Quyết định 41/2008/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất công nghiệp (Serpentin, Barit, Grafit, Fluorit, Bentonit, Diatomit và Talc) đến năm 2015, có xét đến năm 2025
Số hiệu: | 41/2008/QĐ-BCT | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Vũ Huy Hoàng |
Ngày ban hành: | 17/11/2008 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 29/11/2008 | Số công báo: | Từ số 618 đến số 619 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2008/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2008 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp xử lý những vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đôí với doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 3174/VPCP-CN ngày 11 tháng 6 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ về việc giao Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất công nghiệp (serpentin, barit, grafit, fluorit, bentonit, diatomit và talc) đến năm 2015, có xét đến năm 2025;
Xét Tờ trình số 275/VMK-B1 ngày 27 tháng 6 năm 2008 của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ-Luyện Kim;
Xét đề nghị của các Vụ trưởng Vụ: Kế hoạch và Công nghiệp nặng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất công nghiệp (serpentin, barit, grafit, fluorit, bentonit, diatomit và talc) đến năm 2015, có xét đến năm 2025 với các nội dung chính sau:
- Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản nhóm khoáng chất công nghiệp (serpentin, barit, grafit, fluorit, bentonit, diatomit và talc) phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, bảo đảm hài hoà lợi ích quốc gia và địa phương, phù hợp với yêu cầu củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ các công trình văn hoá có giá trị và bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn có khoáng sản;
- Phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản nhóm khoáng chất công nghiệp ổn định và bền vững, với công nghệ tiến bộ, bảo đảm an toàn, có hiệu quả kinh tế nhằm khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên của đất nước;
- Thực hiện các dự án thăm dò để có đủ trữ lượng tin cậy phục vụ cho việc lập và thực hiện các dự án khai thác và chế biến khoáng sản nhóm khoáng chất công nghiệp trong giai đoạn quy hoạch;
- Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản nhóm khoáng chất công nghiệp trên cơ sở lợi thế về tài nguyên, phát huy nội lực là chính, nhằm phục vụ trước hết nhu cầu của nền kinh tế, chỉ xuất khẩu những sản phẩm đã qua chế biến và trong nước không sử dụng hết.
- Tập trung thăm dò các mỏ khoáng sản nhóm khoáng chất công nghiệp (serpentin, barit, grafit, fluorit, bentonit, diatomit và talc) đã được điều tra, đánh giá để đáp ứng đủ trữ lượng tin cậy cho nhu cầu khai thác và chế biến trong giai đoạn quy hoạch;
- Đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và có một phần xuất khẩu hợp lý các loại khoáng sản nhóm khoáng chất công nghiệp (serpentin, barit, grafit, fluorit, bentonit, diatomit và talc).
- Thu hồi tối đa tài nguyên trong khai thác và chế biến thông qua việc áp dụng công nghệ tiến bộ. Đảm bảo hiệu quả kinh tế việc khai thác và bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn họat động khoáng sản;
- Đẩy mạnh việc đầu tư đồng bộ các cơ sở chế biến sâu các loại khoáng sản nhóm khoáng chất công nghiệp với công nghệ tiến bộ.
Dự kiến sản lượng quặng thương phẩm như sau:
Chủng loại |
Đơn vị |
Năm 2010 |
Năm 2015 |
Năm 2020 |
Năm 2025 |
Serpentin |
ngàn tấn/năm |
300 |
500 |
600 |
600 |
Barit |
ngàn tấn/năm |
250 |
350 |
400 |
500 |
Grafit |
ngàn tấn/năm |
20 |
25 |
30 |
35 |
Fluorit |
ngàn tấn/năm |
200 |
220 |
235 |
250 |
Bentonit |
ngàn tấn/năm |
80 |
125 |
175 |
250 |
Diatomit |
ngàn tấn/năm |
200 |
260 |
500 |
600 |
Talc |
ngàn tấn/năm |
40 |
80 |
150 |
200 |
III. DỰ BÁO NHU CẦU SERPENTIN, BARIT, GRAFIT, FLUORIT, BENTONIT, DIATOMIT VÀ TALC
Dự báo nhu cầu về quặng thương phẩm (đã chế biến) nhóm khoáng chất công nghiệp như sau:
Chủng loại |
Đơn vị |
Năm 2010 |
Năm 2015 |
Năm 2020 |
Năm 2025 |
Serpentin |
ngàn tấn/năm |
300 |
500 |
600 |
600 |
Barit |
ngàn tấn/năm |
250 |
350 |
400 |
500 |
Grafit |
ngàn tấn/năm |
20 |
25 |
30 |
35 |
Fluorit |
ngàn tấn/năm |
200 |
220 |
235 |
250 |
Bentonit |
ngàn tấn/năm |
80 |
125 |
175 |
250 |
Diatomit |
ngàn tấn/năm |
215 |
315 |
500 |
600 |
Talc |
ngàn tấn/năm |
40 |
80 |
150 |
200 |
Ghi chú: Nhu cầu tính cả cho xuất, nhập khẩu.
Trữ lượng quặng serpentin đã xác định và dự báo khoảng 37 triệu tấn;
Giai đoạn đến năm 2015 tiến hành các dự án thăm dò bổ sung serpentin ở Núi Nưa tỉnh Thanh Hoá, Thượng Hà thuộc tỉnh Lào Cai và thăm dò mỏ Tế Thắng thuộc tỉnh Thanh Hoá.
Dự kiến tổng vốn đầu tư cho các dự án thăm dò và thăm dò bổ sung serpentin giai đoạn đến năm 2015 khoảng 35 đến 50 tỷ VNĐ;
Thống kê trữ lượng và tài nguyên dự báo và danh mục các dự án thăm dò quặng serpentin chi tiết nêu ở Phụ lục số 1, 2.
- Trữ lượng quặng barit đã xác định và dự báo khoảng 26 triệu tấn;
- Giai đoạn đến năm 2015: tiến hành thăm dò các mỏ có triển vọng và quy mô lớn, hàm lượng cao, thuận lợi cho khai thác để thiết kế khai thác. Cụ thể là các mỏ, điểm quặng: Chè Pẻn, Nà Ke, Bản Vai, Bản Ran (Cao Bằng) với mục tiêu trữ lượng cấp B+ C1 là 0,8 triệu tấn;
- Thăm dò các mỏ barit vùng Tuyên Quang để xác định trữ lượng còn lại của toàn vùng;
- Thăm dò các điểm mỏ trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
- Đối với quặng barit đi kèm trong quặng đất hiếm, chỉ thăm dò khai thác khi có nhu cầu khai thác quặng đất hiếm. Trước mắt thăm dò mỏ Nà Cưa đã được tính trữ lượng cho barit-fluorit;
Dự kiến vốn đầu tư cho công tác thăm dò barit khoảng 120 đến 140 tỷ VNĐ.
Thống kê trữ lượng và tài nguyên dự báo và danh mục các dự án thăm dò quặng barit nêu ở Phụ lục số 4, 5.
Trữ lượng quặng grafit đã xác định và dự báo khoảng 29 triệu tấn;
Giai đoạn đến năm 2015: tiến hành thăm dò mỏ graphit Bảo Hà (Yên Bái) với mục tiêu trữ lượng đạt 20 triệu tấn cấp C1+C2 và mỏ Yên Thái (Yên Bái) với mục tiêu trữ lượng đạt 1,5 triệu tấn cấp C1+C2;
Dự kiến vốn đầu tư cho công tác thăm dò grafit khoảng 28 đến 30 tỷ VNĐ.
