Quyết định 438/QĐ-TCT năm 2017 Quy trình quy định về trình tự thủ tục xác minh tình trạng hoạt động, thông báo công khai thông tin, xử lý và khôi phục mã số thuế đối với người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế
Số hiệu: 438/QĐ-TCT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế Người ký: Bùi Văn Nam
Ngày ban hành: 05/04/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thuế, phí, lệ phí, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 438/QĐ-TCT

Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC XÁC MINH TÌNH TRẠNG HOẠT ĐỘNG, THÔNG BÁO CÔNG KHAI THÔNG TIN, XỬ LÝ VÀ KHÔI PHỤC MÃ SỐ THUẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI NỘP THUẾ KHÔNG HOẠT ĐỘNG TẠI ĐỊA CHỈ ĐÃ ĐĂNG KÝ VỚI CƠ QUAN THUẾ.

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20/11/2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ các văn bản pháp Luật về thuế GTGT và thuế TNDN hiện hành;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;

Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;

Căn cứ Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tàì chính hướng dẫn về đăng ký thuế;

Căn cứ Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính và các văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế;

Căn cứ Quyết định số 2351/QĐ-TCT ngày 11/12/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế một cửa tại cơ quan thuế.

Để đảm báo quyền lợi của người nộp thuế cũng như ngăn chặn các hiện tượng lợi dụng chiếm đoạt tiền thuế;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Thanh tra Tổng cục Thuế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình quy định về trình tự thủ tục xác minh tình trạng hoạt động, thông báo công khai thông tin, xử lý và khôi phục mã số thuế đối với người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 1006/QĐ- TCT ngày 13/6/2006 của Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy chế xác định, thông báo và xử lý về thuế đối với cơ sở kinh doanh bỏ địa chỉ kinh doanh và thay thế mục III phần II Quy trình kiểm tra hoá đơn ban hành kèm theo Quyết định số 1403/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

Điều 3. Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Bùi Văn Nam

 

QUY TRÌNH

QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC XÁC MINH TÌNH TRẠNG HOẠT ĐỘNG, THÔNG BÁO CÔNG KHAI THÔNG TIN, XỬ LÝ VÀ KHÔI PHỤC MÃ SỐ THUẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI NỘP THUẾ KHÔNG HOẠT ĐỘNG TẠI ĐỊA CHỈ ĐÃ ĐĂNG KÝ VỚI CƠ QUAN THUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 438/QĐ-TCT ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Mục đích

1.1. Tăng cường công tác xác minh của cơ quan thuế đối với người nộp thuế có dấu hiệu cần xác minh để xác định người nộp thuế còn hoạt động hay không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; lập biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký (nếu người nộp thuế còn hoạt động) hoặc lập biên bản xác minh và thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

1.2. Để đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế cũng như ngăn chặn các hiện tượng lợi dụng chiếm đoạt tiền thuế.

2. Phạm vi áp dụng

2.1. Quy trình này quy định về trình tự thủ tục xác minh tình trạng hoạt động, thông báo công khai thông tin, xử lý và khôi phục mã số thuế đối với người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế

2.2. Người nộp thuế trong quy trình này là các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính (gọi tắt là TT 95/2016/TT-BTC).

3. Đối tượng áp dụng

Quy trình này áp dụng cho Cơ quan thuế trực tiếp quản lý đối với người nộp thuế, người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế.

4. Các bộ phận tham gia thực hiện quy trình

4.1. Bộ phận kê khai và kế toán thuế (Bộ phận KK&KTT), Bộ phận đăng ký thuế: Phòng kê khai và kế toán thuế tại Cục Thuế; Đội kê khai - kế toán thuế và tin học tại Chi cục Thuế.

4.2. Bộ phận kiểm tra: Phòng kiểm tra thuế tại Cục Thuế; Đội Kiểm tra thuế tại Chi Cục Thuế.

4.3. Bộ phận hành chính văn thư, Bộ phận quản lý ấn chỉ: Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ, phòng hành chính – lưu trữ, phòng quản lý ấn chỉ tại Cục Thuế; Đội Hành chính - Nhân sự - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ tại Chi cục Thuế.

4.4. Bộ phận tuyên truyền hỗ trợ: Phòng tuyên truyền hỗ trợ tại Cục Thuế, Đội tuyên truyền hỗ trợ tại Chi cục Thuế.

4.5. Bộ phận quản lý nợ: Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế, Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục Thuế.

4.6. Bộ phận quản lý các khoản thu về đất: Phòng Quản lý các khoản thu về đất tại Cục Thuế, Đội Quản lý thu trước bạ và thu khác

4.7. Bộ phận Quản lý thuế thu nhập cá nhân: Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế, Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế.

4.8. Đội thuế liên phường, xã, thị trấn tại Chi cục Thuế.

Phần II

NỘI DUNG QUY TRÌNH

1. Các trường hợp cần xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký.

1.1. Quá thời hạn người nộp thuế không nộp hồ sơ khai thuế:

a) Căn cứ vào thời hạn theo quy định, nếu quá thời hạn người nộp thuế không nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo thuế, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thì trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp hồ sơ nêu trên hoặc thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo thuế, Bộ phận KK&KTT phải lập và gửi Thông báo mẫu số 18/QTr - KK ban hành kèm theo Quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (gọi tắt là Quyết định số 879/QĐ-TCT) yêu cầu người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo thuế, báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn trong Thông báo ấn định thời hạn cuối cùng người nộp thuế phải nộp cho cơ quan thuế là 05 ngày kể từ ngày phát hành Thông báo lần 1. Thông báo được gửi cho người nộp thuế qua đường bưu chính theo địa chỉ đã đăng ký hoạt động, địa chỉ email và tài khoản giao dịch thuế điện tử của người nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, địa chỉ thư điện tử mà người nộp thuế đã đăng ký kê khai, nộp thuế điện tử.

b) Sau 05 (năm) ngày làm việc kể từ thời điểm Bộ phận KK&KTT gửi Thông báo lần 1, người nộp thuế vẫn chưa nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo thuế, báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn, Bộ phận KK&KTT tiếp tục gửi Thông báo lần 2 qua cổng thông tin điện tử và qua đường bưu chính.

c) Sau 05 (năm) ngày làm việc kể từ thời điểm gửi Thông báo lần 2, người nộp thuế vẫn chưa nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo thuế, báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn, Bộ phận KK&KTT lập Phiếu đề nghị giải quyết mẫu số 01/QTr-TTr ban hành kèm theo Quy trình này, chuyển Bộ phận kiểm tra để thực hiện xác minh thực tế hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký.

