Quyết định 42/2005/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển sản xuất cây vụ Đông tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005-2010
Số hiệu: 42/2005/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình Người ký: Mai Xuân Thu
Ngày ban hành: 18/08/2005 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 42/2005/QĐ-UBND

Đồng Hới, ngày 18 tháng 8 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY VỤ ĐÔNG TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2005-2010

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20-6-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;

- Căn cứ Công văn số: 30 CV/TU, ngày 24/02/2004 của Tỉnh ủy Quảng Bình về chương trình công tác của Thường vụ Tỉnh ủy;

- Căn cứ Chương trình công tác trọng tâm năm 2005 số: 81/UB, ngày 17/01/2005 của UBND tỉnh Quảng Bình;

- Xét Tờ trình số: 544/SNN, ngày 14/07/2005 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc xin phê duyệt Chương trình phát triển sản xuất cây vụ Đông tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005-2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển sản xuất cây vụ Đông tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005-2010 với các nội dung chính như­­ sau:

1. Tên ch­ương trình: Chương trình phát triển sản xuất cây vụ Đông tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005-2010. (Có Chương trình kèm theo)

2. Mục tiêu ch­ương trình:

- Tăng giá trị thu nhập và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác từ sản xuất cây vụ Đông;

- Từng bước làm thay đổi tập quán canh tác cũ của nông dân sang hư­ớng sản xuất hàng hóa, giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động lúc nông nhàn, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo;

- Góp phần tăng sản lượng lương thực và xóa đói giảm nghèo;

- Sản phẩm cây vụ Đông góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển nhằm tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp;

- Từng b­ước đ­ưa vụ Đông thành một vụ sản xuất quan trọng trong năm ở tỉnh Quảng Bình. Phấn đấu đến năm 2010, diện tích cây vụ Đông toàn tỉnh đạt 3000 ha.

3. Nội dung, quy mô của Ch­ương trình:

- Thời gian thực hiện: Từ vụ Đông năm 2005 đến năm 2010.

- Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn 7 huyện, thành phố của tỉnh.

- Kế hoạch sản xuất từ 2005-2010.

- Giải pháp thực hiện.

4. Tổng vốn và nguồn vốn đầu t­ư hỗ trợ đến năm 2010:

- Tổng vốn đầu tư hỗ trợ: 2.167,846 triệu đồng (Hai tỷ, một trăm sáu mươi bảy triệu, tám trăm bốn mươi sáu ngàn đồng).Trong đó:

+ Kinh phí hỗ trợ tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân: 356,4 triệu đồng;

+ Kinh phí triển khai một số mô hình cây vụ Đông mới: 300 triệu đồng;

+ Kinh phí tham quan học tập trong 3 năm đầu (2005-2007): 120 triệu đồng;

+ Kinh phí hỗ trợ giống và chỉ đạo kỹ thuật: 1.391,446 triệu đồng;

- Nguồn vốn đầu tư hỗ trợ từ vốn ngân sách Nhà nước được duyệt hàng năm.

Điều 2. Giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì và phối hợp với các sở: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Khoa học - Công nghệ, Tài nguyên - Môi trường, các hội: Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn TNCS HCM tỉnh và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt các nội dung của Chương trình phát triển cây vụ Đông giai đoạn 2005-2010.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Chủ tịch các hội, Chủ tịch UBND huyện, thành phố nêu ở điều 2 và Thủ trư­­ởng các sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Xuân Thu

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY VỤ ĐÔNG TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2005/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2005 của UBND tỉnh)

PHẦN THỨ NHẤT

THỰC TRẠNG CANH TÁC VÀ NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU VỀ SẢN XUẤT CÂY VỤ ĐÔNG

I. THỰC TRẠNG CANH TÁC

Quảng Bình là một tỉnh ven biển Bắc Trung bộ, có diện tích đất sản xuất nông nghiệp 59.387 ha, chiếm 7,39% diện tích đất tự nhiên, điều kiện địa hình đất đai chia cắt, có độ dốc cao, mùa mưa bị rửa trôi mạnh, đất đai bạc màu nghèo dinh dưỡng. Sản xuất nông nghiệp chịu sự chi phối đáng kể của điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt: Lắm nắng, mưa nhiều..., mùa khô nhiệt độ cao kèm theo gió Tây Nam khô nóng, gây hạn hán nghiêm trọng; ngược lại mùa mưa tập trung vào các tháng 9 - 11, kèm theo bão to, lụt lớn kéo dài, làm cho hàng ngàn ha đất bị ngập úng; một số diện tích đất lúa sản xuất 2 vụ thường bấp bênh do vụ Hè Thu không có nước tưới phần lớn phải bỏ hóa. Vì vậy, thời gian đất nghỉ sau khi kết thúc sản xuất vụ Hè Thu đến sản xuất xuất vụ Đông Xuân tương đối dài, ít nhất là gần 4 tháng trở lên chưa được khai thác. Dẫn đến hệ số sử dụng đất thấp, mặt khác giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác còn thấp, công thức canh tác trên các chân đất còn đơn điệu, hiệu quả kinh tế đem lại chưa cao, chưa giải quyết được lao động nhàn rỗi ở nông thôn, đời sống nông dân vẫn gặp không ít khó khăn, tình trạng đói nghèo ở nông thôn vẫn còn phổ biến. Đây là một thực trạng rất bức xúc trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh ta đòi hỏi phải có chủ trương và giải pháp tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, phát triển cây vụ Đông. Thực tế hiện nay trên một số chân đất, nông dân tỉnh ta vẫn thực hiện phương thức canh tác cũ, cụ thể như sau:

1. Trên chân đất lúa sản xuất 2 vụ

- Công thức canh tác hiện nay: Lúa Đông Xuân - Lúa Hè Thu.

- Diện tích: 17.500 ha, tập trung ở hầu hết các huyện, thành phố, trong đó:

+ Lúa vụ Đông Xuân: Thời gian sản xuất từ 15/12 năm trước đến 20/5 năm sau (5 tháng).

+ Lúa Hè Thu: Thời gian sản xuất từ 25/5 đến 10/9 (3,5 tháng).

- Theo công thức canh tác trên, diện tích này có thời gian đất nghỉ 3,5 - 4 tháng (từ 15/9 - 30/12), trùng vào mùa mưa, bão, phần lớn đất bị ngập, việc bố trí cây trồng cạn thời gian này gặp rất nhiều khó khăn, chỉ bố trí được trên chân đất lúa vàn cao, thoát nước với diện tích khoảng 1000 ha tập trung ở huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa và rải rác ở các xã vùng trên của huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh.

- Tồn tại của thực trạng canh tác này là thu nhập chưa cao (chỉ thu từ 2 vụ lúa được mùa 9 - 10 tấn thóc, giá trị từ 20 - 22 triệu đồng/ha); hệ số sử dụng đất 2 lần/năm; thời gian đất nghỉ tương đối dài, trong khi đó nông dân thiếu việc làm.

2. Trên chân đất sản xuất lúa 1 vụ: Vụ ĐX ăn chắc, vụ HT bấp bênh (do thiếu nước tưới).

- Công thức canh tác: Lúa Đông Xuân - Lúa Hè Thu hoặc bỏ hóa.

- Diện tích: 8.780 ha, trong đó:

+ Diện tích đất ruộng sâu trũng: 4.860 ha, vùng đất này chỉ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân, sau đó để lúa tái sinh kết hợp nuôi cá hoặc vịt.

+ Diện tích đất vàn cao, thoát nước: 3.920 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Quảng Ninh 1.800 ha; Bố Trạch 1.400 ha; Quảng Trạch 400 ha, số còn lại rãi rác ở các huyện, thành phố.

- Tồn tại của vùng đất này chỉ gieo cấy được một vụ lúa Đông Xuân, vụ Hè Thu khô hạn phần lớn nông dân bỏ hóa; hệ số sử dụng đất thấp 1 lần/năm; thu nhập 10 - 11 triệu đồng/ha/năm; thời gian đất nghỉ gần 7 tháng từ 25/5 - 15/12.

3. Đất sản xuất 1 vụ màu - 1 vụ lúa 10:

- Công thức canh tác: Ngô Đông Xuân hoặc lạc Đông Xuân - lúa vụ 10.

- Diện tích khoảng 1.100 ha, tập trung chủ yếu ở 3 huyện: Bố Trạch 500 ha, Quảng Trạch 300 ha, Minh Hóa 300 ha ...

- Tồn tại: Chỉ sản xuất được 2 vụ, tuy nhiên vụ lúa 10 năng suất thấp; nhiều năm mất trắng cho nên thu nhập không cao, từ 10 - 15 triệu đồng/ha/năm; hệ số sử dụng đất 2 lần/năm; thời gian đất nghỉ 2,5 - 3 tháng nhưng chia làm 2 kỳ.

4. Đất bãi bồi

- Công thức canh tác: Lạc; ngô; khoai lang hoặc kê - đậu đỗ Hè Thu.

- Diện tích 7.500 ha ở hầu hết các huyện, thành phố.

- Tồn tại: Hệ số sử dụng đất 1,5 - 2 lần/năm; thu nhập 10 - 15 triệu đồng/ha; thời gian đất nghỉ dài: 3,5 - 4 tháng (tháng 9, 10, 11, đầu tháng 12).

Như vậy, diện tích đất có khả năng bố trí trồng cây vụ Đông từ các công thức canh tác trên là 13.520 ha.

Ngoài những công thức canh tác chủ yếu, trên một số chân đất như đất đồi, đất cát ven biển ... tùy theo mỗi vùng nông dân bố trí sản xuất một số cây trồng khác nhau nhưng thu nhập không cao.

