Quyết định 4088/QĐ-BGTVT năm 2013 Kế hoạch hành động của Bộ Giao thông vận tải về phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2020
Số hiệu: 4088/QĐ-BGTVT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Đinh La Thăng
Ngày ban hành: 12/12/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4088/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 160/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch quốc gia về phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2015;

Căn cứ Quyết định số 2169/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Danh mục các nhiệm vụ, đề án, chương trình triển khai kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 160/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 02/2013/TT-BKHĐT ngày 27 tháng 3 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Giao thông vận tải về phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2020 với các nội dung sau:

I. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu tổng quát

Kế hoạch hành động của Bộ Giao thông vận tải về Phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2020 (sau đây gọi là Kế hoạch hành động) nhằm thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành giao thông vận tải trong hai giai đoạn (2013 - 2015 và 2016 - 2020) theo định hướng và kế hoạch hành động phát triển bền vững quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 04 năm 2012 và Quyết đnh số 160/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2013; đảm bảo kết hợp chặt chẽ, hài hòa ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường trong phát triển giao thông vận tải.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2013 - 2015: tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách; từng bước chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn lực để thực hiện phát triển bền vững ngành giao thông vận tải.

b) Giai đoạn 2016 - 2020: đầu tư cân đối, hp lý nhằm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và công nghiệp giao thông vận tải; tiếp tục đẩy mạnh kiểm soát ô nhiễm, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ gắn với bảo vệ môi trường; tăng cường sử dụng nhiên liệu sạch, nhiên liệu thay thế, sử dụng nguồn tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả trong ngành giao thông vận tải.

II. Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu

2.1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực quản lý nhằm thực hiện phát triển bền vững ngành giao thông vận tải

a) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý để thực hiện phát triển bền vững ngành giao thông vận tải.

b) Xây dựng và thực hiện các chương trình/kế hoạch hành động của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, các Sở Giao thông vận tải và các doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải về phát triển bền vững.

c) Phát triển đồng bộ nguồn nhân lực có chất lượng; nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, giám sát, đánh giá thực hiện phát triển bền vững giao thông vận tải.

2.2. Lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển bền vững ngành giao thông vận tải vào các chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải

a) Rà soát, đánh giá tính bền vững của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành giao thông vận tải.

b) Cập nhật, lồng ghép các nguyên tắc, nội dung phát triển bền vững trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành giao thông vận tải.

2.3. Huy động mọi nguồn lực thực hiện có hiệu quả chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải

a) Tập trung huy động mọi nguồn lực nhằm phát triển kết cấu hạ tng giao thông một cách đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, vừa có bước đi phù hợp vừa có bước đột phá theo hướng hiện đại tạo nên mạng lưới hoàn chnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc. Chú trọng thực hiện các dự án ưu tiên trong Chiến lược Phát triển giao thông vận tải.

b) Đảm bảo nguồn lực thực hiện bảo trì, nâng cao hiệu quả bền vững trong khai thác kết cấu hạ tầng hiện có.

2.4. Phát triển vận tải hợp lý, từng bước phát triển vận tải xanh

a) Nghiên cứu, dự báo, đưa ra các giải pháp phát triển hp lý giữa các phương thức vận tải theo hướng tận dụng tối đa vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và lợi thế của từng phương thức vận tải.

b) Xây dựng, đề xuất, thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển giao thông công cộng tại các đô thị; vận tải đa phương thức, hệ thống logistics đảm bảo sự kết ni liên hoàn giữa các phương thức, giảm chi phí và thời gian vận tải.

c) Nghiên cứu, đề xuất phát triển các tuyến vận tải, hành lang vận tải, logistics xanh theo hướng phát thải thấp.