1.2. Người nộp thuế không nhận văn bản của cơ quan thuế gửi qua bưu điện:

Các văn bản của cơ quan thuế (Quyết định, Văn bản, Thông báo...) gửi cho người nộp thuế qua đường bưu điện nhưng bưu điện trả lại do không có người nhận hoặc do địa chỉ không tồn tại, văn bản của Bộ phận nào thì bộ phận đó (ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ của ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày nhận được hồ sơ trả lại của bưu điện) phải lập Phiếu đề nghị giải quyết mẫu số 01/QTr-TTr ban hành kèm theo Quy trình này chuyển Bộ phận kiểm tra để thực hiện xác minh tại địa chỉ đã đăng ký của người nộp thuế.

1.3. Cơ quan thuế nhận được thông tin bằng văn bản do các tổ chức, cá nhân cung cấp về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký:

Bộ phận hành chính văn thư khi nhận được văn bản do các tổ chức, cá nhân và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp thông tin về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký: thực hiện thủ tục đăng ký văn bản “đến” (đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi ngày nhận hồ sơ của cơ quan thuế, số lượng hồ sơ nhận) và chuyển ngay trong ngày nhận được văn bản đến hoặc chậm nhất là đầu giờ của ngày làm việc tiếp theo cho Bộ phận kiểm tra để tiến hành xác minh tại địa chỉ đã đăng ký của người nộp thuế.

1.4. Người nộp thuế là đơn vị chủ quản (thuộc một trong các trường hợp đang tiến hành xác minh thực tế tình trạng hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo quy định điểm 1.1, 1.2, 1.3 mục này) có đơn vị trực thuộc thì:

Cơ quan thuế quản lý đơn vị chủ quản (Bộ phận kiểm tra) phải thông báo cho đơn vị trực thuộc về việc đơn vị chủ quản được nhận diện không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo mẫu số 26/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC chậm nhất trong 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày phát sinh các trường hợp phải thực hiện xác minh thực tế hoạt động của người nộp thuế là đơn vị chủ quản tại địa chỉ đã đăng ký để cảnh báo cho đơn vị trực thuộc được biết. Trường hợp đơn vị chủ quản và đơn vị trực thuộc khác cơ quan thuế quản lý trực tiếp, thì Thông báo đồng thời phải gửi cho cơ quan thuế quản lý đơn vị trực thuộc.

1.5. Người nộp thuế đã làm thủ tục chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi đi nhưng quá thời hạn theo quy định không đến làm thủ tục tại cơ quan thuế nơi đến theo quy định tại Thông tư số 95/2016/TT-BTC. Bộ phận đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi đến căn cứ hồ sơ chuyển địa điểm của cơ quan thuế chuyển đi và thời hạn quy định để lập Phiếu đề nghị giải quyết chuyển Bộ phận kiểm tra để thực hiện xác minh nếu người nộp thuế không làm thủ tục đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi đến.

1.6. Người nộp thuế không có thông tin phản hồi, không thực hiện các văn bản của cơ quan thuế:

Các văn bản của cơ quan thuế (Quyết định, Văn bản, Thông báo...) gửi cho người nộp thuế qua đường bưu điện nhưng không có thông tin phản hồi, không thực hiện thì sau 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản, văn bản của Bộ phận nào thì Bộ phận đó lập Phiếu đề nghị giải quyết mẫu số 01/QTr-TTr ban hành kèm theo Quy trình này chuyển Bộ phận kiểm tra để thực hiện xác minh tại địa chỉ đã đăng ký của người nộp thuế.

1.7. Các trường hợp khác: (nếu cần phải xác minh).

2. Xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký.

2.1. Bộ phận kiểm tra:

a) Thành lập Tổ xác minh bao gồm từ 02 (hai) công chức trở lên (hoặc 01 (một) công chức Bộ phận kiểm tra, 01 (một) công chức bộ phận đề nghị xác minh) để thực hiện xác minh, trình lãnh đạo Cục Thuế (Chi cục Thuế) ký giấy giới thiệu đến địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế của người nộp thuế và chính quyền địa phương (Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công an trên địa bàn nơi người nộp thuế đăng ký địa chỉ hoạt động kinh doanh) thực hiện xác minh thực tế để xác định người nộp thuế còn hoạt động hay không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. Trường hợp người nộp thuế do Cục Thuế quản lý có địa điểm xa nơi cơ quan thuế đóng trụ sở, Bộ phận kiểm tra có thể đề nghị Chi cục Thuế quản lý địa bàn nơi người nộp thuế đóng trụ sở xác minh theo mẫu số 02/QTr-TTr ban hành kèm theo Quy trình này. Trường hợp người nộp thuế được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp (đang được Ban quản lý các Khu công nghiệp quản lý theo chức năng) thì khi thực hiện xác minh theo yêu cầu có thể phối hợp với Ban quản lý Khu công nghiệp để xác minh.

b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của các bộ phận có liên quan chuyển đến, Tổ xác minh phối hợp với chính quyền địa phương phải hoàn thành xác minh thực tế hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký.

c) Trường hợp kết quả xác minh người nộp thuế còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký: Tổ xác minh lập Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký theo mẫu số 15/BB-BKD ban hành kèm theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC và yêu cầu người nộp thuế ký xác nhận vào Biên bản, đồng thời yêu cầu người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo thuế, báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn và thực hiện nộp đầy đủ các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

d) Trường hợp kết quả xác minh người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký: Tổ xác minh phối hợp với chính quyền địa phương lập Biên bản xác minh trong đó nêu rõ người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo mẫu số 15/BB-BKD ban hành kèm theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC có xác nhận của chính quyền địa phương.

Kết quả xác minh, Bộ phận kiểm tra điền vào Phiếu đề nghị giải quyết, chuyển cho Bộ phận KK&KTT và Bộ phận đã gửi Phiếu đề nghị giải quyết theo mẫu 01 ban hành kèm theo quy trình này trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp kết quả xác minh người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký thì Phiếu đề nghị giải quyết được chuyển cho cả Bộ phận Quản lý ấn chỉ, Bộ phận Quản lý nợ.

