Quyết định 426/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế hoạt động chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời tại đầu mối giao thông để phòng, chống dịch gia súc, gia cầm theo Quyết định 353/QĐ-UBND
Số hiệu: | 426/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Bình | Người ký: | Phạm Văn Ca |
Ngày ban hành: | 03/03/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 426/QĐ-UBND |
Thái Bình, ngày 03 tháng 03 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CHỐT KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT LIÊN NGÀNH TẠM THỜI TẠI CÁC ĐẦU MỐI GIAO THÔNG ĐỂ PHÒNG, CHỐNG DỊCH GIA SÚC, GIA CẦM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật hành chính;
Căn cứ Luật xử phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29/4/2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Quyết định số 353/QĐ-UBND ngày 24/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập 04 chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời tại các đầu mối giao thông để phòng, chống dịch gia súc, gia cầm;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 56/TTr-SNN&PTNT ngày 25/02/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy chế hoạt động chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời tại các đầu mối giao thông để phòng, chống dịch gia súc, gia cầm theo Quyết định số 353/QĐ-UBND ngày 24/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối với với Công an tỉnh, Chi cục Quản lý thị trường: Xây dựng Quy chế hoạt động của từng chốt kiểm dịch; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng tham gia chốt kiểm dịch; báo cáo hoạt động của các chốt kiểm dịch về Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Sở Công thương; Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc Công an tỉnh; Chi cục trưởng Chi cục Thú y; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường; các thành viên tham gia chốt kiểm dịch động vật, các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
CHỐT KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT LIÊN NGÀNH TẠI CÁC ĐẦU MỐI GIAO THÔNG THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 353/QĐ-UBND NGÀY 24/02/2014 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH.
(Kèm theo Quyết định số 426/QĐ-UBND ngày 03/03/2014 của UBND tỉnh).
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các ngành Công an, Quản lý thị trường, Thú y tham gia chốt kiểm dịch liên ngành và diễn biến tình hình dịch bệnh Cúm gia cầm, Lở mồm long móng trên địa bàn các tỉnh trong cả nước; để chủ động phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm có hiệu quả, đảm bảo an toàn phát triển sản xuất chăn nuôi trong tỉnh, thực hiện Quyết định số 353/QĐ-UBND ngày 24/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập 04 chốt kiểm dịch động vật liên ngành tại các đầu mối giao thông của tỉnh (cầu Tân Đệ, huyện Vũ Thư; cầu Triều Dương, huyện Hưng Hà; cầu Nghìn và cầu Hiệp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế hoạt động kiểm dịch động vật liên ngành như sau:
1. Nhiệm vụ chung của chốt kiểm dịch:
- Kiểm tra, giám sát việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh;
- Lập biên bản xử lý theo quy định của Pháp lệnh Thú y đối với các trường hợp vận chuyển vật và sản phẩm động vật không chấp hành các quy định về kiểm dịch, mang mầm bệnh hoặc không đảm bảo vệ sinh thú y;
- Khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển vật và sản phẩm động vật vận chuyển qua chốt;
- Tổ chức hướng dẫn, giám sát tiêu hủy khi phát hiện vật, sản phẩm động vật mắc bệnh và xử lý các vi phạm về kiểm dịch, vận chuyển động vật theo quy định hiện hành.
2. Nhiệm vụ các ngành tham gia:
2.1. Ngành công an:
- Là thành viên của chốt, được cử 12 đồng chí tham gia trực 04 chốt, chịu trách nhiệm dừng và giữ các phương tiện, giấy tờ liên quan của các chủ phương tiện vận chuyển, chủ hàng vận chuyển vật và sản phẩm động vật qua chốt để cùng các lực lượng kiểm dịch viên, kiểm soát viên quản lý thị trường kiểm tra, vệ sinh tiêu độc khử trùng và xử lý vi phạm;
- Buộc chủ hàng, chủ phương tiện vận chuyển vật và sản phẩm động vật phải chấp hành sự kiểm tra và xử lý của chốt theo quy định. Lập, củng cố, hoàn tất hồ sơ các trường hợp phải xử lý.
