Quyết định 4154/QĐ-UBND năm 2019 quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá xây dựng đội văn nghệ thôn, bản; tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá lớp dạy tiếng dân tộc theo hình thức truyền khẩu - Thực hiện Quyết định 2086/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Số hiệu: 4154/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Lê Ngọc Hưng
Ngày ban hành: 10/12/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Văn hóa , thể thao, du lịch, Dân tộc, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4154/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 10 tháng 12 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ XÂY DỰNG ĐỘI VĂN NGHỆ THÔN, BẢN; TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CÁC LỚP DẠY TIẾNG DÂN TỘC THEO HÌNH THỨC TRUYỀN KHẨU - THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2086/QĐ-TTG NGÀY 31/10/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cLuật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đán hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu srất ít người giai đoạn 2016 - 2025;

Căn cứ văn bản số 372/UBDT-ĐPI ngày 17/4/2019 của Ủy ban Dân tộc về việc thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 4483/QĐ-UBND ngày 18/10/2017 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Phù Lá (Xá Phó), dân tộc BY giai đoạn 2017 - 2025 theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

Căn cứ Quyết định s3738/QĐ-UBND ngày 05/11/2019 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt chi tiết dự toán chi ngân sách năm 2019 của Ban Dân tộc tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 4087/QĐ-UBND ngày 05/12/2019 của UBND tỉnh Lào Cai về việc Phê duyệt dự toán và phương thức cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thực hiện Đán hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Phù Lá, dân tộc Bố Y giai đoạn 2017 - 2025 theo Quyết định 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ năm 2019;

Xét đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 46/TTr-BDT ngày 04/12/2019 về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, tiêu chí xây dựng đội văn nghệ thôn, bản; mcác lớp dạy tiếng dân tộc theo hình thức truyền khẩu - Thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 trên địa bàn tỉnh Lào Cai,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá xây dựng đội văn nghệ thôn, bản; tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá các lớp dạy tiếng dân tộc theo hình thức truyền khẩu - Thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

(Cỏ bản Quy định chi tiết kèm theo)

Điều 2: Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/12/2019.

Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- CT, PCT1;
- UBND các huyện, thành ph
;
- PCVP3;
- Lưu: VT, NLN4, TH1, VX3.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Ngọc Hưng

 

QUY ĐỊNH

TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ XÂY DỰNG ĐỘI VĂN NGHỆ THÔN, BẢN; TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CÁC LỚP DẠY TIẾNG DÂN TỘC THEO HÌNH THỨC TRUYỀN KHẨU - THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2086/QĐ-TTG NGÀY 31/10/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Quyết định s
: 4154/QĐ-UBND ngày 10/12/2019 của Chủ tịch UBND tnh Lào Cai)

I. TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ XÂY DỰNG ĐỘI VĂN NGHỆ THÔN, BẢN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ RẤT ÍT NGƯỜI

1. TIÊU CHÍ I: TỔ CHỨC CỦA ĐỘI VĂN NGHỆ

Tiêu chuẩn 1: Lựa chọn thành viên đthành lập đội văn nghệ đảm bảo theo quy định

1.1. Các đội văn nghệ thành lập đbiểu diễn và lưu giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình theo mục tiêu của Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính ph;

1.2. Thành viên của đội văn nghệ là người dân tộc thiểu số rất ít người; khuyến khích sự tham gia đông đảo người dân tại thôn bản để bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc mình;

1.3. Số lượng thành viên đội văn nghệ 30 người; danh sách đội văn nghệ được phê duyệt theo quy định;

1.4. Có sự điều chỉnh, bổ sung thành viên trong quá trình hoạt động của Đội.

Tiêu chuẩn 2. Đội văn nghệ được phê duyệt, có tổ chức đảm bảo cho quá trình hoạt động của đội

2.1. Đội văn nghệ thôn, bản được UBND cấp xã ra Quyết định thành lập.

