Quyết định 417/QĐ-UBND kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2017
Số hiệu: 417/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Đoàn Văn Việt
Ngày ban hành: 01/03/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 417/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 01 tháng 3 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2017

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

Căn cứ Quyết định số 108/QĐ-BTP ngày 23/01/2017 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2017;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2017.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Cục QLXLVPHC&TDTHPL-BTP;
- y ban MTTQVN tỉnh và các đoàn thể;
- Công an tỉnh;
- TAND tỉnh, VKSND tỉnh;
- Cục THA tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đoàn Văn Việt

 

KẾ HOẠCH

THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số 417/QĐ-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Quyết định 108/QĐ-BTP ngày 23/01/2017 của Bộ Tư pháp về việc ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2017 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tchức triển khai thực hiện các quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát trin, phục vụ nhân dân, hỗ trợ khởi nghiệp, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp.

- Xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật trên địa bàn, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập của các văn bản quy phạm pháp luật trong thực tiễn thi hành, từ đó đưa ra các giải pháp trong việc xây dựng, hoàn thiện thchế, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước tại địa phương.

- Tiếp tục thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản có liên quan; tchức thực hiện hiệu quả cơ chế phối hp giữa các Sở, ban, ngành ở tỉnh, các cơ quan Trung ương tchức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã trong việc thực hiện quản lý nhà nước thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Cung cấp, trao đi thông tin về xử lý vi phạm hành chính để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính; đảm bảo triển khai đồng bộ, có hiệu quả việc quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Thực hiện các nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật theo quy định tại Nghị định 59/2012/NĐ-CP , Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

- Xác định cụ thể lĩnh vực theo dõi, nội dung công việc, gắn kết với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong từng lĩnh vực theo dõi, đảm bảo tiến độ, thời hạn hoàn thành, phát huy trách nhiệm của các cơ quan, tchức, đơn vị trong việc triển khai thực hiện kế hoạch trên phạm vi toàn tỉnh. Huy động sự tham gia, phối hp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tchức chính trị - xã hội, cá nhân, tổ chức khác trong việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

- Hoạt động quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh phải được thực hiện thường xuyên, kết hp theo lĩnh vực và theo địa bàn. Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc trin khai thi hành các văn bản liên quan đến công tác xử lý vi phạm hành chính. Hoạt động kim tra đđánh giá đúng, đầy đủ thực trạng thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn.

- Đảm bảo sự phối hp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan, kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn đảm bảo không trùng lắp, chồng chéo với các hoạt động thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước đã được pháp luật quy định.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

A. Đối với công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

1. Phổ biến, quán triệt, tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Tổ chức tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; tiếp tục trin khai có hiệu quả Nghị định 59/2012/NĐ-CP trong năm 2017, đảm bảo tham mưu UBND tỉnh trong việc thực hiện tốt công tác theo dõi thi hành pháp luật.

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp

- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan.

Thời gian thực hiện: Trong năm 2017

2. Lĩnh vực theo dõi

2.1. Lĩnh vực trọng tâm

Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó tập trung theo dõi tình hình thi hành các quy định của pháp luật về tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp đi mới, sáng tạo trong việc tiếp cận, khai thác các nguồn lực về vốn, khoa học kỹ thuật, đất đai và lao động (sau đây gọi là hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp)

2.2. Lĩnh vực khác

Đối với các lĩnh vực khác (không thuộc lĩnh vực trọng tâm của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2017 nêu tại kế hoạch này), các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thực tế tình hình quản lý nhà nước theo lĩnh vực chuyên ngành, theo địa bàn đlựa chọn lĩnh vực theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương và thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Thông tư số 14/2014/TT-BTP của Bộ Tư pháp nhằm đảm bảo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện toàn diện trên các lĩnh vực.

- Đơn vị thực hiện: UBND các huyện, thành phố; Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 15/3/2017

3. Nội dung theo dõi

3.1. Nội dung theo dõi

Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên cơ sở xem xét, đánh giá các nội dung cụ ththeo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và từ Điều 1 đến Điều 5 Thông tư số 14/2014/TT-BTP .

3.2. Ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật

- Ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về hỗ trdoanh nghiệp khi nghiệp

Căn cứ các nội dung theo dõi thi hành pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ban hành tại Kế hoạch này và Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật của Bộ, ngành chủ quản về lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, xây dựng Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật về nội dung tương ứng tại cơ quan đơn vị mình.

- Đơn vị thực hiện: các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố (nêu tại đim 3.3 mục A phần II của Kế hoạch này).

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 15/3/2017

- Ban hành Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật (không thuộc lĩnh vực trọng tâm, do các quan đơn v, địa phương lựa chọn)

- Đơn vị thực hiện: các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh và UBND các huyện, thành phố.

Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 15/3/2017

3.3. Xây dựng danh mục các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hỗ trdoanh nghiệp khi nghiệp

Căn cứ phạm vi chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, SThông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Du lịch tỉnh, Hội doanh nhân trẻ tỉnh Lâm Đồng, UBND các huyện, thành phtổ chức rà soát, tổng hợp, xây dựng danh mục các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và của địa phương liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp

- Đơn vị phối hợp: các Sở, ngành có liên quan (nêu tại đim 3.3 mục A phần II của Kế hoạch này), UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan.

Thời gian thực hiện: Quý II năm 2017

3.4. Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

Tổ chức điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật tại các sở, ngành, địa phương và đối tượng cụ thể của lĩnh vực trọng tâm thông qua phiếu khảo sát điều tra trong phạm vi trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp

- Đơn vị phối hp: Các sở ngành có liên quan (nêu tại điểm 3.3 mục A phần II của Kế hoạch này); UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan.

Thời gian thực hiện: Quý II năm 2017

3.5. Tổ chức ta đàm

Tchức tọa đàm thảo luận, đánh giá tình hình thi hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp

- Đơn vị phối hp: Các Sở, ngành có liên quan (nêu tại đim 3.3 mục A phần II của Kế hoạch này); UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan.

Thời gian thực hiện: Quý III năm 2017

3.6. Tổ chức thu thập, xử lý thông tin theo dõi tình hình thi hành pháp luật về hỗ trdoanh nghiệp khi nghiệp

Tiếp nhận, thu thập thông tin phản ánh, dư luận từ các phương tiện thông tin đại chúng; phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tchức, cá nhân; thông tin từ quản lý nhà nước theo lĩnh vực; thông tin từ kết quả hoạt động của các cơ quan giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý, truy tố, xét xử.

Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP .

- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp, các Sở, ngành có liên quan (nêu tại điểm 3.3 mục A phần II của Kế hoạch này); UBND các huyện, thành phố và các quan liên quan.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2017

B. Đối vi công tác quản lý theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

1. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

- Triển khai thi hành Quyết định số 1091/QĐ-UBND ngày 13/05/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.

- Tchức kim tra, rà soát, kịp thời kiến nghị sửa đổi, bsung, hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính; hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các ngành, địa phương trong việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Tập trung trin khai hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tiến hành rà soát các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với Bộ luật hình sự (sửa đổi), đồng thời tng hợp, báo cáo đề xuất sửa đi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm hành chính.

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp

- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; các cơ quan trung ương được quản lý theo hệ thống ngành dọc (Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Cục thuế tỉnh, Chi cục Hải quan...); UBND các huyện, thành phố.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2017

2. Công tác phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưng nghiệp vụ về pháp luật xử lý vi phạm hành chính

2.1. Công tác phổ biến pháp luật

Hội đồng phbiến giáo dục pháp luật tỉnh và cấp huyện tiếp tục thực hiện công tác phổ biến, triển khai Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và các văn bản liên quan thông qua các hội nghị phbiến pháp luật, các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Đơn vị thực hiện: Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thành phố.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2017

2.2. Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ

- Ban hành kế hoạch và tổ chức tập huấn, phổ biến Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó tập trung tập huấn, phbiến Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính; các Nghị định mi thay thế, sửa đổi, bổ sung các Nghị định về xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực…; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo chuyên ngành đđơn vị, người có thẩm quyền áp dụng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính kịp thời, đầy đ, chính xác; cử người tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính khi có yêu cầu.

- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp và các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thành phố.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2017

3. Công tác kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

3.1. Công tác kiểm tra

Giao Giám đốc Sở Tư pháp ban hành kế hoạch và quyết định thành lập các Đoàn kim tra:

+ Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý rừng, lâm sản trong việc chấp hành các quy định của Luật Bảo vệ và Phát trin rừng và các văn bản hướng dẫn thi hành, các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính có liên quan tại các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lâm.

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp

- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thành phố.

Thời gian thực hiện: Quý II năm 2017

+ Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại Sở Xây dựng, Sở Y tế và Chi cục Quản lý thị trường - Sở Công thương.

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp

- Thời gian thực hiện: Quý III năm 2017

Đối với những đơn vị, địa phương không thuộc đối tượng kim tra của Đoàn kiểm tra thì các đơn vị, lãnh đạo địa phương tự kim tra việc chấp hành các quy định của Luật Bảo vệ và Phát trin rừng và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật liên quan trong lĩnh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng... và báo cáo kết quả kim tra gửi Sở Tư pháp đ tng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tư pháp theo quy định.

3.2. Công tác thanh tra

Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND cấp huyện thường xuyên tiến hành thanh tra công tác xử lý vi phạm hành chính theo thm quyền quản lý. Báo cáo kịp thời các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, của báo chí về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn được quy định tại Điều 22 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP gửi về Sở Tư pháp tổng hp nhằm kịp thời kiến nghị cơ quan có thm quyền giải quyết.

4. Công tác thống kê, xây dựng cơ sdữ liệu về xử lý vi phạm hành chính:

Trin khai, hướng dẫn và đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp.

