Quyết định 438/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Số hiệu: 438/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre Người ký: Cao Tấn Khổng
Ngày ban hành: 12/03/2008 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Bưu chính, viễn thông, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 438/QĐ-UBND

Bến Tre, ngày 12 tháng 3 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2007 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến năm 2020” với nội dung chính như sau:

1. Quan điểm, mục tiêu của quy hoạch.

a) Quan điểm phát triển Công nghệ thông tin (CNTT).

CNTT phải trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là công cụ quan trọng hàng đầu đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là yếu tố có ý nghĩa chiến lược làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực quản lý, giá trị gia tăng phát triển.

Ưu tiên phát triển nhanh, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đồng bộ và khai thác hạ tầng hiệu quả, tạo cơ sở cho thúc đẩy cạnh tranh, phát huy mọi nguồn lực, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển CNTT trong môi trường công bằng, minh bạch với những cơ chế phù hợp mang tính đặc thù của tỉnh, gắn với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; lồng ghép trong các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng - an ninh.

b) Mục tiêu phát triển.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:

Hạ tầng kỹ thuật CNTT: 100% các xã, phường được kết nối mạng Internet; 100% các cơ quan Đảng, Nhà nước và các trường THPT đều có mạng LAN, kết nối Internet; 100% các cơ quan có hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) quản lý chuyên ngành.

Ứng dụng CNTT: 100% đơn vị tra cứu, khai thác các văn bản quy phạm pháp luật qua mạng, ứng dụng đồng bộ các phần mềm dùng chung, các chương trình hỗ trợ quản lý và điều hành tác nghiệp; 100% các cơ quan đơn vị thực hiện thành thạo việc trao đổi thông tin qua mạng. Tất cả cán bộ công chức làm việc trên máy vi tính đều có hộp thư điện tử; 100% doanh nghiệp kết nối Internet, khai thác mạng thông tin trên mạng và hệ thống thư điện tử; 50% doanh nghiệp thực hiện các giao dịch điện tử.

Phát triển Công nghiệp CNTT: thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển công nghiệp sản xuất phần mềm, công nghiệp nội dung.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:

100% các cơ quan có hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý chuyên ngành; 100% các trường THPT, các cơ sở y tế đều có mạng LAN và kết nối Internet. Xây dựng và khai thác ứng dụng có hiệu quả hệ thống CSDL; 100% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh được kết nối mạng WAN;

100% doanh nghiệp ứng dụng các chương trình quản lý tài chính, nhân sự và khai thác thông tin trên mạng; 60 - 70% doanh nghiệp có Website và 100% doanh nghiệp tham gia giao dịch thương mại điện tử.

Mục tiêu cụ thể đến 2020:

Hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin của tỉnh, bao gồm mạng viễn thông công cộng và mạng chuyên dụng.

100% xã phường, thị trấn được đầu tư máy tính và được triển khai ứng dụng các chương trình phần mềm đồng bộ với các cơ quan đơn vị các cấp.

Trên 80% doanh nghiệp có Website và 100% doanh nghiệp tham gia giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

2. Nội dung quy hoạch.

a) Định hướng phát triển.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng:

Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT một cách toàn diện đảm bảo cho việc phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quốc phòng an ninh.

Mở rộng tuyến cáp quang kết nối hầu hết phường, xã, đảm bảo 100% phường, xã được trang bị máy tính, mạng LAN.

Nâng cấp và phát triển Trung tâm CNTT đủ mạnh, đáp ứng tốt việc triển khai các ứng dụng tích hợp, quản trị an ninh hệ thống thông tin của tỉnh.

Triển khai thành công các dịch vụ cơ bản của Chính phủ điện tử tại tỉnh.

+ Ứng dụng CNTT:

Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT nhằm thực hiện: Chính phủ điện tử, cơ quan điện tử, công dân điện tử, doanh nghiệp điện tử, phát triển TMĐT, trường học điện tử, bệnh viện điện tử.

+ Phát triển nguồn nhân lực:

Thúc đẩy các quan hệ hợp tác với các đơn vị đào tạo trong và ngoài nước xây dựng các cơ sở đào tạo CNTT đạt trình độ tiên tiến trong nước và khu vực. Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ ứng dụng và phát triển CNTT theo hướng hội nhập và đạt trình độ quốc tế.

Tăng cường căn cứ pháp lý cho xã hội hóa đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức các cơ sở đào tạo CNTT nhằm đa dạng hóa các loại hình và quy mô đào tạo.