2.2. Mỗi đội văn nghệ có đội trưởng và đội phó để quản lý và tổ chức các hoạt động của đội tại thôn, bản;

2.3. Đội văn nghệ thôn, bản có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch luyện tập và thực hiện hoạt động văn nghệ tại thôn bản để bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

2. TIÊU CHÍ II: NĂNG LỰC CỦA ĐỘI VĂN NGHỆ

Tiêu chuẩn 3: Năng lực xây dựng và tchức chương trình văn nghệ

3.1. Đội văn nghệ có khả năng xây dựng, dàn dựng các tiết mục văn nghệ thành một chương trình văn nghệ;

3.2. Có khả năng tchức được một chương trình văn nghệ đơn giản tại thôn, bản;

3.3. Có khả năng phối hợp với các đơn vị khác xây dựng và tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ cấp xã, phường, thị trấn hoặc trong các chương trình lễ hội dân gian tại địa phương.

Tiêu chuẩn 4: Năng lực thực hiện các tiết mục văn nghệ

4.1. Có khả năng sưu tầm, tập luyện và biểu diễn được một số tiết mục dân ca, dân vũ, dân nhạc của dân tộc mình;

4.2. Biết lựa chọn trang phục, đạo cụ, âm thanh, ánh sáng phù hợp điều kiện thực tế, đồng thời phù hp chủ đề của chương trình văn nghệ và từng tiết mục cụ thể;

4.3. Có thể tham gia phục vụ Hội nghị của thôn, bản, các chương trình lễ hội dân gian tại địa phương hoặc tham gia vào các chương trình biểu diễn nghệ thuật quần chúng.

3. TIÊU CHÍ III: CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ

Tiêu chuẩn 5: Chương trình văn nghệ phong phú, đa dng, phù hợp với điều kiện thực tiễn và bản sắc văn hóa ca đng bào dân tộc thiểu số rất ít người

5.1. Chương trình văn nghệ có từ 5 tiết mục trở lên, nội dung và chủ đề phù hợp với loại hình văn nghệ thôn bản;

5.2. Các tiết mục thuộc thể loại ca - múa - nhạc của dân tộc thiểu số rất ít người;

5.3. Nội dung các tiết mục thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa dân tộc; đáp ứng được mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc truyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS rất ít người theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tưng Chính phủ;

5.4. Chương trình văn nghệ có thời lượng phù hợp; được thực hiện theo bố cục hợp lý (có lời dẫn cho chương trình biểu diễn, từng tiết mục/mở đu/quá trình/kết thúc chương trình văn nghệ).

Tiêu chuẩn 6. Phong cách biểu diễn

6.1. Có phong cách biểu diễn phù hp với nội dung, chủ đề của chương trình văn nghệ và phong tục, tập tục của đồng bào dân tộc thiểu số;

6.2. Các thành viên có sự phối hợp tốt với nhau trong quá trình biểu diễn (đối với các tiết mục tập thể).

Tiêu chuẩn 7. Trang phục, đạo cụ biểu diễn

7.1. Các trang phục, đạo cụ thể hiện đúng với bản sắc của dân tộc thiểu số rất ít người và phù hợp với điều kiện thực tế của thôn, bản;

7.2. Có đạo cụ biểu diễn phù hp với các tiết mục văn nghệ;

7.3. Biết sử dụng các loại nhạc cụ của dân tộc mình;

7.4. Trang phục biểu diễn phù hợp với hình thể của diễn viên và bối cảnh của chương trình biểu diễn văn nghệ.

II. TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CÁC LỚP DẠY TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ RẤT ÍT NGƯỜI THEO HÌNH THỨC TRUYỀN KHẨU

1. TIÊU CHÍ 1: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu của Chương trình đào tạo phù hợp mục tiêu của Nhà trường, của Quyết định s2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tưng Chính phủ và nhu cầu xã hội, được công bố công khai

1.1. Chương trình đào tạo thể hiện mục tiêu người học cần đạt được sau khi hoàn thành khóa học, phù hợp với người dân tộc thiểu số rất ít người;

1.2. Chương trình đào tạo xác định thời gian khóa học và các chủ đề (bài học) phù hợp;

1.3. Nội dung Chương trình đào tạo được thiết kế phù hợp với trình tự logic nhận thức của học viên và phù hợp với việc tổ chức giảng dạy theo hình thức truyền khẩu;

