Quyết định 448/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất Chè tại tỉnh Nghệ An
Số hiệu: 448/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Đinh Viết Hồng
Ngày ban hành: 31/01/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 448/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 31 tháng 01 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT CHÈ TẠI NGHỆ AN

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ các quy định hiện hành về quản lý Đầu tư và Xây dựng;

Xét Tờ trình số 200 /TTr.QHNN&TL ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Đoàn Quy hoạch nông nghiệp và thủy lợi Nghệ An; Đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Báo cáo thẩm định số 380/BC-SNN-KHTC ngày 28 tháng 12 năm 2012 về việc lập Quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất Chè tại tỉnh Nghệ An,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất Chè tại tỉnh Nghệ An, với những nội dung sau:

I. Mục tiêu quy hoạch

1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai hiện có và Quy hoạch phát triển cây chè công nghiệp toàn tỉnh đến năm 2015, có tính đến 2020; kết hợp với sự phát triển khoa học, công nghệ của thể giới và trong nước để phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chè nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị, bền vững và đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy chế biến chè trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần xây dựng nền nông nghiệp Nghệ An phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao; đảm bảo phát triển ổn định và bền vững cả trước mắt và lâu dài.

Hình thành và xây dựng được đội ngũ cán bộ, lao động kỹ thuật, lao động sản xuất có trình độ chuyên môn cao, đồng thời thay đổi được tư duy, tập quán sản xuất truyền thống chuyển sang sản xuất theo hướng hàng hóa, tập trung và ứng dụng công nghệ cao tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2015: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chè tại 32 vùng ở các huyện: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông và Kỳ Sơn với diện tích khoảng 1.000 ha chè kinh doanh 1.000 ha; năng suất dự kiến đạt 200 tạ/ha; sản lượng 20.000 tấn, tương đương 4.000 tấn búp khô; giá trị xuất khẩu đạt khoảng 5,0 triệu USD.

b) Đến năm 2020: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chè tại 107 vùng ở các huyện: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông và Kỳ Sơn với diện tích khoảng 3.500 ha chè kinh doanh 3.500 ha; năng suất dự kiến đạt khoảng 250 tạ/ha; sản lượng 87.500 tấn, tương đương 17.500 tấn búp khô; giá trị xuất khẩu đạt khoảng 22,0 triệu USD.

II. Nội dung quy hoạch

1. Bố trí quy hoạch đất

a) Quy mô diện tích và địa bàn bố trí

Quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chè có tính chất lâu dài, nhu cầu vốn đầu tư lớn, ưu tên các vùng đất có điều kiện thuận lợi cho đầu tư sản xuất, như: Quy mô tối thiểu một vùng có diện tích tập trung ≥ 10 ha, liền vùng, liền khoảnh; độ dốc ≤ 150; tầng dày canh tác ≥ 50cm và thuận lợi về giao thông, có điều kiện đáp ứng khả tưới. Tổng diện tích quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chè trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2020 là 3.500 ha, được bố trí cụ thể như sau:

TT

Địa bàn huyện

Tổng diện tích (ha)

Trên các hiện trạng

Chè hiện trạng

Hiện trạng khác

 

Tổng cộng

3.500

3.500

 

1

Thanh Chương

1.850

1.850

 

2

Anh Sơn

1.000

1.000

 

3

Con Cuông

300

300

 

4

Kỳ Sơn

350

350

 

b) Hiện trạng đất vùng quy hoạch phân theo tầng tầng dày, độ dốc

TT

Địa bàn huyện

Tổng diện tích (ha)

Tân theo tầng dày

Phân theo độ dốc

50-70 cm

70-100 cm

< 80

8 - 150

1

Thanh Chương

1.850

1.635

215

150

1.700

2

Anh Sơn

1.000

917

83

160

840

3

Con Cuông

300

250

50

150

150

4

Kỳ Sơn

350

350

 

 

350

 

Tổng cộng

3.500

3.152

348

460

3.040

2. Tiến độ đầu tư phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng CNC trong sản xuất chè

Căn cứ vào điều kiện đất đai và khả năng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, dự kiến tiến độ đầu tư sản xuất vùng nông nghiệp ứng dụng CNC trong sản xuất chè trên địa bàn tỉnh đến 2020 như sau:

ĐVT: Ha

TT

Địa bàn huyện

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Thanh Chương

150

350

500

800

1.100

1.300

1.550

1.850

2

Anh Sơn

100

200

300

400

500

600

800

1.000

3

Con Cuông

30

70

100

150

200

300

300

300

4

Kỳ Sơn

30

70

100

150

200

300

350

350

 

Tổng

310

690

1.000

1.500

2.000

2.500

3.000

3.500

3. Dự kiến kết quả sản xuất

a) Dự kiến kết quả sản xuất theo tiến độ năm

TT

Hạng mục

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Tổng DT

310

690

1.000

1.500

2.000

2.500

3.000

3.500

2

DTKD (ha)

310

690

1.000

1.500

2.000

2.500

3.000

3.500

3

Năng suất dự kiến (tạ/ha)