Thống kê trữ lượng và tài nguyên dự báo và danh mục các dự án thăm dò quặng graphit nêu ở Phụ lục số 7, 8.
Trữ lượng quặng fluorit đã xác định và dự báo khoảng 17 triệu tấn;
Giai đoạn đến năm 2015: tiến hành thăm dò mỏ Xuân Lãnh (Phú Yên) với mục tiêu trữ lượng đạt 15-25 triệu tấn. Dự kiến vốn đầu tư cho công tác thăm dò khoảng 15 đến 20 tỷ VNĐ.
Thống kê trữ lượng và tài nguyên dự báo và danh mục các dự án thăm dò quặng fluorit nêu ở Phụ lục số 10, 11.
Trữ lượng quặng bentonit đã xác định và dự báo khoảng 95 triệu tấn;
Giai đoạn đến năm 2015: tiến hành thăm dò nâng cấp mỏ Tam Bố (Lâm Đồng) với mục tiêu trữ lượng đạt 4 triệu tấn cấp B+C1; mỏ Sông Lòng Sông, Nha Mé (Bình Thuận) với mục tiêu trữ lượng 5 triệu tấn cấp B+C1; mỏ Cổ Định (Thanh Hoá) ) với mục tiêu trữ lượng đạt 70 triệu tấn cấp B+C1
Dự kiến vốn đầu tư cho công tác thăm dò bentonit khoảng 55 đến 65 tỷ VNĐ.
Thống kê trữ lượng và tài nguyên dự báo và danh mục các dự án thăm dò quặng bentonit nêu ở Phụ lục số 13, 14.
Trữ lượng quặng diatomit đã xác định và dự báo khoảng 76 triệu tấn;
Giai đoạn đến năm 2015: Thăm dò mở rộng mỏ Hòa Lộc (Phú Yên) với mục tiêu trữ lượng 5 triệu tấn cấp C1 , mỏ Tùy Dương (Phú Yên) với mục tiêu trữ lượng đạt 1 triệu tấn cấp C1 và mỏ Đại Lào (Lâm Đồng) với mục tiêu trữ lượng đạt 8 triệu tấn cấp B+C1 ;
Dự kiến vốn đầu tư cho công tác thăm dò diatomit khoảng 85 đến 105 tỷ VNĐ.
Thống kê trữ lượng và tài nguyên dự báo và danh mục các dự án thăm dò quặng diatonit nêu ở Phụ lục số 16, 17.
Trữ lượng quặng tals đã xác định và dự báo khoảng 4,6 triệu tấn;
Giai đoạn đến năm 2015: tiến hành thăm dò quặng talc mỏ Tân Minh (Phú Thọ) với mục tiêu trữ lượng 0,5 triệu tấn cấp C1 và 1 triệu tấn cấp C2; thăm dò mỏ Mỹ Thuận (Phú Thọ) với mục tiêu trữ lượng đạt 0,5 triệu tấn cấp C1 và 1 triệu tấn cấp C2;
Dự kiến vốn đầu tư cho công tác thăm dò talc khoảng 30 đến 40 tỷ VNĐ.
Thống kê trữ lượng và tài nguyên dự báo và danh mục các dự án thăm dò quặng talc nêu ở Phụ lục số 19, 20.
V. QUY HOẠCH KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN
1. Khai thác, chế biến quặng serpentin
Quặng serpentin được khai thác và chế biến thành bột serpentin có hàm lượng MgO ≥30%, SiO2≤ 42% để phục vụ cho sản xuất phân bón NPK và phân lân nung chảy.
- Giai đoạn đến năm 2015: Khai thác và nâng công suất khai thác mỏ serpentin Bãi Áng lên 300-350.000 tấn/năm, đầu tư nâng cấp xưởng nghiền lên công suất 80.000-100.000 tấn/năm. Đầu tư khai thác và chế biến mỏ Thượng Hà công suất 200.000-250.000 tấn/năm.
- Giai đoạn 2016-2025: Duy trì sản lượng khai thác mỏ Bãi Áng và mỏ Thượng Hà. Các mỏ serpentin mới vùng Lào Cai, Phú Thọ được đầu tư khai thác và chế biến khi có nhu cầu thị trường .
- Tổng vốn đầu tư cho khai thác và chế biến quặng serpentin trong giai đoạn quy hoạch đến năm 2015 dự kiến khoảng 110 đến 135 tỷ VNĐ.
Danh mục các dự án đầu tư khai thác, chế biến quặng serpentin quy mô công nghiệp nêu ở Phụ lục số 3.
2. Khai thác, chế biến quặng barit
- Sản phẩm từ quặng barit được sản xuất và chế biến để phục vụ cho ngành dầu khí và hoá chất.
+ Barit bột nghiền dùng trong lĩnh vực làm dung dịch khoan dầu khí, sản xuất xi măng và xuất khẩu: hàm lượng BaSO4: 75-85%
+ Barit chất lượng cao phục vụ cho ngành hoá học, thuỷ tinh, sơn…thay thế sản phẩm nhập khẩu hiện nay (hàm lượng BaSO4 ≥ 95% với tỷ trọng đạt 4,3g/cm3).
- Giai đoạn đến năm 2015:
+ Đầu tư mở rộng xưởng sản xuất barit Bắc Giang, khai thác mỏ barit Làng Cao (Núi Am, Núi cả, Núi Hin, Núi Chúa) với sản lượng 10.000 tấn/năm;
+ Duy trì các mỏ và cơ sở chế biến hiện có; xây dựng mới Xưởng sản xuất barit chất lượng cao Tuyên Quang công suất từ 1.500 đến 2.500 tấn/năm với nguồn cung cấp quặng barit từ các mỏ thuộc tỉnh Tuyên Quang và các vùng lân cận;
+ Xây dựng Xưởng sản xuất barit Cao Bằng, công suất 50.000 tấn/năm với nguồn cung cấp quặng barit ở các mỏ Chè Pẻn, Nàke, Bản Vai - Bản Ran;
+ Đầu tư xây dựng cải tạo và mở rộng mỏ Bao Tre (Thanh Hoá) và mỏ Sơn Thành (Nghệ An), công suất mỗi mỏ từ 1.500 đến 2.500 tấn/năm;
+ Đầu tư xây dựng xưởng tuyển Đông Pao và Nà Cưa (Lai Châu) khi dự án khai thác và chế biến mỏ đất hiếm-barit-fluorit thực hiện với tổng công suất quặng tinh barit khoảng 41.500 đến 42.000 tấn/năm.
- Giai đoạn 2016-2025:
+ Đẩy mạnh công tác khai thác với sản lượng lên 300.000-350.000 tấn/năm;
+ Đầu tư xây dựng xưởng sản xuất barit chất lượng cao ở Lai Châu với công suât từ 5.000-10.000 tấn/năm.
- Tổng mức đầu tư cho các dự án khai thác quặng và xưởng chế biến barit trong giai đoạn quy hoạch dự kiến khoảng 190-220 tỷ VNĐ.
Danh mục các dự án đầu tư khai thác, chế biến quặng barit quy mô công nghiệp nêu ở Phụ lục số 6.