2.2. Bộ phận quản lý ấn chỉ:

Căn cứ kết quả xác minh người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký do Bộ phận kiểm tra chuyển đến, Bộ phận quản lý ấn chỉ xác định tình hình sử dụng hóa đơn của người nộp thuế gồm: thông báo phát hành hóa đơn; báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn (nếu có); thông báo kết quả hủy hóa đơn (nếu có); ủy nhiệm lập hóa đơn (nếu có); báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn bao gồm cả hóa đơn ủy nhiệm (nếu có), hóa đơn bị cưỡng chế (nếu có), chuyển Bộ phận kiểm tra trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận Phiếu chuyển đề nghị giải quyết để Bộ phận kiểm tra ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo nội dung Quy trình này.

2.3. Bộ phận quản lý nợ:

Căn cứ kết quả xác minh người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký do Bộ phận kiểm tra chuyển đến, Bộ phận quản lý nợ có trách nhiệm cung cấp thông tin, xác định ngay các khoản thuế còn nợ ngân sách nhà nước tính đến ngày người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, chuyển Bộ phận kiểm tra trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận Phiếu chuyển đề nghị giải quyết để Bộ phận kiểm tra ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo nội dung Quy trình này.

3. Thông báo, cập nhật và công khai thông tin của người nộp thuế không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

3.1. Bộ phận kiểm tra:

a) Căn cứ vào cơ sở dữ liệu về nghĩa vụ thuế, về hoá đơn trên các ứng dụng của ngành Thuế, của Bộ phận Quản lý nợ, Bộ phận quản lý ấn chỉ cung cấp và Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký giữa cơ quan thuế với chính quyền địa phương, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày ghi trên biên bản, Bộ phận kiểm tra dự thảo và trình lãnh đạo cơ quan thuế ký ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo mẫu số 03/QTr-TTr ban hành kèm theo Quy trình này.

b) Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký được gửi bằng đường công văn cho người nộp thuế (theo địa chỉ nhận thông báo thuế đã đăng ký; địa chỉ hộ khẩu thường trú và địa chỉ hiện tại của: người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế, chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng thành viên của công ty hợp danh; địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế đã đăng ký với cơ quan thuế để nộp hồ sơ khai thuế qua mạng (nếu có) và chính quyền địa phương nơi cư trú của người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế) đồng thời gửi cho các bộ phận chức năng (Bộ phận Tuyên truyền hỗ trợ, Bộ phận Kê khai & kế toán thuế, Bộ phận đăng ký thuế, Bộ phận quản lý ấn chỉ, Bộ phận quản lý nợ... thuộc Cục Thuế (Chi cục Thuế)) và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (cơ quan Hải quan; cơ quan đăng ký kinh doanh; Viện Kiểm sát; cơ quan công an; cơ quan quản lý thị trường trên địa bàn; cơ quan cấp giấy phép thành lập và hoạt động) ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ký Thông báo.

Trường hợp cơ quan thuế và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đã có Quy chế trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử, Thông báo được gửi theo quy định tại Quy chế.

Trường hợp người nộp thuế là đơn vị trực thuộc thì Thông báo đồng thời gửi cho đơn vị chủ quản và cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị chủ quản.

Trường hợp người nộp thuế là đơn vị chủ quản có đơn vị trực thuộc thì Thông báo đồng thời gửi cho các đơn vị trực thuộc và cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

3.2. Bộ phận Kê khai và kế toán thuế:

Khi nhận được Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký do Bộ phận kiểm tra chuyển đến, thực hiện cập nhật tình trạng người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký (trạng thái 06) vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế và thực hiện các bước theo hướng dẫn tại điểm 1.1.7, Mục I, phần II Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế ban hành kèm theo Quyết định số 879/QĐ-TCT ngay trong ngày hoặc chậm nhất vào đầu giờ của ngày làm việc tiếp theo.

Trường hợp người nộp thuế là đơn vị chủ quản có các đơn vị trực thuộc thì Bộ phận Kê khai và kế toán thuế cập nhật đồng thời trạng thái không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo trạng thái mã số thuế của đơn vị chủ quản.

3.3. Bộ phận tuyên truyền hỗ trợ:

Khi nhận được Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký do Bộ phận kiểm tra chuyển đến có trách nhiệm thực hiện công khai thông tin lên Website của Cục Thuế và kết nối với Website của Tổng cục Thuế công khai người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký ngay trong ngày hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày hôm sau đồng thời phối hợp với các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình địa phương thông báo công khai nội dung ghi trên Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký để người nộp thuế khác biết phòng ngừa và tránh bị lợi dụng.

3.4. Bộ phận Quản lý ấn chỉ:

Khi nhận được Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký do Bộ phận kiểm tra chuyển đến có trách nhiệm thực hiện cập nhật thông tin vào hệ thống ứng dụng quản lý ấn chỉ về số lượng hóa đơn, chứng từ (loại, mẫu, ký hiệu) còn tồn chưa khai báo sử dụng với cơ quan thuế (theo báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kỳ cuối cùng của người nộp thuế và Thông báo về việc hoá đơn không có giá trị sử dụng của người nộp thuế gửi cơ quan thuế (nếu có) trước khi cơ quan thuế ban hành Thông báo này). Đồng thời, có trách nhiệm thực hiện công khai thông tin lên Website Tra cứu hóa đơn, nội dung thông tin gồm: số thông báo, ngày thông báo, tên người nộp thuế, mã số thuế, địa chỉ, số lượng hóa đơn, chứng từ (loại, mẫu, ký hiệu), ngày hóa đơn hết giá trị sử dụng, nếu người nộp thuế sử dụng từ thời điểm ghi trên Thông báo này về sau thì không có giá trị sử dụng để kê khai thuế, khấu trừ thuế GTGT.

4. Xử lý đối với người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký

4.1. Đối với cơ quan thuế trực tiếp quản lý người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký:

Đồng thời với việc thông báo công khai người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo mục 3 nêu trên, các Bộ phận chức năng có liên quan phải thực hiện thông báo ngay các biện pháp sau, cụ thể:

a) Bộ phận quản lý ấn chỉ:

a1) Không tiếp nhận hồ sơ thông báo phát hành của người nộp thuế đã bị cơ quan thuế thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

a2) Dừng ngay việc bán hoá đơn đối với người nộp thuế (thuộc đối tượng mua hoá đơn của cơ quan thuế) không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký mà không khai báo với cơ quan thuế.

a3) Thông báo cho tổ chức cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử trong trường hợp người nộp thuế thông qua hệ thống trung gian của tổ chức cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử để tổ chức này dừng không lập hoá đơn và truyền cho người mua.

