Quyết định 4176/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt “Đề án tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2018”
Số hiệu: | 4176/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Tất Thành Cang |
Ngày ban hành: | 24/08/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 01/10/2015 | Số công báo: | Số 44 |
Lĩnh vực: | Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4176/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 08 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 3227/TTr-STP-PBGDPL ngày 26 tháng 6 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 - 2018” với những nội dung cơ bản sau đây:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN
1. Quan Điểm xây dựng Đề án
- Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Việc phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm; nội dung, hình thức phổ biến được đổi mới, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng được phổ biến.
-Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan báo chí với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy thế mạnh của từng cơ quan báo chí trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Kế thừa và tiếp tục phát huy các kết quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong những năm qua; tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án để chọn lọc, nhân rộng những mô hình, cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả.
- Kết hợp việc phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với các đề án, chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật khác của Trung ương, Thành phố.
- Tăng cường thực hiện chủ trương xã hội hóa trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, khuyến khích, tạo điều kiện, huy động sự tham gia, đóng góp của các thành phần kinh tế, nguồn lực xã hội vào công tác này.
- Việc phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bảo đảm hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm.
2. Mục tiêu của Đề án
a) Mục tiêu chung:
- Tăng cường, phát huy vị trí, vai trò của báo chí trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước; nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; góp phần ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, mâu thuẫn, tranh chấp pháp lý, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp cận pháp luật dễ dàng, nhanh chóng, thuận lợi hơn; góp phần giảm thời gian, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận; các tổ chức hành nghề về pháp luật, tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật; các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Mục tiêu cụ thể:
Đến hết năm 2018:
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương trong việc tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- 90% đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong các cơ quan báo chí được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- 90% báo cáo viên pháp luật Thành phố, cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện được bồi dưỡng kỹ năng tin học phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phấn đấu bồi dưỡng 80% đội ngũ cán bộ phụ trách công nghệ thông tin tại các sở, ban, ngành, quận, huyện nắm quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật và công nghệ thông tin.
- Tăng nội dung, thời lượng phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí; riêng mỗi báo, đài của Thành phố (Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố, Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Tuổi Trẻ, Báo Khăn Quàng Đỏ, Báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh) xây dựng thêm ít nhất 01 chuyên mục mới về phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm tăng thời lượng, chương trình, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến pháp luật mới.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin tạo nền tảng thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật qua mạng internet, hệ thống viễn thông; tăng cường trao đổi thông tin, gửi văn bản qua mạng, hộp thư điện tử; phấn đấu đưa 100% tài liệu pháp luật do Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật biên soạn, phát hành lên mạng internet để các cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng.
- Hình thành cơ sở dữ liệu về phổ biến, giáo dục pháp luật trên Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp với nội dung đa dạng, trên nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau; hình thức phong phú (tài liệu tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số, tài liệu cho người khiếm thính, khiếm thị,...), qua đó, phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân, doanh nghiệp, tổ chức,... đặc biệt là nhóm đối tượng đặc thù theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Phạm vi của Đề án
- Phạm vi không gian: phạm vi tác động chủ yếu của đề án là trên địa bàn Thành phố; ngoài ra, có thể tác động đến một số tỉnh, thành lân cận, các địa phương khác trong và ngoài nước.
- Phạm vi thời gian: đề án được thực hiện từ năm 2015 đến hết năm 2018.
- Đối tượng tác động:
+ Các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Thành phố.
+ Các cơ quan báo chí trên địa bàn Thành phố, trong đó, tập trung là Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố, Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Tuổi Trẻ, Báo Khăn Quàng Đỏ, Báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối tượng thụ hưởng: mọi người dân, đặc biệt là các đối tượng: cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, học sinh - sinh viên, người lao động, đồng bào dân tộc thiểu số, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài nhập cảnh vào Thành phố và các đối tượng đặc thù theo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (thanh thiếu niên, người dân tộc thiểu số, người dân ven biển, nạn nhân bạo lực gia đình, người khuyết tật, người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo).
1. Nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, phóng viên thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan báo chí, tăng cường số lượng, chất lượng phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí. Bồi dưỡng kỹ năng tin học cho đội ngũ nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phổ biến các quy định pháp luật, đặc biệt là quy định về công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ tin học tại các sở, ban, ngành, quận, huyện.
3. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật và tăng nội dung, thời lượng phát sóng, các chương trình, chuyên mục về pháp luật trên báo chí, trong đó, tập trung vào Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố, Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Tuổi Trẻ, Báo Khăn Quàng Đỏ, Báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Xây dựng cơ chế phối hợp đáng tin, bài, chương trình,... có nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và quy chế phối hợp đăng tin, bài trên trang thông tin điện tử.
5. Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng cơ sở dữ liệu về phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu điện tử về phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trên mạng internet và hệ thống viễn thông.
6. Có hình thức khen thưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có nhiều thành tích, sáng kiến trong phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và có biện pháp xử lý đối với những cơ quan, đơn vị, địa phương không thực hiện công tác này.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Tổ chức hội nghị triển khai Đề án đến các sở, ban, ngành, quận, huyện, cơ quan báo chí có liên quan:
- Chủ trì: Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố (sau đây gọi là Sở Tư pháp).
- Phối hợp: các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian: sau khi Đề án được phê duyệt.
b) Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án:
- Xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; định kỳ tổ chức họp báo, thông cáo báo chí để thông tin những văn bản pháp luật mới, chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị; định hướng nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật giúp các cơ quan báo chí có nguồn thông tin kịp thời, chính xác, chân thực, khách quan, đúng pháp luật.
+ Chủ trì và thực hiện: các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân quận, huyện.
+ Thời gian: hàng năm.
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng chuyên trang, chuyên mục có nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
+ Chủ trì: Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông.
+ Thực hiện: các cơ quan, đơn vị, địa phương, các cơ quan báo chí của Thành phố.
+ Thời gian: hàng năm.
2. Củng cố, kiện toàn, nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, phóng viên thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Củng cố, kiện toàn, nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, phóng viên:
- Khảo sát số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các cơ quan báo chí trên địa bàn Thành phố.
+ Chủ trì: Sở Tư pháp.
+ Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí của Thành phố.
+ Thời gian: năm 2016.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí.
+ Chủ trì: Sở Tư pháp.
+ Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí của Thành phố.
+ Số lượng: 02 lớp.
+ Thời gian: hàng năm.
- Tăng cường số lượng cán bộ, phóng viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng đội ngũ cộng tác viên là nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các lĩnh vực
+ Chủ trì: các cơ quan báo chí của Thành phố.
+ Phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông.
+ Thời gian: hàng năm.
b) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
- Đối tượng:
+ Đối với nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: bồi dưỡng kỹ năng tin học, kỹ năng khai thác các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, kỹ năng sử dụng máy tính, khai thác internet.
+ Đối với đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên viên tin học: bồi dưỡng quản trị mạng, an toàn thông tin, quản lý dự án công nghệ thông tin,...
- Chủ trì: Sở Tư pháp.
- Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ, Học viện Cán bộ Thành phố.
- Số lượng: từ 02 đến 03 lớp.
- Thời gian: hàng năm.
3. Rà soát, đổi mới và tăng nội dung; thời lượng phát sóng, xã hội hóa các chương trình, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí
a) Tăng nội dung, thời lượng phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí:
- Nội dung: Bố trí thời gian phát sóng, chuyên mục đăng tin phù hợp; xây dựng khung chương trình, chuyên mục, thời lượng,... cho các chương trình, chuyên mục về phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; thực hiện phát thanh, phát sóng lại nhiều lần chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên cùng một kênh hoặc trên nhiều kênh khác nhau, vào nhiều thời điểm khác nhau để khán thính giả tiện theo dõi.
- Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Thực hiện: các cơ quan báo chí của Thành phố.
- Phối hợp: các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Thời gian: hàng năm.
b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương xây dựng chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật mới trên các loại hình báo chí, dưới các hình thức: phản ánh, đưa tin, phân tích, bình luận chuyên sâu, phổ biến kiến thức, giải đáp pháp luật,...
