Quyết định 42/2007/QĐ-UBND Quy định về quản lý giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
Số hiệu: | 42/2007/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Long An | Người ký: | Nguyễn Thanh Nguyên |
Ngày ban hành: | 29/08/2007 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, Khoa học, công nghệ, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/2007/QĐ-UBND |
Tân An, ngày 29 tháng 8 năm 2007 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ GIỐNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi ngày 24/03/2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/03/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 166-TS/QĐ ngày 12/06/1991 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ban hành quy chế quản lý giống nuôi trồng thuỷ sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1153/SNN-TTr ngày 20/8/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUẢN LÝ GIỐNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2007 của UBND tỉnh Long An)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy định này, quy định về quản lý giống thủy sản đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động trong lĩnh vực giống thủy sản trên địa bàn tỉnh, bao gồm: sản xuất, kinh doanh, thuần dưỡng giống, tạo giống mới, lưu giữ, nhân và cấp các giống thuần, các dòng có phẩm chất tốt; quản lý, sử dụng các nguồn gien giống nuôi trong các vùng nước tự nhiên.
Các thuật ngữ trong quy định này được hiểu như sau:
1. Cơ sở sản xuất giống thủy sản: là nơi thực hiện chức năng cho giống bố mẹ sinh sản nhân tạo, sinh sản tự nhiên, ương và kinh doanh giống thủy sản.
2. Cơ sở kinh doanh giống thủy sản: là nơi thực hiện chức năng ương, thuần dưỡng và kinh doanh giống thủy sản.
3. Thủy sản để làm giống là các đối tượng sử dụng để sản xuất giống cho nuôi thương phẩm, nuôi làm cảnh hoặc tái tạo nguồn lợi thủy sản (bao gồm giống bố mẹ, con giống, trứng, ấu trùng).
4. Tiêu chuẩn ngành là văn bản do Bộ Thủy sản ban hành quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, điều kiện vệ sinh, môi trường,..trong hoạt động thủy sản nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của đối tượng quản lý.
SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG THỦY SẢN
Điều 3. Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thủy sản
1. Các tổ chức, cá nhân được sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả dịch vụ lưu giữ) giống thủy sản khi có đủ các điều kiện sau:
a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về sản xuất, kinh doanh giống thủy sản;
b) Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải phù hợp với quy hoạch và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị kỹ thuật, hệ thống cấp và thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, phương tiện vận chuyển, lưu giữ của cơ sở phải đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh từng đối tượng và phẩm cấp giống thủy sản, phải đảm bảo điều kiện vệ sinh, bảo vệ môi trường theo quy định tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 11 của Thông tư số 02/TT-BTS ngày 20/03/2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thủy sản (gọi tắt là Thông tư số 02/TT-BTS);
d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh đàn giống bố mẹ, đàn giống thương phẩm phải có nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được đào tạo về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản trừ trường hợp nhân viên kỹ thuật đã có trình độ trung cấp trở lên về nuôi trồng thủy sản;
đ) Cơ sở sản xuất, kinh doanh đàn giống thuần chủng, đàn giống cụ kỵ, đàn giống ông bà phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành nuôi trồng thủy sản;
e) Có hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất, kinh doanh giống;
g) Thực hiện quy trình kỹ thuật bắt buộc đối với sản xuất giống thủy sản theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 11 của Thông tư số 02/TT-BTS.
2. Các tổ chức, cá nhân được sản xuất, kinh doanh đực giống, cái giống, tinh đực giống, trứng giống và ấu trùng động vật thủy sản phải có đủ các điều kiện sau:
a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 1 điều này;
b) Có nhân viên kỹ thuật đã được cấp chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi, về kỹ thuật ấp trứng, công nghệ về nhân giống thủy sản;
c) Thực hiện quy chế quản lý khai thác, sử dụng tinh, phôi và môi trường bảo quản, pha chế tinh, phôi theo quy định của Bộ Thủy sản;
d) Đực giống, cái giống thủy sản phải có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm dịch thú y;
đ) Thực hiện quy chế quản lý khai thác, sử dụng đực giống, cái giống thủy sản, trứng giống, ấu trùng theo quy định của Bộ Thủy sản.