1.4. Chương trình đào tạo thể hiện được phương pháp đánh giá người học phù hợp với mục tiêu và đối tượng người học.

Tiêu chuẩn 2: Các bước xây dựng chương trình đào tạo bài bản, khoa học

2.1. Có Quyết định thành lập Tổ xây dựng Chương trình đào tạo;

2.2. Có Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Chương trình đào tạo;

2.3. Có Chương trình đào tạo được phê duyệt trước khi tổ chức đào tạo;

2.4. Chương trình đào tạo được công bố công khai cho người học.

Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo được xây dựng có sự tham gia của cộng đồng người dân tộc thiểu số

3.1. Có sự tham gia của người dân tộc thiểu số vào xây dựng chương trình đào tạo;

3.2. Hội đồng thẩm định Chương trình đào tạo có sự tham gia của người dân tộc thiểu số.

2. TIÊU CHÍ 2: HỌC VIÊN - GIÁO VIÊN - CÁN BỘ QUẢN LÝ LỚP HỌC

Tiêu chuẩn 4: Lựa chọn người học phù hợp, đảm bảo số lượng được phê duyệt

4.1. Lựa chọn người học đúng đối tượng để phát huy bản sắc tiếng nói dân tộc;

4.2. Số lượng người học đảm bảo theo quy định đối với từng lớp học;

4.3. Có danh sách người học được phê duyệt.

Tiêu chuẩn 5: Lựa chọn giáo viên tham gia giảng dạy phù hợp với Chương trình đào tạo tiếng dân tộc thiểu số rất ít người

5.1. Giáo viên giảng dạy là người giàu vốn ngôn ngdân tộc thiểu số, được cộng đồng giới thiệu (có thể là nghệ nhân hoặc người dân sinh sng trong cộng đồng);

5.2. Có đủ số lượng giáo viên cần thiết để thực hiện Chương trình đào tạo;

5.1. Có danh sách giáo viên giảng dạy lớp học được phê duyệt.

Tiêu chuẩn 6: Có đủ cán bộ quản lý lớp học đảm bảo đáp ứng các yêu cầu theo dõi và quản lớp học

6.1. Lựa chọn cán bộ quản lý lớp học có năng lực và kinh nghiệm trong việc quản lý lp học, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý lớp học tại cơ sở;

6.2. Có đủ cán bộ quản lý lớp học tham gia vào các khâu trong quá trình đào tạo: Công tác tuyn sinh, công tác đào tạo và tài chính;

6.3. Có danh sách cán bộ quản lý lp học được phê duyệt.

Tiêu chuẩn 7: Có sự phi hợp với địa phương trong tchức đào tạo

7.1. Có sự phối hợp chặt chẽ với UBND xã trong việc tổ chức lớp học;

7.2. Có cán bộ xã, thôn tham gia quản lý lớp học.

3. TIÊU CHÍ 3: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Tiêu chuẩn 8: Có Kế hoạch đào tạo và tổ chức đào tạo các lớp học đm bảo thực hiện mục tiêu, nội dung Chương trình đào tạo, được công b công khai

8.1. Có Kế hoạch đào tạo lp học được phê duyệt;

8.2. Kế hoạch đào tạo thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, thời gian, địa điểm đào tạo của từng lp học;

8.3. Kế hoạch đào tạo được công bố công khai cho người học.

Tiêu chuẩn 9: Cách thức đào tạo phù hợp với nội dung Chương trình đào tạo; phát huy tính tích cực, tự giác của người học.

9.1. Có phương pháp đào tạo, dạy học tiếng dân tộc thiểu sphù hợp với hình thức truyền khẩu, phát huy được tính tích cực, tự giác của người học trong quá trình học nói tiếng dân tộc;

9.2. Hình thức tổ chức lp học hợp lý, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của địa phương;

9.3. Phát huy được vốn ngôn ngữ sẵn có và những hiểu biết của người học về bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.