- Nội dung, hình thức, cơ quan chủ trì: theo Phụ lục kèm theo.
- Thời gian thực hiện: từ quý IV năm 2015 đến quý III năm 2018; ngoài việc đăng tải trên báo chí, các chương trình, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật nêu trên thì còn biên tập thành các tài liệu phù hợp để đăng tải trên Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp và cung cấp cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương làm tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Nâng cấp Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp (chuyên mục Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố)
- Nội dung: Đầu tư trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật và quản lý, duy trì vận hành trang thông tin điện tử, các giải pháp an toàn mạng phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Phối hợp: Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân quận, huyện, các cơ quan báo chí của Thành phố.
- Thời gian: hàng năm, bắt đầu từ quý IV năm 2015.
5. Xây dựng cơ sở dữ liệu về phổ biến, giáo dục pháp luật
- Nội dung: xây dựng cơ sở dữ liệu về phổ biến, giáo dục pháp luật, gồm các nội dung sau đây: văn bản quy phạm pháp luật; đề cương tuyên truyền pháp luật; chủ trương, chính sách của Trung ương, Thành phố; tài liệu hỏi đáp pháp luật; chương trình nghe - nhìn tuyên truyền pháp luật; tiểu phẩm pháp luật; tờ gấp pháp luật; pa-nô, áp phích; chương trình giao lưu trực tuyến; các nội dung khác có liên quan đến hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Chủ trì: Sở Tư pháp.
- Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân quận, huyện, các cơ quan báo chí của Thành phố.
- Thời gian: hàng năm, bắt đầu từ quý IV năm 2015.
6. Hỏi đáp pháp luật, tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến
- Nội dung: xây dựng chuyên mục hỏi đáp pháp luật, trả lời câu hỏi theo yêu cầu của độc giả truy cập trang thông tin điện tử hoặc biên tập các vấn đề nhiều người quan tâm dưới dạng hỏi đáp pháp luật để đăng tải trên trang thông tin điện tử.
- Chủ trì: Sở Tư pháp.
- Phối hợp: Thành Đoàn, các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian: hàng năm, bắt đầu từ quý IV năm 2015.
7. Cung cấp thông tin pháp luật qua hệ thống viễn thông (tin nhắn điện thoại)
- Chủ trì: Sở Tư pháp.
- Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Thời gian: hàng năm.
8. Xây dựng cơ chế phối hợp đăng tin, bài, chương trình có nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trên phương tiện thông tin đại chúng và quy chế phối hợp đăng tin, bài trên Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp (chuyên mục Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật)
- Chủ trì: Sở Tư pháp.
- Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện.
- Thời gian: quý I năm 2016.
9. Tăng cường trao đổi, cung cấp thông tin pháp luật qua hệ thống thư điện tử của Thành phố và qua mạng internet và trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương
- Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Thực hiện: các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân quận, huyện.
- Thời gian: hàng năm.
10. Lồng ghép với các chương trình, đề án, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là đề án xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp Luật và trợ giúp pháp lý trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- Thực hiện: các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương.
- Thời gian: hàng năm.
1. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố, quận, huyện
Tư vấn cho Ủy ban nhân dân Thành phố, quận, huyện tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Thành phố, quận, huyện và huy động nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Sở Tư pháp
- Triển khai thực hiện Đề án, xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm và cả giai đoạn.
- Phối hợp với Sở Tài chính thẩm định dự toán kinh phí thực hiện Đề án, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông dự trù kinh phí nâng cấp Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp, đầu tư trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật và quản lý, duy trì vận hành trang thông tin điện tử, các giải pháp an toàn mạng phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu về phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện Đề án trong báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm.
3. Sở Thông tin và truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp dự trù kinh phí nâng cấp Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp, đầu tư trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật và quản lý, duy trì vận hành trang thông tin điện tử, các giải pháp an toàn mạng phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (tại Khoản 4, Mục III Đề án này) tổng hợp vào kinh phí chung.
- Hỗ trợ, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng, tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện Đề án, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị có liên quan dự trù và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án theo quy định.
5. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện
- Tăng cường hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí; định kỳ hàng tháng, quý cung cấp thông tin, văn bản pháp luật, tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương cho báo, đài, đặc biệt là các báo, đài của Thành phố (Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố, Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Tuổi Trẻ, Báo Khăn Quàng Đỏ, Báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh) để đưa tin.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thường xuyên đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị (theo quy định tại Điều 13 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật) và chuyên mục Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp; tăng cường trao đổi và sử dụng thông tin thông qua mạng internet.
6. Các cơ quan báo chí
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Mục III của Đề án, bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả.
- Phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông củng cố, kiện toàn, nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, phóng viên thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa tin về pháp luật trên báo chí.
- Đài Truyền hình Thành phố:
+ Xây dựng các chương trình, chuyên mục về pháp luật, giới thiệu văn bản pháp luật, đặc biệt là các văn bản pháp luật mới, quan trọng, liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân; thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật; giáo dục ý thức pháp luật, hành vi, ứng xử phù hợp quy định pháp luật; nêu gương người tốt, việc tốt trong thực tiễn thi hành pháp luật, đấu tranh chống tiêu cực, vi phạm pháp luật, tội phạm.
+ Thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số (tiếng Hoa, Khơ me) hoặc thực hiện các phụ đề bằng tiếng dân tộc thiểu số đối với các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật.
+ Chú trọng việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù quy định tại Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố:
+ Xây dựng chương trình, chuyên mục, tiểu phẩm pháp luật, giới thiệu văn bản pháp luật; tư vấn, giải đáp thắc mắc liên quan đến pháp luật cho người dân; xây dựng các tình huống pháp luật, vụ việc cụ thể và cách thức xử sự đúng quy định pháp luật; nêu gương người tốt, việc tốt trong thực tiễn thi hành pháp luật, đấu tranh chống tiêu cực, vi phạm pháp luật, tội phạm.
+ Xây dựng chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật định kỳ dành cho các đối tượng đặc thù và chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số (tiếng Hoa, tiếng Khơ me).
- Báo Sài Gòn Giải Phóng:
+ Xây dựng chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật để thông tin các quy định pháp luật mới, các chủ trương, chính sách của Trung ương, Thành phố và chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật định kỳ dành cho đồng bào dân tộc ít người (trừ tiếng Hoa).
+ Thực hiện trên các ấn phẩm tiếng Hoa: xây dựng 01 chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật định kỳ dành cho đồng bào dân tộc người Hoa trên địa bàn Thành phố.
- Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Thực hiện các tin, bài phổ biến văn bản pháp luật, đặc biệt là các văn bản pháp luật mới, quan trọng, liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân; phản ánh thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật; giáo dục ý thức pháp luật, nêu gương người tốt, việc tốt trong thực tiễn thi hành pháp luật, đấu tranh chống tiêu cực, vi phạm pháp luật, tội phạm.
+ Thông tin các chủ trương, chính sách pháp luật mới của Trung ương, Thành phố; các sự kiện chính trị, pháp lý quan trọng của đất nước.
+ Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hội thi tìm hiểu pháp luật trên Báo, giao lưu trực tuyến, tư vấn pháp luật miễn phí.
- Báo Tuổi Trẻ: Xây dựng chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật định kỳ để thông tin các quy định pháp luật mới, các chủ trương, chính sách của Trung ương, Thành phố và chuyên mục tiếp nhận góp ý, phản hồi của người dân đối với quy định pháp luật, từ đó, góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
- Báo Khăn Quàng Đỏ: phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật cho thanh thiếu nhi, nêu gương người tốt việc tốt, phát hiện nhân tố mới sống có lý tưởng, có phẩm chất cách mạng tốt đẹp, cổ vũ cho phong trào học tập, trau dồi kiến thức pháp luật, hoàn thiện nhân cách trở thành người chủ tương lai của đất nước.
- Báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh: xây dựng chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật định kỳ để thông tin các quy định pháp luật mới, các chủ trương, chính sách của Trung ương, Thành phố cho phụ nữ, đặc biệt là nạn nhân bạo lực gia đình.