2.2. Ngành Thú y: Được phân công 16 đồng chí vào hoạt động ở 04 chốt và được giao làm trưởng chốt.
- Là đơn vị chủ trì của các lực lượng tham gia chốt kiểm dịch; tổ chức triển khai thực hiện và tổng hợp kết quả hoạt động chốt kiểm dịch.
- Có trách nhiệm kiểm tra các thủ tục kiểm dịch vận chuyển vật và sản phẩm động vật; kiểm tra lâm sàng đối với vật và sản phẩm động vật vận chuyển, kịp thời phát hiện vật và sản phẩm động vật bệnh, không rõ nguồn gốc, xác định vi phạm về kiểm dịch động vật theo quy định.
- Tổ chức, hướng dẫn và xử lý các vi phạm quy định về công tác thú y.
- Tổ chức, hướng dẫn vệ sinh tiêu độc phương tiện vận chuyển vật và sản phẩm động vật.
- Giám sát tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật bệnh, không rõ nguồn gốc theo quy định.
- Thực hiện tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho các chủ hàng, chủ phương tiện vận chuyển vật và sản phẩm động vật thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm theo quy định.
- Quản lý, mua sắm các trang thiết bị dụng cụ cần thiết cho hoạt động của chốt như: Biển báo, cờ, loa đài, đèn pin, máy phun hóa chất, hoá chất, trang bị bảo hộ lao động,…
2.3. Ngành Quản lý thị trường: Là thành viên của chốt; được cử 08 đồng chí tham gia trực ở 4 chốt, lực lượng quản lý thị trường cùng ngành Thú y và Công an có trách nhiệm kiểm tra, xử lý các vi phạm của chủ hàng, chủ phương tiện vận chuyển hàng hóa là vật và sản phẩm động vật.
3. Phân công trực:
- Chế độ trực: Trực 24/24 giờ trong ngày, chia 3 ca, mỗi ca 03 người (kể cả ngày nghỉ, thứ bảy và chủ nhật), cán bộ ngành thú y làm trưởng ca.
- Trách nhiệm của trưởng chốt: Quản lý và phân công cán bộ tham gia chốt kiểm dịch, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của chốt kiểm dịch trước Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm ở động vật và dịch cúm A (H5N1, H7N9) ở người của tỉnh, báo cáo định kỳ và đột xuất về Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của tỉnh.
+ Trách nhiệm của trưởng ca: Quản lý cán bộ của mỗi ca trực (chấm công), tiếp nhận bàn giao ca trực, chịu trách nhiệm trước chốt trưởng về kết quả hoạt động của ca, báo cáo định kỳ và đột xuất với trưởng chốt; báo cáo với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh (khi có yêu cầu).
+ Trách nhiệm của từng thành viên chốt: Theo sự quản lý, phân công của trưởng chốt, trưởng ca và theo trách nhiệm đã được phân công của ngành.
- Khi thực hiện nhiệm vụ tại chốt cán bộ các ngành phải mặc trang phục, phù hiệu của ngành mình và có sự phối kết hợp chặt chữ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Danh sách người trực chốt được thông báo công khai tại chốt; có bảng chấm công và theo dõi người trực hàng ngày.
- Cán bộ tự ý bỏ trực chốt khi đã được phân công phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo của ngành, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch và Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Từng chốt có sổ ghi chép hoạt động từng ngày.
4. Thời gian thực hiện, chế độ phụ cấp và chế độ báo cáo:
- Thời gian thực hiện trực ở các chốt: Từ ngày 22/02/2014 đến hết ngày 31/3/2014.
- Về chế độ phụ cấp theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Chế độ báo cáo:
Báo cáo định kỳ hàng tuần: Trưởng chốt có trách nhiệm tổng hợp kết quả, thông qua lực lượng toàn chốt, gửi báo cáo về Ban Chỉ đạo phòng chống dịch gia súc, gia cầm của tỉnh (qua Chi cục Thú y) và lãnh đạo của các ngành; báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch gia súc, gia cầm của tỉnh hoặc ngành cấp trên yêu cầu.
Trên đây là Quy chế hoạt động của chốt Kiểm dịch động vật liên ngành phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của tỉnh./.