Quyết định 442/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt, giai đoạn 2013 – 2015 trên địa bàn tỉnh Điện Biên”
Số hiệu: | 442/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Điện Biên | Người ký: | Phạm Xuân Kôi |
Ngày ban hành: | 26/06/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 442/QĐ-UBND |
Điện Biên, ngày 26 tháng 06 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “GIÁO DỤC 5 TRIỆU BÀ MẸ NUÔI, DẠY CON TỐT, GIAI ĐOẠN 2013 - 2015” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bình đẳng giới ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 19 tháng 05 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt, giai đoạn 2010 - 2015”;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt, giai đoạn 2010 - 2015 trên địa bàn tỉnh Điện Biên”.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “GIÁO DỤC 5 TRIỆU BÀ MẸ NUÔI, DẠY CON TỐT", GIAI ĐOẠN 2013-2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Kèm theo Quyết định số 442/QĐ-UBND ngày 26/6/2013 của UBND tỉnh)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nâng cao sự hiểu biết và cung cấp kiến thức, kỹ năng nuôi, dạy trẻ giúp cho các bà mẹ có con dưới 16 tuổi nắm vững kiến thức, kỹ năng nuôi, dạy con tốt, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, bệnh tật, tử vong ở trẻ em; hạn chế tình trạng trẻ em ở độ tuổi vị thành niên vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội, góp phần cùng toàn xã hội thực hiện đầy đủ hơn quyền trẻ em, thực hiện xây dựng gia đình "No ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc".
- Tăng cường công tác phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và cộng đồng nhằm hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động của Đề án đạt hiệu quả, mục đích đề ra.
- Tạo điều kiện cho trẻ vị thành niên được tiếp cận các kiến thức về sức khoẻ sinh sản và giáo dục kỹ năng sống để có khả năng tự đối mặt với các khó khăn trong cuộc sống.
- Huy động được sự tham gia của các thành viên trong gia đình, sự tham gia của cộng đồng trong việc hỗ trợ nuôi, dạy trẻ.
- Nhằm chuyển biến nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em vị thành niên.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2015, công tác "Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt" giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh đạt được kết quả sau:
- Xây dựng, duy trì, nhân rộng câu lạc bộ gia đình hạnh phúc.
- Từ 60% trở lên bà mẹ có con dưới 16 tuổi được tập huấn hướng dẫn kiến thức khoa học, thực hành đúng về nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi; trong đó có ít nhất 50% bà mẹ áp dụng thực hiện có hiệu quả.
- Có ít nhất 40% trẻ vị thành niên được tiếp cận các kiến thức về sức khoẻ sinh sản và giáo dục kỹ năng để đối mặt với các khó khăn trong cuộc sống, góp phần giảm tỷ lệ nạo, phá thai ngoài ý muốn ở trẻ em gái vị thành niên; hạn chế trẻ em dưới 16 tuổi bị nhiễm, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- 100% Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp được cung cấp tài liệu hướng dẫn cho huấn luyện viên chủ chốt, cẩm nang cho cộng tác viên và tài liệu truyền thông cho cộng đồng.
- 100% cán bộ phong trào của Hội Liên hiệp Phụ nữ các các, cán bộ chủ chốt Hội phụ nữ cơ sở được tập huấn, cung cấp thông tin hướng dẫn sử dụng tài liệu truyền thông về các nội dung nuôi, dạy con tốt.
- 60% trở lên các bà mẹ được tham gia các buổi truyền thông, tư vấn, tập huấn, biết cách chia sẻ, thu hút sự tham gia của các ông bố trong việc hỗ trợ các bà mẹ nuôi, dạy con.
- Có ít nhất 30% ông bố trong gia đình có con dưới 16 tuổi được tiếp cận với các kiến thức về nuôi và dạy con, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình thông qua tư vấn, sinh hoạt câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc tại cộng đồng.
II. ĐỐI TƯỢNG
1. Đối trượng
- Trực tiếp: Các bà mẹ có con dưới 16 tuổi và trẻ em dưới 16 tuổi.