2.5. Nâng cao chất lượng, an toàn, công bằng xã hội của hệ thống giao thông vn tải

a) Xây dựng, thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải theo hướng hiện đại, tiện nghi, nhanh chóng, an ninh, an toàn, tin cậy, chi phí hợp lý với đại đa số người dân và nền kinh tế.

b) Thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đã được xác định trong Chiến lược an toàn giao thông quốc gia nhằm kiềm chế và từng bước giảm tai nạn giao thông.

c) Triển khai các giải pháp kỹ thuật, phổ biến thể chế, chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận hệ thống giao thông vận tải cho mọi người dân, chú trọng đáp ứng nhu cầu tiếp cận của người khuyết tật, người cao tuổi, người dân vùng sâu vùng xa, ...

2.6. Tăng cường kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động giao thông vận tải

a) Nghiên cứu, thực hiện các giải pháp kiểm soát chất thải từ các hoạt động giao thông vận tải; nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường cho các dịch vụ vận tải, đặc biệt tại các khu vực bến, bãi, nhà ga, cảng, ...

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của Đề án Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2011.

- Thực hiện Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức Euro 3, 4 và xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức Euro 5 theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện Đề án kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phtheo Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Nghiên cứu, bổ sung tiêu chuẩn, phương pháp, quy trình kiểm tra phát thải mới và lộ trình áp dụng kiểm tra đối với một sloại xe cơ giới đang lưu hành.

c) Tăng cường thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm, quản lý môi trường tại các doanh nghiệp công nghiệp giao thông vận tải.

2.7. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên

a) Khuyến khích đầu tư phát triển phương tiện, thiết bị sử dụng nhiên liệu thay thế xăng, dầu (LPG, CNG, nhiên liệu sinh học ...); tăng cường nghiên cứu ứng dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió...) trong giao thông vận tải.

b) Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong các hoạt động giao thông vận tải. Từng bước lồng ghép nội dung tiết kiệm năng lượng vào các chiến lược, quy hoạch, dự án phát triển giao thông vận tải.

c) Đẩy mạnh thực hiện các sáng kiến về tái sử dụng chất thải, phế thải trong các hoạt động khai thác và phát triển giao thông vận tải.

2.8. Đy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ gắn với bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững giao thông vận tải

a) Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý chất lượng xây dựng, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.

b) Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các loại phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

c) Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp công nghệ thân thiện với môi trường, xây dựng nền công nghiệp giao thông vận tải theo hướng sản xuất sạch hơn.

d) Nghiên cứu, thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của hệ thống giao thông vận tải; thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành giao thông vận tải.

2.9. Đy mạnh hợp c quốc tế trong thực hiện các nội dung Kế hoạch hành động phát triển bền vững ngành giao thông vận tải

a) Xây dựng khung chương trình, cơ chế hợp tác quốc tế thực hiện phát triển bền vng ngành giao thông vận tải.

b) Triển khai thực hiện chương trình, tranh thủ tối đa và hiệu quả các nguồn tài trợ, hợp tác quốc tế.

2.10. Đào tạo tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển bền vững giao thông vận tải

a) Phổ biến nội dung Kế hoạch hành động đến tất cả các đơn vị, tổ chức thuộc ngành giao thông vận tải: tổ chức các lớp đào tạo tập huấn, hội nghị, hội thảo chuyên đề, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin nội bộ ...

b) Lồng ghép các nội dung phát triển bền vững vào các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông đang và sẽ được thực hiện trong ngành giao thông vận tải.

c) Nâng cao trách nhiệm tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và toàn xã hội trong thực hiện phát triển bền vững giao thông vận tải.

d) Tăng cường vai trò của cộng đồng doanh nghiệp ngành giao thông vận tải trong thực hiện phát triển bền vững giao thông vận tải.

III. Tổ chức thực hiện

3.1. Triển khai thực hiện

Căn cứ các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch hành động, các nhiệm vụ cụ thể được phân công tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 kèm theo Quyết định này, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức trin khai thực hiện kịp thời, hiệu quả những nhiệm vụ, đề án và chương trình của Kế hoạch hành động.