3. Khai thác, chế biến quặng grafit
Dự kiến sản phẩm grafit sản xuất gồm 2 loại chủ yếu sau phục vụ cho ngành luyện kim, sản xuất gạch chịu lửa, điện cực, bút chì v.v. :
- Bột graphit không kết tinh 80%-85% cacbon;
- Grafit chất lượng cao: loại kết tinh có hàm lượng từ 94% đến 97% carbon, kích cỡ: +80 mesh-100 mesh;
- Giai đoạn đến năm 2015:
+ Vùng Yên Bái: Đầu tư xây dựng nâng cấp nhà máy tuyển Cổ Phúc lên công suất 5.000-10.000 tấn/năm. Ưu tiên đầu tư dây chuyền hoá tuyển có sản phẩm quặng tinh đạt hàm lượng Các bon C ≥ 94%. Quặng được khai thác từ các mỏ grafit thuộc tỉnh Yên Bái;
+ Vùng Bắc Trung Bộ: Đầu tư khai thác và tuyển mỏ Hưng Nhượng (Quảng Ngãi) công suất 10.000-13.000 tấn/năm quặng tinh C ≥ 80%;
+ Vùng Lào Cai: Khai thác mỏ graphit Nậm Thi và nhà máy tuyển với công suất 5.000-10.000 tấn/năm. Nhà máy tuyển đặt tại Lào Cai, sản phẩm chủ yếu là tinh quặng có hàm lượng C > 80%.
- Giai đoạn 2016 -2025:
Nâng công suất khai thác mỏ và nhà máy tuyển grafit Cổ Phúc (Yên Bái) lên 15.000-20.000 tấn/năm quặng tinh có hàm lượng C ≥ 90% đảm bảo nhu cầu sử dụng trong nước. Duy trì sản xuất vùng khác và nâng công suất nếu có thị trường tiêu thụ;
- Tổng mức đầu tư cho các dự án khai thác quặng và xưởng chế biến grafit trong giai đoạn quy hoạch dự kiến khoảng 150-180 tỷ VNĐ.
Danh mục các dự án đầu tư khai thác, chế biến quặng grafit quy mô công nghiệp nêu ở Phụ lục số 9.
4. Khai thác, chế biến quặng fluorit
Dự kiến chủng loại sản phẩm:
- Sản phẩm fluorit chất lượng thấp: phục vụ cho ngành xi măng, luyện kim: hàm lượng CaF2=80-85%;
- Sản phẩm fluorit chất lượng cao: dùng trong các ngành hoá chất, thuỷ tinh, mạ điện v.v., hàm lượng CaF2=90-98%.
- Giai đoạn đến năm 2015:
+ Vùng Phú Yên: Đầu tư xây dựng xưởng tuyển fluorit Phú Yên công suất 5.000-6.000 tấn/năm, sản phẩm đạt hàm lượng CaF2=80-85%. Nguồn quặng fluorit khai thác ở mỏ Xuân Lãnh.
+ Vùng Thái Nguyên: Liên doanh đầu tư mới khai thác và chế biến fluorit mỏ Núi Pháo với công suất 196.000 tấn/năm;
+ Vùng Lai Châu: Fluorit là sản phẩm đi kèm khi khai thác mỏ đất hiếm Đông Pao (thân quặng F3), chế biến sản phẩm fluorit với công suất 1.300 tấn/năm và khai thác, chế biến fluorit mỏ Nà Cưa (thân quặng 9, 16) với công suất fluorit khoảng 1.500 tấn/năm, sản phẩm đạt hàm lượng CaF2=90-98%
- Giai đoạn 2016 - 2025: Duy trì sản xuất fluorit ở các cơ sở trên và gia tăng sản lượng tuỳ theo nhu cầu thị trường.
- Tổng mức đầu tư cho các dự án khai thác quặng và xưởng chế biến fluorit trong giai đoạn quy hoạch đến năm 2015 dự kiến khoảng 35-40 tỷ VNĐ (chưa tính đầu tư của mỏ Núi Pháo, mỏ đất hiếm-barit-fluorit Nà Cưa và mỏ Đông Pao).
Danh mục các dự án đầu tư khai thác, chế biến quặng fluorit quy mô công nghiệp nêu ở Phụ lục số 12.
5. Khai thác, chế biến quặng bentonit
Bentonit sản xuất theo tiêu chuẩn API SPEC 13A và TC 01:2001/DMC.
- Giai đoạn đến năm 2015:
+ Tỉnh Thanh Hoá: Duy trì khai thác và chế biến mỏ Cổ Định với công suất 20.000 tấn/năm.
+ Tỉnh Lâm Đồng: Đầu tư Nhà máy chế biến tại khu vực huyện Di Linh, công suất 25.000-30.000 tấn/năm, nguồn nguyên liệu được cấp từ mỏ Tam Bố;
+ Tỉnh Bình Thuận: Đầu tư Nhà máy chế biến tại khu vực huyện Tuy Phong, công suất 30.000-35.000 tấn/năm, nguồn nguyên liệu được cấp từ mỏ Nha Mé. Theo nhu cầu thị trường, đầu tư cơ sở chế biến bentonit thứ 2 với công suất 15.000-20.000 tấn/năm, nguồn nguyên liệu từ mỏ Sông Lòng Sông;
- Giai đoạn 2016-2025:
+ Vùng Lâm Đồng: Dự kiến nâng công suất Nhà máy chế biến bentonit Di Linh lên 50.000-60.000 tấn/năm;
+ Vùng Bình Thuận: Tuỳ theo nhu cầu thị trường, dự kiến nâng công suất Nhà máy chế biến tại huyện Tuy Phong lên 60.000-70.000 tấn/năm và cơ sở sản xuất Sông Lòng Sông lên 70.000-80.000 tấn/năm.
- Vùng Thanh Hoá: Nâng công suất khai thác và chế biến bentonit tại Cổ Định lên 50.000-60.000 tấn/năm.
- Tổng mức đầu tư cho các dự án khai thác quặng và xưởng chế biến bentonit trong giai đoạn quy hoạch dự kiến khoảng 335 đến 390 tỷ VNĐ.
Danh mục các dự án đầu tư khai thác, chế biến quặng bentonit quy mô công nghiệp nêu ở Phụ lục số 15.
6. Khai thác, chế biến quặng diatomit
Dự kiến sản phẩm chế biến diatomit gồm bột nghiền diatomit làm chất hấp thụ dùng để xử lý môi trường trong ngành nuôi tôm nước lợ, sản phẩm diatomit chất lượng cao (bột trợ lọc) dùng cho ngành rượu-bia-nước giải khát và các ngành khác;
- Giai đoạn đến năm 2015: Đầu tư khai thác và chế biến diatomit làm chất hấp thụ, xử lý môi trường cho ngành nuôi tôm nước lợ và bột trợ lọc (hàm lượng SiO2 ≥ 85%) để cung cấp cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, bao gồm các Mỏ Tuỳ Dương, Hoà Lộc (Phú Yên) và Đại Lào (Lâm Đồng). Công suất chế biến chất hấp thụ, xử lý môi trường dự kiến khoảng 90.000-100.000 tấn/năm tại Phú Yên và 70.000-80.000 tấn/năm tại Lâm Đồng. Công suất chế biến bột trợ lọc dự kiến 30.000-45.000 tấn/năm tại Phú Yên;
- Giai đoạn 2016-2025: Tuỳ theo nhu cầu thị trường, đầu tư mở rộng gia tăng công suất chế biến diatomit làm chất hấp thụ, xử lý môi trường cho ngành nuôi tôm nước nợ lên 200.000-280.000 tấn/năm; gia tăng công suất chế biến bột trợ lọc lên khoảng 250.000 tấn/năm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu;
- Tổng mức đầu tư cho các dự án khai thác quặng và xưởng chế biến diatomit trong giai đoạn quy hoạch dự kiến khoảng 545 đến 605 tỷ VNĐ.
