Quyết định 41/2010/QĐ-UBND về Quy định cho hộ nghèo vay vốn từ nguồn ngân sách địa phương
Số hiệu: | 41/2010/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng | Người ký: | Huỳnh Đức Hòa |
Ngày ban hành: | 09/11/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Ngân hàng, tiền tệ, Chính sách xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2010/QĐ-UBND |
Đà Lạt, ngày 09 tháng 11 năm 2010 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHO HỘ NGHÈO VAY VỐN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại tờ trình số 1729/TTr-STC ngày 06/10/2010;
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHO HỘ NGHÈO VAY VỐN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 41/2010/QĐ-UBND ngày 09/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Ðiều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Đối tượng: Đối tượng cho vay vốn là các hộ nghèo, các hộ có hoàn cảnh khó khăn (có thu nhập bình quân thấp hơn hoặc bằng 150% so với thu nhập của chuẩn hộ nghèo) được Uỷ ban Nhân dân cấp xã thuộc các huyện, thành phố trong tỉnh Lâm Đồng công nhận hàng năm theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố.
2. Phạm vi áp dụng: Đối tượng được cho vay vốn phải có tên trong danh sách hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và đang cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Từ nguồn ngân sách địa phương uỷ thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội để cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn vay vốn phát triển kinh tế, bao gồm nguồn do ngân sách địa phương chuyển cho Ngân hàng Chính sách xã hội và nguồn bổ sung từ Quỹ Dự phòng rủi ro tín dụng theo quyết định của Uỷ ban Nhân dân tỉnh.
1. Lãi suất cho vay và lãi suất nợ quá hạn: thực hiện theo thông báo lãi suất cho vay từng thời kỳ của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
2. Thời hạn cho vay:
a) Vay ngắn hạn: Là khoản cho vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
b) Vay trung hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
3. Mức cho vay:
Mức cho vay đối với từng hộ được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay một hoặc nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đối với chương trình cho hộ nghèo vay vốn do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định và công bố từng thời kỳ.
4. Điều kiện vay: Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét và quyết định cho vay vốn khi hộ vay vốn có đủ các điều kiện sau:
a) Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay;
b) Là hộ nghèo hoặc hộ có hoàn cảnh khó khăn (có thu nhập bình quân thấp hơn hoặc bằng 150% so với thu nhập của chuẩn hộ nghèo hiện hành) được Uỷ ban Nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Hộ vay không phải thế chấp tài sản và miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên tổ tiết kiệm và được tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã;
d) Chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với Ngân hàng Chính sách xã hội, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ Ngân hàng.
5. Mục đích sử dụng vốn: Vốn vay được sử dụng vào các việc sau:
a) Mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc gia cầm .v.v. phục vụ cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi;
b) Mua sắm máy móc phục vụ cho sản xuất kinh doanh, công cụ lao động, buôn bán nhỏ;
c) Các chi phí thanh toán cung ứng lao vụ như: thuê làm đất, bơm nước, dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật .v.v.;
d) Đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như: mua nguyên vật liệu sản xuất, công cụ lao động thủ công, máy móc nhỏ .v.v.;
đ) Chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản như: đào đắp ao hồ, mua sắm phương tiện ngư lưới cụ .v.v.;
e) Góp vốn thực hiện dự án sản xuất kinh doanh do cộng đồng người lao động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép thực hiện.
6. Các quy định khác về nghiệp vụ cho vay như: quy trình, hồ sơ, thủ tục cho vay, thu nợ, thu lãi, gia hạn nợ, kiểm tra .v.v. thực hiện theo các văn bản hướng dẫn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
Điều 4. Phân phối và sử dụng tiền lãi thu được
Số tiền lãi do Ngân hàng Chính sách xã hội thu được từ việc cho hộ nghèo vay vốn từ nguồn ngân sách địa phương được sử dụng như sau:
1. Chi trả hoa hồng cho Tổ tiết kiệm và vay vốn, chi trả phí ủy thác cho tổ chức Hội nhận ủy thác cho vay;
2. Trích lập Quỹ Dự phòng rủi ro tín dụng bằng 5% số tiền lãi thực thu;
3. Trích 35% số tiền lãi thực thu để bù đắp một phần chi quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội;
4. Trích 10% số tiền lãi thực thu để chi phí cho hoạt động và khen thưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị;
5. Sau khi trừ các khỏan chi phí, trích theo tỷ lệ % nói trên, số tiền lãi thực thu còn lại được bổ sung tương ứng vào nguồn vốn địa phương ủy thác cho vay hộ nghèo, cho vay xuất khẩu lao động của địa phương.
