đến việc tạm trú tại doanh nghiệp trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp.

2. Khai báo, cung cấp đy đủ các thông tin, giấy tờ, hồ sơ tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai báo tạm trú tại doanh nghiệp trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp.

3. Nghiêm cấm các hành vi gây rối an ninh trật tự, an toàn giao thông, các hành vi gây mt mỹ quan trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp.

4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có các hành vi vi phạm quy định của Quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 7. Trách nhiệm của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp

1. Chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành liên quan triển khai thực hiện Quy định này đến các doanh nghiệp trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp. Định khàng hàng năm hoặc đột xut có kế hoạch thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật của doanh nghiệp.

2. Phối hợp với cơ quan Công an (Phòng Quản lý xuất nhập cảnh) và các ngành chức năng, kiểm tra các nội dung kê khai, khai báo và việc tuân thủ các điều kiện được quy định tại Quy định này và các văn bản pháp luật khác đối với doanh nghiệp có lao động nước ngoài thực hiện việc tạm trú tại doanh nghiệp trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp.

3. Kiểm tra các điều kiện và xem xét giải quyết việc tạm trú vượt quá số lượng quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 4 của Quy định này.

4. Thu hồi văn bản chấp thuận cho người nước ngoài tạm trú trong doanh nghiệp tại Khu kinh tế, Khu công nghiệp nếu nếu doanh nghiệp hoặc người nước ngoài tạm trú trong doanh nghiệp đó vi phạm Quy định này.

5. Định khàng quý, 06 tháng và 01 năm gửi cho Công an tỉnh và Sở Ngoại vụ việc tổng hợp tình hình sử dụng lao động nước ngoài, các ý kiến phản ánh về khó khăn, vướng mắc liên quan đến an ninh trật tự của các doanh nghiệp trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp. Trao đổi, thống nhất với cơ quan Công an (Phòng Quản lý xuất nhập cảnh) về phương án giải quyết các vướng mắc và danh sách lao động nước ngoài tạm trú, làm việc tại doanh nghiệp trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp trên địa bàn.

6. Tổng hợp những vướng mắc, phát sinh trong quá trình tổ chức quản lý việc tạm trú của lao động nước ngoài, kịp thời kiến nghị UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

Điều 8. Trách nhiệm của Công an tỉnh

1. Hướng dẫn, triển khai Quy định này đến Công an các huyện, thxã, Công an các xã, phường, thị trấn để thực hiện thống nhất quy trình, thủ tục khai báo tạm trú, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và lao động nước ngoài thực hiện đúng quy định.

2. Chỉ đạo và kiểm tra công tác tiếp nhận khai báo tạm trú của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn đảm bảo đúng trình tự thủ tục thực hiện, thời gian giải quyết, các điều kiện tổ chức tạm trú theo quy định của Quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Xây dựng kế hoạch và phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh kiểm tra các nội dung kê khai, khai báo và việc tuân thủ các kiện được quy định tại Quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan trong quá trình doanh nghiệp, lao động nước ngoài thực hiện việc tạm trú tại doanh nghiệp trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp.

4. Có biện pháp xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi của doanh nghiệp trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp và lao động nước ngoài vi phạm Quy định này.

5. Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp.

6. Theo dõi tình hình, tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ hàng Quý, 6 tháng và năm báo cáo UBND tỉnh đồng gửi cho các sở, ban ngành có liên quan về lao động nước ngoài tạm trú tại doanh nghiệp trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp.

7. Xây dựng nội dung Bản cam kết đảm bảo an ninh, trật tự tại khu nhà tạm trú và phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh triển khai đến các doanh nghiệp để cam kết thực hiện.

Điều 9. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã

1. Tăng cường công tác chỉ đạo và tổ chức triển khai thi hành Quy định này đến các xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

2. Thực hiện việc quản lý nhà nước về tạm trú của lao động nước ngoài tại doanh nghiệp trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp trên địa bàn theo quy định của Quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Xử lý chuyển tiếp

1. Những doanh nghiệp chưa tiến hành bố trí cho lao động nước ngoài tạm trú tại đơn vị mình, khi có nhu cầu phải tuân thvà thực hiện đy đủ các điều kiện, thủ tục theo Quy định này.

2. Đối với các doanh nghiệp trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp đã tiến hành bố trí cho lao động nước ngoài tạm trú tại doanh nghiệp mình trước ngày Quy định này có hiệu lực, thì xem xét bố trí lại việc tạm trú, đồng thời thực hiện bổ sung các hạng mục, các tiêu chuẩn chưa đáp ứng được các điều kiện đã quy định.

Sau thời hạn 06 tháng kể từ ngày Quy định này có hiệu lực, tổ chức, cá nhân nào không thực hiện hoặc thực hiện chưa đy đủ các điều kiện này thì không được tiến hành việc bố trí tạm trú cho lao động nước ngoài tại các doanh nghiệp trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp.

Điều 11. Sửa đổi, bổ sung Quy định

Trong quá trình tổ chức, triển khai nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh tổng hợp trình Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.