Tiêu chuẩn 10: Tổ chức quản lý lớp và đánh giá kết quả học tập

10.1. Có xây dựng Nội quy, Quy chế lớp học;

10.2. Có quản lý, theo dõi tình hình học tập và điểm danh học viên hàng ngày;

10.3. Có tổ chức đánh giá kết quả học tập của người học;

10.4. Phương pháp đánh giá kết quả học tập phù hợp với hình thức giảng dạy truyền khẩu;

10.3. Người học được cấp giấy chứng nhận tham gia khóa học.

4. TIÊU CHÍ 4: CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC

Tiêu chuẩn 11: Có phòng học và một sđiều kiện cần thiết phục vụ hoạt động giảng dạy

11.1. Phòng học phù hợp với quy mô lớp học và hình thức dạy học truyền khẩu;

11.2. Phòng học có hệ thống điện hoặc chiếu sáng đảm bảo phục vụ cho dạy và học tiếng dân tộc;

11.3. Có đủ văn phòng phẩm cần thiết cho giảng dạy, học tập.

Tiêu chuẩn 12: Chính sách đi với người học

12.1 Người học được cung cấp đầy đủ thông tin về Chương trình đào tạo, Kế hoạch đào tạo, các quy định của lớp học và các chế độ, chính sách khác;

12.2. Người học được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.

 

PHỤ LỤC 01

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU ĐỘI VĂN NGHỆ THÔN BẢN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ RẤT ÍT NGƯỜI
(Kèm theo Quyết định số: 4154/QĐ-UBND ngày 10/12/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai)

Stt

TÊN TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN

Mức độ đánh giá

Đạt

Không đạt

I.

TIÊU CHÍ 1: TỔ CHỨC CỦA ĐỘI VĂN NGHỆ

 

 

 

Tiêu chuẩn 1: Lựa chọn thành viên để thành lp đội văn nghệ đm bảo theo quy định

 

 

 

1.1. Các đội văn nghệ thành lập để biểu diễn và lưu giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình theo mục tiêu của Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ;

 

 

 

1.2. Thành viên của đội văn nghệ là người dân tộc thiểu số rất ít người; khuyến khích sự tham gia đông đảo người dân tại thôn bản để bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc mình;

 

 

 

1.3. Số lượng thành viên đội văn nghệ 30 người; danh sách đội văn nghệ dược phê duyệt theo quy định;

 

 

 

1.4. Có sự điều chỉnh, bổ sung thành viên trong quá trình hoạt động ca đội.

 

 

 

Tiêu chuẩn 2: Đội văn nghệ được phê duyệt, có tổ chức đảm bảo cho quá trình hoạt động của đội

 

 

 

2.1. Đội văn nghệ thôn, bản được UBND cấp xã ra Quyết định thành lập;

 

 

 

2.2. Mỗi đội văn nghệ có đội trưởng và đội phó để quản lý và tổ chức các hoạt động của đội tại thôn, bản;

 

 

 

2.3. Đội văn nghệ thôn, bản có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch luyện tập và thực hiện hoạt động văn nghệ tại thôn bản để bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

 

 

II.

TIÊU CHÍ II: NĂNG LỰC CỦA ĐỘI VĂN NGH

 

 

 

Tiêu chuẩn 3: Năng lực xây dựng và tổ chức chương trình văn nghệ

 

 

 

3.1. Đội văn nghệ có khả năng xây dựng, dàn dựng các tiết mục văn nghệ thành một chương trình văn nghệ;

 

 

 

3.2. Có khả năng tổ chức được một chương trình văn nghệ đơn gin tại thôn bản;

 

 

 

3.3. Có khả năng phi hợp với các đơn vị khác xây dựng và tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ cấp xã, phường, thị trấn hoặc trong các chương trình lễ hội dân gian tại địa phương.

 

 

 

Tiêu chuẩn 4: Năng lực thực hiện các tiết mục văn nghệ

 

 

 

4.1. Có khả năng sưu tầm, tập luyện và biểu diễn được một số tiết mục dân ca, dân vũ, dân nhạc của dân tộc mình;

 

 

 

4.2. Biết lựa chọn trang phục, đạo cụ, âm thanh, ánh sáng phù hợp điều kiện thực tế, đồng thời phù hp chủ đề của chương trình văn nghệ và từng tiết mục cụ thể;

 

 

 

4.3. Có thể tham gia phục vụ Hội nghị của thôn, bản, các chương trình lễ hội dân gian tại địa phương hoặc tham gia vào các chương trình biểu diễn nghệ thuật quần chúng.

 

 

III.