1. Các quy định về xử lý rủi ro được thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Căn cứ hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội, Sở Tài chính thẩm định, trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định xử lý rủi ro.
2. Nguồn vốn xử lý rủi ro: lấy từ Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập từ nguồn lãi cho hộ nghèo vay vốn từ nguồn ngân sách địa phương. Trường hợp nguồn Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng không đủ để xử lý các trường hợp rủi ro thì Sở Tài chính báo cáo, đề xuất Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định bổ sung từ nguồn ngân sách tỉnh.
3. Kết thúc mỗi năm, căn cứ vào số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng trích lập từ nguồn lãi cho hộ nghèo vay vốn từ nguồn ngân sách địa phương và báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội về kết quả hoạt động cho vay bằng nguồn vốn địa phương; tùy theo tình hình thực tế, Sở Tài chính báo cáo, đề xuất Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét, quyết định trích một phần Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để bổ sung vào nguồn vốn cho vay của địa phương.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Chịu trách nhiệm ký hợp đồng ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Lâm Đồng sử dụng nguồn ngân sách địa phương để cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn vay vốn. Tổ chức kiểm tra, quyết toán việc sử dụng nguồn vốn, phí quản lý và đề xuất xử lý rủi ro đúng quy định. Hàng năm, tuỳ theo tình hình thực tế, tham mưu, đề xuất Uỷ ban Nhân dân tỉnh trích từ nguồn Quỹ Dự phòng rủi ro tín dụng hoặc bố trí trong dự toán chi ngân sách cho Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho hộ nghèo vay.
Điều 7. Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
Chịu trách nhiệm triển khai cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng, thu hồi nợ, kiểm tra, lập hồ sơ xử lý rủi ro đúng các quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Ghi chép, theo dõi hạch toán theo đúng quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam về cho vay từ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương.
Định kỳ hàng năm, báo cáo Sở Tài chính việc sử dụng nguồn vốn cho vay, sử dụng và phân phối lãi thu được từ việc cho hộ nghèo vay vốn.
Điều 8. Sở Lao dộng - Thương binh và Xã hội, các hội, đoàn thể cấp tỉnh, huyện, xã
Chịu trách nhiệm phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc cho vay, kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ, tuyên truyền vận động các hộ nghèo vay vốn và sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả góp phần thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm của địa phương.
Điều 9. Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố
Chịu trách nhiệm phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Lâm Đồng triển khai thực hiện chương trình này.
Định kỳ 6 tháng, năm, báo cáo tình hình thực hiện chương trình này cho Ủy ban Nhân dân tỉnh qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 10. Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chịu trách nhiệm xác nhận cho đối tượng vay vốn;
2. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ;
3. Có ý kiến về đề nghị của người vay đối với trường hợp xử lý nợ rủi ro; phối hợp với các cơ quan, đơn vị cấp trên trong việc phúc tra, xác định hộ vay vốn bị rủi ro trên địa bàn.
Có trách nhiệm kiểm tra việc triển khai cho vay vốn bảo đảm đúng đối tượng và có hiệu quả, đề xuất bổ sung, sửa đổi nội dung của dự án (nếu có) phù hợp với quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và tình hình thực tế tại địa phương.
1. Những tổ chức, cá nhân làm tốt công tác cho hộ nghèo vay vốn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được khen thưởng theo Luật Thi đua - Khen thưởng.
2. Những tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định cho vay vốn hộ nghèo sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Ðiều 13. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, đơn thư về công tác cho hộ nghèo vay vốn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được thực hiện theo trình tự, thủ tục của pháp luật quy định về khiếu nại, tố cáo.
Thủ trưởng các sở, ngành của tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Bảo Lộc, Đà Lạt trong phạm vi, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan./.
Quyết định 50/2010/QĐ-TTg ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành: 28/07/2010 | Cập nhật: 31/07/2010
Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác Ban hành: 04/10/2002 | Cập nhật: 10/12/2009