+ Phát triển công nghiệp CNTT:

Công nghiệp CNTT trở thành công nghiệp mũi nhọn, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Từng bước đầu tư vào dây chuyền công nghiệp hiện đại, đặc biệt là những khâu quyết định.

Ưu tiên hướng xuất khẩu đặc biệt là công nghiệp phần cứng và hoạt động gia công sản phẩm phần mềm.

Phát triển công nghiệp phần mềm chú trọng công nghiệp nội dung phục vụ cho tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

b) Quy hoạch ứng dụng CNTT.

+ Ứng dụng CNTT tại các cơ quan Đảng và Nhà nước:

Ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước tạo điều kiện phát huy tối đa tiềm năng của con người, nâng cao hiệu quả công tác, thúc đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính. Trên cơ sở đó, triển khai ứng dụng đồng bộ các phần mềm có hiệu quả cho tất cả các cơ quan đơn vị từ cấp huyện đến cấp tỉnh: trang bị phần mềm, hệ thống thông tin hỗ trợ điều hành và tác nghiệp, các trang tin điện tử và hệ thống thư điện tử, hệ thống các dịch vụ công và các cơ sở dữ liệu. Đặc biệt chú trọng đối với khu vực thị xã, các khu công nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh.

+ Ứng dụng CNTT phát triển sản xuất, kinh doanh:

Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc ứng dụng và khai thác CNTT: tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa thực tiễn và vai trò động lực của CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho triển khai ứng dụng CNTT phục vụ quản lý và sản xuất, quảng bá thương hiệu, sản phẩm và xúc tiến thương mại, điều khiển, đo lường, quản lý chất lượng. Đặc biệt chú trọng ứng dụng các giải pháp quản lý tổng thể nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và quản lý, chăm sóc khách hàng (CRM).

+ Ứng dụng CNTT trong giáo dục:

Ứng dụng CNTT nhằm tăng cường quản lý giáo dục, hỗ trợ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu; đẩy mạnh giáo dục kiến thức tin học trong nhà trường, phát triển mạng thông tin giáo dục, tăng cường giao tiếp giữa gia đình và nhà trường, giữa xã hội và ngành giáo dục. Phát triển hệ thống đào tạo từ xa.

+ Ứng dụng CNTT trong y tế:

Phổ cập tin học cho cán bộ, công chức và tăng biên chế cán bộ chuyên trách CNTT cho ngành, đặc biệt là trong các bệnh viện, trạm xá và các cơ sở y tế.

Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và điều hành nghiệp vụ chuyên khoa, phát triển hệ thống thông tin y tế (mạng thông tin y tế, hệ thống các CSDL về y tế, dịch vụ y tế từ xa).

+ Ứng dụng CNTT nâng cao dân trí và đời sống văn hóa cộng đồng:

Phổ cập tin học cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy quá trình xã hội hoá đào tạo CNTT; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin trong cộng đồng nhằm khai thác các dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

Khuyến khích các doanh nghiệp dịch vụ viễn thông mở rộng mạng lưới và năng lực phục vụ, đáp ứng đủ nhu cầu kết nối và khai thác dịch vụ của người dân với giá rẻ; thực hiện các chương trình máy tính giá rẻ nhằm đưa máy tính đến với mọi gia đình, mọi người dân.

c) Quy hoạch phát triển hạ tầng CNTT giai đoạn 2007 - 2015.

+ Phát triển hệ thống máy tính và các mạng cục bộ (LAN).

Xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc nâng cấp, bổ sung và xây dựng mới các hệ thống mạng LAN của các cơ quan đơn vị từ cấp huyện đến cấp tỉnh. Tiếp tục nâng cấp và đầu tư đồng bộ hệ thống máy tính, mạng LAN cho tất cả các cơ quan đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp phường, xã, đảm bảo đủ điều kiện hạ tầng cho phát triển cơ quan, đơn vị điện tử và chính quyền điện tử.

+ Kết nối Internet băng thông rộng cho các đơn vị trong tỉnh.

Triển khai kết nối Internet băng thông rộng đến 100% xã, phường, thị trấn đáp ứng mọi yêu cầu kết nối của mọi thành phần xã hội trên địa bàn tỉnh.