5. Đánh giá chung về thực trạng canh tác

- Từ thực trạng canh tác trên đây cho thấy nông dân tỉnh ta vẫn thực hiện phương thức canh tác cũ:

+ Trên chất đất sản xuất lúa chủ động tưới tiêu chỉ sản xuất được 2 vụ lúa;

+ Đất sản xuất lúa 2 vụ bấp bênh, phần lớn vụ Hè Thu bỏ hóa do không có nước tưới;

+ Trên chân đất 1 vụ màu - lúa 10 chỉ sản xuất được một vụ màu, gieo lúa 10 năng suất thấp;

+ Trên chân đất màu, đất bãi chỉ sản xuất 1 hoặc 2 vụ màu năng suất thấp.

- Thời gian đất nghỉ tương đối dài, ít nhất 3,5 tháng trở lên không được khai thác. Vì vậy, hệ số sử dụng đất/năm thấp, bình quân chỉ đạt 1,5 - 1,6 lần (thấp nhất 1 lần, cao nhất 2 lần). Mặt khác khả năng đầu tư thâm canh hạn chế do điều kiện kinh tế khó khăn. Do đó, năng suất cây đạt trồng thấp, dẫn đến hiệu quả đem lại không cao. Bên cạnh đó cây trồng đơn điệu, giá trị thấp chưa trở thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn, sản xuất vẫn còn mang tính tự cung, tự cấp.

II. NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU VỀ SẢN XUẤT CÂY VỤ ĐÔNG Ở QUẢNG BÌNH

Cây vụ Đông trong chương trình này là những cây trồng sinh trưởng phát triển trong các tháng từ tháng 9 năm trước đến tháng 01 năm sau, bao gồm các vụ: Thu đông, Đông, Đông Xuân sớm sau đây được gọi chung là vụ Đông.

1. Tình hình sản xuất cây vụ Đông tại Quảng Bình trong những năm vừa qua

Sản xuất cây vụ Đông ở tỉnh ta đã được đề cập từ những năm cuối của thập kỷ 90 và đã có một số cây trồng như ngô, khoai lang được đưa vào sản xuất thử trong vụ Đông từ những năm trước đây. Thực tế do thường gặp mưa lớn kèm theo bão to kéo dài, mặt nữa nông dân tỉnh ta chưa có kinh nghiệm sản xuất ngô trái vụ, đồng thời khả năng tiếp cận với những TBKT mới của nông dân còn hạn chế... cho nên kết quả đưa lại chưa cao. Tuy nhiên những năm gần đây thời tiết khí hậu có những chuyển biến có lợi cho sản xuất cây vụ Đông. Vấn đề này đặt ra cho tỉnh ta cần phải xem xét đưa một số cây trồng phù hợp để sản xuất trong vụ Đông, nhằm nâng cao giá trị trên một diện tích canh tác.

- Bắt đầu từ vụ Đông năm 2002 nông dân một số vùng ở huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa đã trồng một số diện tích ngô, khoai lang chủ yếu phục vụ chăn nuôi bước đầu đã có thu nhập.

- Vụ Đông năm 2003, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND huyện Quảng Ninh tổ chức triển khai mô hình ngô Đông Xuân sớm - lạc Xuân Hè - đậu xanh Hè Thu trên chân đất sản xuất 2 vụ lúa bấp bênh (vụ Hè Thu không có nước tưới), kết quả như sau:

+ Địa điểm triển khai: Xã Duy Ninh.

+ Diện tích mô hình: 2 ha.

+ Kết quả ngô thu bán non được 12 - 14 triệu đồng; lạc Xuân Hè thu nhập 18 - 21 triệu đồng; đậu xanh 4 triệu đồng/ha.

+ Tổng thu từ mô hình 34 - 39 triệu đồng/ha, so với sản xuất 1 vụ lúa chỉ thu 8 - 10 triệu đồng, tăng 26 - 29 triệu đồng.

Bên cạnh mô hình ngô Đông Xuân sớm - lạc Xuân Hè - đậu xanh Hè Thu triển khai tại xã Duy Ninh - huyện Quảng Ninh. Trên chân đất lúa sản xuất 2 vụ ở xã Đại Trạch - huyện Bố Trạch, Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Công ty Giống cây trồng thực hiện mô hình trồng 1,5 ha bí ngồi Nghệ nông Trung Quốc. Kết quả năng suất đạt 220 - 240 tạ/ha, cho thu nhập 37 - 38 triệu đồng, lãi ròng 30 triệu đồng/ha.

Đồng thời cũng trong vụ Đông này một số địa phương (tập trung ở huyện Quảng Trạch), bằng nguồn kinh phí của huyện đã tổ chức sản xuất mô hình ngô Đông với diện tích 15 ha (xã: Quảng Thủy 5 ha, Quảng Châu 10 ha), chủ yếu bán ngô non, cho thu nhập thêm từ 7 - 10 triệu đồng/ha.

- Từ kết quả triển khai các mô hình năm 2003 và qua việc tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất cây vụ Đông ở các tỉnh bạn, vụ Đông năm 2004, bằng các nguồn vốn TW, của tỉnh và có sự lồng ghép các chương trình dự án khác, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện một số mô hình trên diện rộng, ở nhiều chân đất khác nhau, với diện tích cây vụ Đông 380,5 ha, trong đó:

+ Diện tích mô hình cây ngô Đông 133,5 ha, bao gồm:

. Ngô Đông trên chân đất lúa sản xuất 2 vụ vàn cao, thoát nước: 22,5 ha; năng suất thu được 35 - 40 tạ/ha, thu nhập 9 - 10 triệu đồng; hiệu quả kinh tế của mô hình đạt giá trị 29 - 30 triệu đồng, tăng thêm 9 - 10 triệu đồng/ha so với 2 vụ lúa chỉ thu được 19 - 20 triệu đồng/ha.

. Ngô Đông trên chân đất 1 vụ màu - lúa 10, đất sản xuất 1 - 2 vụ màu; đất bãi bồi 111 ha (bao gồm cả mô hình của huyện Quảng Trạch, Bố Trạch); năng suất đạt 30 - 32 tạ/ha, mô hình đạt giá trị 22 - 24 triệu đồng/ha, tăng thêm 7,5 - 8 triệu đồng so với 2 vụ màu trước đây chỉ thu 15,5 triệu đồng/ha.

+ Diện tích mô hình ngô Đông Xuân sớm 225 ha, bao gồm:

. Diện tích ngô Đông Xuân sớm trên chân đất lúa sản xuất 2 vụ bấp bênh vàn cao 55 ha; thu bán non 40.000 - 45.000 bắp, giá trị thu được 14 - 18 triệu đồng/ha; lạc Xuân Hè năng suất 24 - 30 tạ/ha, giá trị 17 - 21 triệu đồng/ha và đậu xanh 4 tạ/ha, giá trị 4 triệu đồng/ha. Tổng thu nhập 33 - 41 triệu đồng, trong khi sản xuất 1 vụ lúa thu 11 triệu đồng/ha.

. Ngô Đông Xuân sớm trên chân đất 1 vụ màu - lúa 10, trên chân đất bãi biển và đất màu 170 ha (bao gồm cả mô hình của các huyện, thành phố); năng suất từ 25 - 30 tạ/ha, thu nhập từ ngô 6 - 7,5 triệu đồng/ha.

+ Diện tích mô hình rau vụ Đông 9,5 ha, trong đó:

. Cây rau trên đất lúa sản xuất 2 vụ vàn cao, thoát nước: 5,5 ha;

. Cây rau trên chân đất màu 4 ha;

(Bí ngồi 7,5 ha, dưa chuột 2 ha).

Năng suất bí ngồi đạt 205 - 258 tạ/ha; tổng thu 30 - 38 triệu đồng/ha; năng suất dưa chuột 102 - 162 tạ/ha, tổng thu 12 - 19 triệu đồng/ha.

+ Diện tích mô hình lạc Thu Đông 12,5 ha, trong đó:

. Diện tích lạc trên chân đất cát ven biển 10 ha;

. Diện tích lạc trên chân đất màu 2,5 ha

Năng suất từ 11,9 - 19,7 tạ/ha; tổng thu 14,5 - 22 triệu đồng/ha.

(Chi tiết: Diện tích, năng suất, sản lượng, hiệu quả của các mô hình có phụ lục I - V đính kèm).

Ngoài ra trên một số chân đất vườn hộ đã triển khai một số mô hình như mô hình hoa với 3 loại hoa chính: Hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền với diện tích 1200 m2 trên địa bàn huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới, sau 7 tháng trong đó có các tháng vụ Đông cho thu nhập 6,7 triệu đồng tương đương 55 triệu đồng/ha; mô hình trồng rau nhà lưới trên địa bàn huyện Lệ Thủy, Quảng Trạch và TP Đồng Hới sau 8 tháng trồng thu 16 lứa cho thu nhập 3 - 5 triệu đồng tương đương 62 - 96 triệu đồng/ha; mô hình rau an toàn ngoài nhà lưới ở Võ Ninh (Quảng Ninh) cho thu nhập 33 - 35 triệu đồng/ha. Qua các mô hình trên nhiều hộ đã tự nhân rộng. Tuy nhiên mức độ nhân rộng còn hạn chế vì chưa trở thành hàng hóa. Trong phạm vi chương trình này không đưa sản xuất rau và hoa vào, mà chỉ quan tâm đến ngô, lạc Thu đông và rau cao cấp (bí ngồi, dưa chuột).

Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai sản xuất cây vụ Đông tại Quảng Bình không phải là một việc làm thuận lợi trong khi diễn biến hết sức phức tạp, khó lường của điều kiện khí hậu thời tiết: Rét đậm, rét hại, mưa dầm... trong thời kỳ cây thụ phấn thị tinh, ra hoa đậu quả, kết hạt đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất của cây trồng vụ Đông. Mặt khác nông dân tỉnh ta chưa có kinh nghiệm sản xuất cây vụ Đông, quen làm theo lối cũ, bảo thủ với những TBKT mới; nhiều nơi chưa tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, tùy tiện nhất là kinh phí đối ứng của nông dân chưa thực hiện đủ theo quy trình ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước. Sản phẩm sản xuất ra với khối lượng lớn thị trường tiêu thụ chưa ổn định, chủ yếu là tự sản, tự tiêu đặc biệt là những sản phẩm bán tươi, do đó nông dân nhiều nơi chưa mạnh dạn đầu tư, một số địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đối với sản xuất cây vụ Đông.

2. Đánh giá chung về tình hình sản xuất cây vụ Đông ở Quảng Bình

2.1. Kết quả đạt được

- Chuyển biến về nhận thức:

Từ kết quả bước đầu của việc triển khai thực hiện các mô hình cây vụ Đông thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Kết quả đó đã làm chuyển biến tư tưởng, nhận thức của các cấp, các ngành, cơ sở và nông dân về sản xuất cây vụ Đông được nâng lên một bước. Nhiều địa phương khẳng định muốn tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập trên các chân đất cần tăng thêm một số vụ sản xuất cây vụ Đông và một số địa phương đã đưa sản xuất cây vụ Đông thành chủ trương trong sản xuất nông nghiệp. Kết quả thu được từ các mô hình mặc dù mới chỉ là bước đầu, song tập quán canh tác theo lối cũ của nông dân dần được thay đổi theo hướng chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp tạo ra sản phẩm hàng hóa.

- Về mặt kỹ thuật:

+ Thông qua kết quả sản xuất thực tế đã xác định được một số công thức chuyển đổi phù hợp; một số giống cây trồng tốt (năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn ...); thời vụ gieo trồng sát đúng; phương thức canh tác thích hợp để phục vụ tốt cho chuyển đổi cây trồng, phát triển cây vụ Đông của tỉnh trong những năm tiếp theo.

+ Chuyển giao TBKT mới, quy trình kỹ thuật sản xuất một số cây vụ Đông cho hàng trăm lượt hộ nông dân, tổ chức tham quan học tập, hội nghị đầu bờ cho hàng nghìn lượt người, trên cơ sở đó từng bước hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật sản xuất một số cây trồng vụ Đông để áp dụng trong sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.

- Về hiệu quả kinh tế, xã hội:

+ Hiệu quả kinh tế:

Nhiều mô hình đưa lại hiệu quả kinh tế cao, tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất, tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân trên một đơn vị diện tích đất canh tác, như mô hình cây vụ Đông trên chân đất sản xuất lúa 2 vụ, đất sản xuất 1 - 2 vụ màu, mô hình ngô Đông Xuân sớm - lạc Xuân Hè - đậu xanh Hè Thu trên chân đất sản xuất lúa 2 vụ bấp bênh (vụ Hè Thu thiếu nước tưới) ... Mô hình đã làm tăng thêm được 10 - 15 triệu đồng/ha/năm so với phương thức canh tác theo lối cũ. Mặt khác cung cấp cho chăn nuôi một khối lượng lớn thức ăn xanh, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.

+ Hiệu quả xã hội:

Tạo việc làm cho hàng vạn lao động lúc nông nhàn, góp phần thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, nhằm thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, từng bước đưa sản xuất cây vụ Đông thành một vụ sản xuất quan trọng trong năm ở Quảng Bình.

2.2. Nguyên nhân đạt được và những tồn tại:

a) Nguyên nhân

Sở dĩ đạt được những kết quả trên đây là do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

* Nguyên nhân chủ quan:

- Chủ trương đúng đắn của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao giá trị trên một diện tích đất canh tác, một đơn vị đầu tư.

- Ngành Nông nghiệp và PTNT xác định tầm quan trọng của chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển vụ Đông là nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Vì vậy, đã tập trung cao độ cho công tác chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, phòng ban thuộc sở, tích cực bám sát mô hình, thường xuyên kiểm tra, kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, và thông qua công tác chỉ đạo đã tham mưu đề xuất những giải pháp kịp thời cho UBND tỉnh, đồng thời có sự phối kết hợp với các ngành, địa phương.

- Sự phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo có hiệu quả giữa các ngành Nông nghiệp với các địa phương và sự hưởng ứng tích cực của nông dân.

- Học tập kinh nghiệm về sản xuất cây vụ Đông của một số tỉnh đi trước nhất là những tỉnh gần kề như Nghệ An, Hà Tĩnh... để vận dụng một cách linh hoạt vào điều kiện cụ thể ở tỉnh ta.

* Nguyên nhân khách quan:

- Điều kiện khí hậu thời tiết trong vụ Đông những năm gần đây (2000 - 2004), nhất là năm 2004 cơ bản có nhiều thuận lợi cho cây trồng vụ Đông sinh trưởng phát triển, đó là:

+ Cường độ mưa nhỏ, lượng mưa ít, rãi đều trong các tháng mùa Đông.

+ Ít ảnh hưởng của bão to, lũ lớn kéo dài.

+ Thời gian khô hanh kéo dài hơn các tháng mùa Đông trước đây.

(Số liệu khí tượng đặc trưng các tháng có phụ lục VIII đính kèm).

b) Những tồn tại

Bên cạnh kết quả đạt được từ các mô hình, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng nói chung, phát triển cây vụ Đông nói riêng còn bộc lộ một số tồn tại:

- Công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch chi tiết còn nhiều bất cập, nhiều địa phương còn lúng túng trong việc quy hoạch bố trí cây con.

- Sản xuất cây vụ Đông đối với tỉnh ta là việc làm mới. Vì vậy nhiều địa phương chưa mạnh dạn chuyển đổi, một số nơi còn bảo thủ, chưa tâm huyết, công tác chỉ đạo ở một số nơi còn lúng túng, thiếu cương quyết, thậm chí coi việc này là của ngành Nông nghiệp. Mặt khác cán bộ trực tiếp chỉ đạo chưa sâu, chưa nhiệt tình, vì thiếu kinh phí cần thiết; nhiều cán bộ kỹ thuật còn nghe theo dân, kinh nghiệm chỉ đạo kỹ thuật một số cây vụ Đông trên một số chân đất còn lúng túng.

- Chủng loại cây trồng vụ Đông còn đơn điệu, chưa phong phú, giá trị chưa cao, chưa trở thành vùng tập trung mang tính hàng hóa.

- Công tác thị trường còn nhiều bất cập, một số cây vụ Đông như bí ngồi, dưa chuột hoặc ngô bán non nếu diện tích sản xuất lớn sẽ khó tiêu thụ, nông dân còn lo đầu ra của sản phẩm.

Tất cả những tồn tại trên đây đã làm hạn chế khả năng nhân rộng của các mô hình cây vụ Đông.

PHẦN THỨ HAI

MỤC TIÊU, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY VỤ ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 Ở QUẢNG BÌNH

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

Từ thực trạng canh tác trong sản xuất nông nghiệp đã nêu ở trên cho thấy sản xuất nông nghiệp ở tỉnh ta chưa phát huy tiềm năng, lợi thế mỗi vùng, mỗi chân đất, giá trị thu nhập trên một đơn vị đất canh tác thấp. Lao động nông nghiệp thiếu việc làm nhất là các tháng mùa Đông và lúc nông nhàn. Thức ăn xanh phục vụ cho chăn nuôi trong mùa Đông thiếu nghiêm trọng, nhất là thức ăn phục vụ cho chăn nuôi gia súc vào mùa rét. Vì vậy việc chuyển đổi cơ cấu công trồng, cơ cấu mùa vụ từng bước phát triển cây vụ Đông đưa vụ Đông thành một vụ sản xuất trong năm là việc làm cần thiết và hết sức cấp bách. Đồng thời với những kết quả bước đầu về sản xuất cây vụ Đông vừa qua là cơ sở quan trọng cho phép chúng ta xây dựng chương trình phát triển cây vụ Đông tại Quảng Bình trong thời gian tới, trước mắt giai đoạn 2005 - 2010 là đáp ứng nhu cầu cấp thiết của sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên một diện tích đất canh tác.

II. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Căn cứ pháp lý

- Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg , ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

- Chủ trương của tỉnh về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác, một đơn vị đầu tư trong chương trình công tác năm 2005.

- Chương trình công tác trọng tâm năm 2005 (công văn số 81/UB ngày 17/01/2005 của UBND tỉnh).

2. Căn cứ khoa học và thực tiễn

- Điều kiện khí hậu thời tiết trong vụ Đông những năm gần đây của tỉnh ta khác trước đây (từ năm 2000 đến nay): Cường độ mưa nhỏ, lượng mưa ít, rải đều trong các tháng mùa Đông, ít ảnh hưởng của bão to, lụt lớn, thời gian khô hanh kéo dài, nên cơ bản có nhiều thuận lợi cho cây trồng vụ Đông sinh trưởng, phát triển.

- Những TBKT về giống, biện pháp canh tác ... được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất, chủng loại các giống mới được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều, cho phép chúng ta lựa chọn cây trồng vụ Đông phù hợp để đưa vào sản xuất, mặt khác năng lực cán bộ khoa học của ngành, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thực tiễn được nâng cao, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật của nông dân khá hơn trước.