- Gián tiếp:
+ Các ông bố trong gia đình có con dưới 16 tuổi;
+ Các thành viên trong gia đình có con dưới 16 tuổi trực tiếp chăm sóc trẻ em;
+ Cán bộ, hội viên phụ nữ;
+ Các tổ chức có liên quan và người dân trong cộng đồng.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Các nội dung chính
- Khảo sát kiến thức, thái độ hành vi về nuôi, dạy con của các bà mẹ có con dưới 16 tuổi tại các xã.
- Xây dựng tài liệu tập huấn và tài liệu truyền thông, tổ chức tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở về:
+ Các kiến thức về nuôi con theo khoa học (dinh dưỡng cho trẻ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, sức khỏe dinh dưỡng bà mẹ khi mang thai, phòng chống các bệnh thông thường ở trẻ em...).
+ Phương pháp dạy con (đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi; giáo dục trẻ vị thành niên; giáo dục giới tính, tình ban, tình yêu; phòng tránh các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật; phòng chống lạm dụng tình dục trẻ em; giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên...).
+ Quyền và nghĩa vụ của trẻ em và việc bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của trẻ.
- Tổ chức các khóa đào tạo và xây dựng mô hình điểm nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ Hội các cấp và cộng tác viên cơ sở.
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng (thông qua mạng lưới cộng tác viên, sinh hoạt CLB, chi, tổ phụ nữ...) về nuôi, dạy con, vận động cộng đồng tích cực hỗ trợ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Thực hiện phối hợp liên ngành trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em bao gồm: hỗ trợ kỹ thuật; lồng ghép với các chương trình, dự án sẵn có của địa phương thực hiện Đề án; tác động lên chính đối tượng của một số ngành liên quan (cán bộ y tế, nông dân, thanh niên, giáo viên, công chức, học sinh, trẻ em ở cộng đồng...).
- Theo dõi, giám sát, đánh giá và điều phối việc thực hiện Đề án, đồng thời làm tốt chức năng tham gia phản biện xã hội nhằm bảo đảm các hoạt động của Đề án theo đúng mục tiêu và thời gian đề ra.
- Tổ chức hội thảo, trao đổi chia sẻ kết quả thực hiện Đề án, đồng thời vận động nguồn lực nhằm duy trì các kết quả đạt được của Đề án.
- Sơ, tổng kết quá trình triển khai thực hiện đề án, báo cáo kết quả về Ban điều hành đề án TW, UBND tỉnh.
2. Nội dung hoạt động từng năm
2.1. Năm 2013:
Hội LHPN tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Y tế tổ chức triển khai thực hiện.
2.1.1. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tại tỉnh:
2.1.2. Họp Ban chỉ đạo và tổ thư ký giúp việc để giới thiệu, định hướng hoạt động của Đề án, triển khai kế hoạch hoạt động của tỉnh.
2.1.3. Chỉ đạo điểm 2 xã huyện Mường Ảng (Ẳng Nưa, Ẳng Cang).
2.1.4. Khảo sát về kiến thức, thái độ, hành vi và nhu cầu về nuôi, dạy con của các ông bố bà mẹ có con dưới 16 tuổi những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con trong gia đình tại 2 xã.
- Đối tượng khảo sát: 100 ông bố, bà mẹ có con dưới 16 tuổi, 10 đại diện lãnh đạo ban, ngành, đoàn thể, 10 trẻ em vị thành niên, gồm các hoạt động:
+ Phiếu khảo sát
+ Thảo luận nhóm
+ Phỏng vấn sâu
- Thời gian thực hiện: 6 ngày (3 ngày/ xã)
2.1.5. Tập huấn tại tỉnh:
- Số lượng: 1 lớp; 30 học viên/ lớp.
- Đối tượng: Thành viên BCĐ; cán bộ chủ chốt Hội LHPN các huyện, thị, thành phố.
- Thời gian: 2 ngày/lớp
- Nội dung: Quán triệt các nội dung thực hiện đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt”, tập huấn một số kiến thức, phương pháp nuôi dạy trẻ và các kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên...