+ Xây dựng trung tâm an ninh mạng, xây dựng mạng chuyên dụng của tỉnh. Giai đoạn 2007 - 2010:

Xây dựng mạng cáp quang kết nối trực tiếp tất cả các cơ quan Đảng, chính quyền cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã. Cho phép kết nối tất cả các cơ quan đơn vị từ cấp huyện trực tiếp vào mạng chuyên dụng bằng cáp quang. Các cơ quan đơn vị cấp thị trấn, xã, phường sẽ kết nối bằng các công nghệ khác nhau (Leased line, xDSL (đường thuê bao số loại X, không dây) với mô hình mạng riêng ảo (VPN).

Giai đoạn 2011 - 2015:

Phát triển mạng chuyên dụng đến cấp xã, phường. Các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khác sẽ truy cập vào mạng thông tin của tỉnh để khai thác thông tin, sử dụng các dịch vụ công phục vụ phát triển.

Xây dựng Trung tâm an ninh mạng:

Trong giai đoạn 2007 - 2015, xây dựng trung tâm trực tiếp chịu sự quản lý của Sở Bưu chính, Viễn thông tỉnh Bến Tre.

d) Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT giai đoạn 2007 -2015.

+ Phát triển nhân lực CNTT tại các cơ quan trong hệ thống chính trị. Giai đoạn 2007 - 2010:

Tổ chức các chương trình đào tạo thiết thực, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng ứng dụng và khai thác CNTT cho cán bộ, công chức theo các mức độ và lĩnh vực chuyên trách khác nhau: chương trình phổ cập tin học văn phòng và khai thác Internet; chương trình kỹ thuật viên quản trị mạng, quản trị website; chương trình thiết kế, quản trị và bảo mật các hệ thống. Đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo CNTT (CIO);

Đến năm 2010, 100% cơ quan đơn vị từ cấp huyện, thị trở lên có đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT. Trong đó, đối với các cơ quan đơn vị cấp tỉnh cần có ít nhất 01 cao đẳng hoặc đại học, 03 trung cấp hoặc kỹ thuật viên CNTT. Đối với cấp huyện, thị cần có ít nhất 01 cao đẳng, 02 trung cấp hoặc kỹ thuật viên CNTT.

Giai đoạn 2011 - 2015:

Chú trọng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT tại tất cả các cơ quan; 100% cơ quan đơn vị từ cấp tỉnh, huyện, thị cần có cán bộ lãnh đạo CNTT.

+ Nâng cấp hệ thống trường, trung tâm, cơ sở đào tạo CNTT.

Đến năm 2015 giảng dạy chính khóa trong 100% trường. Đảm bảo tất cả các trường từ THPT trở lên đều có cán bộ kỹ thuật chuyên trách, đảm bảo cho việc triển khai ứng dụng và vận hành hiệu quả hệ thống máy tính. Nghiên cứu và xây dựng hệ thống các chương trình quản lý giáo dục, hỗ trợ giảng dạy, phát triển hệ thống đào tạo từ xa.

Rà soát các chương trình đào tạo về CNTT hiện có, cập nhật và biên soạn các chương trình đào tạo về CNTT, tăng tỷ lệ thực hành ở các môn học CNTT; có chế độ thích hợp cho từng loại cơ sở đào tạo.

Xây dựng chính sách khuyến khích và thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế về đào tạo nhằm mở rộng quy mô và đa dạng hoá các loại hình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT.

Nâng cấp và xây dựng mới một số cơ sở đào tạo chất lượng cao đáp ứng nhu cầu về nhu cầu nhân lực CNTT.

+ Xây dựng Trung tâm CNTT.

Chịu trách nhiệm hỗ trợ và quản lý kỹ thuật đối với mạng diện rộng của tỉnh. Góp phần thúc đẩy công tác tuyên truyền, phổ cập, nâng cao trình độ CNTT cho cán bộ, công chức và các đối tượng khác trong toàn tỉnh; đào tạo nguồn nhân lực CNTT chuyên nghiệp, chuyên môn sâu, chất lượng cao, đào tạo CIO và hợp tác đào tạo chuyên gia; hỗ trợ cho các dự án CNTT của tỉnh; cung cấp dịch vụ CNTT cho các cơ quan đơn vị, các doanh nghiệp.

đ) Quy hoạch phát triển công nghiệp CNTT giai đoạn 2007 - 2015.

Tích cực chuẩn bị nguồn nhân lực, kích thích thị trường ứng dụng, khai thác các điều kiện để hình thành và phát triển công nghiệp CNTT trên địa bàn tỉnh. Trong đó, chú trọng công nghiệp nội dung và công nghiệp phần mềm.