- Kết quả đạt được của việc triển khai thực hiện một số mô hình sản xuất cây vụ Đông những năm gần đây, đặc biệt là kết quả sản xuất cây vụ Đông trong năm 2004 trên một số chân đất ở hầu hết 7 huyện, thành phố của tỉnh ta. Đồng thời một số tỉnh đi trước nhất là những tỉnh gần kề như: Nghệ An, Hà Tĩnh... tổ chức sản xuất cây vụ Đông những năm gần đây với quy mô lớn đã có những kết quả nhất định và vụ Đông của họ đã trở thành một vụ sản xuất quan trọng trong năm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Tăng sản lượng lương thực, nâng cao giá trị thu nhập và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác từ sản xuất cây vụ Đông.

- Làm thay đổi dần tập quán sản xuất theo lối cũ của nông dân sang hướng sản xuất hàng hóa nâng cao giá trị, giải quyết việc làm cho nhiều lao động lúc nông nhàn, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

- Sản phẩm cây vụ Đông góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

- Từng bước đưa vụ Đông trở thành một vụ sản xuất quan trọng trong năm ở tỉnh ta. Phấn đấu đến năm 2010, diện tích cây vụ Đông toàn tỉnh đạt 3000 ha.

2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2010 định hình vùng sản xuất cây vụ Đông theo hướng hàng hóa với diện tích: 3000 ha, trong đó:

- Cây ngô:

Diện tích: 2.560 ha; năng suất bình quân: 35 - 40 tạ/ha; sản lượng: 8.960 - 10.240 tấn.

- Cây rau:

Diện tích: 390 ha; năng suất: 150 - 200 tạ/ha; sản lượng: 5.850 - 7.800 tấn.

- Cây lạc (Thu Đông):

Diện tích cây lạc: 50 ha; năng suất: 15 - 20 tạ/ha; sản lượng: 75 - 100 tấn.

IV. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CÂY VỤ ĐÔNG

- Diện tích đất nông nghiệp có khả năng trồng được cây vụ Đông trên toàn tỉnh là 13.520 ha, trước mắt đến năm 2010 bố trí: 3.000 ha, trong đó:

+ Đất lúa 2 vụ vàn cao thoát nước tốt: 400 ha;

+ Đất lúa 1 vụ: 1.200 ha;

+ Đất màu - lúa 10: 1.100 ha;

+ Đất bãi bồi: 300 ha.

- Kế hoạch diện tích sản xuất cây vụ Đông ở Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2010 được bố trí như sau:

Diện tích kế hoạch sản xuất cây vụ Đông giai đoạn 2005 - 2010 (ĐVT: ha)

Đơn vị

2005

2006

2007

Tổng

Ngô

Rau

Lạc

Tổng

Ngô

Rau

Lạc

Tổng

Ngô

Rau

Lạc

Lệ Thủy

146

121

15

10

178

150

13

15

235

200

20

15

Quảng Ninh

105

103

2

0

140

135

5

0

155

147

8

0

Đồng Hới

44

30

14

0

63

35

28

0

80

40

40

0

Bố Trạch

350

300

50

0

430

350

80

0

505

400

100

5

Quảng Trạch

254

244

10

0

360

340

20

0

450

430

20

0

Tuyên Hóa

159

157

2

0

222

220

2

0

240

236

4

0

Minh Hóa

67

65

2

0

72

72

2

0

84

80

4

0

Toàn tỉnh

1.125

1.020

95

10

1.465

1.300

150

15

1.742

1.531

196

20

 

Đơn vị

2008

2009

2010

Tổng

Ngô

Rau

Lạc

Tổng

Ngô

Rau

Lạc

Tổng

Ngô

Rau

Lạc

Lệ Thủy

250

215

20

15

300

265

20

15

350

315

20

15

Quảng Ninh

250

230

15

5

320

298

17

5

400

375

20

5

Đồng Hới

100

50

50

0

130

70

60

0

150

85

65

0

Bố Trạch

660

500

150

10

800

600

190

10

900

650

240

10

Quảng Trạch

500

470

25

5

550

510

30

10

600

560

30

10

Tuyên Hóa

300

290

5

5

350

335

10

5

400

385

10

5

Minh Hóa

100

90

5

5

150

140

5

5

200

190

5

5

Toàn tỉnh

2.160

1.845

270

45

2.600

2.218

332

50

3.000

2.560

367

50

- Đối với cây ngô là cây chủ lực, chiếm 85% trong tổng số diện tích sản xuất cây vụ Đông và điều đó phù hợp với đất đai có khả năng chuyển đổi tăng vụ, cơ cấu giống ngô hiện có và đặc biệt là đầu ra của sản phẩm; mặt khác cung cấp cho chăn nuôi một khối lượng lớn thức ăn xanh.

- Đối với cây rau: Chủ yếu là bí ngồi, dưa chuột chiếm 13% diện tích sản xuất cây vụ Đông. Trong điều kiện của tỉnh ta diện tích rau như trên tương đối phù hợp, về lâu dài cần xem xét để mở rộng diện tích trên cơ sở đầu ra của sản phẩm với khối lượng sản xuất lớn.

- Đối với lạc Thu Đông, do tập quán nông dân tỉnh ta chưa quen với sản xuất lạc Thu Đông để làm giống liền vụ nên diện tích không đáng kể chiếm 2%. Trong tương lai cần rà soát để mở rộng diện tích, nhằm cung cấp giống lạc liền vụ cho sản xuất lạc Đông Xuân để giảm lượng giống và chi phí cho sản xuất.

V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Xuất phát từ thực trạng các hình thức canh tác trong sản xuất nông nghiệp của nông dân Quảng Bình như đã nêu trên và kết quả triển khai thực hiện một số mô hình sản xuất cây vụ Đông đã đạt được trong những năm qua. Để tiếp tục nhân rộng các mô hình vào sản xuất, cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

1. Giải pháp về tuyên truyền

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sự cần thiết phải phát triển cây vụ Đông cũng như những kết quả sản xuất cây vụ Đông trên các phương tiện thông tin đại chúng Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Quảng Bình nhất là chính sách về phát triển cây vụ Đông của tỉnh, huyện thông qua các lớp tập huấn chuyển giao, chuyên mục bạn nhà nông, tiếp tục triển khai một số mô hình ở các địa phương có điều kiện, in ấn tờ rơi để chuyển tải kỹ thuật sản xuất cây vụ Đông cho nông dân nhất là những TBKT mới, những mô hình làm tốt, những nông dân sản xuất giỏi về cây vụ Đông. Đồng thời tổ chức cho nông dân tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất xây vụ Đông của những tỉnh làm tốt, tiếp tục triển khai thực hiện một số mô hình thực nghiệm về giống cây trồng vụ Đông mới, tổ chức tốt hội nghị đầu bờ cho nông dân tham gia, qua đó để nông dân nắm bắt, vận dụng. Cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp tập trung tuyên truyền, vận động nông dân tích cực đầu tư mở rộng sản xuất cây vụ Đông. Mặt khác cần quán triệt sâu sắc cho nông dân về những khó khăn trong sản xuất cây vụ Đông ở Quảng Bình là việc làm không phải thuận lợi, luôn đối mặt với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, rủi ro có thể xảy ra để nông dân an tâm sản xuất, không bi quan khi bị mất mùa. Đồng thời trong lãnh đạo, chỉ đạo phải cân nhắc kỹ, không chủ quan nóng vội. Và thực sự coi sản xuất cây vụ Đông là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp.

2. Giải pháp về kỹ thuật

2.1. Về thời vụ

- Thời vụ sản xuất cây vụ Đông có ý nghĩa hết sức quan trọng trong các biện pháp kỹ thuật. Bố trí thời vụ một cách sát đúng sẽ không ảnh hưởng đến các vụ sản xuất tiếp nối; mặt khác tạo điều kiện cho cây trồng vụ Đông né tránh được yếu tố bất lợi nhất là ở giai đoạn cây con, thụ tinh thụ phấn, ra hoa đậu quả kết hạt.

- Về thời vụ cụ thể đối với một số cây vụ Đông như sau:

+ Đối với ngô Đông trên đất sản xuất lúa 2 vụ:

Thu hoạch xong lúa Hè Thu thì tiến hành gieo ngô càng sớm càng tốt: 15/9 - 01/10.

+ Đối với rau: Có thể gieo trồng rải vụ từ 20/9 - 15/11.

+ Đối với ngô Đông Xuân sớm trên chân đất sản xuất lúa 2 vụ bấp bênh và trên chân đất 1 vụ màu - lúa 10 gieo: 10/9 - 20/10.

+ Đối với lạc Thu Đông trên chân đất bãi bồi, đất cát gieo: 10/8 - 25/8.

+ Ngô Đông gieo: 15/9 - 01/10.

+ Đậu xanh gieo: Cuối tháng 5 - 15/6.

2.2. Công thức luân canh

2.2.1. Đối với đất sản xuất lúa 2 vụ

* Áp dụng công thức canh tác:

Lúa Đông xuân - lúa Hè thu - ngô Đông.

Lúa Đông xuân - lúa Hè thu - bí ngồi, dưa chuột.

* Về kỹ thuật:

- Chỉ bố trí cây vụ Đông trên chân đất sản xuất lúa 2 vụ vàn cao, thoát nước.

- Đối với giống:

+ Giống lúa: Sử dụng giống lúa lai, giống lúa thuần có năng suất cao, giống lúa chất lượng để tăng năng suất, tăng giá trị.