3. Cơ sở thuần dưỡng giống thủy sản phải có khu cách ly, xử lý những lô hàng không đạt tiêu chuẩn, tránh lây lan dịch bệnh.
4. Phải thực hiện bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thủy sản theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Điều 4. Công bố chất lượng giống thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo Quyết định số 425/2001/QĐ-BTS ngày 25/05/2001 của Bộ Thủy sản về việc quy định tạm thời về công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá chuyên ngành thủy sản.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải tự xây dựng tiêu chuẩn chất lượng giống của cơ sở phù hợp quy định tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam và các văn bản của cơ quan có thẩm quyền ban hành để áp dụng trong cả nước. Tùy từng đối tượng thủy sản, tiêu chuẩn ngành là: 28 TCN 98:1996 “Tôm càng xanh – Tôm giống – Yêu Cầu Kỹ thuật”; 28 TCN 124:1998 “Tôm biển – Tôm giống PL 15 – Yêu cầu kỹ thuật”; 28 TCN 134:1998 “ Cá nước ngọt, cá giống – Yêu cầu kỹ thuật”;.....
3. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản phải chấp hành quy định ghi nhãn hàng hoá theo Nghị định số ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá và Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/4/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá.
Điều 5. Tiêu chuẩn, điều kiện giống thủy sản nhập tỉnh
1. Giống thủy sản nhập tỉnh phải được kiểm dịch và đạt tiêu chuẩn ngành quy định. Riêng đối với tôm sú giống cho phép nhập tỉnh có kích cỡ tối thiểu không nhỏ hơn 10 mm và phải được thuần dưỡng đạt tiêu chuẩn ngành trước khi xuất bán, thả nuôi.
2. Giống thủy sản nhập tỉnh phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, số lượng lô hàng (số lượng bao, số con trên bao, số lượng con trên lô hàng), kích cỡ phải đồng nhất và phù hợp với nội dung ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch nơi xuất.
3. Chủ sở hữu giống thủy sản nhập tỉnh phải trình báo với Chi cục Thủy sản của tỉnh hoặc Trạm kiểm dịch để được kiểm dịch theo quy định.
4. Tổ chức, cá nhân không được mua bán giống thủy sản không có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định.
5. Chủ phương tiện vận chuyển (xe, tàu thuyền, phà, đò,...) tham gia vận chuyển, chở thuê giống thủy sản không chấp hành kiểm dịch hoặc không có giấy chứng nhận kiểm dịch hợp lệ đều bị xử lý theo Nghị định số 128/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/10/2007 quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Điều 6. Tiêu chuẩn giống thủy sản khi xuất bán
1. Chất lượng giống thủy sản xuất bán phải đạt theo tiêu chuẩn ngành quy định. Riêng tôm sú giống:
a) Khi nhập tỉnh đạt tiêu chuẩn ngành phải thuần dưỡng tại cơ sở kinh doanh, thuần dưỡng ít nhất 24 giờ, đảm bảo độ mặn trong ao đầm nuôi và bể ương có ngưỡng chênh lệch không quá 5‰ trước khi xuất bán;
b) Khi nhập tỉnh không đạt tiêu chuẩn ngành về kích cỡ phải được ương nuôi, thuần dưỡng và kiểm dịch lần 2 đạt tiêu chuẩn ngành trước khi xuất bán.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản chỉ được phép xuất bán giống thủy sản đã qua kiểm dịch và đạt tiêu chuẩn quy định.
3. Khi xuất giống thủy sản bán cho người mua phải đảm bảo giao đúng số lượng, chủng loại, kích cỡ.
1. Tất cả giống thủy sản nhập vào tỉnh Long An phải có giấy chứng nhận kiểm dịch nơi xuất bán theo quy định. Riêng tôm sú giống phải có phiếu xét nghiệm các bệnh MBV, đầu vàng, đốm trắng.