a4) Trường hợp người nộp thuế có uỷ nhiệm cho bên thứ ba lập hoá đơn cho hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ thì phải thông báo ngay cho bên được uỷ nhiệm dừng lập hoá đơn.

a5) Khi nhận được văn bản của Bộ phận kiểm tra hoặc của các cơ quan chức năng chuyển đến kết luận người nộp thuế có sử dụng một số hoá đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hoá đơn thì Bộ phận quản lý ấn chỉ thực hiện đưa lên Website Tra cứu hóa đơn đăng thông tin về các số hoá đơn bất hợp pháp này.

b) Bộ phận quản lý nợ:

b1) Phân loại tiền thuế nợ theo quy trình Quản lý nợ thuế được ban hành kèm theo Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28 tháng 7 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

b2) Áp dụng biện pháp cưỡng chế theo Điều 17 Thông tư số 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, đối với các trường hợp thuộc đối tượng cưỡng chế theo quy định.

c) Bộ phận kiểm tra:

c1) Có văn bản gửi ngân hàng nơi người nộp thuế (không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký) mở tài khoản đề nghị ngân hàng sao kê giao dịch theo các thông tin sau:

Tên Công ty chuyển tiền, Ngân hàng mở TK, số TK, số đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp thanh toán TK mở cùng hệ thống ngân hàng), chi tiết ngày giao dịch, số tiền giao dịch.

c2) Căn cứ kết quả sao kê giao dịch tại ngân hàng tiến hành phân loại người nộp thuế (bên mua) có giao dịch với người nộp thuế không còn hoạt động:

- Trường hợp xác định bên mua có giao dịch với người nộp thuế không còn hoạt động thuộc cơ quan thuế trực tiếp quản lý, Bộ phận kiểm tra căn cứ vào nội dung chuyển tiền thanh toán của bên mua cho người nộp thuế không còn hoạt động, có văn bản gửi bên mua đề nghị giải trình từng lần thanh toán của các số hoá đơn, sau đó đối chiếu lại với báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn của người nộp thuế không còn hoạt động xem các số hoá đơn này đã kê khai và nộp thuế GTGT đầu ra chưa nhằm phát hiện việc sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để tiếp tục thực hiện xử lý các bước tiếp theo liên quan đến hóa đơn bất hợp pháp theo quy định.

- Trường hợp xác định bên mua có giao dịch với người nộp thuế không còn hoạt động thuộc cơ quan thuế khác tỉnh, thành phố. Bộ phận kiểm tra chuyển thông tin giao dịch theo các nội dung nêu trên cho Cục Thuế quản lý bên mua để Cục Thuế đề nghị bên mua giải trình và đối chiếu tiếp theo trình tự nêu trên.

c3) Trường hợp qua kiểm tra cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng có văn bản gửi cơ quan thuế kết luận người nộp thuế có sử dụng một số hoá đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hoá đơn thì Bộ phận kiểm tra, thanh tra thực hiện:

- Chuyển toàn bộ nội dung nêu trên cho Bộ phận quản lý ấn chỉ để đưa lên Website Tra cứu hóa đơn.

- Thống kê, phân loại người nộp thuế đã mua hoá đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hoá đơn theo từng địa phương, có văn bản thông báo đến cơ quan thuế có liên quan để cơ quan thuế quản lý người nộp thuế mua hoá đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hoá đơn biết và xử lý theo quy định.

- Lập văn bản (kèm theo bảng thống kê nêu trên) báo cáo, kiến nghị cơ quan Công an và Viện kiểm sát cùng cấp để các cơ quan này có biện pháp xử lý đối với người nộp thuế bán hoá đơn và người nộp thuế mua hoá đơn bất hợp pháp.

- Áp dụng ngay các biện pháp xử lý người nộp thuế mua, bán hoá đơn bất hợp pháp theo các văn bản hướng dẫn hiện hành.

c4) Các Bộ phận khi tiến hành thanh tra, kiểm tra phát hiện người nộp thuế (người mua) có kê khai khấu trừ, hoàn thuế hoặc hạch toán chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với những số hóa đơn đã phát hành (hoặc mua) nhưng chưa sử dụng nêu tại Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký trong khoảng thời gian từ ngày đầu tiên của tháng đầu quý sau kỳ báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cuối cùng người nộp thuế nộp cho cơ quan thuế trước khi không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký đến trước ngày ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký thì phối hợp xử lý theo hướng dẫn tại điểm 2 công văn số 11797/BTC-TCT ngày 22/8/2014 của Bộ Tài chính. Trường hợp công văn này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

4.2. Đối với Cơ quan thuế có liên quan:

a) Khi nhận được thông báo người nộp thuế là đơn vị chủ quản không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế có các đơn vị trực thuộc trên địa bàn thuộc cơ quan thuế mình quản lý trực tiếp thì Bộ phận Kê khai và kế toán thuế cập nhật trạng thái không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo trạng thái mã số thuế của đơn vị chủ quản. Đồng thời, chuyển thông báo cho các bộ phận có liên quan (Bộ phận kiểm tra, Bộ phận Tuyên truyền hỗ trợ, Bộ phận Quản lý ấn chỉ, Bộ phận Quản lý nợ) để thực hiện các bước theo hướng dẫn tại Quy trình này.

b) Thường xuyên tra cứu thông tin về người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký trên Trang thông tin điện tử của ngành Thuế để nắm được kịp thời các thông tin về người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; các loại hoá đơn đã sử dụng bất hợp pháp và những hoá đơn hết giá trị sử dụng, chưa sử dụng để chỉ đạo các bộ phận chức năng kiểm soát, phát hiện người nộp thuế (người mua) sử dụng hoá đơn này.

c) Khi nhận được thông báo hoặc qua tra cứu thông tin trên Trang thông tin điện tử của ngành Thuế về người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký thấy người nộp thuế (người mua) thuộc cơ quan thuế mình trực tiếp quản lý có giao dịch tại ngân hàng với người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký và sử dụng hoá đơn bất hợp pháp ghi ngày trên hoá đơn từ ngày phát hành thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký về sau, hoặc khi nhận được văn bản thông báo của cơ quan thuế có liên quan và các ngành chức năng chuyển đến kết luận người nộp thuế có sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hoá đơn, Cơ quan thuế phải thực hiện xử lý đối với người mua như sau:

c1) Có biện pháp kiểm tra, xử lý theo quy định.

c2) Thông báo yêu cầu người mua không được kê khai khấu trừ (hoặc hoàn) thuế GTGT đầu vào của những hoá đơn bất hợp pháp, không được hạch toán vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế TNDN đối với số tiền ghi trên hoá đơn bất hợp pháp.

c3) Kiểm tra xác định số thuế GTGT, thuế TNDN mà người mua đã chiếm đoạt của nhà nước thông qua việc sử dụng những hoá đơn bất hợp pháp nêu trên và ra Quyết định thu hồi ngay số tiền thuế đó.

c4) Căn cứ tính chất và mức độ vi phạm của người nộp thuế (người mua), để ra quyết định xử lý về thuế và xử phạt hành vi vi phạm theo quy định; trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì lập hồ sơ đề nghị cơ quan pháp luật điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Khôi phục mã số thuế.