3.2. Kinh phí thực hiện

a) Kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động được huy động từ nhiều nguồn khác nhau: vốn ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Giao thông vận tải, Sở GTVT các tỉnh, thành phố theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; nguồn vốn của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có liên quan; vốn hỗ trợ của nước ngoài và các nguồn vốn khác.

b) Căn cứ nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị xây dựng dự toán chi thực hiện Kế hoạch hành động, tổng hp chung vào dự toán chi ngân sách Nhà nước hàng năm, gửi Vụ Tài chính, Vụ Kế hoạch Đầu tư hoặc cơ quan tài chính, kế hoạch của địa phương (đối với các Sở GTVT) để xem xét, tổng hợp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

c) Vụ Kế hoạch Đầu tư, Vụ Tài chính cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn chi đầu tư phát triển và nguồn chi sự nghiệp để triển khai Kế hoạch hành động của Bộ GTVT về phát triển bền vững; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ sử dụng kinh phí đúng mục đích và hiệu quả.

d) Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì huy động các nguồn tài trnước ngoài để thực hiện Kế hoạch hành động.

Các cơ quan, đơn vị chủ động huy động sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật đthực hiện Kế hoạch hành động.

3.3. Giám sát và đánh giá

a) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động này, định kỳ hàng năm hoặc đột xuất có báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, đề án, chương trình được giao chủ trì tại Phụ lục 1 Quyết định này; báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững thuộc lĩnh vực quản lý theo lộ trình và kỳ báo cáo quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Quyết định này và Quyết định số 1504/QĐ-BGTVT ngày 04 tháng 6 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giao thông vận tải gửi về Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ Kế hoạch Đầu tư, Vụ Môi trường) để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ.

b) Vụ Môi trường làm đầu mối tổng hp chung Kế hoạch hành động, các nhiệm vụ, đề án, chương trình, các chỉ tiêu giám sát, đánh giá tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 kèm theo Quyết định này từ các cơ quan, đơn vị và định kỳ hàng năm báo cáo lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải về tình hình thực hiện.

c) Cuối mỗi giai đoạn (năm 2015, 2020), Ban chỉ đạo Phát triển bền vững giao thông vận tải tổ chức tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hành động của giai đoạn và đề xuất cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch hành động phù hợp với thực tiễn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục quản lý chuyên ngành, Giám đốc các Sở GTVT và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Thtrưởng Bộ Giao thông vận ti;
- Các Tổng công ty, công ty thuộc Bộ;
- Các Trường thuộc Bộ;
- Website Bộ GTVT;
- Lưu
: VT, MT.

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, ĐỀ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4088/QĐ-BGTVT ngày 12/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TT

CÁC NỘI DUNG ƯU TIÊN

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

THỜI GIAN THỰC HIỆN

GIAI ĐOẠN I 2013-2015

GIAI ĐOẠN II 2016-2020

1

Tiếp tc hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực quản lý nhằm thực hiện phát triển bền vững ngành giao thông vận tải

1.1

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý để thực hiện phát triển bền vững ngành giao thông vận tải

Vụ Pháp chế

2014-2015

-

1.2

Kế hoạch hành động của Bộ Giao thông vận tải về phát triển bền vững giai đoạn 2013 - 2020.

 

 

 

Xây dựng Kế hoạch hành động của Bộ Giao thông vận tải

Vụ Môi trường

2013

 

Xây dựng Kế hoạch hành động của các chuyên ngành và doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải

Tổng cục ĐBVN; các Cục quản lý chuyên ngành; các Sở GTVT và doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT

2013-2014

 

1.3

Phát triển đồng bộ nguồn nhân lực có chất lượng; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát, đánh giá thực hiện phát triển bền vững trong triển khai các quy hoạch, kế hoạch dự án, phát triển giao thông vận tải

Vụ Kế hoạch đầu tư, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Môi trường

2014-2015

2016-2020

2

Lng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển bền vững ngành giao thông vận tải vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vn tải

2.1

Rà soát, đánh giá tính bền vững của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành giao thông vận tải

Vin Chiến lược & Phát triển GTVT

2014-2015

 

2.2.

Cập nhật, lồng ghép các nguyên tắc, chỉ tiêu phát triển bền vững vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải.

Viện Chiến lược & Phát triển GTVT

 

2016-2020

3

Huy động mọi nguồn lực thực hiện có hiệu quả chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải.