2. Giống thủy sản nhập tỉnh, sản xuất trong tỉnh phải được kiểm dịch trước khi xuất bán. Trường hợp phát hiện giống thủy sản bị nhiễm bệnh, kiểm dịch viên có trách nhiệm xử lý đúng quy trình hoặc chỉ dẫn cách điều trị.
3. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, thuần dưỡng giống thủy sản phải chấp hành việc kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản theo quy định. Khi phát hiện giống thủy sản bệnh phải kịp thời báo cáo Chi cục Thủy sản biết để cử cán bộ chuyên môn đến ngay hiện trường hướng dẫn xử lý đúng quy trình, chỉ dẫn cách điều trị.
4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản chỉ được xả nước thải ra môi trường khi đã xử lý theo quy định. Không được tự ý tiêu huỷ hoặc xả chất thải, xác giống thủy sản bị nhiễm bệnh khi chưa được xử lý hết mầm bệnh, quá trình xử lý hoặc tiêu hủy phải có sự chứng kiến, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật Chi cục Thuỷ sản.
5. Tổ chức, cá nhân không được dùng động vật thủy sản đã nhiễm bệnh vào mục đích sản xuất giống, nuôi và làm thức ăn cho động vật thủy sản.
QUẢN LÝ NGUỒN GIEN, GIỐNG MỚI, GIỐNG THUẦN
Điều 8. Quản lý và bảo tồn nguồn gien giống thủy sản trong các vùng nước tự nhiên
1. Nguồn gien giống thủy sản do Nhà nước thống nhất quản lý; tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo vệ nguồn gien tại địa phương và khi có nhu cầu khai thác, sử dụng nguồn giống thủy sản tự nhiên phải làm đơn xin phép Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chỉ được tiến hành khai thác khi có giấy phép khai thác.
2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành, đơn vị chức năng điều tra, xác định danh mục giống nuôi trồng, các giống có triển vọng đưa vào nuôi trồng, đặc điểm sinh học, vùng phân bố, tiềm năng của giống,.... để tham mưu xây dựng khu bảo tồn, dự trữ thiên nhiên quỹ gien giống nuôi trồng thủy sản.
Điều 9. Quản lý giống thủy sản mới
1. Một giống được công nhận là mới để đưa vào sản xuất phải có đủ các điều kiện sau:
a) Giống mới được tạo ra có một hay nhiều đặc tính có lợi hơn giống đang sử dụng, đặc tính đó ổn định trong nhiều thế hệ, giống đó không gây yếu tố có hại cho sản xuất;
b) Trước ngày đăng ký với Bộ Thủy sản, giống đó chưa được sử dụng trong sản xuất.
2. Giống mới chỉ được công nhận và đưa vào danh mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Thủy sản ban hành sau khi đã qua khảo nghiệm đạt kết quả theo yêu cầu.
3. Tổ chức cá nhân có giống thủy sản mới phải đăng ký xin khảo nghiệm giống với Bộ Thủy sản, liên hệ với Chi cục Thủy sản của tỉnh để được hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ đăng ký xin khảo nghiệm theo Quyết định số 18/2002/QĐ-BTS ngày 03/06/2002 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ban hành quy chế khảo nghiệm giống thủy sản, thức ăn, thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản.
Điều 10. Lưu giữ, nhân, cấp giống thuần, các giống có phẩm chất tốt
1. Trung tâm thủy sản tỉnh có nhiệm vụ nhận giống thuần, các dòng có phẩm chất tốt từ Trung tâm giống của Bộ Thủy sản, các Viện Nghiên cứu thủy sản, Trường Thủy sản để nhân tiếp thành giống hậu bị, giống bố mẹ cấp cho các trại sản xuất giống trong tỉnh, chọn lọc xây dựng các dòng có phẩm chất tốt của địa phương.
2. Các trại sản xuất giống trong tỉnh sử dụng các giống thuần, các giống có phẩm chất tốt từ các Trung tâm giống thủy sản, Viện Nghiên cứu thủy sản, Trường Thủy sản để nhân giống cho sản xuất đại trà, sản xuất giống có ưu thế lai, từng bước cải tạo, nâng cấp giống của địa phương.