5.1. Trường hợp được khôi phục mã số thuế:

Người nộp thuế ở tình trạng cơ quan thuế đã ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh chưa ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; cơ quan quản lý nhà nước khác chưa ban hành văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương, người nộp thuế có văn bản đề nghị cơ quan thuế khôi phục mã số thuế và cam kết thanh toán các nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước, chấp hành việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

5.2. Xử lý khôi phục mã số thuế và trả kết quả:

5.2.1 Bộ phận hành chính văn thư khi nhận được văn bản do người nộp thuế chuyển đến: thực hiện thủ tục đăng ký văn bản “đến” (đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi ngày nhận hồ sơ của cơ quan thuế, số lượng hồ sơ nhận) và chuyển ngay trong ngày nhận được văn bản đến hoặc chậm nhất là đầu giờ của ngày làm việc tiếp theo cho Bộ phận Kê khai kế toán thuế, đồng thời sao gửi cho các bộ phận liên quan: Quản lý ấn chỉ, Quản lý nợ , Kiểm tra thuế.

5.2.2 Bộ phận Quản lý ấn chỉ:

Khi nhận được văn bản do Bộ phận hành chính văn thư chuyển đến, trong thời hạn 03 ngày làm việc: xác định tình hình sử dụng hoá đơn, xử phạt hành vi vi phạm về hóa đơn (nếu có) của người nộp thuế, chuyển kết quả cho Bộ phận kê khai và kế toán thuế.

5.2.3 Bộ phận Quản lý nợ:

Khi nhận được văn bản do Bộ phận hành chính văn thư chuyển đến, trong thời hạn 03 ngày làm việc: xác định số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có) chuyển kết quả cho Bộ phận kê khai và kế toán thuế.

5.2.4. Bộ phận kiểm tra thuế:

Khi nhận được văn bản do Bộ phận hành chính văn thư chuyển đến, trong thời hạn 05 ngày làm việc: thực hiện xác minh thực tế tại địa chỉ trụ sở kinh doanh của người nộp thuế và lập Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký theo hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế của người nộp thuế (người nộp thuế phải ký xác nhận vào Biên bản), chuyển kết quả cho Bộ phận Kê khai và kế toán thuế.

5.2.5. Bộ phận Kê khai và kế toán thuế:

- Khi nhận được văn bản do Bộ phận hành chính văn thư và các Bộ phận có liên quan chuyển đến, trong thời hạn 03 ngày làm việc: lập danh sách các hồ sơ khai thuế còn thiếu, tình hình sử dụng hoá đơn, số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có), gửi thông báo cho người nộp thuế biết và thực hiện xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế chấp hành đầy đủ các hành vi vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn, nộp đủ số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có), thực hiện:

+ Lập Thông báo khôi phục mã số thuế cho người nộp thuế mẫu số 19/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016, gửi người nộp thuế.

+ In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

+ Thông báo khôi phục mã số thuế cho người nộp thuế được gửi người nộp thuế (theo địa chỉ nhận thông báo thuế đã đăng ký; địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế, chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng thành viên của công ty hợp danh; địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế đã đăng ký với cơ quan thuế để nộp hồ sơ khai thuế qua mạng - nếu có); cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Viện Kiểm sát, cơ quan Công an trên địa bàn; cơ quan cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Thông báo, đồng thời cập nhật trạng thái mã số thuế của người nộp thuế trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Thuế và Chi cục Thuế có trách nhiệm:

- Cập nhật kịp thời, đầy đủ các thông tin về người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký để kịp thời thông báo, đưa lên Trang thông tin điện tử của ngành Thuế và có biện pháp xử lý ngăn chặn hậu quả.

- Trường hợp sau khi đã thông báo lên Website của Cục Thuế và kết nối với Website của Tổng cục Thuế công khai người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, nếu người nộp thuế đến cơ quan thuế khai báo lại thì cơ quan thuế thực hiện theo đúng quy định tại Điều 20

Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế và thực hiện hủy các số hóa đơn không còn giá trị sử dụng tại Thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, theo quy định tại Điều 29 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

2. Quy trình này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế; Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục Thuế các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh căn cứ vào các quy định của Quy trình này để thực hiện. Các nội dung không quy định trong Quy trình này được thực hiện theo các văn bản hiện hành.

3. Trường hợp các văn bản liên quan đề cập tại Quy trình này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

4. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc các đơn vị phản ánh kịp thời về Tổng cục Thuế (qua Vụ Thanh tra) để nghiên cứu báo cáo Tổng cục trưởng sửa đổi, bổ sung Quy trình cho phù hợp./.

 

CƠ QUAN THUẾ
PHÒNG/ĐỘI ....
--------

Mẫu số:01/QTr-TTr
(Ban hành kèm theo Quyết định số 438/QĐ-TCT ngày 05/4/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)

 

PHIẾU ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT

Về việc: Xác minh địa điểm trụ sở của NNT

Kính gửi: Phòng\Đội Kiểm tra Thuế

Căn cứ các quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Kính đề nghị: Phòng\Đội Kiểm tra Thuế thực hiện xác minh địa điểm trụ sở của Công ty ............

Mã số thuế: ............................................................................................................................

Địa chỉ đăng ký kinh doanh với cơ quan thuế:....................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số… ngày cấp … cơ quan cấp

Ngành nghề kinh doanh chính:............................................................................................

Tên người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế: ....................................................

Chức vụ: …; CMND/Hộ chiếu số: ......; Ngày cấp:........ Nơi cấp: .......................................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .........................................................................................

Lý do: (nêu lý do cần xác minh quy định tại Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 438/QĐ- TCT ngày 05/4/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)

Thời hạn trả lời: <5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị này>.

Xin trân trọng cảm ơn và rất mong nhận được sự phối hợp./.