2.1.6. Tập huấn cho tuyên truyền viên chủ chốt 02 xã điểm huyện Mường Ảng (Ẳng Nưa, Ẳng Cang).
- Số lượng: 2 lớp; 50 học viên/ lớp.
- Đối tượng: Các báo cáo viên, tuyên truyền viên chủ chốt cơ sở, chi hội trưởng Phụ nữ, chủ nhiệm các CLB.
- Thời gian: 3 ngày/lớp
- Nội dung: Quán triệt thực hiện đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tôt”, các kiến thức, kỹ năng nuôi, dạy con tốt nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, bệnh tật, tử vong ở trẻ em. Kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên...
2.1.7. Chọn cử các tuyên truyền viên giỏi tham dự liên hoan tuyên truyền viên giỏi về nội dung nuôi, dạy con tốt 14 tỉnh điểm do TW tổ chức tại Hà Nội năm 2013.
2.1.8. Sơ kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện đề án năm 2013, báo cáo kết quả thực hiện đề án Ban điều hành đề án TW, UBND tỉnh.
2.2. Năm 2014:
Hội LHPN tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Hội nông dân, Tỉnh đoàn Thanh niên tổ chức triển khai thực hiện.
2.3.1. Thực hiện phối hợp liên ngành trong công tác tư vấn chăm sóc và giáo dục trẻ em, khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho trẻ em dưới 06 tuổi.
- Thành phần: Y tế, Phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên…
- Đối tượng: Trẻ em dưới 6 tuổi.
- Địa điểm: Mỗi huyện 2 xã, 2 ngày/xã.
2.3.2. Tập huấn cho báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở tại các huyện, thị, thành phố
- Nội dung: Các kiến thức cơ bản về nuôi, dạy con theo khoa học và áp dụng thực hiện.
- Số lượng: 9 lớp x 50 học viên/ lớp.
- Đối tượng: Chủ tịch, Phó chủ tịch, chi hội trưởng phụ nữ các cơ sở.
- Thời gian: 3 ngày/lớp.
2.2.3. Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá và điều phối việc thực hiện Đề án, nhằm bảo đảm các hoạt động của Đề án theo đúng mục tiêu và thời gian đề ra.
- Thời gian: 2 lần/năm (6 tháng đầu năm và cuối năm).
- Thành phần: Ban Chỉ đạo Đề án.
2.2.4. Tổ chức hội thảo, trao đổi chia sẻ kết quả thực hiện Đề án, đồng thời vận động nguồn lực nhằm nhân rộng các kết quả đạt được của Đề án và xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm tiếp theo.
- Số lượng: 50 người.
- Thời gian: 1 ngày.
- Thành phần: Ban Chỉ đạo, Đại diện các ngành liên quan, Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố.
2.2.5. In ấn và cấp phát các loại tài liệu:
- Về nuôi trẻ: Cách chăm sóc bà mẹ khi mang thai; chăm sóc trẻ sơ sinh; cách nuôi trẻ dưới 5 tuổi; các bệnh thường gặp ở trẻ em và cách phòng chống; trẻ em và sự phát triển của trẻ.
- Về dạy trẻ: Các nguyên tắc trong giáo dục trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội và phòng chống tội phạm ở tuổi vị thành niên; giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên...
- Các loại tài liệu tuyên truyền: Hỏi đáp về nuôi con theo khoa học, sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên...
+ Đối tượng: Các cơ sở Hội và các chi tổ phụ nữ, các CLB;
+ Số lượng: 2.200 cuốn.
2.2.6. Tổ chức giao lưu - chia sẻ kinh nghiệm các CLB nuôi, dạy con tốt
- Số lượng: 50 người.
- Thời gian: 1 ngày.
- Địa điểm: Tại tỉnh.
- Thành phần: Đại diện các CLB hoạt động tốt.
2.2.7. Tiếp tục các hoạt động tuyên truyền trên thông tin đại chúng như: Đài phát thanh truyền hình tỉnh, huyện, chương trình phát thanh của xã.
- Tỉnh, huyện: 10-15 phút/lần/tháng.
- Xã: 10-15 phút/lần/tháng.