Danh mục các dự án đầu tư khai thác, chế biến quặng diatomit quy mô công nghiệp nêu ở Phụ lục số 18 kèm theo Quyết định này.
7. Khai thác, chế biến quặng talc
Sản phẩm bột tals hàm lượng MgO ≥ 24%, SiO2 ≥ 60% được sử dụng cho ngành dược phẩm, cao su, gạch gốm-sứ v.v.
- Giai đoạn đến năm 2015:
+ Vùng Phú Thọ: Mở rộng xưởng nghiền bột talc công suất 10.000 tấn/năm bột nghiền. Quặng được khai thác ở các mỏ Thu Ngạc và Ngọc Lập. Xây dựng xưởng chế biến sản xuất bột talc siêu min công suất 20.000 tấn/năm, khai thác quặng ở mỏ Tân Minh và Mỹ Thuận;
+ Vùng Sơn La: Xây dựng xưởng nghiền bột talc tại khu vực Tà Phù công suất 10.000-20.000 tấn/năm, nguồn nguyên liệu từ mỏ Tà Phù-Chanh Kế; Tuỳ theo khả năng thị trường mở rộng nâng công suất lên 40.000 tấn/năm.
- Giai đoạn 2016 - 2025:
Vùng Phú Thọ: Tuỳ theo nhu cầu thị trường, mở rộng xưởng bột nghiền Thu Ngạc lên 50.000 tấn/năm; mở rộng hoặc xây dựng thêm xưởng sản xuất quặng talc siêu mịn khu vực mỏ Tân Minh và Mỹ thuận lên 50.000 tấn/năm.
- Tổng mức đầu tư cho các dự án khai thác quặng và xưởng chế biến quặng talc trong giai đoạn quy hoạch dự kiến khoảng 740 đến 830 tỷ VNĐ.
Danh mục các dự án đầu tư khai thác, chế biến quặng talc quy mô công nghiệp nêu ở Phụ lục số 21 kèm theo Quyết định này.
Ước tính vốn đầu tư cho công tác thăm dò, khai thác và chế biến quặng serpentin, barit, grafit, fluorit, bentonit, diatomit và talc trong giai đoạn quy hoạch khoảng 2.498 đến 2.885 tỷ VNĐ.
Trong đó: Giai đoạn đến năm 2015 khoảng 1.083 đến 1.295 tỷ VNĐ; giai đoạn 2016 - 2025 khoảng 1.415 đến 1.590 tỷ VNĐ.
Nguồn vốn đầu tư: Gồm vốn tự thu xếp của doanh nghiệp, vốn vay đầu tư phát triển của Nhà nước và vay thương mại, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài v.v.
VII. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU
1. Nhóm giải pháp, chính sách tổng thể
- Chế biến khoáng sản nhóm khoáng chất công nghiệp (serpentin, barit, grafit, fluorit, bentonit, diatomit và talc) để có các sản phẩm, chế phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước là chính và có một phần hợp lý sản phẩm chế biến sâu để xuất khẩu;
- Tăng cường phân cấp quản lý tài nguyên, hoàn thiện quy chế và tăng cường đấu thầu hoạt động khoáng sản; thành lập các Công ty cổ phần với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm, năng lực khai khoáng, có năng lực tài chính để đầu tư vào công tác thăm dò, khai thác và chế biến sâu khoáng sản. Khuyến khích đa dạng loại hình sở hữu, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng serpentin, barit, grafit, fluorit, bentonit, diatomit và talc theo định hướng ưu tiên các doanh nghiệp có năng lực trong nước; liên doanh liên kết với nước ngoài trong lĩnh vực chế biến đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao như chế biến diatomit, grafit và talc;
- Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động khoáng sản serpentin, barit, grafit, fluorit, bentonit, diatomit và talc như đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng; Thu hút đào tạo và sử dụng lao động địa phương; có biện pháp chủ động bảo vệ môi trường sinh thái và tích cực tham gia cải thiện môi trường xã hội.
2. Nhóm giải pháp, chính sách cụ thể
a) Giải pháp thị trường: Xây dựng và phát triển thị trường sản phẩm serpentin, barit, grafit, fluorit, bentonit, diatomit và talc trong nước theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và phù hợp với lộ trình hội nhập của Việt Nam; hợp tác và liên kết chặt chẽ nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến đã và đang quy hoạch đầu tư xây dựng; chiếm lĩnh dần thị trường tiêu thụ trong nước, từng bước tham gia thị trường quốc tế.
b) Nghiên cứu, chuyển giao và tiếp nhận khoa học-công nghệ:
- Chú trọng nghiên cứu và áp dụng các công nghệ khai thác tiên tiến. Hoàn thiện, nâng cấp dây chuyền công nghệ khai thác, chế biến quặng hiện có. Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ khai thác và chế biến sản phẩm chất lượng cao theo phương thức kết hợp giữa Nhà nước - Doanh nghiệp khoa học công nghệ – Doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản thuộc các thành phần kinh tế;
- Hợp tác với nước ngoài nghiên cứu, sản xuất grafit hàm lượng C ≥ 95%; barit, bột trợ lọc diatomit và talc chất lượng cao.
c) Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực: Hợp tác với các cơ sở đào tạo (trường dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học) để đào tạo và đào tạo lại, đào tạo tại chỗ đội ngũ lao động và nghiên cứu khoa học cho các khâu khai thác mỏ, tuyển khoáng và luyện kim phù hợp với quy mô và điều kiện khai thác khoáng sản serpentin, barit, grafit, fluorit, diatomit, bentonit và talc của Việt Nam. Chú trọng đào tạo đội ngũ quản lý, quản trị kinh doanh khoáng sản có trình độ để đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp trong môi trường canh tranh, hội nhập.
d) Bảo vệ môi trường: Các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản cần thực hiện đầy đủ mọi biện pháp chủ động bảo vệ môi trường trong thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản theo hướng áp dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường (tuân thủ quy định về chất thải rắn, nước thải, khí thải; thu hồi nước tuần hoàn); Nghiêm túc thực hiện việc đóng cửa mỏ và hoàn trả mặt bằng, môi trường sau khai thác. Đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động trong sản xuất. Khuyến khích nghiên cứu, áp dụng các công nghệ xử lý môi trường tiên tiến trong tất cả các công đoạn sản xuất. Các cơ quan quản lý Nhà nước tăng cường đầu tư trang thiết bị cho công tác kiểm tra, giám sát hệ thống xử lý môi trường của Doanh nghiệp.