- Các cơ quan báo chí (Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố, Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Tuổi Trẻ, Báo Khăn Quàng Đỏ, Báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh) xây dựng dự toán kinh phí thực hiện đối với nhiệm vụ được phân công, gửi Sở Tài chính, Sở Tư pháp thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
7. Các tổ chức, doanh nghiệp
Phối hợp với các cơ quan nhà nước, cơ quan báo chí tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, đóng góp nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức thành viên của Mặt trận
- Phối hợp với cơ quan nhà nước và các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho đoàn viên, hội viên và nhân dân.
- Vận động tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia và hỗ trợ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
9. Đề nghị các tổ chức hành nghề về pháp luật, tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật, cơ sở đào tạo luật, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp trên địa bàn Thành phố
Tham gia các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí và ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật do cơ quan nhà nước, cơ quan báo chí thực hiện thông qua hoạt động chuyên môn của mình; tạo điều kiện cho thành viên của tổ chức, công chức, giảng viên, học viên, sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện phổ biến, giáo dục pháp luật.
Kinh phí thực hiện Đề án này được bố trí từ ngân sách Thành phố; kinh phí của các cơ quan, đơn vị; nguồn thu và các nguồn hỗ trợ, tài trợ hợp pháp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc Sở Tư pháp; Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Tổng giám đốc Đài Truyền hình Thành phố, Giám đốc Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố; Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố, quận, huyện, Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn, Tổng biên tập các báo: Sài Gòn Giải Phóng, Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Tuổi Trẻ, Khăn Quàng Đỏ, Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
(Kèm theo Phụ lục. Các chương trình, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo chí; kèm theo cho Giám đốc Sở Tài chính Bảng dự trù kinh phí thực hiện Đề án (trình kèm theo Tờ trình số 3227/TTr-STP-PBGDPL ngày 26 tháng 6 năm 2015 của Sở Tư pháp) để thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt)
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHUYÊN MỤC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN BÁO CHÍ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố)
STT |
Cơ quan chủ trì |
Nội dung |
Hình thức |
Đối tượng |
Thời lượng |
1. |
Đài Truyền hình Thành phố |
Giới thiệu văn bản pháp luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật thông qua các vụ việc cụ thể. |
Phóng sự, phim tài liệu, tọa đàm. |
Bạn xem Đài |
10 phút - 15 phút 12 chương trình/năm |
Các quy định pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước và Thành phố |
Hội thi tìm hiểu pháp luật. |
Bạn xem Đài |
15 phút - 30 phút Ít nhất 12 chương trình/năm |
||
Thực tiễn xét xử của cơ quan tư pháp. Ý thức pháp luật, hành vi, ứng xử phù hợp quy định pháp luật. |
Tiểu phẩm pháp luật. |
Bạn xem Đài |
10 phút - 15 phút 12 chương trình/năm |
||
Giới thiệu văn bản pháp luật mới Thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật. Ý thức pháp luật, hành vi, ứng xử phù hợp quy định pháp luật. |
Lồng ghép vào các chương trình, trò chơi truyền hình, văn nghệ, tin tức, thời sự các tiểu phẩm pháp luật, câu hỏi, tình huống có nội dung phổ biến pháp luật. |
Bạn xem Đài |
|
||
2. |
Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố |
Tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan đến pháp luật cho người dân. |
Chương trình Tư vấn pháp luật trực tiếp. |
Bạn nghe Đài |
30 phút 52 chương trình/năm (01 chương trình/tuần) |
Các tình huống pháp luật, vụ việc cụ thể, đặc biệt là vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật; cách thức xử sự đúng quy định pháp luật. Nêu gương người tốt, việc tốt trong thực tiễn thi hành pháp luật, đấu tranh chống tiêu cực, vô trách nhiệm, vi phạm pháp luật, tội phạm. |