+ Giống ngô: Bố trí các giống ngô có thời gian sinh trưởng dưới 120 ngày như: LVN10, Bio seed 9681 để thu già, giống ngô nếp VN2, giống ngô nếp địa phương có chất lượng tốt để thu bán non (ăn tươi); giống bí ngồi Nghệ nông Trung Quốc, dưa chuột các loại.

- Làm đất, chăn sóc theo hướng dẫn của quy trình kỹ thuật đối với từng loại cây, trên từng chân đất do Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành.

2.2.2. Đối với đất sản xuất lúa 2 vụ bấp bênh:

* Áp dụng công thức canh tác:

Ngô Đông Xuân sớm - lạc Xuân Hè - đậu xanh (hoặc vừng) Hè Thu.

* Về kỹ thuật:

- Đối với giống:

+ Đối với giống ngô: Sử dụng giống ngô tương tự như giống ngô trên chân đất sản xuất lúa 2 vụ.

+ Đối với giống lạc: Sử dụng các giống lạc có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu bệnh chết ẻo như giống MD7, L14, L!8.

+ Giống đậu xanh gồm các giống ĐX044, T135..., hoặc các giống địa phương chất lượng tốt; giống vừng V6 hoặc giống địa phương để gieo trồng.

- Làm đất, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật do Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành.

2.2.3. Đối với chân đất 1 vụ màu - lúa 10

* Áp dụng công thức canh tác:

Ngô Đông Xuân sớm - lạc Xuân Hè - đậu xanh (hoặc vừng) Hè Thu.

* Về kỹ thuật:

Tương tự như đối với chân đất sản xuất lúa 2 vụ bấp bênh.

2.2.4. Đối với chân đất bãi bồi, đất cát

* Áp dụng công thức canh tác:

- Lạc Thu Đông - ngô Đông Xuân (hoặc lạc Đông Xuân) - đậu xanh (hoặc vừng) Hè Thu.

- Ngô Đông - lạc Xuân - đậu xanh (hoặc vừng) Hè Thu.

* Về kỹ thuật:

- Đối với giống: Giống lạc; giống ngô; các giống đậu xanh; vừng tương tự như chân đất sản xuất lúa 2 vụ bấp bênh.

- Làm đất, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật do Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành.

Ghi chú: Phương thức gieo ngô bầu hoặc trực tiếp; gieo lạc thuần hay lạc phủ nilon tùy theo chân đất, theo năm, theo điều kiện từng gia đình, từng vùng để vận dụng một cách thật linh hoạt.

3. Nghiên cứu khảo nghiệm một số cây vụ Đông mới để bổ sung vào cơ cấu cây vụ Đông hàng năm

Do cây vụ Đông đối với tỉnh ta còn đơn điệu, chủng loại ít, giá trị chưa cao và nhiều cây chưa thực thực sự trở thành hàng hóa. Vì vậy, hàng năm cần nghiên cứu khảo nghiệm tiếp tục tìm ra những cây vụ Đông mới, có giá trị lớn, phù hợp với điều kiện tỉnh ta, để bổ sung vào cơ cấu sản xuất.

4. Giải pháp về cơ chế chính sách

4.1. Chính sách hỗ trợ giống

Hỗ trợ giống để nhân rộng theo hướng giảm dần qua các năm, cụ thể:

4.1.1. Định mức giống và đơn giá một số cây vụ Đông

- Giống ngô: 15kg/ha x 20.000 đ/kg                               =              300.000 đ/ha;

- Giống rau: 2 kg/ha x 1.500.000 đ/kg                             =          3.000.000 đ/ha;

- Giống lạc: 200 kg/ha x 13.000 đ/kg                              =          2.600.000 đ/ha;

a) Năm 2005 hỗ trợ 70% giá giống:

- Đối với giống ngô: 300.000 đ/ha x 70%                        =              210.000 đ/ha;

- Giống rau: 3.000.000 đ/ha x 70%                                  =          2.000.000 đ/ha;

- Giống lạc: 2.600.000 đ/ha x 70%                                  =          1.820.000 đ/ha;

b) Năm 2006 hỗ trợ 50% giá giống:

- Đối với giống ngô: 300.000 đ/ha x 50%                        =              150.000 đ/ha;

- Giống rau: 3.000.000 đ/ha x 50%                                  =          1.500.000 đ/ha;

- Giống lạc: 2.600.000 đ/ha x 50%                                  =          1.300.000 đ/ha;

c) Năm 2007 hỗ trợ 30% giá giống:

- Đối với giống ngô: 300.000 đ/ha x 30%                        =                90.000 đ/ha;

- Giống rau: 3.000.000 đ/ha x 30%                                  =             900.000 đ/ha;

- Giống lạc: 2.600.000 đ/ha x 30%                                  =             741.000 đ/ha;

d) Từ năm 2008 - 2010 không hỗ trợ: Nông dân tự lo.

4.1.2. Cơ chế hỗ trợ

Nhà nước hỗ trợ qua Công ty Giống cây trồng, thông qua kế hoạch tỉnh giao. Nông dân mua giống trực tiếp với Công ty, có đăng ký từ đầu vụ sản xuất qua UBND huyện để Công ty có kế hoạch chuẩn bị, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, đảm bảo số lượng, chất lượng giống.

4.2. Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật và công tác chỉ đạo

Do sản xuất cây vụ Đông là một việc làm mới đối với tỉnh ta, do đó tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật là hết sức cần thiết. Vì vậy hàng năm phải tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật, cụ thể:

4.2.1. Tập huấn kỹ thuật

a) Định mức

Từ năm 2005 - 2007: Bình quân mỗi năm 120 triệu đồng;

b) Cơ chế: Kinh phí ngân sách tỉnh cấp qua Trung tâm KN-KL, ngoài nguồn kinh phí kế hoạch khuyến nông hàng năm.

4.2.2. Phụ cấp thuê cán bộ kỹ thuật cơ sở chỉ đạo

a) Định mức

- Từ năm 2005 - 2007:

+ Bình quân một cán bộ chỉ đạo kỹ thuật phụ trách 50 ha trong thời gian 4 tháng.

+ Phụ cấp chỉ đạo: 290.000 đ/ tháng x 4 tháng = 1.160.000 đồng.

- Từ năm 2008 - 2010:

+ Bình quân một cán bộ chỉ đạo kỹ thuật phụ trách 100 ha trong thời gian 4 tháng.

+ Phụ cấp chỉ đạo: 290.000 đ/ tháng x 4 tháng = 1.160.000 đồng.

Ghi chú: Định mức phụ cấp 290.000 đ/người/tháng được áp dụng theo văn bản số 13745 TC/HCS, ngày 30/12/2003 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi một số mức chi cho chương trình khuyến nông.

b) Cơ chế: Kinh phí ngân sách tỉnh cấp qua Trung tâm KN-KN ngoài nguồn kinh phí sự nghiệp khuyến nông - KL hàng năm.

4.3. Đầu tư kinh phí cho ngành Nông nghiệp để triển khai một số mô hình cây vụ Đông mới hàng năm để bổ sung vào cơ cấu sản xuất:

a) Định mức: Bình quân 100.000.000 đ/năm (từ năm 2005 - 2007) để triển khai cho 2 - 3 mô hình/năm, trong đó bình quân 30 - 50 triệu đồng/mô hình.

b) Cơ chế: Kinh phí ngân sách tỉnh cấp qua Sở Nông nghiệp và PTNT.

4.4. Hỗ trợ kinh phí tham quan học tập sản xuất cây vụ Đông trong và ngoài tỉnh

a) Định mức

Đầu tư kinh phí tham quan học tập cho những năm đầu (2005 - 2007) theo hướng giảm dần, cụ thể:

- Năm 2005: Kinh phí 50 triệu đồng;

- Năm 2006: Kinh phí 40 triệu đồng;

- Năm 2007: Kinh phí 30 triệu đồng;

b) Cơ chế: Kinh phí ngân sách tỉnh cấp qua Trung tâm KN-KL, ngoài nguồn kinh phí kế hoạch hàng năm của đơn vị.

5. Khái toán vốn đầu tư

5.1. Nhu cầu vốn

5.1.1. Kinh phí hỗ trợ công tác tập huấn chuyển giao TBKT cho nông dân: 356,4 triệu đồng, trong đó:

- Năm 2005: 100 lớp x 1.620.000 đ                                 =           162,0 triệu đồng;

- Năm 2006: 70 lớp x 1.620.000 đ                                   =           113,4 triệu đồng;

- Năm 2007: 50 lớp x 1.620.000 đ                                   =             81,0 triệu đồng;

(Chi tiết 01 lớp tập huấn có phụ lục VI kèm theo)

5.1.2. Kinh phí triển khai một số mô hình cây vụ Đông mới: 300,0 triệu đồng, trong đó:

Ba năm (2005 - 2007): 3 năm x 100 triệu/năm = 300 triệu đồng.

5.1.3. Kinh phí tham quan học tập cho 3 năm đầu (2005 - 2007): 120 triệu đồng, trong đó:

- Năm 2005: 50 triệu đồng;

- Năm 2006: 40 triệu đồng;

- Năm 2007: 30 triệu đồng;

5.1.4. Kinh phí hỗ trợ giống và chỉ đạo kỹ thuật: 1.391.446.000 đồng, cụ thể các năm như sau:

a) Năm 2005: Kinh phí: 457.991.000 đồng, trong đó:

- Hỗ trợ giống các loại: 431.891.000 đồng, bao gồm:

+ Giống ngô: 210.000 đ/ha x 1.020 ha                              =           214.191.000 đồng;

+ Giống rau: 2.100.000 đ/ha x 95 ha                                 =           199.500.000 đồng;

+ Giống lạc: 1.820.000 đ/ha x 10 ha                                 =            18.200.000 đồng.