2.3. Năm 2015:
Hội LHPN tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Y tế tổ chức triển khai thực hiện.
2.3.1.Tiếp tục các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn thành lập các câu lạc bộ “gia đình hạnh phúc”; câu lạc bộ “nuôi, dạy con tốt”, xây dựng mô hình “người cha tốt của con”.
- Số lượng: mỗi xã có từ 01 mô hình, 5 CLB trở lên, thành viên /1CLB: không hạn chế.
- Thành phần: Phụ nữ, nam giới có con dưới 16 tuổi, sống cùng tổ dân phố, thôn, bản.
2.3.2. Tập huấn cho các đối tượng bà mẹ về phương pháp nuôi dạy con tốt; tổ chức các cuộc hướng dẫn thực hành cho các bà mẹ về nuôi con theo khoa học gắn với kinh nghiệm truyền thống về nuôi con
- Số lượng: 9 lớp 30 người/lớp (mỗi huyện, thị, thành 01 lớp).
- Thời gian: 1 ngày/ huyện.
- Đối tượng: Chủ nhiệm các CLB.
- Địa điểm: Tại các huyện, thị xã, thành phố.
2.3.3. Tổ chức hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến các bà mẹ nuôi, dạy, con tốt tại tỉnh.
- Thành phần: Thành viên CLB.
- Số lượng: 50 người.
- Thời gian: 1 ngày.
- Địa điểm: Tại tỉnh.
2.3.4. Tham dự hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến các bà mẹ nuôi, dạy, con tốt trong cả nước.
- Thành phần: Đại biểu tiên tiến của tỉnh.
- Địa điểm: Tại Hà Nội.
- Số lượng: 7 người.
2.3.5. Khảo sát đầu ra kiến thức, thái độ, hành vi về nuôi, dạy con của các ông bố bà mẹ có con dưới 16 tuổi để làm cơ sở đánh giá hiệu quả của đề án
- Đối tượng khảo sát: 100 ông bố, bà mẹ có con dưới 16 tuổi, 10 đại diện lãnh đạo ban, ngành, đoàn thể, 10 trẻ em vị thành niên
- Địa điểm: 01 xã/ huyện.
- Thời gian: 02 ngày/xã.
- Người thực hiện: 02 người.
2.3.6. Tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện đề án và định hướng hoạt động tiếp theo.
- Thành phần: BCĐ Đề án, các huyện, thị, thành Hội và các thành viên liên quan.
- Số lượng: 50 người.
- Thời gian: 1 ngày.
- Địa điểm: Tại tỉnh
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Nguồn kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo quy định hiện hành (có dự toán kinh phí chi tiết hàng năm kèm theo).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện: (2013 - 2015)
2. Phân công trách nhiệm
a. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh đoàn Thanh niên và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành mình tổ chức triển khai thực hiện Đề án; Thực hiện sự chỉ đạo của Ban điều hành của TW, BCĐ của tỉnh, thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo với Ban chỉ đạo tỉnh tổng hợp báo cáo TW. Hằng năm xây dựng Kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Kế hoạch này.
b. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm bảo đảm ngân sách Nhà nước cấp hàng năm để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; ban hành văn bản hướng dẫn về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án; phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án;
c. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương triển khai thực hiện Đề án trên cơ sở hướng dẫn của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các Sở, ban, ngành liên quan./.