Có chính sách bảo hộ quyền tác giả và sở hữu trí tuệ để đảm bảo các phát minh, sáng chế phần mềm không bị vi phạm bản quyền, sao chép lậu.

e) Ban hành chính sách CNTT.

Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về CNTT theo đúng nguyên tắc “Năng lực quản lý phải theo kịp sự phát triển”; khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc triển khai ứng dụng và phát triển CNTT.

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp CNTT và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung cơ sở hạ tầng sẵn có, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của cả ngành CNTT và truyền thông.

3. Vốn đầu tư.

a) Tổng vốn đầu tư phân theo các dự án.

+ Giai đoạn 2008 - 2010:

(Đơn vị: tỷ đồng)

STT

Nội dung

2008

2009

2010

Tổng

01

ƯD CNTT trong CQ Đảng, chính quyền

8,01

10,05

7,50

26,01

02

ƯD CNTT trong DN phục vụ SXKD

7,50

9,00

12,50

29,00

03

ƯD CNTT trong cộng đồng

10,00

10,00

11,00

31,00

04

Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT của tỉnh

7,50

7,50

6,50

21,50

05

Phát triển CN phần cứng, phần mềm, nội dung và dịch vụ

3,00

3,00

5,00

11,00

06

Phát triển nguồn lực CNTT

3,00

3,80

3,70

10,50

07

Ban hành chính sách về CNTT

0,50

0,50

0,50

1,50

Tổng

39,51

44,30

46,70

130,51

+ Giai đoạn 2008 - 2010:

(Đơn vị: tỷ đồng)

STT

Nội dung

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng

01

ƯD CNTT trong CQ Đảng, chính quyền

10,50

10,90

11,90

12,30

13,40

59,00

02

ƯD CNTT trong DN phục vụ SXKD

3,60

4,30

5,30

6,30

7,50

27,00

03

ƯD CNTT trong cộng đồng

4,50

5,70

5,90

7,10

8,30

31,50

04

Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT của tỉnh

6,40

6,70

8,10

9,20

10,60

41,00

05

Phát triển CN phần cứng, phần mềm, nội dung và dịch vụ

3,50

4,20

5,30

6,50

7,50

27,00

06

Phát triển nguồn lực CNTT

5,50

6,00

7,00

8,00

9,00

35,50

07

Ban hành chính sách về CNTT

0,20

0,30

0,20

0,30

0,50

1,50

Tổng

34,20

38,10

43,70

49,70

56,80

222,50

b) Tổng vốn đầu tư phân theo nguồn vốn.

+ Giai đoạn 2008 - 2010:

(Đơn vị: tỷ đồng)

STT

Nội dung

NSTW

NSĐP

HTLD

TPKT

Tổng

01

ƯD CNTT trong CQ Đảng, chính quyền

23,10

3,00

0,00

0,00

26,01

02

ƯD CNTT trong DN phục vụ SXKD

1,50

0,50

9,50

17,50

29,00

03

ƯD CNTT trong cộng đồng

13,00

6,50

2,00

9,50

31,00

04

Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT của tỉnh

8,00

4,00

3,50

6,00

21,50

05

Phát triển CN phần cứng, phần mềm, nội dung và dịch vụ

1,50

0,50

4,00

5,00

11,00

06

Phát triển nguồn lực CNTT

4,00

2,50

1,50

2,50

10,50

07

Ban hành chính sách về CNTT

1,00

0,50

0,00

0,00

1,50

Tổng

52,10

17,50

20,50

40,50

130,51

+ Giai đoạn 2011 - 2015:

(Đơn vị: tỷ đồng)

STT

Nội dung

NSTW

NSĐP

HTLD

TPKT

Tổng

01

ƯD CNTT trong CQ Đảng, chính quyền

35,00

24,00

0,00

0,00

59,00

02

ƯD CNTT trong DN phục vụ SXKD

1,50

0,50

9,00

16,00

27,00

03

ƯD CNTT trong cộng đồng

14,00

4,00

4,00

9,50

31,50

04

Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT của tỉnh

16,00

7,00

6,00

12,00

41,00

05

Phát triển CN phần cứng, phần mềm, nội dung và dịch vụ

1,50

0,50

7,00

18,00

27,00

06

Phát triển nguồn lực CNTT

12,00

3,50

5,00

15,00

35,50

07

Ban hành chính sách về CNTT

1,00

0,50

0,00

0,00

1,50

Tổng

81,00

40,00

31,00

70,00

222,50

Điều 2. Giao Sở Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, tổng hợp và thường xuyên báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Bến Tre và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Cao Tấn Khổng