- Phụ cấp chỉ đạo: 1.160.000 đ/CB x (1125 : 50) ha = 26.100.000 đồng.

b) Năm 2006: Kinh phí: 473.853.000 đồng, trong đó:

- Hỗ trợ giống các loại: 439.505.000 đồng, bao gồm:

+ Giống ngô: 150.000 đ/ha x 1.300 ha                              = 195.000.000 đồng;

+ Giống rau: 1.500.000 đ/ha x 150 ha                               =           225.000.000 đồng;

+ Giống lạc: 1.300.000 đ/ha x 15 ha                                 =            19.505.000 đồng.

- Phụ cấp chỉ đạo: 1.160.000 đ/CB x (1465 : 50) ha = 34.348.000 đồng.

c) Năm 2007: Kinh phí: 369.586.8000 đồng, trong đó:

- Hỗ trợ giống các loại: 329.010.000 đồng, bao gồm:

+ Cây ngô: 90.000 đ/ha x 1.531 ha                                   = 137.790.000 đồng;

+ Cây rau: 900.000 đ/ha x 196 ha                                     = 176.400.000 đồng;

+ Cây lạc: 741.000 đ/ha x 20 ha                                       = 14.820.000 đồng.

- Phụ cấp chỉ đạo: 1.160.000 đ/CB x (1742 : 50) ha = 40.576.000 đồng.

d) Năm 2008:

Phụ cấp chỉ đạo: 1.160.000 đ/CB x (2.160 : 100) ha = 25.056.000 đồng.

đ) Năm 2009:

Phụ cấp chỉ đạo: 1.160.000 đ/CB x (2.600 : 100) ha = 30.160.000 đồng.

e) Năm 2010:

Phụ cấp chỉ đạo: 1.160.000 đ/CB x (3.000 : 100) ha = 34.800.000 đồng.

Cộng kinh phí hỗ trợ giống và chỉ đạo KT từ 2005 - 2010: 1.391.446.800đ, trong đó:

+ Hỗ trợ giống: 1.200.406.000 đồng;

+ Phụ cấp chỉ đạo: 191.040.000 đồng.

Tổng kinh phí của chương trình:

(5.1.1 + 5.1.2 + 5.1.3 + 5.1.4) = (356,4 triệu + 300 triệu + 120 triệu + 1.391.446.000 triệu) = 2.167.846.000 đồng.

(Hai tỷ, một trăm sáu mươi bảy triệu, tám trăm bốn mươi sáu ngàn đồng).

b) Phân kỳ nguồn vốn đầu tư sản xuất cây vụ Đông 2005 - 2010

(ĐVT: triệu đồng)

Hạng mục

Tổng vốn

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Đầu tư giống

1.200,406

431,891

439,505

329,010

0

0

0

Tập huấn KT

356,4

162,0

113,4

81,0

0

0

0

XD mô hình

300,0

100,0

100,0

100,0

0

0

0

Chỉ đạo KT

191,040

26,100

34,348

40,576

25,056

30,160

34,800

Tham quan HT

120,0

50,0

40,0

30,0

0

0

0

Cộng

2.167,846

769,991

727,253

580,586

25,056

30,160

34,800

c) Nguồn vốn: Nguồn vốn đầu tư hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước thông qua chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp; chương trình KN - KL; nghiên cứu khoa học...

5. Giải pháp về tổ chức thực hiện

Sản xuất cây vụ Đông là một chương trình lớn, trọng điểm của tỉnh trong thời gian tới. Để chương trình phát huy hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra, cần phải có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở cụ thể:

- Ở tỉnh thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển sản xuất cây vụ Đông. Thành phần BCĐ do một đồng chí PCT tỉnh làm trưởng ban; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT làm phó ban thường trực; lãnh đạo các Sở KH-ĐT, Tài chính, KH-CN, Tài nguyên - Môi trường; lãnh đạo Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh tỉnh; lãnh đạo UBND 7 huyện, thành phố là thành viên BCĐ.

- Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn quy trình kỹ thuật về sản xuất các cây trồng vụ Đông; chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp với các địa phương tổ chức triển khai thực hiện nhân rộng; tiếp tục nghiên cứu khảo nghiệm đề xuất cây vụ Đông mới nhằm đa dạng sản phẩm cây vụ Đông nhất là những cây trồng có giá trị, mang tính sản xuất hàng hóa. Đồng thời phối hợp với các ngành có liên quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường tham mưu về quy hoạch, rà soát quy hoạch; giao kế hoạch sản xuất cây vụ Đông hàng năm, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ cho nông dân tham gia sản xuất cây vụ Đông cho năm 2005 và những năm tiếp theo.

- UBND các huyện, thành phố căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao tiến hành rà soát, xây dựng đề án sản xuất cây vụ Đông phù hợp ở địa phương mình giai đoạn từ 2005 - 2010; trước mắt là năm 2005 để sớm tổ chức triển khai thực hiện. Đồng thời ở các huyện, thành phố, căn cứ thành phần BCĐ cấp tỉnh để thành lập BCĐ cấp huyện, phân công và cử cán bộ kỹ thuật chỉ đạo sản xuất cây vụ Đông, ngoài chính sách hỗ trợ của tỉnh, các địa phương cần có chính sách hỗ trợ để khuyến khích nông dân đầu tư, mở rộng sản xuất cây vụ Đông.

- Trung tâm Khuyến nông - KL phối hợp với các đơn vị thuộc Sở và huyện triển khai tập huấn quy trình kỹ thuật chuyển giao TBKT về cây trồng vụ Đông, in ấn tài liệu phục vụ sản xuất cây vụ Đông cho nông dân.

- Đối với hộ nông dân: Trong điều kiện kinh phí ngân sách hạn hẹp lại phải đầu tư nhiều lĩnh vực, nhất thiết phải có kinh phí đối ứng để đầu tư đảm bảo quy trình kỹ thuật, đặc biệt là phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật và hướng dẫn của cán bộ chỉ đạo về sản xuất cây vụ Đông.

VI. HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Hiệu quả kinh tế trực tiếp đối với từng cây

Hiệu quả kinh tế của việc trồng cây vụ Đông đã tăng thêm giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tăng thu nhập cho người nông dân, tăng thêm một vụ sản xuất trong năm, góp phần tăng sản lượng lương thực, thực phẩm.

1.1. Đối với cây ngô

- Đối với xã hội: Tăng sản lượng lương thực và thức ăn xanh, cụ thể:

+ Sản phẩm chính: 1 ha ngô năng suất 4 tấn x 2,560 ha = 10.240 tấn;

+ Sản phẩm phụ: 1 ha ngô thu 8 tấn chất xanh x 2.560 ha = 20.480 tấn thức ăn xanh phục vụ chăn nuôi;

- Đối với nông dân: Tăng thu nhập cho nông dân

+ Tổng thu 4 tấn ngô hạt x 2.500.000 đ/tấn x 2.560 ha = 25.600 triệu đồng;

Nếu bán ngô non nông dân sẽ có lợi nhuận cao hơn 2 - 4 triệu đồng/ha.

+ Thu từ làm thức ăn chăn nuôi: 8 tấn x 2.560 ha x 200.000 đ/tấn = 3.096 triệu đồng.

1.2. Đối với cây rau (bí ngồi, dưa chuột)

- Đối với xã hội: Tăng sản lượng rau thực phẩm cho xã hội, cụ thể:

1 ha bí ngồi cho năng suất 150 - 200 tạ/ha x 390 ha = 5.850 - 7.800 tấn.

- Đối với nông dân: Tăng thu nhập cho nông dân

Tổng thu 15 - 20 tấn/ha x 1.500.000 đ/tấn x 390 ha = 8.775 - 11.700 triệu đồng.

1.3. Đối với cây lạc

- Đối với xã hội: Tăng sản lượng lạc hàng năm:

1 ha lạc cho năng suất BQ 15 - 20 tạ/ha x 50 ha = 75 - 100 tấn.

- Đối với nông dân: Tăng thu nhập cho nông dân

Tổng thu 15 - 20 tạ x 1.300.000 đ/tạ x 50 ha = 975 - 1.300 triệu đồng.

2. Hiệu quả thu nhập tính theo năm

2.1. Năm 2005:

- Đối với ngô:

+ Ngô hạt khô: 4 tấn/ha x 1.020 ha = 4.080 ha;

+ Thu nhập: 4 tấn/ha x 2.500.000 đ/tấn x 1.020 ha = 10.200 triệu đồng.

- Đối với rau:

+ Rau tươi: Bình quân 17,5 tấn/ha x 95 ha = 1.662,5 tấn;

+ Thu nhập: 17,5 tấn/ha x 95 ha x 1.500.000 đ/tấn = 2.493,75 triệu đồng.

- Đối với lạc:

+ Lạc quả khô: 1,75 tấn/ha x 10 ha = 17,5 tấn;

+ Thu nhập: 1,75 tấn/ha x 10 ha x 13.000.000 đ/tấn = 227,5 triệu đồng.

Tổng thu nhập đưa lại cho nông dân trong năm 2005 là: 12.921,25 triệu đồng. Đồng thời cung cấp hàng nghìn tấn chất xanh phục vụ chăn nuôi.