TIÊU CHÍ III: CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ

 

 

 

Tiêu chuẩn 5: Chương trình văn nghệ phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tiễn và bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người

 

 

 

5.1. Chương trình văn nghệ có từ 5 tiết mục trở lên, nội dung và chủ đề phù hợp với loại hình văn nghệ thôn bản;

 

 

 

5.2. Các tiết mục thuộc thể loại ca - múa - nhạc của dân tộc thiểu số rất ít người;

 

 

 

5.3. Nội dung các tiết mục thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa dân tộc; đáp ứng được mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc truyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS rất ít người theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tưng Chính phủ;

 

 

 

5.4. Chương trình văn nghệ có thời lượng phù hợp; được thực hiện theo bcục hợp lý (có lời dẫn cho chương trình biểu diễn, từng tiết mục/mở đầu/quá trình/kết thúc chương trình văn nghệ).

 

 

 

Tiêu chuẩn 6: Phong cách biểu diễn

 

 

 

6.1. Có phong cách biểu diễn phù hợp với nội dung, chủ đề của chương trình văn nghệ và phong tục, tập tục ca đồng bào dân tộc thiểu số;

 

 

 

6.2. Các thành viên có sự phối hợp tt với nhau trong quá trình biểu diễn (đối với các tiết mục tập thể).

 

 

 

Tiêu chuẩn 7: Trang phục, đạo cụ biểu diễn

 

 

 

7.1. Các trang phục, đạo cụ thể hiện đúng với bản sắc của dân tộc thiểu số rất ít người và phù hợp với điều kiện thực tế của thôn, bản;

 

 

 

7.2. Có đạo cụ biểu diễn phù hợp với các tiết mục văn nghệ;

 

 

 

7.3. Biết sử dụng các loại nhạc cụ của dân tộc mình;

 

 

 

7.4. Trang phục biểu diễn phù hợp với hình thể của diễn viên và bối cảnh của chương trình biểu diễn văn nghệ.

 

 

 

PHỤ LỤC 02

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU CÁC LỚP DẠY TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ RẤT ÍT NGƯỜI THEO HÌNH THỨC TRUYỀN KHẨU
(Kèm theo Quyết định số: 4154/QĐ-UBND ngày 10/12/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai)

Stt

TÊN TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN

Mức độ đánh giá

Đt

Không đạt

I.

TIÊU CHÍ 1: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

 

 

Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu của chương trình đào tạo phù hợp mục tiêu của Nhà trường, của Quyết định s2086/QĐ-TTg và nhu cầu xã hội, được công b công khai

 

 

 

1.1. Chương trình đào tạo thể hiện mục tiêu người học cần đạt được sau khi hoàn thành khóa học, phù hợp với người dân tộc thiểu số rất ít người;

 

 

 

1.2. Chương trình đào tạo xác định thời gian khóa học và các chủ đề (bài học) phù hợp;

 

 

 

1.3. Nội dung Chương trình đào tạo được thiết kế phù hợp với trình tự logic nhận thức của học viên và phù hợp với việc tổ chức giảng dạy theo hình thức truyền khẩu;

 

 

 

1.4. Chương trình đào tạo thể hiện được phương pháp đánh giá người học phù hợp với mục tiêu và đối tượng người học.

 

 

 

Tiêu chuẩn 2: Các bước xây dựng Chương trình đào tạo bài bản, khoa học

 

 

 

2.1. Có Quyết định thành lập Tổ xây dựng chương trình đào tạo;

 

 

 

2.2. Có Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Chương trình đào tạo;

 

 

 

2.3. Có Chương trình đào tạo được phê duyệt trước khi tổ chức đào tạo;

 

 

 

2.4. Chương trình đào tạo được công bố công khai cho người học.

 

 

 

Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo được xây dựng có sự tham gia của cộng đồng người dân tộc thiểu số

 

 

 

3.1. Có sự tham gia của người dân tộc thiểu số vào xây dựng Chương trình đào tạo;

 

 

 

3.2. Hội đồng thẩm định Chương trình đào tạo có sự tham gia của người dân tộc thiểu số.

 

 

II.