200

200

200

250

250

250

250

250

4

Sản lượng (tấn)

6.200

13.800

20.000

37.500

50.000

62.500

75.000

87.500

b) Dự kiến kết quả sản xuất theo địa bàn quy hoạch đến 2020

TT

Địa bàn huyện

Tổng diện tích (ha)

Diện tích

KD (ha)

năng suất

(tạ/ha)

Sản lượng

(tấn)

1

Thanh Chương

1.850

1.850

250

46.250

2

Anh Sơn

1.000

1.000

250

25.000

3

Con Cuông

300

300

250

7.500

4

Kỳ Sơn

350

350

250

8.750

 

Tổng cộng

3.500

3.500

250

87.500

III. Giải pháp thực hiện quy hoạch

1. Giải pháp về khoa học công nghệ

Nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến (công nghệ sinh học, công nghệ cơ giới hóa, công nghệ tưới,...) trong nước và thế giới để đầu tư phát triển sản xuất chè theo quy trình ứng dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng, từng địa phương với hiệu quả cao và bền vững; trong đó cần chú ý:

a) Về giống: Các vùng chè ứng dụng công nghệ cao thuộc các huyện Thanh Chương, Anh Sơn và Con Cuông sử dụng giống chè LDP1, LDP2 là 2 giống chủ lực; ở Kỳ Sơn sử dụng giống chè đặc sản Shan tuyết như LD97, TB 14,...

b) Thủy lợi tưới: Tuỳ vào điều kiện cụ thể của các vùng sản xuất và khả năng để đầu tư xây dựng hệ thống hồ đập để cung cấp nguồn nước tưới và giữ ẩm; hệ thống giếng khoan; hệ thống ống dẫn để tưới cho các vùng chè và áp dụng hình thức tưới phù hợp, hiệu quả, như : Tưới thấm, tưới phun mưa,...

c) Ứng dụng cơ giới hóa: Tùy theo điều kiện, mức độ tập trung quy mô diện tích của mỗi vùng sản xuất và khă năng đầu tư để từng bước áp dụng các loại máy móc, thiết bị có công suất tương ứng, phù hợp, như: máy hái chè, máy phun thuốc, vận chuyển,...

d) Khuyến nông, chuyển giao tiến bộ KHKT: Tăng cường tập huấn, chuyển giao tiên bộ khoa học kỹ thuật, quy trình ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường để người sản xuất chè từng bước ứng dụng vào sản xuất.

2. Giải pháp về cơ chế chính sách

a) Thực hiện hỗ trợ cho người sản xuất, các doanh nghiệp vùng quy hoạch theo các chính sách hiện hành của nhà nước.

b) Chính sách đất đai: Cho thê đất lâu dài đối với những nơi đủ điều kiện theo chính sách hiện hành để các doanh nghiệp yên tâm ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất và có biện pháp bổ sung dinh dưỡng cho đất.

c) Ngoài chính sách chung của nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất chè cần chủ động ban hành các chính sách hỗ trợ, đầu tư và khuyến khích nông dân phát triển sản xuất ứng dụng CNC nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích lâu dài giữa doanh nghiệp và người trồng chè.

3. Giải pháp về thị trường và xúc tiến đầu tư

a) Giữ vững và duy trì tốt các thị trường truyền thống của chè Nghệ An, xúc tiến mở rộng các thị trường tiềm năng khác; tăng cường liên kết liên doanh với các doanh nghiệp kinh doanh chè trong nước; tiếp tục đầu tư xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh quảng bá sản phẩm tổ chức giới thiệu sản phẩm chè Nghệ An ra thị trường thế giới.

b) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội chợ để kêu gọi, thu hút các tổ chức, cá nhân vào liên doanh, liên kết phát triển sản xuất chè CNC và đầu tư các cơ sở chế biến theo quy hoạch được duyệt.

4. Nâng cao năng lực chế biến

Đến năm 2020, chè ứng dụng công nghệ cao đạt diện tích kinh doanh 3.500 ha, với sản lượng ước khoảng 87.500 tấn; chè công nghiệp 9.500 ha, diện tích kinh doanh 8.500 ha với sản lượng ước 110.500 tấn; tổng sản lượng chè búp tươi toàn tỉnh đến năm 2020 ước đạt 198.000 tấn, nhu cầu công suất chế biến tương đương 750 tấn/ngày; với mức dự phòng 15%, tổng công suất chế biến cần phải có là 860 tấn/ngày.

Hiện tại công suất chế biến chè toàn tỉnh theo thiết kế là 425 tấn/ngày, thực tế chế biến là 413 tấn/ngày. Như vậy, để đảm bảo khả năng chế biến hết nguyên liệu chè búp tươi sản xuất ra, cần bổ sung thêm công suất chế biến 450 tấn/ngày. Trong đó: Tiếp tục nâng cấp công suất các xưởng chế biến hiện có từ 425 tấn/ngày lên 574 tấn/ngày và đầu tư xây dựng mới thêm 24 xưởng chế biến với tổng công suất 288 tấn/ngày (công suất mỗi xưởng 12 tấn/ngày).