đ) Giải pháp về vốn đầu tư: Để thu hút khoảng 2.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng serpentin, barit, grafit, fluorit, bentonit, diatomit và talc đến năm 2025, dự kiến sẽ huy động từ các nguồn sau:
- Vốn tự thu xếp của doanh nghiệp;
- Vốn Ngân sách: hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào đối với các khu khai thác, tuyển luyện ở quy mô lớn; đầu tư cho đào tạo nghiên cứu khoa học, công nghệ của các viện, trường trong ngành;
- Vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước: các dự án đầu tư khai thác, chế biến quặng tại các địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành;
- Vốn vay thương mại trong và ngoài nước;
- Vốn đầu tư nước ngoài: liên doanh với nước ngoài trong các dự án thăm dò, khai thác, chế biến quặng barit, diatomit, bentonit, grafit và talc quy mô lớn.
e) Công tác quản lý nhà nước:
- Định kỳ rà soát, cập nhật và điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp thăm dò, khai thác, chế biến quặng serpentin, barit, grafit, fluorit, diatomit, bentonit và talc cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và quốc tế;
- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản theo hướng tập trung vào một đầu mối để đảm bảo tính thống nhất và chặt chẽ, không chồng chéo, nâng cao tính cơ động và hiệu quả của việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên quặng serpentin, barit, grafit, fluorit, diatomit, bentonit và talc;
- Chấn chỉnh công tác quản trị tài nguyên và thống kê báo cáo hoạt động khoáng sản serpentin, barit, grafit, fluorit, diatomit, bentonit và talc theo định kỳ từ cơ sở đến cấp tỉnh, cấp Bộ. Có biện pháp và chế tài mạnh xử lý đối với các tổ chức và cá nhân không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về khoáng sản, môi trường. Tăng cường thanh kiểm tra hoạt động khoáng sản nhằm ngăn ngừa tình trạng khai thác và xuất khẩu trái phép khoáng sản;
- Rà soát, sửa đổi các chỉ tiêu tính trữ lượng và tài nguyên quặng serpentin, barit, grafit, fluorit, diatomit, bentonit và talc cho phù hợp với điều kiện giá quặng và sản phẩm chế biến từ quặng serpentin, barit, grafit, fluorit, diatomit, bentonit và talc ngày một gia tăng, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ khai thác, chế biến hiện nay.
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố, chỉ đạo tổ chức thực hiện Quy hoạch. Định kỳ thời sự hoá, điều chỉnh Quy hoạch và đề xuất cơ chế, chính sách phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến quặng serpentin, barit, grafit, fluorit, diatomit, bentonit và talc bảo đảm đồng bộ và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội và các cam kết hội nhập quốc tế.
2. Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông theo chức năng nhiệm vụ của mình chủ trì và phối hợp với Bộ Công Thương triển khai cụ thể hoá các giải pháp, chính sách nêu trong Quyết định này.
3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
- Tổ chức quản lý và bảo vệ tài nguyên quặng quặng serpentin, barit, grafit, fluorit, diatomit, bentonit và talc trên địa bàn; ngăn ngừa tình trạng khai thác và xuất khẩu trái phép khoáng sản.
- Tổ chức lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng serpentin, barit, grafit, fluorit, diatomit, bentonit và talc thuộc thẩm quyền của địa phương và phù hợp với Quy hoạch này. Khoanh định và phê duyệt các khu vực cấm, tạm thời cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và tạo điều kiện để các doanh nghiệp triển khai các dự án nêu trong Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2008/QĐ-BCT ngày 17 tháng 11 năm 2008 của Bộ Công Thương )
THỐNG KÊ TRỮ LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN DỰ BÁO QUẶNG SERPENTIN
(Theo tài liệu lưu trữ địa chất)
TT |
Tên mỏ, điểm quặng |
Mức độ nghiên cứu |
Trữ lượng và TNDB (ngàn tấn) |
Tổng |
|||
A |
B |
C1 |
C2 |
||||
1 |
Bãi Áng (Thanh Hoá) |
TD |
3.233 |
1.596 |
2.588 |
7.717 |
15.134 |
2 |
Tế Thắng (Thanh Hoá) |
ĐG |
|
|
2.428 |
6.663 |
9.091 |
3 |
Thượng Hà (Lào Cai) |
TD |
980 |
2.086 |
13.336 |
4.739 |
21.141 |
4 |
Tất Thắng (Phú Thọ) |
TD |
|
219 |
580 |
|
799 |
Tổng cộng |
4.213 |
3.901 |
18.932 |
19.119 |
46.165 |
||
A+B+C1 |
27.046 |
|
|
DANH M ỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THĂM DÒ QUẶNG SERPENTIN
(Giai đoạn đến năm 2015)
TT |
Tên dự án |
Vốn đầu tư |
Mục tiêu trữ lượng |
Thời gian thực hiện |
1 |
Thăm dò bổ sung mỏ serpentin Thanh Hoá (khối siêu mafic Núi Nưa sau khi đã được điều tra đánh giá |
15-20 tỷ VNĐ |
20 triệu tấn cấp C1, 5 triệu tấn cấp A+B. |
2016-2020 |
2 |
||||
3 |
Thăm dò bổ sung mỏ serpentin Thượng Hà (Lào Cai) |
15-20 tỷ VNĐ |