 

 

..., Ngày ... tháng ... năm ...
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN
(Chữ ký)
Họ và tên

 

Phần ghi kết quả giải quyết:

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

 

 

..., ngày ... tháng ... năm ...
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN
(Chữ ký)
Họ và tên

 

 

Mẫu số:02/QTr-TTr
(Ban hành kèm theo Quyết định số 438/QĐ-TCT ngày 05/4/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)

 

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ ....
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ..../CT-....
Về việc: Xác minh địa điểm trụ sở của NNT

......, ngày … tháng … năm …

 

Kính gửi: Chi cục Thuế ......

Căn cứ các quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Căn cứ Quyết định số .../QĐ-TCT ngày .../.../2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình quy định về trình tự thủ tục xác minh tình trạng hoạt động, thông báo công khai thông tin, xử lý và khôi phục mã số thuế đối với người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế.

Đề nghị: Chi cục Thuế ...... thực hiện xác minh địa điểm trụ sở của Công ty ....................

Mã số thuế: ........................................................................................................................

Địa chỉ đăng ký kinh doanh với cơ quan thuế:....................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số… ngày cấp … cơ quan cấp..............................

Ngành nghề kinh doanh chính:............................................................................................

Tên người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế: ....................................................

Chức vụ: …; CMND/Hộ chiếu số: ......; Ngày cấp:........ Nơi cấp:........................................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .......................................................................................

Lý do: (nêu lý do cần xác minh quy định tại Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số .../QĐ- TCT ngày .../.../2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)

Chi cục Thuế thực hiện xác minh, lập Biên bản và gửi về Cục Thuế theo quy định tại Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số .../QĐ-TCT ngày .../.../2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế./.

 

 

..., ngày ... tháng ... năm ...
LÃNH ĐẠO CỤC THUẾ
(Chữ ký, Đóng dấu)
Họ và tên

 

 

Mẫu số:03/QTr-TTr
(Ban hành kèm theo Quyết định số …/QĐ -TCT ngày …/…/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)

 

TỔNG CỤC THUẾ/CỤC THUẾ …
CỤC THUẾ/CHI CỤC THUẾ: …
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/TB-CT(CCT)

......, ngày … tháng … năm …

 

THÔNG BÁO

Về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký

Căn cứ Biên bản xác minh người nộp thuế không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký ngày …. ….,

Cục Thuế (hoặc Chi cục Thuế) …………………., thông báo:...................................

Tên người nộp thuế: ............................................................................................................

Mã số thuế: ..........................................................................................................................

Địa chỉ đăng ký kinh doanh với cơ quan thuế:.....................................................................

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số… ngày cấp … cơ quan cấp...............................

Ngành nghề kinh doanh chính:.............................................................................................

Tên người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế: .....................................................

Chức vụ: …; CMND/Hộ chiếu số: ......; Ngày cấp:........ Nơi cấp:........................................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ........................................................................................

Người nộp thuế nêu trên không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký từ ngày .../.../... <ngày ghi trên biên bản> nhưng không khai báo với cơ quan thuế theo quy định.

1.Tình hình kê khai thuế:.......................................................................................................

2. Tình hình nợ ngân sách nhà nước đến ngày …/…/… như sau:

STT

Loại tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp

Mã Tiểu mục

Số tiền nợ

1

………..

 

 

2

……….

 

 

……….

 

 

 

Tổng cộng

 

 

3. Tình hình sử dụng hoá đơn:

Theo Thông báo phát hành, Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn kỳ … của người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế ngày …/…/…, thông báo kết quả huỷ hoá đơn của người nộp thuế gửi cơ quan thuế ngày…/…/…sau ngày gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kỳ …và trước ngày ban hành Thông báo này (nếu có), người nộp thuế còn tồn các hoá đơn đã phát hành (hoặc mua của cơ quan thuế) nhưng chưa sử dụng như sau:

STT

Tên loại hóa đơn

Ký hiệu mẫu hóa đơn

Ký hiệu hoá đơn

Từ số - đến số

Số lượng

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

……….

 

 

 

 

Các hoá đơn trên không còn giá trị sử dụng từ ngày ban hành thông báo này về sau.

4. Các thông tin khác:

Cục Thuế (Chi cục Thuế)...xin thông báo để các cơ quan, đơn vị có liên quan được biết./.

 

Nơi nhận:
- TTHT, KK&KTT, QLAC, QLN…
- …;
- Lưu: VT, Ktra
(1): Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc thừa ủy quyền theo quy định

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ(1)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

 

Phần II. NỘI DUNG QUY TRÌNH
...
III. KIỂM TRA ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN BỎ ĐỊA CHỈ ĐĂNG KÝ KINH DOANH, TỰ Ý NGHỈ KINH DOANH KHÔNG THÔNG BÁO VỚI CƠ QUAN THUẾ

Bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn kết hợp với chính quyền địa phương nơi tổ chức, cá nhân có dấu hiệu bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh, tự ý nghỉ kinh doanh không thông báo với Cơ quan Thuế tiến hành kiểm tra thực tế và xác định thời điểm bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh, tự ý nghỉ kinh doanh.

Thông báo tổ chức, cá nhân điểm bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh, tự ý nghỉ kinh doanh được lập theo mẫu số 05/KTHĐ ban hành kèm theo quy trình này, Thông báo này được Bộ phận chủ trì kiểm tra hóa đơn chuyển cho bộ phận Quản lý ấn chỉ để nhập vào ứng dụng quản lý hóa đơn.

Xem nội dung VB
Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người nộp thuế là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thực hiện đăng ký doanh nghiệp (đăng ký thuế và đăng ký kinh doanh) tại cơ quan đăng ký kinh doanh (sau đây gọi là Doanh nghiệp).

b) Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác không đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế).

c) Đơn vị sự nghiệp; đơn vị vũ trang; tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, xã hội, xã hội-nghề nghiệp hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật nhưng không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh; tổ chức của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu; hợp tác xã, tổ hợp tác được thành lập và tổ chức hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế).

d) Tổ chức được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền không có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Tổ chức khác).