PHỤ LỤC
DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ ÁN "GIÁO DỤC 5 TRIỆU BÀ MẸ NUÔI, DẠY CON TỐT" GIAI ĐOẠN 2013-2015
(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND, ngày /6/2013của UBND tỉnh)
STT |
NỘI DUNG |
THÀNH TIỀN |
I |
Năm 2013 |
49.680.000 |
1 |
Thành lập BCĐ triển khai nội dung Đề án : 1/2 ngày gồm 32 người tại tỉnh |
1.700.000 |
- |
Tiền chè nước cho đại biểu: 5.000 x 32 người |
160.000 |
- |
Tiền phô tô tài liệu: 10.000đ/bộ x 32 bộ |
320.000 |
- |
Tiền văn phòng phẩm: 10.000đ x 32 người |
320.000 |
- |
Thuê máy chiếu |
500.000 |
- |
Tiền Ma két |
400.000 |
2 |
Khảo sát: xã Ảng Cang + Ảng Nưa huyện Mường ảng |
5.600.000 |
+ |
Phiếu khảo sát: 150 bộ |
2.100.000 |
- |
Tiền biên soạn 200.000 người x 3 người x 3 ngày |
1.800.000 |
- |
Tiền in ấn phiếu khảo sát: 2.000đ/bộ x 150 bộ |
300.000 |
+ |
Đi khảo sát: 3 người trong 6 ngày (Hội PN tỉnh 2 người + PN huyện 1 người) |
3.500.000 |
- |
Vé xe: 100.000đ/người/2 lượt x 2 người |
200.000 |
- |
Thuê phòng ngủ: 150.000đ/người x 5 tối x 2 người |
1.500.000 |
- |
Lưu trú: 150.000đ/người/ngày x 2 người x 6 ngày |
1.800.000 |
3 |
Tập huấn cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh 30 người x 2 ngày |
5.020.000 |
- |
Tiền chè nước: 10.000đ x 31 người x 2 ngày |
620.000 |
- |
Văn phòng phẩm: 10.000đ x 30 người |
300.000 |
- |
Tiền Ma két 400.000đ/ cái |
400.000 |
- |
Tiền giảng viên: 4 buổi x 500.000đ/1 buổi |
2.000.000 |
- |
Tiền văn phòng phẩm cho giảng viên + lớp học: |
300.000 |
- |
Thuê máy chiếu 2 ngày x 500.000đ/ngày |
1.000.000 |
- |
Chi tiền làm thêm giờ cho BTC lớp tập huấn: 2 người x 100.000đ x 2 ngày |
400.000 |
4 |
Tập huấn cho 2 xã: 50 người x 2 lớp x 3 ngày/lớp |
35.460.000 |
- |
Tiền chè nước cho học viên, giảng viên: 10.000đ x 51 người x 3 ngày x 2 lớp |
3.060.000 |
- |
Tiền phô tô tài liệu: 15.000đ x 100 bộ |
1.500.000 |
- |
Tiền văn phòng phẩm: 10.000đ x 100 bộ |
1.000.000 |
- |
Tiền thuê hội trường + Tăng âm loa đài: 700.000đ x 3 ngày x 2 lớp |
4.200.000 |
- |
Tiền Ma két 300.000đ/ lớp x 2 lớp |
600.000 |
- |
Thuê máy chiếu 3 ngày x 500.000đ/ngày x 2 lớp |
3.000.000 |
- |
Tiền giảng viên: 500.000đ/buổi x 6 buổi x 2 lớp |
6.000.000 |
- |
Tiền văn phòng phẩm cho giảng viên + lớp học: 300.000đ x 2 lớp |
600.000 |
- |
Tiền ăn đại biểu không lương: 60 người x 60.000 đ/người x 3 ngày |
10.800.000 |
- |
Tiền lưu trú cho giảng viên: 150.000 đ/ngày/người x 3 ngày x 2 lớp |
900.000 |
- |
Tiền ngủ cho giảng viên: 150.000 đ/tối/người x 4 tối x 2 lớp |
1.200.000 |
- |
Tiền đi lại cho giảng viên: 100.000 đ/2 lượt/người x 2 lớp |
200.000 |
- |
Tiền làm thêm giờ cho BTC: 2 người x 200.000đ x 3 ngày x 2 lớp |
2.400.000 |
5 |