15 triệu tấn cấp C1, 6 triệu tấn cấp A+B. |
2008-2015 |
DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHAI THÁC, CHẾ BIẾN QUẶNG SERPENTIN QUY MÔ CÔNG NGHIỆP
TT |
Công trình |
Nguồn cung cấp quặng |
Công suất (t/n) |
Vốn đầu tư (tỷ VNĐ) |
Thời gian thực hiện |
1 |
Khai thác, chế biến mỏ serpentin Bãi Áng (Thanh Hoá) |
Mỏ Bãi Áng |
300.000-350.000 |
Đầu tư mở rộng (40-50 tỷ) |
2008-2015 |
2 |
Xưởng nghiền serpentin (Thanh Hoá) |
Mỏ Bãi Áng |
80.000- 100.000 |
Đầu tư mới (40-50 tỷ) |
2008-2015 |
3 |
Khai thác, chế biến mỏ serpentin Thượng Hà (Lào Cai) |
Mỏ Thượng Hà |
200.000- 250.000 |
Đầu tư mới (30-35 tỷ) |
2008-2015 |
THỐNG KÊ TRỮ LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN DỰ BÁO QUẶNG BARIT
(Theo tài liệu lưu trữ địa chất)
TT |
Tên mỏ, điểm quặng |
Mức độ |
Trữ lượng và TNDB quặng (ngàn tấn) |
Tổng |
|||
B |
C1 |
C2 |
P1 |
||||
|
Vùng Lai Châu |
|
|
43 |
4.062 |
16.820 |
21.626 |
1 |
Đông Pao |
ĐG |
|
608 |
2.278 |
15.220 |
18.106 |
2 |
Na Cưa |
ĐG |
|
135 |
1.784 |
|
1.920 |
3 |
Bắc Nậm Xe |
ĐG |
|
|
|
1.600 |
1.600 |
|
Vùng Cao Bằng |
|
|
|
389 |
630 |
1.019 |
4 |
Chè Pẻn |
ĐG |
|
|
129 |
34 |
163 |
5 |
Na Ke |
ĐG |
|
|
260 |
|
260 |
6 |
Bản Vai- Bản Ran |
ĐG |
|
|
|
596 |
596 |
|
Vùng Lạng Sơn |
|
|
|
25 |
49 |
74 |
7 |
Bản Hấu, Nà Chanh, Tung Pha |
ĐG |
|
|
25 |
49 |
74 |
|
Vùng Bắc Giang |
|
90 |
233 |
135 |
|
458 |
8 |
Làng Cao (Núi Am, Núi Cả, Núi Hin) |
TD |
90 |
233 |
135 |
|
458 |
|
Vùng Tuyên Quang |
|
|
257 |
1.186 |
379 |
1.822 |
9 |
Xóm Húc, Nước Luân, Khuôn Bén |
ĐG |
|
|
90 |
128 |
218 |
10 |
Năng Khào - Hà Vị |
ĐG |
|
|
456 |
251 |
708 |
11 |
Ngãi Thắng, Đồng Bèn, Húc, Việt Thắng |
ĐG |
|
12 |
231 |
|
243 |
12 |
Ao Sen |
TD |
|
223 |
402 |
|
625 |
13 |
Thượng Ấm (Đồng Bèn) |
|
|
22 |
7 |
|
29 |
|
Vùng Bắc Trung Bộ |
|
|
192 |
370 |
|
562 |
14 |
Bao Tre |
ĐG |
|
126 |
179 |
|
305 |
15 |
Sơn Thành |
TK |
|
66 |
191 |
|
257 |
|
Tổng cộng |
|
90 |
1.425 |
6.168 |
17.878 |
25.561 |
DANH M ỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THĂM DÒ QUẶNG BARIT
(Giai đoạn đến năm 2015)
TT |
Tên dự án |
Vốn đầu tư (tỷ VNĐ) |
Mục tiêu trữ lượng (triệu tấn) |
1 |
Thăm dò mỏ Chè Pẻn, Nà Ke, Bản Vai, Bản ran (Cao Bằng) |
15-20 |
0,8 triệu tấn cấp B +C1 |
2 |
Mỏ barit Nà Cưa (Lai Châu) |
50 |
1,5 triệu tấn cấp B +C1 |
3 |
Thăm dò quặng barit vùng Năng Khào- Hà Vị (Tuyên Quang) |
15-20 |
0,5 triệu tấn cấp B +C1 |
4 |
Xóm Hoắc, Nước Luân, Khuôn Bén (Tuyên Quang) |
15-20 |
0,2 triệu tấn cấp B+C1 |
5 |
Ngãi Thắng, Đồng Bèn, Húc, Việt Thắng (Tuyên Quang) |
15-20 |
0,2 triệu tấn cấp B +C1 |
DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHAI THÁC, CHẾ BIẾN QUẶNG BARIT QUY MÔ CÔNG NGHIỆP
TT |
Công trình |
Nguồn cung cấp quặng barit |
Công Suất (t/n) |
Vốn đầu tư (tỷ VNĐ) |
Giai đoạn đến năm 2015 |
||||
1 |
Xưởng sản xuất barit (Bắc Giang) |
Mỏ Làng Cao (Núi Chúa, Núi Am,Núi cả, Núi Hin) |
10.000 |
Đầu tư mở rộng (10-15 tỷ) |
2 |
Xưởng sản xuất barit chất lượng cao (Tuyên Quang) |
Xóm Hoắc, Nước Luân, Năng Khào - Hà Vị, Ngãi Thắng, Đồng Bèn, Ao Sen, Thượng Ấm, Khuôn Bén |
1.500-2.500 |
Đầu tư mới (25 tỷ) |
3 |
Xưởng sản xuất barit (Cao Bằng) |
Chè Pẻn, Nà ke, Bản Vai - Bản Ran |
50.000 |
Đầu tư mới (35 tỷ) |
5 |
Xưởng sản xuất barit Sơn Thành (Nghệ An) |
Mỏ Sơn Thành |
1.500-2.000 |
10-15 tỷ |
6 |
Xưởng tuyển Đông Pao (Lai Châu) |
Thân quặng F3 mỏ Đông Pao |
40.000 |
Theo dự án đất hiếm |
7 |
Xưởng tuyển Nà Cưa (Lai châu) |
Thân quăng 9, 16 mỏ Đông Pao |
1.500 - 2.000 |
Theo dự án đất hiếm |
Giai đoạn 2016 - 2025 |
||||
1 |
Xưởng sản xuất barit chất lượng cao (Lai Châu) |
Mỏ Đông Pao Trà Rũa |
5.000-10.000 |
Đầu tư mới (90-100 tỷ) |
THỐNG KÊ TRỮ LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN DỰ BÁO QUẶNG GRAFIT
(Theo tài liệu lưu trữ địa chất)
TT |
Tên mỏ, điểm quặng |
Mức độ nghiên cứu |
Trữ lượng và TNDB (ngàn tấn) |
Tổng |
||||
A |
B |
C1 |
C2 |
P1 |
||||
I |
Vùng Tây Bắc |
1. 037 |
1.041 |
1.707 |
12.690 |
9.694 |
26.169 |
|
1 |
Nậm Thi (Lào Cai) |
TD |
1.037 |
1.041 |
1.707 |
5.975 |
|
9.760 |
2 |
ĐG |
|
|
|
5.525 |
9.694 |
14.949 |
|
3 |
Mậu A (Yên Bái) |
ĐG |
|
|
|
136 |
|
136 |
4 |
Yên Thái (Yên Bái) |
ĐG |
|
|
|
1.324 |
|
1.324 |
II |
Vùng Trung Bộ |
|
|
356 |
1.856 |
|
3.330 |
|
1 |
Hưng Nhượng (Quảng Ngãi) |
TD |
|
|
356 |
1856 |
|
2.212 |
2 |
Tiên An |
|
|
|
|
|
|
918 |
Cộng |
|
1.037 |
1.041 |
2.063 |
14.546 |
9.694 |
29.299 |
|
A+B+C1 |
4.141 |
|
|
|
||||
A+B+C1+C2 |
14.169 |
|
|
DANH M ỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THĂM DÒ QUẶNG GRAFIT
(Giai đoạn đến năm 2015)
TT |
Tên dự án |
Vốn đầu tư |
Mục tiêu trữ lượng |
1 |
14-15 tỷ VNĐ |