Thực hiện lưu trữ và thống kê về xử lý vi phạm hành chính theo quy định, phối hợp với cơ quan chức năng triển khai xây dựng và tích hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh khi có văn bản hướng dẫn của Trung ương.

- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp

- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thành phố.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2017

III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ

1. Sở Tư pháp

1.1. Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Thông tin truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh, Trung tâm xúc tiến đầu tư - thương mại và Du lịch tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn trin khai công tác theo dõi thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố thực hiện khảo sát tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm theo kế hoạch này.

- Tchức tọa đàm thảo luận, đánh giá tình hình thi hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

- Tng hp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh, Bộ Tư pháp theo quy định.

1.2. Công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cp huyện trin khai thực hiện có hiệu quả nội dung theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo kế hoạch này.

- Ban hành kế hoạch và thành lập các Đoàn kiểm tra để kiểm tra việc thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được xác định tại Kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp vi các quan, đơn vị liên quan trong việc xây dựng đề cương báo cáo; đôn đốc, hướng dẫn các quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, cơ quan được tchức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, các đơn vị cấp huyện báo cáo theo đúng tiến độ, yêu cầu.

2. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh

2.1. Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

- Căn cứ kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ, ngành quản lý và kế hoạch của UBND tỉnh, xây dựng và tchức thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2017 của cơ quan, đơn vị mình, trong đó lựa chọn nội dung trọng tâm, trọng điểm phù hp vi chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế của đơn vị.

- Phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trọng tâm của năm 2017 về lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; khi có yêu cầu, các cơ quan, đơn vị cử cán bộ tham gia công tác rà soát và xây dựng danh mục văn bản quy phạm pháp luật, công tác điều tra khảo sát, công tác thu thập thông tin, tọa đàm... liên quan đến thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của các đơn vị (về vốn, khoa học kthuật, đất đai, lao động...)

- Chỉ đạo, đôn đốc, kim tra các đơn vị thuộc quyền quản lý trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình pháp luật.

- Bảo đảm các điều kiện cần thiết cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cơ quan, đơn vị mình.

2.2. Công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

- Phối hp vi Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

- Cử thành viên tham gia đoàn kim tra về tình hình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính theo lĩnh vực trọng tâm đã được xác định trong kế hoạch này và tự kim tra trong phạm vi ngành, lĩnh vực mình quản lý;

- Bảo đảm các điều kiện cần thiết cho công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi cơ quan, đơn vị mình.

3. y ban nhân dân các huyện, thành phố

3.1. Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

- Xây dựng kế hoạch và tchức theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương và các lĩnh vực trọng tâm tại kế hoạch này.

- Chỉ đạo, đôn đốc kim tra các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, UBND cấp xã trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn.

- Bảo đảm các điều kiện cần thiết cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn.

3.2. Công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

- Trin khai thực hiện công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại kế hoạch này.

- Chỉ đạo Phòng Tư pháp tham mưu thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện kim tra liên ngành về tình hình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn theo lĩnh vực trọng tâm công tác đã được xác định trong kế hoạch này.

- Bố trí nhân sự và các điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện hoạt động quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn.

4. Các quan khác

4.1. Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm nhân dân tỉnh, y ban Mặt trận Tquốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, thông qua hoạt động của mình phối hợp thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.

4.2. Công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Đề nghị Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, và các cơ quan đơn vị ngành dọc khác đóng trên địa bàn tỉnh trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, phối hợp tổ chức thực hiện hiệu quả công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật theo lĩnh vực trọng tâm năm 2017 và công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định hiện hành.

V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; UBND cấp huyện thu thập thông tin, số liệu, xây dựng báo cáo theo quy định tại Thông tư số 10/2015/TT-BTP ngày 31/8/2015 của Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật, gửi Sở Tư pháp tổng hợp trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định. Cụ th:

- Đối với báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật: Thời điểm lấy số liệu báo cáo từ 01/10/2016 đến 30/9/2017 và gửi về Sở Tư pháp chậm nhất là 07/10/2017.

- Đối với báo cáo quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

+ Báo cáo 6 tháng: Thời điểm lấy số liệu báo cáo từ 01/10/2016 đến 31/3/2017 và gửi về Sở Tư pháp chậm nhất là 07/4/2017.

+ Báo cáo năm: Thời điểm lấy số liệu báo cáo từ 01/10/2016 đến 30/9/2017 và gửi về Sở Tư pháp chậm nhất là 07/10/2017.

2. Đề nghị Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Cục thi hành dân sự tỉnh và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện công tác báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo thời gian nêu trên và theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 7441/UBND-NC ngày 03/12/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc báo cáo công tác theo dõi thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý gửi về Sở Tư pháp đ tng hợp, tham mưu xây dựng báo cáo chung của tỉnh.

Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương tổng hợp báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Tư pháp) để được xem xét, giải quyết./.





Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật Ban hành: 23/07/2012 | Cập nhật: 25/07/2012