1. Khi vận chuyển, lưu thông giống thủy sản nhập tỉnh, xuất bán trong và ngoài tỉnh (từ cơ sở sản xuất) có trong danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải khai báo và gởi hồ sơ kiểm dịch theo mẫu quy định đến Chi cục Thủy sản. Việc khai báo kiểm dịch quy định như sau:
a) Đối với thủy sản bố mẹ và con giống phải khai báo ít nhất 3 ngày trước khi vận chuyển;
b) Trong phạm vi 2 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ kiểm dịch hợp lệ Chi cục Thủy sản tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xác nhận đăng ký kiểm dịch và thông báo địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch.
2. Khi nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam giống thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch hoặc giống thủy sản lạ chưa có ở Việt Nam liên hệ Chi cục Thủy sản của tỉnh để được hướng dẫn hồ sơ, thủ tục và khai báo kiểm dịch theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 31 của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.
Điều 12. Kiểm dịch giống thủy sản
1. Kiểm dịch giống thủy sản lưu thông trong nước: Chi cục Thủy sản của tỉnh tổ chức kiểm dịch giống thủy sản theo quy định của pháp luật.
2. Kiểm dịch nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam giống thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch: Chi cục Thủy sản của tỉnh sẽ tổ chức kiểm dịch nếu được Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản ủy quyền tại cửa Quốc gia trên địa bàn tỉnh Long An và thực hiện giám sát cách ly kiểm dịch theo quy định.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIỐNG THỦY SẢN
Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về giống thủy sản trên địa bàn tỉnh.
1. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch. Nghiên cứu các biện pháp nhằm thực hiện một số chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản trên địa bàn tỉnh.
2. Quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thủy sản và kiểm dịch giống thủy sản theo quy định.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh; xử lý kịp thời, chính xác các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giống thủy sản theo đúng quy định của pháp luật.
4. Tư vấn về chất lượng giống cho người sản xuất, kinh doanh và người nuôi thủy sản; phổ biến, hướng dẫn chuyển giao công nghệ sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản cho các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế.
5. Phối hợp các ngành chức năng trong thực hiện quản lý Nhà nước về giống thủy sản trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thuần dưỡng giống thủy sản trên địa bàn tỉnh;
b) Phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ thực hiện nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất các loài thủy sản mới, chất lượng tốt;
c) Phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư thực hiện quy hoạch chi tiết vùng kinh doanh giống tập trung. Hướng dẫn Phòng Kế hoạch Tài chính các huyện, thị xã cấp đăng ký kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, thuần dưỡng giống thủy sản theo quy định;
d) Phối hợp với Sở Thương mại và Du lịch tổ chức kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về quản lý giống theo thẩm quyền quy định.
6. UBND huyện, thị xã tổ chức, triển khai việc thực hiện quản lý Nhà nước về giống thủy sản ở địa phương. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan tiến hành kiểm tra và xử lý các vi phạm về quy định quản lý giống thủy sản theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Khen thưởng và xử lý vi phạm
Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện nội dung bản quy định này sẽ được xét biểu dương khen thưởng. Các tổ chức, cá nhân nào vi phạm tuỳ theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm quy định này, các quy định pháp luật khác có liên quan và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo.
Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc kiến nghị về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập hợp đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung./.
Thông tư 09/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hoá do Bộ Khoa học và công nghệ ban hành Ban hành: 06/04/2007 | Cập nhật: 14/04/2007
Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hoá Ban hành: 30/08/2006 | Cập nhật: 09/09/2006
Nghị định 128/2005/NĐ-CP về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản Ban hành: 11/10/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Nghị định 33/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Thú y Ban hành: 15/03/2005 | Cập nhật: 14/01/2013
Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản Ban hành: 04/05/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 18/2002/QĐ-BTS về Quy chế khảo nghiệm giống thủy sản, thức ăn, thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản Ban hành: 03/06/2002 | Cập nhật: 05/08/2009
Quyết định 425/2001/QĐ-BTS Quy định tạm thời về công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản Ban hành: 25/05/2001 | Cập nhật: 11/09/2010