Quyết định 4316/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định hạn mức giao đất ở, công nhận đất ở đối với các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hải Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành
Số hiệu: 4316/2006/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương Người ký: Phan Nhật Bình
Ngày ban hành: 14/12/2006 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Đất đai, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 4316/2006/QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 14 tháng 12 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH HẠN MỨC GIAO ĐẤT Ở, CÔNG NHẬN ĐẤT Ở ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003;
Căn cứ Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
Xét đề nghị của ông Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định hạn mức giao đất ở, công nhận đất ở đối với các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký, các quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; giám đốc, thủ trưởng các sở; ngành, đơn vị liên quan; chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ban Thường vụ Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Cỏc sở, ngành liên quan;
- Lưu VP, Huy, (100b)

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Phan Nhật Bình

 

QUY ĐỊNH

HẠN MỨC GIAO ĐẤT Ở, CÔNG NHẬN ĐẤT Ở ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4316 /2006/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

1. Phạm vi điều chỉnh:

a) Quy định này quy định hạn mức khi giao đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân để xây dựng nhà ở tại nông thôn, tự xây dựng nhà ở tại đô thị và công nhận hạn mức đất ở đối với trường hợp thửa đất ở có vườn ao hoặc không có vườn ao trong cùng một thửa đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

b) Không áp dụng đối với các trường hợp nhà nước giao đất ở theo dự án đầu tư xây dựng nhà chung cư, xây dựng nhà ở để bán, cho thuê theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn, ở đô thị và miền núi trong địa bàn tỉnh.

b) Để bố trí quy hoạch chi tiết khu dân cư mới và khu tái định cư.

Điều 2. Nguyên tắc chung

Diện tích được xác định là đất ở phải phù hợp với quy hoạch khu dân cư (nông thôn, đô thị, khu dân cư và đô thị mới), quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 3. Giải thích từ ngữ:

1. Đất ở tại nông thôn:

Đất ở của hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn bao gồm đất xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vục đời sống; vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn phù hợp với quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đất ở tại đô thị:

Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Đất ở có vườn, ao:

Đất vườn, ao được xác định là đất ở phải cùng một thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư.

4. Hộ độc thân:

Hộ độc thân là hộ trong đó chỉ có một người sinh sống và có hộ khẩu thường trú tại địa phương.

5. Miền núi:

Bao gồm các xã thuộc hai huyện Chí Linh và huyện Kinh Môn đã được Chính phủ công nhận là xã miền núi.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn

1. Đối với hộ sản xuất nông nghiệp:

a) Không quá 200 m2/hộ (Hai trăm mét vuông trên một hộ) đối với các vị trí đất thuộc khu dân cư không nằm ven đường quốc lộ, tỉnh lộ.

b) Không quá 120 m2/hộ (Một trăm hai mươi mét vuông trên một hộ) đối với các vị trí còn lại.

2. Đối với hộ phi nông nghiệp không quá 120 m2/hộ (Một trăm hai mươi mét vuông trên một hộ);

3. Trường hợp áp dụng phương thức đấu giá quyền sử dụng đất khi giao đất ở tại các khu dân cư mới thì diện tích đất ở một thửa đất (lô đất) căn cứ vào quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 5. Hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn miền núi

Hạn mức đất ở đối với các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện miền núi được xác định như quy định tại Điều 4 của bản quy định này và được nhân với hệ số điều chỉnh K = 1,5.

Điều 6. Hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở tại đô thị (phường, thị trấn):

1. Đối với hộ sản xuất nông nghiệp không quá 200 m2/hộ (Hai trăm mét vuông trên một hộ).

2. Đối với hộ phi nông nghiệp không quá 120 m2/hộ (Một trăm hai mươi mét vuông trên một hộ).

3. Đất ở tại cỏc khu đô thị: khụng quỏ 80m2.

4. Trường hợp áp dụng phương thức đấu giá quyền sử dụng đất khi giao đất ở tại các khu đô thị mới thì diện tích đất ở một thửa đất (lô đất) căn cứ vào quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 7. Hạn mức công nhận đất ở theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao và không có vườn ao:

1. Đối với thửa đất ở thuộc khu dân cư nông thôn:

a) Trong hộ gia đình có một nhân khẩu (hộ sống độc thân) diện tích công nhận đất ở 300 m2/hộ (Ba trăm mét vuông trên một hộ), phần diện tích còn lại xác định theo hiện trạng sử dụng đất.

b) Trong hộ gia đình có hai nhân khẩu trở lên: diện tích công nhận đất ở là 150m2/khẩu nhưng tổng diện tích đất tối đa bằng 5 lần hạn mức công nhận trên (750 m2/hộ), phần diện tích còn lại xác định theo hiện trạng sử dụng đất.

2. Đối với đất ở thuộc khu dân cư đô thị:

a) Trong hộ gia đình có một nhân khẩu (hộ sống độc thân) diện tích công nhận đất ở là 200 m2 (Hai trăm mét vuông trên một hộ), phần diện tích còn lại xác định theo hiện trạng sử dụng đất;

b) Trong hộ gia đình có hai nhân khẩu trở lên: diện tích công nhận đất ở là 100 m2/khẩu, nhưng tổng diện tích đất công nhận tối đa bằng 5 lần hạn mức công nhận trên (500 m2/hộ), phần diện tích còn lại xác định theo hiện trạng sử dụng đất.

3. Đối với thửa đất thuộc khu dân cư các xã miền núi:

a) Đối với hộ sống độc thân diện tích công nhận đất ở là 400 m2/hộ, phần diện tích còn lại xác định theo hiện trạng sử dụng đất.

b) Trong hộ gia đình có hai nhân khẩu trở lên, diện tích công nhận đất ở là 200m2/khẩu (Hai trăm mét vuông trên một nhân khẩu) nhưng tổng diện tích không vượt quá 1.000 m2/hộ (một ngàn mét vuông trên một hộ), phần diện tích đất còn lại được xác định theo hiện trạng sử dụng đất.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH CHUYÊN MÔN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, CẤP XÃ

Điều 8. Trách nhiệm của các ngành chuyên môn:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường: có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy định này và hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ theo quy định hiện hành.

2. Sở Xây dựng: có trách nhiệm hướng dẫn các huyện, thành phố trong việc chỉ đạo lập, phê duyệt các quy hoạch chi tiết khu dân cư đảm bảo phù hợp quy hoạch chung được cấp có thẩm quyền phê duyệt và những quy định cụ thể trong bản quy định này.

Điều 9. Trách nhiệm của UBND cấp huyện, cấp xã:

1. Uỷ ban nhân dân cấp huyện: UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn quản lý lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết khu dân cư để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Uỷ ban nhân dân cấp xã: Trên cơ sở hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tại quy định này, căn cứ vào quỹ đất và nhu cầu sử dụng đất làm nhà ở, UBND các xã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để xây dựng các khu dân cư nông thôn, xét duyệt diện tích đất ở được công nhận cho từng hộ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, hướng dẫn thực hiện quy định này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có những nội dung chưa phù hợp, các địa phương phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để UBND tỉnh quyết định bổ sung, điều chỉnh./.





Nghị định 181/2004/NĐ-CP thi hành Luật Đất đai Ban hành: 29/10/2004 | Cập nhật: 10/12/2012