15 triệu tấn quặng cấp C2, 5 triệu tấn quặng cấp C1. |
|
2 |
Thăm dò quặng graphit Yên Thái (Yên Bái) |
14-15 tỷ VNĐ |
1 triệu tấn quặng cấp C2, 500 ngàn tấn quặng cấp C1. |
DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHAI THÁC, CHẾ BIẾN QUẶNG GRAFIT QUY MÔ CÔNG NGHIỆP
TT |
Công trình |
Nguồn cung cấp quặng grafit |
Công Suất (t/n) |
Vốn đầu tư (VNĐ) |
1 |
Mỏ Mậu A, Yên Thái, Bảo Hà và các mỏ grafit của tỉnh Yên Bái |
Đầu tư mở rộng (25-30 tỷ) |
||
2 |
Nhà máy tuyển grafit Hưng Nhượng (Quảng Ngãi) |
Mỏ Grafit Hựng Nhượng |
10.000-13.000 |
Liên doanh đầu tư mới ( 50-60 tỷ) |
3 |
Nhà máy tuyển (Lào Cai) |
Mỏ grafit Nậm Thi |
5.000-10.000 |
Đầu tư mới khi có thị trường (25-30 tỷ) |
Giai đoạn 2016 - 2025 |
||||
1 |
Mỏ Mậu A, Yên Thái, Bảo Hà và các mỏ grafit thuộc tỉnh Yên Bái |
Đầu tư mở rộng hoặc xây thêm xưởng tuyển mới (50-60 tỷ) |
||
2 |
|
Mỏ Hưng Nhượng và Nậm Thi tiếp tục duy trì hoạt động nếu có thị trường tiêu thụ. |
|
|
THỐNG KÊ TRỮ LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN DỰ BÁO QUẶNG FLUORIT
(Theo tài liệu lưu trữ địa chất)
TT |
Tên mỏ, điểm quặng |
Mức n/c |
Trữ lượng và TNDB (ngàn tấn) |
Tổng |
|||
B |
C1 |
C2 |
P1 |
||||
|
Vùng Lai Châu |
|
|
912,74 |
1.073,09 |
6.137,767 |
8.123,597 |
1 |
Na Cưa |
ĐG |
|
287,90 |
596,13 |
|
884,030 |
2 |
Đông Pao-Bình Lư |
ĐG |
8,52 |
577,94 |
353,86 |
137,767 |
7069,567 |
|
Vùng Cao Bằng |
|
|
4,55 |
0,99 |
|
5,54 |
3 |
Cao Sơn |
TD |
|
4,55 |
0,99 |
|
5,54 |
|
Vùng Thái Nguyên |
|
|
|
|
|
8.508,00 |
4 |
Mỏ Núi Pháo |
|
|
|
|
|
8.508,00 |
|
Vùng Phú Yên |
|
|
46,90 |
123,11 |
107,00 |
277,00 |
5 |
Xuân Lãnh |
ĐG |
|
46,90 |
123,11 |
107,00 |
277,00 |
Tổng cộng |
|
8,52 |
964,18 |
1.197,19 |
6.137,980 |
16.914,137 |
DANH M ỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THĂM DÒ QUẶNG FLUORIT
(Giai đoạn đến năm 2015)
TT |
Tên dự án |
Vốn đầu tư (VNĐ) |
Mục tiêu trữ lượng |
1 |
Thăm dò quặng Xuân Lãnh (Phú Yên) |
15 đến 20 tỷ |
15-25 triệu tấn. |
DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHAI THÁC, CHẾ BIẾN QUẶNG FLUORIT QUY MÔ CÔNG NGHIỆP
TT |
Công trình |
Nguồn cung cấp quặng fluorit |
Công Suất (t/n) |
Vốn đầu tư (VNĐ) |
Giai đoạn đến năm 2015 |
||||
1 |
Khai thác và chế biến fluorit (Phú Yên) |
Mỏ Xuân Lãnh |
5.000-6.000 |
Đầu tư mở rộng (35-40 tỷ) |
2 |
Khai thác và chế biên fluorit Đông Pao |
Thân quặng F3 mỏ Đông Pao |
1.300 |
Liên doanh đầu tư mới |
3 |
Khai thác và chế biên fluorit Nà Cưa (Lai Châu) |
Thân quặng 9 và 16 mỏ Nà Cưa |
1.500 |
Đầu tư mở rộng |
4 |
Khai thác và chế biên fluorit (Thái Nguyên) |
Mỏ Núi Pháo |
196.000 |
Liên doanh đầu tư mới |
Giai đoạn 2016 - 2025 |
||||
1 |
|
Duy trì hoạt động ổn định các mỏ trên. |
|
|
THỐNG KÊ TRỮ LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN DỰ BÁO QUẶNG BENTONIT
(Theo tài liệu lưu trữ địa chất)
TT |
Tên mỏ, điểm quặng |
Mức độ nghiên cứu |
Trữ lượng và TNDB (ngàn tấn) |
Tổng |
||
C1 |
C2 |
P1 |
||||
|
Vùng quặng Nam Trung Bộ - Tây Nguyên |
|
5.418 |
6.815 |
24.167 |
36.670 |
1 |
Tam Bố (Lâm Đồng) |
TDSB |
389 |
153 |
3.699 |
4.241 |
2 |
Gia Quy (Bà Rịa-Vũng Tàu) |
TDSB |
3.990 |
6.239 |
|
10.229 |
3 |
Nha Mé (Bình Thuận) |
KS |
1.039 |
423 |
2.996 |
4.458 |
4 |
Sông Lòng Sông (Binh Thuận) |
KS |
|
|
17.472 |
17.742 |
|
Vùng Thanh Hoá |
|
|
76.144 |
|
76.144 |
5 |
Bãi thải Cổ Định |
|
|
924 |
|
924 |
6 |
Bãi thải Triệu Sơn |
|
|
40060 |
|
40.060 |
7 |
Bãi thải Mậu Lâm |
|
|
35160 |
|
35.160 |
Tổng cộng |
|
5.418 |
82.959 |
3.699 |
95.072 |
DANH M ỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THĂM DÒ QUẶNG BENTONIT
(Giai đoạn đến năm 2015)
TT |
Tên dự án |
Vốnđầu tư (VNĐ) |
Mục tiêu trữ lượng |
1 |
Thăm dò nâng cấp mỏ Tam Bố (Lâm Đồng) |
15-20tỷ |
4 triệu tấn cấp B + C1 |
2 |
Thăm dò mỏ Sông Lòng Sông, Nha Mé (Bình Thuận) |
20-25 tỷ |
5 triệu tấn cấp B + C1 |
3 |
Thăm dò mỏ Cổ Định (Thanh Hoá) |
20-25 tỷ |
70 triệu tấn cấp B+ C1 |
DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHAI THÁC, CHẾ BIẾN QUẶNG BENTONIT QUY MÔ CÔNG NGHIỆP
TT |
Công trình |
Nguồn cung cấp quặng bentonit |
Công Suất (t/n) |
Vốn đầu tư (VNĐ) |
Giai đoạn đến năm 2015 |
||||
1 |
Xưởng chế biến Di Linh ( Lâm Đồng) |
Mỏ Tam Bố |
25.000-30.000 |
Đầu tư mở rộng (25-30 tỷ) |
2 |
||||
3 |
Xưởng chế biến DMC (Yên Viên) |
Mỏ Cổ Định và thu mua |
20.000-30.000 |
Mỏ rộng (25-30 tỷ) |
4 |
Xưởng chế biến Sông Lòng Sông (Bình Thuận) |
Mỏ Sông Lòng Sông |
15.000-20.000 |
Đầu tư mới (20-25 tỷ) |
Giai đoạn 2016 - 2025 |
||||
1 |
Xưởng chế biến Di Linh ( Lâm Đồng) |
Mỏ Tam Bố |
50.000-60.000 |
Đầu tư mở rộng (40-50 tỷ) |
2 |
||||
3 |
Xưởng chế biến DMC (Yên Viên) |
Mỏ Cổ Định và thu mua |
50.000-60.000 |