5. Giải pháp về đầu tư

a) Khái toán vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư: 604.282 triệu đồng.

- Đầu tư sản xuất chè: 84.000 triệu đồng.

- Máy hái chè: 18.900 triệu đồng.

- Chế biến: 238.000 triệu đồng.

- Giao thông: 89.000 triệu đồng.

- Thủy lợi: 110.182 triệu đồng.

- Điện: 24.200 triệu đồng.

- Khuyến nông: 10.000 triệu đồng.

- Đầu tư khác (khoảng 5%): 30.000 triệu đồng. b) Nguồn vốn đầu tư:

Tổng vốn: 604.282 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách hỗ trợ theo chính sách hiện hành 53.000 triệu đồng, chiếm 8,7%

- Vốn của các doanh nghiệp sản xuất chè: 304.120 triệu đồng, chiếm 50,2%

- Vốn vay: 107.680 triệu đồng, chiếm 18,1%

- Vốn tự có của người sản xuất 139.482 triệu đồng, chiếm 23,0%

6. Danh mục các dự án ưu tiên

a) Các dự án phát triển chè ứng dụng công nghệ cao tại các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông và Kỳ Sơn.

b) Các dự án đầu tư, xây dựng mới, nâng cấp các cơ sở chế biến phục vụ vùng chè ứng dụng công nghệ cao trong vùng nguyên liệu của mình đã được phê duyệt.

IV. Tổ chức chỉ đạo thực hiện và quản lý quy hoạch

1. Phương thức tổ chức thực hiện quy hoạch

Việc tổ chức thực hiện quy hoạch phải tuân thủ quy hoạch của nhà nước, theo hình thức là:

a) Các doanh nghiệp sản xuất chè liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức sản xuất và thu mua nguyên liệu chè thông qua hợp đồng kinh tế.

b) Các doanh nghiệp sản xuất chè có thể thuê đất để tổ chức sản xuất ở những nơi đủ điều kiện cho thuê để xây dựng mô hình trình diễn, tổ chức sản xuất.

2. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan

a) Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Sau khi quy hoạch được phê duyệt, có trách nhiệm thông báo để các địa phương, đơn vị và các tổ chức cá nhân biết để thực hiện quy hoạch.

- Quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch; hướng dẫn các địa phương, đơn vị tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Kịp thời tham mưu UBND tỉnh xây dựng và điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách; giải quyết các vướng mắc đảm bảo thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt có hiệu quả.

- Tổ chức nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy trình sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao để làm căn cứ thực hiện.

b) Các Sở, ban ngành liên quan:

Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong tổ chức thực hiện quy hoạch; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành, điều chỉnh bổ sung các cơ chế chính sách giải quyết các vướng mắc để thực hiện quy hoạch có hiệu quả.

c) UBND các huyện trong vùng quy hoạch

- Chủ trì triển khai thực hiện quy hoạch và quản lý việc thực hiện quy hoạch thuộc địa bàn quản lý một cách có hiệu quả.

- Chỉ đạo các các Phòng ban liên quan, UBND các xã trong vùng quy hoạch và các doanh nghiệp sản xuất chè tổ chức sản xuất, liên doanh, liên kết và chỉ đạo người sản xuất chè đảm bảo chỉ tiêu diện tích; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao; hướng dẫn người sản xuất chè tổ chức sản xuất, bao tiêu sản phẩm, đảm bảo hài hòa lợi ích của người sản xuất và doanh nghiệp nhằm phát triển vùng nguyện liệu ổn định, bền vững.

- Thực hiện công tác lập hồ sơ, thủ tục giải phóng mặt bằng đối với những nơi cho công ty sản xuất chè thuê đất.

d) Các Doanh nghiệp sản xuất chè:

- Cùng với các huyện, đơn vị liên quan thuộc phạm vi quy hoạch thông báo đến các xã, thôn xóm có diện tích bố trí đất trồng chè ứng dụng CNC.

- Bám sát quy hoạch vùng nguyên liệu được phê duyệt để cùng Chính quyền các địa phương, các ngành chỉ đạo, hướng dẫn người sản xuất tổ chức trồng, chăm sóc, thu mua và chế biến. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, xây dựng dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất chè trong vùng nguyên liệu của đơn vị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện. Đồng thời đầu tư cho nông dân vay vốn, vật tư phân bón, tổ chức sản xuất và cung ứng giống, hướng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao,…Ký kết hợp đồng thu mua bao tiêu sản phẩm cho người trồng chè theo đúng tinh thần Quyết định số 80/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm quản lý tốt vùng nguyên liệu, không để xảy ra tình trạng tranh chấp nguyên liệu giữa các doanh nghiệp. Đảm bảo giá hợp lý, tương đương với giá chè nguyên liệu trên thị trường (cùng thời điểm), nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các bên liên quan.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các huyện trong vùng quy hoạch thực hiện tốt quy hoạch này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Viết Hồng