Tiểu phẩm pháp luật. |
Bạn nghe Đài |
10 phút -15 phút 12 chương trình/năm |
||
Các quy định pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước và Thành phố. Thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật thông qua các vụ việc cụ thể. |
Chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật định kỳ dành cho các đối tượng đặc thù. Chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số (tiếng Hoa, tiếng Khơ me). |
Đối tượng đặc thù, người dân tộc thiểu số |
10 phút -15 phút 12 chương trình/năm |
||
3. |
Báo Sài Gòn Giải Phóng |
Giới thiệu văn bản pháp luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Các quy định pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước và Thành phố. Nêu gương người tốt, việc tốt trong thực tiễn thi hành pháp luật, đấu tranh chống tiêu cực, vô trách nhiệm, vi phạm pháp luật, tội phạm. |
Tin, bài tuyên truyền pháp luật. |
Bạn đọc |
Tối thiểu 104 tin, bài/năm |
4. |
Báo Sài Gòn Giải Phóng (thực hiện trên các ấn phẩm tiếng Hoa) |
Giới thiệu văn bản pháp luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Chính sách dành cho đồng bào người Hoa. |
Tin, bài tuyên truyền pháp luật. |
Đồng bào người Hoa |
Tối thiểu 52 tin, bài/năm |
5. |
Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh |
Giới thiệu văn bản pháp luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân. |
Hội thi À ra thế: đố vui, tư vấn pháp luật, giải đáp ô chữ,... |
Bạn đọc |
Tối thiểu 52 chương trình/tuần |
Các tình huống pháp luật, vụ việc cụ thể. Văn bản pháp luật, hướng dẫn, giải đáp tình huống pháp luật, thủ tục hành chính... |
Giao lưu trực tuyến. |
Luật sư, luật gia; Chuyên gia, nhà khoa học; Cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Người dân, doanh nghiệp; Bạn đọc |
3 giờ/chương trình 04 chương trình/năm |
||
Hướng dẫn, giải đáp tình huống pháp luật, thủ tục hành chính... |
Ngày hội tư vấn pháp luật. |
Mọi đối tượng |
3 giờ/chương trình 04 chương trình/năm |
||
Giới thiệu văn bản pháp luật mới, sự kiện chính trị, pháp lý quan trọng của đất nước. Giới thiệu Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |
Phụ trang pháp luật. |
Bạn đọc |
12 phụ trang/năm |
||
6. |
Báo Tuổi Trẻ |
Giới thiệu văn bản pháp luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân, đặc biệt là bộ phận thanh niên. Các chủ trương, chính sách pháp luật của Thành phố. Thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật thông qua các vụ việc cụ thể. Nêu gương sáng thanh niên trong thực tiễn thi hành pháp luật, đấu tranh chống tiêu cực, vô trách nhiệm, vi phạm pháp luật, tội phạm. |
Tin, bài tuyên truyền pháp luật. |
Bạn đọc, thanh niên |
Tối thiểu 52 tin, bài/năm |
7. |
Báo Khăn Quàng Đỏ |
Giới thiệu văn bản pháp luật quan trọng, liên quan đến thanh thiếu nhi, trẻ em. Nêu gương thiếu niên, nhi đồng giỏi, phát hiện nhân tố mới sống có lý tưởng, có phẩm chất cách mạng tốt đẹp, cổ vũ cho phong trào học tập, trau dồi kiến thức pháp luật, hoàn thiện nhân cách trở thành người chủ tương lai của đất nước. |
Tin, bài, truyện tranh. Hội thi sáng tác cho thiếu niên, nhi đồng. |
Thiếu niên, nhi đồng. Học sinh tiểu học, phổ thông cơ sở |
Tối thiểu 52 tin, bài/năm 1 hội thi/năm |
8 |
Báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh |
Các quy định pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước và Thành phố, đặc biệt là các quy định pháp luật về giới, phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, lao động... Thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật thông qua các vụ việc cụ thể. Nêu gương điển hình phụ nữ trong thực tiễn thi hành pháp luật, đấu tranh chống tiêu cực, vô trách nhiệm, vi phạm pháp luật, tội phạm. |
Chuyên trang, chuyên mục Tin, bài tuyên truyền pháp luật. |
Bạn đọc, phụ nữ |
Tối thiểu 52 tin, bài/năm |
Nghị định 28/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phổ biến, giáo dục pháp luật Ban hành: 04/04/2013 | Cập nhật: 05/04/2013