Đầu tư mở rộng (25-30tỷ) |
4 |
Xưởng chế biến Sông Lòng Sông |
Mỏ Sông Lòng Sông |
70.000-80.000 |
Đầu tư mở rộng (90-100 tỷ) |
THỐNG KÊ TRỮ LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN DỰ BÁO QUẶNG DIATOMIT
(Theo tài liệu lưu trữ địa chất)
TT |
Tên mỏ, điểm quặng |
Mức độ nghiên cứu |
Trữ lượng và TNDB (ngàn tấn) |
Tổng |
||
C1 |
C2 |
P1 |
||||
|
Tỉnh Lâm Đồng |
|
|
|
|
|
1 |
Đại Lào |
TD |
900 |
8.000 |
|
8.900 |
|
Tỉnh kon Tum |
|
|
|
|
|
2 |
Kon Tum |
TK-ĐG |
|
|
25 600 |
25.600 |
|
Tỉnh Phú Yên |
|
|
|
|
|
3 |
Hòa Lộc |
TK-TD |
3.710 |
10.171 |
23.882 |
37.763 |
4 |
Tùy Dương |
KSKT |
|
3.450 |
|
3.450 |
Cộng |
|
4.610 |
21.621 |
49.482 |
75.713 |
|
Cộng C1+C2 |
|
26.231 |
|
|
DANH M ỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THĂM DÒ QUẶNG DIATOMIT
(Giai đoạn đến năm 2015)
TT |
Tên dự án |
Vốn đầu tư (VNĐ) |
Mục tiêu trữ lượng |
1 |
Thăm dò mở rộng mỏ Hòa Lộc (Phú Yên) |
15-20 |
5 triệu tấn cấp C1 |
2 |
Thăm dò mỏ Tùy Dương (Phú Yên) |
10-15 |
1 triệu tấn cấp C1 |
3 |
Thăm dò mỏ diatomit Đại Lào (Lâm Đồng) |
60-70 tỷ |
8 triệu tấn cấp B+ C1 |
DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHAI THÁC, CHẾ BIẾN DIATOMIT QUY MÔ CÔNG NGHIỆP
TT |
Công trình |
Nguồn cung cấp quặng |
Công Suất (t/n) |
Vốn đầu tư (VNĐ) |
Giai đoạn đến năm 2015 |
||||
1 |
Khai thác và chế biên diatomit Phú Yên |
Mỏ Tuỳ Dương |
90.000-100.000 |
Đầu tư mở rộng (45-50 tỷ) |
2 |
Khai thác và chế biên diatomit Lâm Đồng |
Mỏ Đại Lào |
70.000-80.000 |
Đầu tư mở rộng (35-40 tỷ) |
3 |
Chế biến diatomit chất lượng cao ở Phú Yên |
Mỏ Hoà Lộc, Tuỳ Dương |
30.000-45.000 |
30-35 tỷ |
Giai đoạn 2016 - 2025 |
||||
1 |
Khai thác và chế biên diatomit Phú Yên |
Mỏ Tuỳ Dương |
110.000-160.000 |
Đầu tư mở rộng (90-100 tỷ) |
2 |
Khai thác và chế biên diatomit Lâm Đồng |
Mỏ Đại Lào |
90.000-120.000 |
Đầu tư mở rộng (115-130 tỷ) |
3 |
Chế biến diatomit chất lượng cao ở Phú Yên |
Mỏ Hoà Lộc, Tuỳ Dương |
240.000-250.000 |
Đầu tư mở rộng (230-250 tỷ) |
THỐNG KÊ TRỮ LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN DỰ BÁO QUẶNG TALC
(Theo tài liệu lưu trữ địa chất)
TT |
Tên mỏ, điểm quặng |
Mức NC |
|
Trữ lượng và TNDB (tấn) |
Tổng |
||
B |
C1 |
C2 |
P1 |
||||
Vùng Sơn La |
|
17.697 |
18.130 |
97.378 |
|
133.205 |
|
1 |
Tà phù - Chanh Kế |
TD |
17.697 |
18.130 |
97.378 |
|
133.205 |
Vùng Phú Thọ |
|
|
137.800 |
2.576.755 |
1.797.76 |
4.512.387 |
|
2 |
Ngọc Lập |
TD |
|
|
4.200 |
|
4.200 |
3 |
Tân Lập |
ĐG |
|
|
9.274 |
|
9.274 |
4 |
Tân Minh |
ĐG |
|
|
1.359.515 |
|
1.359.515 |
5 |
Thu Ngạc |
ĐG |
|
|
661.967 |
1.797.579 |
2.459.546 |
6 |
Mỹ Thuận |
ĐG |
|
137.800 |
540.2 |
|
678.000 |
Vùng Hoà Bình |
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Làng Trụ |
ĐG |
|
|
1.608 |
0.181 |
1.789 |
Tổng cộng |
|
17.697 |
155.930 |
2674.142 |
1.797.76 |
4645.529 |
|
Cộng: B+C1 |
|
173.627 |
|
|
|
||
B+C1+C2 |
|
2.848 |
|
|
DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THĂM DÒ QUẶNG TALC
(Giai đoạn đến năm 2015)
TT |
Tên dự án |
Vốn đầu tư (VNĐ) |
Mục tiêu trữ lượng |
1 |
Thăm dò quặng talc Tân Minh (Phú Thọ) |
15-20 tỷ |
1 triệu tấn cấp C2, 500 ngàn tấn cấp C1. |
2 |
Thăm dò talc Mỹ Thuận (Phú Thọ) |
15-20 tỷ |
1 triệu tấn cấp C2, 500 ngàn tấn cấp C1. |
DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHAI THÁC, CHẾ BIẾN TALC QUY MÔ CÔNG NGHIỆP
TT |
Công trình |
Nguồn cung cấp quặng |
Công suất (t/n) |
Vốn đầu tư (VNĐ) |
Giai đoạn đến năm 2015 |
||||
1 |
Xưởng bột nghiền Thu Ngạc- Phú Thọ |
Mỏ Thu Ngạc, Ngọc Lập tỉnh Phú Thọ |
10.000 |
Đầu tư mới (35-40 tỷ) |
2 |
Xưởng bột siêu min- Phú Thọ |
Mỏ Tân Minh và Mỹ Thuận |
20.000 |
Đầu tư mới (25-30 tỷ) |
3 |
Xưởng bột nghiền khu Tà Phù - Sơn La |
Mỏ Tà Phù, Chanh kế |
10.000-20.000 |
Đầu tư mới (20-25 tỷ) |
4 |
Xưởng bột nghiền khu Tà Phù - Sơn La |
Mỏ Tà Phù, Chanh kế |
20.000-40.000 |
Đầu tư mở rộng (90-100 tỷ) |
Giai đoạn 2016 - 2025 |
||||
1 |
Xưởng bột nghiền khu Thu Ngạc- Phú Thọ |
Mỏ Thu Ngạc, Ngọc Lập tỉnh Phú Thọ |
50.000 |
Đầu tư mở rộng (180-190 tỷ) |
2 |
Xưởng bột talc siêu min- Phú Thọ |
Mỏ Tân Minh và Mỹ Thuận |
50.000 |
Đầu tư mở rộng (50-60 tỷ) |
3 |
Xưởng bột nghiền khu Tà Phù (Sơn La) |
Mỏ Tà Phù, Chanh kế |
50.000 |
Đầu tư mở rộng (90-100 tỷ) |
Nghị định 189/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương Ban hành: 27/12/2007 | Cập nhật: 02/01/2008
Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP về việc một số giải pháp xử lý những vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp Ban hành: 30/11/2007 | Cập nhật: 06/12/2007
Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi Ban hành: 27/12/2005 | Cập nhật: 20/05/2006