2.2. Năm 2006

- Đối với ngô:

+ Ngô hạt khô: 4 tấn/ha x 1.300 ha = 5.200 ha;

+ Thu nhập: 4 tấn/ha x 2.500.000 đ/tấn x 1.300 ha = 13.000 triệu đồng.

- Đối với rau:

+ Rau tươi: 17,5 tấn/ha x 150 ha = 2.625 tấn;

+ Thu nhập: 17,5 tấn/ha x 1.500.000 đ/tấn x 150 ha = 3.937,5 triệu đồng.

- Đối với lạc:

+ Lạc khô: 1,75 tấn/ha x 15 ha = 26,26 tấn;

+ Thu nhập: 1,75 tấn/ha x 13.000.000 đ/tấn x 15 ha = 341,25 triệu đồng.

Tổng thu nhập đưa lại cho nông dân trong năm 2006 là: 17.278,75 triệu đồng. Đồng thời cung cấp hàng nghìn tấn chất xanh phục vụ chăn nuôi.

2.3. Năm 2007

- Đối với ngô:

+ Ngô hạt khô: 4 tấn/ha x 1.531 ha = 6.124 ha;

+ Thu nhập: 4 tấn/ha x 2.500.000 đ/tấn x 1.531 ha = 15.310 triệu đồng.

- Đối với rau:

+ Rau tươi: 17,5 tấn/ha x 196 ha = 3.430 tấn;

+ Thu nhập: 17,5 tấn/ha x 1.500.000 đ/tấn x 196 ha = 5.145 triệu đồng.

- Đối với lạc:

+ Lạc quả khô: 1,75 tấn/ha x 20 ha = 35,0 tấn;

+ Thu nhập: 1,75 tấn/ha x 13.000.000 đ/tấn x 20 ha = 455,0 triệu đồng.

Tổng thu nhập đưa lại cho nông dân trong năm 2007 là: 20.910 triệu đồng. Mặt khác cung cấp hàng nghìn tấn chất xanh phục vụ chăn nuôi.

2.4. Năm 2008

- Đối với ngô:

+ Ngô hạt khô: 4 tấn/ha x 1.845 ha = 7.380 ha;

+ Thu nhập: 4 tấn/ha x 2.500.000 đ/tấn x 1.845 ha = 18.450 triệu đồng.

- Đối với rau:

+ Rau tươi: 17,5 tấn/ha x 270 ha = 4.725 tấn;

+ Thu nhập: 17,5 tấn/ha x 1.500.000 đ/tấn x 270 ha = 7.087,5 triệu đồng.

- Đối với lạc:

+ Lạc quả khô: 1,75 tấn/ha x 45 ha = 78,75 tấn;

+ Thu nhập: 1,75 tấn/ha x 13.000.000 đ/tấn x 45 ha = 3.543,75 triệu đồng.

Tổng thu nhập đưa lại cho nông dân trong năm 2008 là: 29.081,25 triệu đồng. Mặt khác cung cấp hàng nghìn tấn chất xanh phục vụ chăn nuôi.

2.5. Năm 2009

- Đối với ngô:

+ Ngô hạt khô: 4 tấn/ha x 2.218 ha = 8.872 ha;

+ Thu nhập: 4 tấn/ha x 2.500.000 đ/tấn x 2.218 ha = 22.180 triệu đồng.

- Đối với rau:

+ Rau tươi: 17,5 tấn/ha x 332 ha = 5.810 tấn;

+ Thu nhập: 17,5 tấn/ha x 1.500.000 đ/tấn x 332 ha = 8.715 triệu đồng.

- Đối với lạc:

+ Lạc quả khô: 1,75 tấn/ha x 50 ha = 87,5 tấn;

+ Thu nhập: 1,75 tấn/ha x 13.000.000 đ/tấn x 50 ha = 11.375 triệu đồng.

Tổng thu nhập đưa lại cho nông dân trong năm 2009 là: 42.270 triệu đồng. Mặt khác cung cấp hàng nghìn tấn chất xanh phục vụ chăn nuôi.

2.6. Năm 2010

- Đối với ngô:

+ Ngô hạt khô: 4 tấn/ha x 2.560 ha = 10.240 ha;

+ Thu nhập: 4 tấn/ha x 2.500.000 đ/tấn x 2.560 ha = 25.600 triệu đồng.

- Đối với rau:

+ Rau tươi: 17,5 tấn/ha x 390 ha = 6.825 tấn;

+ Thu nhập: 17,5 tấn/ha x 1.500.000 đ/tấn x 390 ha = 10.237,5 triệu đồng.

- Đối với lạc:

+ Lạc quả khô: 1,75 tấn/ha x 50 ha = 87,5 tấn;

+ Thu nhập: 1,75 tấn/ha x 13.000.000 đ/tấn x 50 ha = 11.375 triệu đồng.

Tổng thu nhập đưa lại cho nông dân trong năm 2010 là: 47.212,5 triệu đồng; cung cấp hàng nghìn tấn chất xanh phục vụ chăn nuôi.

Tổng thu nhập từ sản phẩm chính của chương trình: 135.842,5 triệu đồng.

3. Hiệu quả gián tiếp về mặt xã hội

- Tạo việc làm cho gần 4000 lao động lúc nông nhàn, vừa nâng cao thu nhập vừa ổn định an ninh lương thực, cung cấp thức ăn xanh phục vụ chăn nuôi, góp phần xóa đói, giảm nghèo, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.

- Làm thay đổi tập quán canh tác cũ, sang hướng sản xuất hàng hóa nâng cao giá trị/đơn vị diện tích.

- Từng bước đưa sản xuất cây vụ Đông thành một vụ sản xuất quan trọng trong năm.

PHẦN THỨ BA

KẾT LUẬN

1. Kết luận:

Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích đất canh tác nói chung và cây vụ Đông nói riêng là một đòi hỏi cấp thiết. Khẳng định sản xuất cây vụ Đông ở Quảng Bình mang tính khả thi cao vừa có cơ sở lý luận vừa có cơ sở thực tiễn. Tuy nhiên, sản xuất cây vụ Đông là một việc làm mới đối với nông dân tỉnh ta, do đó phải có những bước đi, giải pháp phù hợp, có sự đầu tư ban đầu của Nhà nước, sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và sự nỗ lực nhiệt tình ủng hộ của nông dân thì chương trình mới đạt được mục tiêu đề ra.

UBND các huyện, thành phố căn cứ vào điều kiện cụ thể tiến hành rà soát đất đai để bố trí sản xuất cây vụ Đông ở địa phương mình một cách phù hợp làm cơ sở mở rộng diện tích, từng bước đưa sản xuất cây vụ Đông thành một vụ sản xuất quan trọng trong năm./.

 

PHỤ LỤC I: Kết quả mô hình cây Ngô Đông trên chân đất 2 vụ lúa năm 2004

Địa điểm

Chỉ tiêu

Quảng Hưng

Quảng Trạch

Đại Trạch

Bố Trạch

Đức Ninh

Đồng Hới

Diện tích (ha)

10

7,5

5

Chân đất

2 lúa, vàn cao

2 lúa, vàn cao

2 lúa, vàn cao

Ngày gieo hạt

5-7/10

20-26/9

2-10/10

Phương thức trồng

Gieo tháng

Trồng bầu

Gieo thẳng - Trồng bầu

Giống ngô

VN2

Bio seed 9681

LVN10

Thời gian sinh trưởng (ngày)

90-95

110

115-120

Năng suất thực thu (tạ/ha)

18

40

32

Tổng thu nhập (triệu đồng)

4,5

10

8

Chi phí (triệu đồng)

3,6

4,6

4,2

 

PHỤ LỤC II: Kết quả mô hình cây Ngô Đông trên chân đất màu-lúa 10 năm 2004

Địa điểm

Chỉ tiêu                             

Tân Hóa

Mai Hóa

X. Hóa

Mai Hóa

Phong Hóa

T. Hóa

Quảng Châu-Q.Trạch

Sơn Trạch-B.Trạch

Diện tích (ha)

2

5

4

9

10

Chân đất

màu - lúa

10

màu - lúa

10

màu - lúa

10

màu - lúa

10

màu - lúa

10

Ngày gieo hạt

24/9

6-10/10

28/9-4/10

20-24/9

7-9/10

Phương thức trồng

gieo thẳng

gieo thẳng

gieo thẳng

gieo thẳng

gieo thẳng

Giống sản xuất

LVN10

LVN10

LVN10

LVN10

VN2

Thời gian sinh trưởng (ngày)

115-120

115-120

115-120

115-120

90-95

Năng suất thực thu (tạ/ha)

31

28

36

25

25

Tổng thu nhập (triệu đồng/ha) bán ngô hạt

7,75

7,0

9,0

6,25

6,25

Chi phí (triệu đ/ha)

3,6

3,6

3,6

3,6

3,6

 

PHỤ LỤC III: Kết quả mô hình cây rau vụ Đông trên chân đất 2 lú năm 2004

Địa điểm

 

Chỉ tiêu

Cây Bí ngồi

Cây Dưa chuột

HTX Phú Mỹ Đ.Hới

Võ Ninh

Q.Ninh

Đại Trạch

Bố Trạch

HTX Phú Mỹ Đ.Hới

Võ Ninh Q.Ninh

Diện tích (ha)

1

1

1,5

1

1

Chân đất

2 lóa, vmn cao

mmu

2 lóa, vmn cao

2 lóa, v.c

mmu

Ngày gieo hạt

18/11

1/12

13/11

18/1

1/12

Thời gian sinh trưởng (ngày)

65-70

70

60-65

65-70

70

Năng suất thực thu (tạ/ha)