đ) Tổ chức, cá nhân không phát sinh nghĩa vụ thuế nhưng được hoàn thuế, gồm: Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ có thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo; các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao; Chủ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng, Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA (sau đây gọi là Tổ chức khác).

e) Tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài hành nghề độc lập kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam có thu nhập phát sinh tại Việt Nam (sau đây gọi là nhà thầu nước ngoài) hoặc có phát sinh nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.

g) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài; tổ chức có hợp đồng hoặc văn bản hợp tác kinh doanh với cá nhân nộp thay cho cá nhân (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân khấu trừ nộp thay).

h) Người Điều hành, công ty Điều hành chung, doanh nghiệp liên doanh, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng, hiệp định dầu khí, công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng, hiệp định dầu khí và tổ chức được Chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ tiếp nhận phần được chia của Việt Nam thuộc các mỏ dầu khí tại vùng chồng lấn.

i) Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu) (sau đây gọi là hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh).

k) Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân (trừ cá nhân kinh doanh).

l) Tổ chức và cá nhân khác có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

m) Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập từ tiền lương, tiền công (sau đây gọi là cơ quan chi trả thu nhập).

Xem nội dung VB
Phần II: NỘI DUNG QUY TRÌNH

I. QUY TRÌNH QUẢN LÝ KHAI THUẾ

1. Quản lý tình trạng kê khai thuế của NNT

1.1. Quản lý NNT phải nộp hồ sơ khai thuế

Hàng tháng, trước thời hạn nộp HSKT của NNT, Bộ phận KK&KTT thực hiện tra cứu, rà soát, cập nhật Danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế (Mẫu số 01/QTr-KK) để xác định số lượng HSKT phải nộp và theo dõi, đôn đốc tình trạng kê khai của NNT. Cụ thể như sau:
...
1.1.7. Đối với NNT bỏ địa chỉ kinh doanh hoặc không tìm thấy địa chỉ hoạt động nhưng chưa làm thủ tục chấm dứt hiệu lực MST/MSDN

Bộ phận KK&KTT căn cứ thông tin về NNT bỏ địa chỉ kinh doanh hoặc không tìm thấy địa chỉ hoạt động nhưng chưa chấm dứt hiệu lực MST/MSDN trên hệ thống đăng ký thuế để thực hiện các công việc sau:

- Cập nhật ngày bỏ địa chỉ kinh doanh vào Danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế để tạm dừng việc theo dõi, đôn đốc NNT nộp HSKT.

- Cập nhật ngày chính thức chấm dứt hoạt động vào Danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế đối với NNT khi nhận được thông báo của các bộ phận liên quan xác định đã bỏ địa chỉ kinh doanh để kết thúc việc theo dõi, đôn đốc NNT nộp HSKT.

- Khôi phục lại Danh sách theo dõi NNT phải nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ phận Kiểm tra thuế về tình trạng NNT vẫn đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Thời điểm tiếp tục theo dõi, đôn đốc NNT nộp HSKT được tính kể từ ngày khôi phục lại trạng thái hoạt động của NNT.

Xem nội dung VB
Điều 17. Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế được quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp

1. Đối tượng áp dụng

Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời cho ngân sách nhà nước.

2. Xác minh thông tin

Người có thẩm quyền hoặc được giao quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền tổ chức xác minh thông tin bằng việc yêu cầu các cơ quan ban ngành như Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng bị cưỡng chế đăng ký kinh doanh hoặc nơi cư trú; kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng và các bên liên quan khác cung cấp thông tin liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế đối với đối tượng bị cưỡng chế.

Hành vi bỏ trốn được căn cứ vào các thông tin sau: trường hợp đã được coi là quyết định được giao theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 6 Thông tư này nhưng đối tượng bị cưỡng chế chưa nộp đủ tiền thuế ghi trên quyết định cưỡng chế; đối tượng bị cưỡng chế không hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi đối tượng bị cưỡng chế hoạt động kinh doanh và cơ quan thuế đã kiểm tra, xác định đối tượng bị cưỡng chế không còn hoạt động kinh doanh, bao gồm cả trường hợp giải thể không theo trình tự Luật Doanh nghiệp và đối tượng bị cưỡng chế thay đổi địa điểm đăng ký kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin theo quy định tại Điều 27 Luật quản lý thuế.

Hành vi tẩu tán tài sản được căn cứ vào các thông tin sau: đối tượng bị cưỡng chế thực hiện thủ tục, chuyển nhượng, cho, bán tài sản, giải tỏa, tẩu tán số dư tài khoản một cách bất thường không liên quan đến các giao dịch thông thường trong sản xuất kinh doanh trước khi cơ quan thuế ban hành quyết định cưỡng chế.

3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc cưỡng chế

a) Căn cứ từng trường hợp cụ thể, cơ quan thuế thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để thu đủ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách nhà nước.

b) Thực hiện trình tự, thủ tục theo hướng dẫn tại mỗi biện pháp cưỡng chế đã quy định tại các Điều 11, 12, 13, 14, 15 và Điều 16 Mục 2 Thông tư này.

Xem nội dung VB
2. Về khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với những doanh nghiệp có mua hàng hóa, sử dụng hóa đơn đầu vào trực tiếp của doanh nghiệp và doanh nghiệp trung gian ngừng kinh doanh, bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh có dấu hiệu mua bán hóa đơn bất hợp pháp nhưng chưa có kết luận chính thức của cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng (bao gồm cả trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm trước ngày Bộ Tài chính ban hành công văn số 7527/BTC-TCT), thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 13706/BTC-TCT ngày 15/10/2013 và Công văn số 1752/BTC-CTC ngày 10/2/2014 của Bộ Tài chính: cụ thể đối với một số trường hợp thực hiện như sau:

- Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT thì Cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để tạm dừng kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với các hóa đơn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chờ kết quả chính thức cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp chỉ được thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hóa đơn không có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

- Trường hợp doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT thì cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khấu trừ. Trường hợp doanh nghiệp khẳng định việc mua bán hàng hóa và hóa đơn GTGT đầu vào sử dụng kê khai khấu trừ là đúng quy định thì doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật, đồng thời cơ quan thuế phải thực hiện thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp để kết luận và xử lý vi phạm theo quy định. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra phải thực hiện xác minh, đối chiếu với doanh nghiệp có quan hệ mua bán về một số nội dung.

+ Kiểm tra, xác minh về hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hóa (nếu có); hình thức giao nhận hàng hóa; địa điểm giao nhận hàng hóa; phương tiện vận chuyển hàng hóa; chi phí vận chuyển hàng hóa; chủ sở hữu hàng hóa và nguồn gốc hàng hóa (trước thời điểm giao nhận hàng hóa)

+ Kiểm tra xác minh về thanh toán: Ngân hàng giao dịch; đối tượng nộp tiền vào tài khoản để giao dịch; số lần thực hiện giao dịch; hình thức thanh toán; chứng từ thanh toán.