TIÊU CHÍ 2: HỌC VIÊN - GIÁO VIÊN - CÁN BỘ QUẢN LÝ LỚP HỌC

 

 

 

Tiêu chuẩn 4: Lựa chọn người học phù hợp, đảm bảo số lượng được phê duyệt

 

 

 

4.1. Lựa chọn người học đúng đối tượng để phát huy bản sắc tiếng nói dân tộc;

 

 

 

4.2. Số lượng người học đảm bảo theo quy định đối với từng lớp học;

 

 

 

4.3. Có danh sách người học được phê duyệt.

 

 

 

Tiêu chuẩn 5: Lựa chọn giáo viên tham gia giảng dạy phù hợp với Chương trình đào tạo tiếng dân tộc thiểu số rất ít người

 

 

 

5.1. Giáo viên giảng dạy là người giàu vốn ngôn ngữ dân tộc thiểu số, được cộng đồng giới thiệu (có thể là nghệ nhân hoặc người dân sinh sống trong cộng đồng);

 

 

 

5.2. Có đủ số lượng giáo viên cần thiết để thực hin Chương trình đào tạo;

 

 

 

5.3. Có danh sách giáo viên giảng dạy lớp học được phê duyệt.

 

 

 

Tiêu chuẩn 6: Có đủ cán bộ quản lớp học đảm bảo đáp ứng các yêu cầu theo dõi và quản lý lớp học

 

 

 

6.1. Lựa chọn cán bộ quản lý lớp học có năng lực và kinh nghiệm trong việc quản lý lớp học, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý lớp học tại cơ sở;

 

 

 

6.2. Có đủ cán bộ quản lý lớp học tham gia vào các khâu trong quá trình đào tạo: công tác tuyển sinh, công tác đào tạo và tài chính;

 

 

 

6.3. Có danh sách cán bộ quản lý lớp học được phê duyệt.

 

 

 

Tiêu chuẩn 7: Có sự phối hợp với địa phương trong tổ chức đào tạo

 

 

 

7.1. Có sự phối hợp chặt chẽ với UBND xã trong việc tổ chức lớp học;

 

 

 

7.2. Có cán bộ xã, thôn tham gia quản lý lớp học.

 

 

III.

TIÊU CHÍ 3: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

 

 

 

Tiêu chuẩn 8: Có Kế hoạch đào tạo và tchức đào tạo các lớp học đm bảo thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, được công bố công khai

 

 

 

8.1. Có Kế hoạch đào tạo lớp học được phê duyệt;

 

 

 

8.2. Kế hoạch đào tạo thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, thời gian, địa điểm đào tạo của từng lớp học;

 

 

 

8.3. Kế hoạch đào tạo được công bcông khai cho người học.

 

 

 

Tiêu chuẩn 9: Cách thức đào tạo phù hợp với nội dung Chương trình đào tạo; phát huy tính tích cực, tự giác của người học

 

 

 

9.1. Có phương pháp đào tạo, dạy học tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với hình thức truyền khẩu, phát huy được tính tích cực, tự giác ca người học trong quá trình học nói tiếng dân tộc;

 

 

 

9.2. Hình thức tổ chức lớp học hợp lý, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của địa phương;

 

 

 

9.3. Phát huy được vốn ngôn ngsẵn có và những hiểu biết ca người học về bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.

 

 

 

Tiêu chuẩn 10: Tổ chức quản lý lp và đánh giá kết quả học tập

 

 

 

10.1. Có xây dựng Nội quy, Quy chế lớp học;

 

 

 

10.2. Có quản lý, theo dõi tình hình học tập và điểm danh học viên hàng ngày;

 

 

 

10.3. Có tổ chức đánh giá kết quả học tập của người học;

 

 

 

10.4. Phương pháp đánh giá kết quả học tập phù hợp với hình thức giảng dạy truyền khẩu;

 

 

 

10.5. Người học được cấp giấy chứng nhận tham gia khóa học.

 

 

IV.

TIÊU CHÍ 4: CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC

 

 

 

Tiêu chuẩn 11: Có phòng học và một số điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động giảng dạy.

 

 

 

11.1. Phòng học phù hợp với quy mô lớp học và hình thức dạy học truyền khẩu;

 

 

 

11.2. Phòng học có hệ thống điện hoặc chiếu sáng đảm bo phục vụ cho dạy và học tiếng dân tộc;

 

 

 

11.3. Có đủ văn phòng phẩm cần thiết cho giảng dạy, học tập.

 

 

 

Tiêu chuẩn 12: Chính sách đi với người học

 

 

 

12.1 Người học được cung cấp đầy đủ thông tin về chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, các quy định của lớp học và các chế độ, chính sách khác;

 

 

 

12.2. Người học được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.