258

205

235

162

102

Tổng thu nhập (triệu đ/ha)

38

30

34

19

12

Chi phí (triệu đ/đồng)

8,4

8,4

8,4

8,4

8,4

 

PHỤ LỤC IV: Kết quả mô hình cây Ngô Đông Xuân sớm năm 2004

Địa điểm

Chỉ tiêu

Duy Ninh Quảng Ninh

Đức Ninh

Đồng Hới

Trung Trạch Bố Trạch

Diện tích (ha)

2

2

2

Chân đất

2 lúa, vàn cao

2 lúa, vàn cao

màu - lúa 10

Ngày gieo hạt

3-4/11

19-20/10

18-19/10

Phương thức trồng

Gieo tháng

Trồng bầu

Gieo thẳng

Giống ngô

VN2

VN2

VN2

Thời gian sinh trưởng (ngày)

102

90

90

Năng suất thực thu (tạ/ha)

36.000

40.000

40.000

Tổng thu nhập (triệu đ/ha): bán ngô non ăn tươi

18

16

12

 

PHỤ LỤC V: Kết quả mô hình Lạc Thu Đông năm 2004

Địa điểm

Chỉ tiêu

Hưng Trạch

Bố Trạch

Ngư Thủy Nam

Lệ Thủy

Diện tích (ha)

2,5

10

Chân đất

2 vụ màu

2 vụ màu

Ngày gieo hạt

25/9

23/9

Giống Lạc

L14

L14

Thời gian sinh trưởng (ngày)

125

122

Năng suất thực thu (tạ/ha)

 - Phủ nilon

 - Không phủ nilon

 

19,7

17,0

 

-

11,9

Tổng thu nhập (triệu đ/ha): bán lạc giống 11.000 đ/kg

 - Phủ nilon

 - Không phủ nilon

Chi phí cho 1 ha:

 - Phủ nilon

 - Không phủ nilon

 


21,65

18,75

 

9,736

7,536

 


-

14,27

 

9,736

7,536

 

PHỤ LỤC VI: KINH PHÍ 01 LỚP TẬP HUẤN KỸ THUẬT CÂY VỤ ĐÔNG

TT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Tiền ăn học viên

người

50

15.000đ/người

750.000

2

Tài liệu học viên

bộ

50

5.000đ/bộ

250.000

3

Biên soạn tài liệu

trang

10

10.000đ/trang

100.000

4

Tiền giảng bài

tiết

8

15.000đ/tiết

120.000

5

Đi lại của giảng viên

lượt

2

50.000đ/lượt

100.000

6

Tiền ngủ của giảng viên

đêm

1

30.000đ/đêm

30.000

7

Hội trường, loa máy

lớp

1

220.000đ/lớp

220.000

8

Nước uống học viên

người

50

1.000đ/người

50.000

 

Tổng cộng

 

 

 

1.620.000

 


PHỤ LỤC VII: DỰ KIẾN PHÂN BỔ VỐN CHO CÁC ĐƠN VỊ NĂM 2005-2010

(ĐVT: Triệu đồng)

Đơn vị

Tổng

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Lệ Thủy

+ Giống

+ Chỉ đạo KT

207,2148

183,8060

23,4088

78,4882

75,1010

3,3872

65,1346

61,0050

4,1296

53,1520

47,7000

5,4520

2,9000

0

2,9000

3,48000

0

3,48000

4,06000

0

4,06000

Quảng Ninh

+ Giống

+ Chỉ đạo KT

93,5820

73,0500

20,5320

28,2660

25,8300

2,4360

30,9980

27,7500

3,2480

23,0660

19,4700

3,5960

2,9000

0

2,9000

3,7120

0

3,7120

4,6400

0

4,6400

Đồng Hới

+ Giống

+ Chỉ đạo KT

131,7964

123,0500

8,7464

36,7208

35,7000

1,0208

49,2116

47,7500

1,4616

41,4560

39,6000

1,8560

1,1600

0

1,1600

1,5080

0

1,5080

1,7400

0

1,7400

Bố Trạch

+ Giống

+ Chỉ đạo KT

527,5880

470,4000

57,1880

176,1200

168,0000

8,1200

182,4760

172,5000

9,9760

141,6160

129,9000

11,7160

7,6560

0

7,6560

9,2800

0

9,2800

10,4400

0

10,4400

Quảng Trạch

+ Giống

+ Chỉ đạo KT

253,7648

209,9400

43,8248

78,1328

72,2400

5,8928

89,3520

81,0000

8,3520

67,1400

56,7000

10,4400

5,8000

0

5,8000

6,3800

0

6,3800

6,9600

0

6,9600

Tuyên Hóa

+ Giống

+ Chỉ đạo KT

124,9572

98,0100

26,9472

40,8588

37,1700

3,6888

41,5104

36,0000

5,5104

30,4080

24,8400

5,5680

3,4800

0

3,4800

4,0600

0

4,0600

4,6400

0

4,6400

Minh Hóa

+ Giống

+ Chỉ đạo KT

52,5436

42,1500

10,3936

19,4044

17,8500

1,5544

15,1704

13,5000

1,6704

12,7488

10,8000

1,9488

1,1600

0

1,1600

1,7400

0

1,7400

2,3200

0

2,3200

T.Tâm KNKL

+Tập huấn KT

+ Tham quan

622,200

356,400

120,000

212,000

162,000

50,000

153,400

113,400

40,000

111,000

81,000

30,000

64,800

0

0

48,600

0

0

32,400

0

32,400

Sở NN PTNT

+ Mô hình

300,000

300,000

100,000

100,000

100,000

100,000

100,000

100,000

0

0

0

0

0

0

Toàn tỉnh

+ Giống

+ Tập huấn

+ Chỉ đạo KT

+ XD mô hình

+ Tham quan

2.167,846

1200,406

256,400

191,040

300,000

120,000

769,991

431,891

162,000

26,100

100,000

50,000

727,253

439,505

113,400

34,348

100,000

40,000

580,586

329,010

81,000

40,576

100,000

30,000

189,856

0

0

25,056

0

0

178,760

0

0

30,160

0

0

167,200

0

0

34,800

0

0

 

PHỤ LỤC VIII: TỔNG HỢP MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG THỜI TIẾT QUẢNG BÌNH TRONG CÁC THÁNG 8,9,10,11,12 TỪ NĂM 2000-2004

(Số liệu của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quảng Bình cung cấp)

Năm

Nhiệt độ TB (0C)

Lượng mưa (mn)

Số ngày mưa

8

9

10

11

12

8

9

10

11

12

8

9

10

11

12

TB 30 năm

1980-2000

Trạm ĐHới

Trạm T Hóa

 

 

28.6

28.1

 

 

26.8

26.2

 

 

24.6

23.8

 

 

22.6

20.9

 

 

19.5

18.3

 

 

175

244.3

 

 

449.7

511.2

 

 

683.9

626.3

 

 

349.5

234.1

 

 

115.5

81.1

 

 

 

 

 

Năm 2000

Trạm THóa

Trạm BĐồn

Trạm ĐHới

 

28.6

29.7

29.4

 

25.6

26.6

26.3

 

24.2

25.2

25.2

 

19.8

21.2

21.2

 

19.4

20.3

20.3

 

203.0

93.5

142.5

 

269.2

296.0

242.6

 

593.3

174.4

361.2

 

76.6

202.4

293.6

 

86.4

75.8

80.2

 

6

09

10

 

17

14

17

 

22

16

17

 

17

17

16

 

24

17

19

Năm 2001

Trạm THóa

Trạm BĐồn

Trạm ĐHới

 

33.0

32.6

33.3

 

31.6

31.0

30.9

 

28.5

28.6

28.9

 

27.8

25.1

25.3

 

21.6

21.9

22.3

 

547.6

406.7

374.7

 

245.6

252.9

226.0

 

900.4

702.3

514.0

 

174.1

534.4

348.4

 

91.9

136.6

292.3

 

17

14

14

 

15

11

11

 

25

23

23

 

13

10

09

 

15

16

15

Năm 2002

Trạm THóa

Trạm BĐồn

Trạm ĐHới

 

27.6

28.4

28.6

 

25.5

26.2

26.4

 

24.1

25.0

25.3

 

21.0

22.0

22.6

 

19.6

20.7

21.0

 

197.8

287.2

343.5

 

637.3

453.4

487.3

 

414.6

260.7

327.2

 

135.1

71.9

206.2

 

91.8

66.1

141.5

 

20

14

11

 

17

19

18

 

10

14

15

 

14

10

17

 

20

16

15

Năm 2003

Trạm THóa

Trạm BĐồn

Trạm ĐHới

 

28.6

29.9

30.0

 

26.5

27.2

27.2

 

24.3

25.4

25.5

 

22.2

23.3

23.4

 

18.1

19.3

29.7

 

186.6

49.9

77.3

 

317.9

265.0

346.3

 

608.8

334.7

428.1

 

135.1

71.9

206.2

 

91.8

66.1

141.5

 

10

04

10

 

7

15

17

 

19

19

18

 

15

13

16

 

18

14

17

Năm 2004

Trạm THóa

Trạm BĐồn

Trạm ĐHới

 

28.1

29.1

29.5

 

25.7

26.6

26.8

 

23.2

24.3

24.4

 

21.6

22.8

23.2

 

18.7

22.8

23.2

 

311.0

60.5

67.4

 

240.9

320.2

267.1

 

202.0

291.1

345.1

 

348.4

368.7

280.0

 

25.4

48.9

85.6

 

18

10

9

 

13

14

16

 

15

16

13

 

18

11

15

 

18

14

17