+ Kiểm tra xác minh về xuất khẩu hàng hóa: Tờ khai hải quan có xác nhận thực xuất của Cơ quan hải quan; chứng từ thanh toán qua ngân hàng; Vận đơn (nếu có).

Qua thanh tra, kiểm tra nếu xác minh được việc mua bán hàng hóa là có thực và đúng với quy định của pháp luật thì giải quyết cho doanh nghiệp được khấu trừ, hoàn thuế GTGT; đồng thời yêu cầu doanh nghiệp cam kết nếu trong các hồ sơ, tài liệu doanh nghiệp xuất trình cho cơ quan Thuế sau này phát hiện có sai phạm, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, có dấu hiệu tội phạm thì lập và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem nội dung VB
Điều 20. Khôi phục mã số thuế

1. Các trường hợp khôi phục mã số thuế

a) Người nộp thuế là tổ chức kinh tế hoặc tổ chức khác bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương, cơ quan thuế đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định, nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương.

b) Người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh ở tình trạng cơ quan thuế đã ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh chưa ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; cơ quan quản lý nhà nước khác chưa ban hành văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương, người nộp thuế có văn bản đề nghị cơ quan thuế khôi phục mã số thuế và cam kết thanh toán các nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước, chấp hành việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

c) Người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế nhưng chưa được cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế, đề nghị được tiếp tục hoạt động trở lại.

d) Cơ quan thuế xác định người nộp thuế không thuộc trường hợp phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế do lỗi của cơ quan thuế.

2. Hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế

a) Trường hợp người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác đề nghị khôi phục mã số thuế do cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương.

Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao không cần chứng thực văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương của cơ quan có thẩm quyền.

b) Trường hợp người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh đề nghị khôi phục mã số thuế sau khi cơ quan thuế có Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký và chưa có Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương của cơ quan nhà nước có liên quan.

Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Trường hợp người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh đề nghị khôi phục mã số thuế đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế nhưng chưa được cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế, người nộp thuế đề nghị được tiếp tục hoạt động trở lại.

Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Xử lý khôi phục mã số thuế và trả kết quả

a) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế của người nộp thuế trong trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này hoặc ngay sau khi phát hiện việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của người nộp thuế sai do lỗi của cơ quan thuế theo qui định tại Điểm d Khoản 2 Điều này, cơ quan thuế thực hiện:

- Lập Thông báo khôi phục mã số thuế mẫu số 19/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này, gửi người nộp thuế.

- In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Cơ quan thuế thực hiện cập nhật trạng thái mã số thuế cho người nộp thuế trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Thông báo khôi phục mã số thuế.

b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế của người nộp thuế trong trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này, cơ quan thuế lập danh sách các hồ sơ khai thuế còn thiếu, tình hình sử dụng hoá đơn, số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có) và thực hiện xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, hoá đơn theo quy định, đồng thời thực hiện xác minh thực tế tại địa chỉ trụ sở kinh doanh của người nộp thuế và lập Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký theo hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế của người nộp thuế (người nộp thuế phải ký xác nhận vào Biên bản), đồng thời người nộp thuế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế, yêu cầu của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế chấp hành đầy đủ các hành vi vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn, nộp đủ số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có), cơ quan thuế thực hiện:

- Lập Thông báo khôi phục mã số thuế cho người nộp thuế mẫu số 19/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này, gửi người nộp thuế.

- In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Thông báo khôi phục mã số thuế cho người nộp thuế được gửi người nộp thuế (theo địa chỉ nhận thông báo thuế đã đăng ký; địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế, chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng thành viên của công ty hợp danh; địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế đã đăng ký với cơ quan thuế để nộp hồ sơ khai thuế qua mạng - nếu có); cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Viện Kiểm sát, cơ quan Công an trên địa bàn; cơ quan cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Thông báo, đồng thời thực hiện cập nhật trạng thái mã số thuế của người nộp thuế trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

c) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế của người nộp thuế trong trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này, cơ quan thuế lập danh sách các hồ sơ khai thuế còn thiếu, tình hình sử dụng hoá đơn, số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có) và thực hiện xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, hoá đơn theo quy định.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế chấp hành đầy đủ các hành vi vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn, nộp đủ số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có), cơ quan thuế thực hiện:

- Lập Thông báo khôi phục mã số thuế cho người nộp thuế mẫu số 19/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này, gửi người nộp thuế.

- In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Cơ quan thuế thực hiện cập nhật trạng thái mã số thuế cho người nộp thuế trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Thông báo khôi phục mã số thuế.

d) Mã số thuế nộp thay sẽ được tự động khôi phục khi mã số thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế cập nhật vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

Xem nội dung VB
Điều 29. Hủy hóa đơn

1. Hóa đơn được xác định đã hủy

- Hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in thừa, in hỏng; các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in được xác định đã hủy xong khi không còn nguyên dạng của bất kỳ một tờ hóa đơn nào hoặc không còn chữ trên tờ hóa đơn để có thể lắp ghép, sao chụp hoặc khôi phục lại theo nguyên bản.

- Hóa đơn tự in được xác định đã hủy xong nếu phần mềm tạo hóa đơn được can thiệp để không thể tiếp tục tạo ra hóa đơn.

2. Các trường hợp hủy hóa đơn

a) Hóa đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn.

b) Tổ chức, hộ, cá nhân có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), tổ chức, hộ, cá nhân phải hủy hóa đơn, thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.

c) Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.

d) Các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Hủy hóa đơn của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh

a) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải lập Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy.

b) Tổ chức kinh doanh phải thành lập Hội đồng hủy hóa đơn. Hội đồng hủy hóa đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức.

Hộ, cá nhân kinh doanh không phải thành lập Hội đồng khi hủy hóa đơn.

c) Các thành viên Hội đồng hủy hóa đơn phải ký vào biên bản hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.

d) Hồ sơ hủy hóa đơn gồm:

- Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;

- Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);

- Biên bản hủy hóa đơn;

- Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn. Riêng Thông báo kết quả hủy hóa đơn được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện hủy hóa đơn.

4. Hủy hóa đơn của cơ quan thuế

Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn do Cục thuế đặt in đã thông báo phát hành chưa bán hoặc chưa cấp nhưng không tiếp tục sử dụng.

Tổng cục Thuế có trách nhiệm quy định quy trình hủy hóa đơn do Cục thuế đặt in.

Xem nội dung VB




Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế Ban hành: 28/06/2016 | Cập nhật: 03/08/2016