Hội nghị Sơ kết : 30 người tại tỉnh trong 1/2 ngày |
1.900.000 |
- |
Chè nước 30 người x 5.000 |
150.000 |
- |
Tài liệu 30 bộ x 15.000 |
450.000 |
- |
Văn phòng phẩm 30 người x 10.000 |
300.000 |
- |
Tiền Ma két 1 cái x 500.000 |
500.000 |
- |
Thuê máy chiếu |
500.000 |
II |
Năm 2014 |
567.475.000 |
1 |
Tập huấn 9 lớp: 50 người x 9 lớp x 3 ngày/lớp |
161.370.000 |
- |
Tiền chè nước cho học viên, giảng viên: 10.000đ x 51 người x 3 ngày x 9 lớp |
13.770.000 |
- |
Tiền phô tô tài liệu: 15.000đ x 450 bộ |
6.750.000 |
- |
Tiền văn phòng phẩm: 10.000đ x 450 bộ |
4.500.000 |
- |
Tiền thuê hội trường + Tăng âm loa đài: 700.000đ x 3 ngày x 9 lớp |
18.900.000 |
- |
Tiền Ma két 300.000đ/ lớp x 9 lớp |
2.700.000 |
- |
Thuê máy chiếu 3 ngày x 500.000đ/ngày x 9 lớp |
13.500.000 |
- |
Tiền giảng viên: 1.000.000đ/ngày x 3 ngày x 9 lớp |
27.000.000 |
- |
Tiền văn phòng phẩm cho giảng viên + lớp học: 200.000đ x 9 lớp |
1.800.000 |
- |
Tiền ăn đại biểu không lương: 300 người x 60.000 đ/người x 3 ngày |
54.000.000 |
- |
Tiền lưu trú cho giảng viên: 150.000 đ/ngày/người x 5 ngày x 9 lớp |
6.750.000 |
- |
Tiền ngủ cho giảng viên: 150.000 đ/tối/người x 4 tối x 9 lớp |
5.400.000 |
- |
Tiền đi lại cho giảng viên: 100.000 đ/2 lượt/người x 9 lớp |
900.000 |
- |
Tiền làm thêm giờ cho BTC: 1 người x 200.000đ x 3 ngày x 9 lớp |
5.400.000 |
2 |
Kiểm tra, giám sát |
3.500.000 |
- |
Vé xe: 100.000đ/người/2 lượt x 2 người |
200.000 |
- |
Thuê phòng ngủ: 150.000đ/người x 5 tối x 2 người |
1.500.000 |
- |
Lưu trú: 150.000đ/người/ngày x 2 người x 6 ngày |
1.800.000 |
3 |
Hội thảo : 50 người tại tỉnh trong 1 ngày |
2.250.000 |
- |
Chè nước 50 người x 10.000 |
500.000 |
- |
Tài liệu 50 bộ x 15.000 |
750.000 |
- |
Tiền Ma két 1 cái x 500.000 |
500.000 |
- |
Thuê máy chiếu |
500.000 |
4 |
In cẩm nang + tờ rơi |
200.675.000 |
- |
in 4.027 cẩm nang nuôi dạy trẻ x 25.000đ/cuốn |
100.675.000 |
- |
in 10.000 tờ rơi x 10.000 đ/tờ |
100.000.000 |
5 |
Chi tuyên truyền |
199.680.000 |
- |
Trên đài PTTH tỉnh: 1 lần/tháng x 12 lần x 500.000đ/lần |
6.000.000 |
- |
Trên đài PTTH huyện: 1 lần/tháng x 12 lần x 9 huyện, thị x 300.000đ/lần |
32.400.000 |
- |
Trên đài PT xã: 4 lần/tháng x 12 tháng x 112 xã, phường x 30.000đ/lần |
161.280.000 |
III |
Năm 2015: |
97.830.000 |
1 |
Tập huấn 9 lớp: 30 người x 9 lớp x 1 ngày/lớp |
52.290.000 |
- |
Tiền chè nước cho học viên, giảng viên: 10.000đ x 31 người x 1 ngày x 9 lớp |
2.790.000 |
- |
Tiền phô tô tài liệu: 15.000đ x 270 bộ |
4.050.000 |
- |
Tiền văn phòng phẩm: 10.000đ x 270 bộ |
2.700.000 |
- |
Tiền thuê hội trường + Tăng âm loa đài: 700.000đ x 1 ngày x 9 lớp |
6.300.000 |
- |
Tiền Ma két 300.000đ/ lớp x 9 lớp |
2.700.000 |
- |
Thuê máy chiếu 1 ngày x 500.000đ/ngày x 9 lớp |
4.500.000 |
- |
Tiền giảng viên: 1.000.000đ/ngày/người x 9 lớp |
9.000.000 |
- |
Tiền văn phòng phẩm cho giảng viên + lớp học: 200.000đ x 9 lớp |
1.800.000 |
- |
Tiền ăn đại biểu không lương: 150 người x 60.000 đ/người x 1 ngày |
9.000.000 |
- |
Tiền lưu trú cho giảng viên: 150.000 đ/ngày/người x 3 ngày x 9 lớp |
4.050.000 |
- |
Tiền ngủ cho giảng viên: 150.000 đ/tối/người x 2 tối x 9 lớp |
2.700.000 |
- |
Tiền đi lại cho giảng viên: 100.000 đ/2 lượt/người x 9 lớp |
900.000 |
- |
Tiền làm thêm giờ cho BTC: 1 người x 200.000đ x 1 ngày x 9 lớp |
1.800.000 |
2 |
Hội nghị biểu dương : 50 người tại tỉnh trong 1 ngày |
5.000.000 |
- |
Chè nước 50 người x 10.000 |
250.000 |
- |
Tài liệu 50 bộ x 15.000 |
750.000 |
- |
Văn phòng phẩm 50 người x 10.000 |
500.000 |
- |
Tiền Ma két 1 cái x 500.000 |
500.000 |
- |
Thuê hội trường 1 ngày x 2.500.000đ |
2.500.000 |
- |
Thuê máy chiếu 1 ngày x 500.000đ/ngày |
500.000 |
3 |
Tham dự hội nghị điển hình tiên tiến toàn quốc |
30.000.000 |
4 |
Khảo sát đầu ra: xã Ảng Cang + Ảng Nưa huyện Mường ảng |
5.540.000 |
+ |
Phiếu khảo sát: 120 bộ |
2.040.000 |
- |
Tiền biên soạn 200.000 người x 3 người x 3 ngày |
1.800.000 |
- |
Tiền in ấn phiếu khảo sát: 2.000đ/bộ x 120 bộ |
240.000 |
+ |
Đi khảo sát: 2 người trong 6 ngày |
3.500.000 |
- |
Vé xe: 100.000đ/người/2 lượt x 2 người |
200.000 |
- |
Thuê phòng ngủ: 150.000đ/người x 5 tối x 2 người |
1.500.000 |
- |
Lưu trú: 150.000đ/người/ngày x 2 người x 6 ngày |
1.800.000 |
5 |
Tổng kết : 50 người tại tỉnh trong 1 ngày |
5.000.000 |
- |
Chè nước 50 người x 10.000 |
250.000 |
- |
Tài liệu 50 bộ x 15.000 |
750.000 |
- |
Văn phòng phẩm 50 người x 10.000 |
500.000 |
- |
Tiền Ma két 1 cái x 500.000 |
500.000 |
- |
Thuê hội trường 1 ngày x 2.500.000đ |
2.500.000 |
- |
Thuê máy chiếu 1 ngày x 500.000đ/ngày |
500.000 |
Cộng 3 năm |
714.985.000 |
Quyết định 704/QĐ-TTg năm 2019 về Kế hoạch tổng kết Nghị quyết 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 Ban hành: 07/06/2019 | Cập nhật: 11/06/2019
Quyết định 704/QĐ-TTg năm 2017 về xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Phú Yên Ban hành: 25/05/2017 | Cập nhật: 29/05/2017
Quyết định 704/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 12/05/2014 | Cập nhật: 31/05/2014
Quyết định 704/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án Đổi mới quản trị doanh nghiệp theo thông lệ kinh tế thị trường Ban hành: 11/06/2012 | Cập nhật: 13/06/2012
Quyết định 704/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt (giai đoạn 2010 - 2015) Ban hành: 19/05/2010 | Cập nhật: 24/05/2010
Quyết định 704/QĐ-TTg năm 2008 về việc tặng Cờ thi đua của Chính phủ Ban hành: 04/06/2008 | Cập nhật: 10/06/2008