 

3.1.

Tập trung huy động mọi nguồn lực thực hiện hiệu quả các dự án đã được phê duyệt trong chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải

Vụ Kế hoạch đu tư; các cơ quan, đơn vị

2013-2015

2016-2020

3.2

Đảm bảo nguồn lực thực hiện bảo trì, nâng cao hiệu quả bền vững trong khai thác kết cấu hạ tầng hiện có

Vụ KCHT; Vụ KHĐT; các Sở GTVT; các cơ quan, đơn vị

2013-2015

2016-2020

4

Phát triển vận tải hợp lý, từng bước xây dựng vận tải xanh

 

 

 

4.1

Phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố

 

 

 

Xây dựng giải pháp

Vụ Vận tải

2013, 2014

 

Triển khai thực hiện các giải pháp

Tổng cục ĐBVN, các S GTVT

2015

2016-2020

4.2

Xây dựng, đề xuất thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển giao thông công cộng tại các đô thị; phát triển vận tải đa phương thức, logistics đảm bảo sự kết nối liên hoàn giữa các phương thức vận tải, giảm chi phí và thời gian vận tải

 

 

 

Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các giải pháp

Vụ Vận tải

2014-2015

 

Triển khai thực hiện các giải pháp

Tng cục ĐBVN, các Cục quản lý chuyên ngành, các Sở GTVT

 

2016-2020

4.3

Thực hiện các sáng kiến vận tải xanh trên hành lang vận tải

 

 

 

Dự án triển khai thí điểm trên hành lang vận tải Đông Tây

Tổng cục ĐBVN

2013-2015

 

Mở rộng thực hiện trên các tuyến hành lang vận tải khác

Tổng cục ĐBVN

 

2016-2020

5

Nâng cao chất lượng, an toàn, công bằng xã hội của hệ thống giao thông vận tải

 

 

 

5.1

Nâng cao chất lượng các dịch vụ vận tải theo hướng hiện đại, tiện nghi, nhanh chóng, an ninh, an toàn, tin cậy với chi phí hợp lý

 

 

 

Xây dựng, đề xuất các giải pháp

Vụ Vận tải

2013-2015

 

Triển khai thực hiện các giải pháp

Tổng cục ĐBVN, các Cục quản lý chuyên ngành, các Sở GTVT

 

2016-2020

5.2

Triển khai thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đã được xác định trong Chiến lược an toàn giao thông quốc gia nhằm kiềm chế và từng bước tiến tới giảm tai nạn giao thông

Tng cục ĐBVN, các Cục quản lý chuyên ngành, các Sở GTVT

2013-2015

2016-2020

5.3

Nâng cao khả năng tiếp cận hệ thống giao thông vận tải cho mọi người dân

 

 

 

Phổ biến thể chế, chính sách và đề xuất các giải pháp kỹ thuật

Vụ Vận tải

2013-2015

 

Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, thể chế chính sách

Tng cục ĐBVN, các Cục quản lý chuyên ngành, các Sở GTVT

 

2016-2020

6

Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải

6.1

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên trong Đề án Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải đã được Thtướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 06/06/2011

Vụ Môi trường, Tng cục ĐBVN, các Cục quản lý chuyên ngành

2013-2015

2016

6.2

Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải theo Quyết định s 317/QĐ-BGTVT

 

 

 

Xây dựng Đ án

Vụ Môi trường

2013

 

Triển khai thực hiện các nội dung Đề án

Tổng cục ĐBVN; các Cục quản lý chuyên ngành; các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ

2014-2015

2016-2020

6.3

Áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe mô tô 2 bánh, xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khu mi

 

 

 

Xây dựng quy chun kỹ thuật quốc gia về khí thải mức Euro 3 cho xe mô tô 2 bánh, mức Euro 4 cho ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới

Cục ĐKVN

2015

 

Thực hiện Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 3, 4 và xây dựng mức tiêu chuẩn Euro 5 theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01/09/2011 của Thủ tướng Chính phủ

Cục ĐKVN

 

2017

6.4

Kim soát phát thi từ các phương tiện cơ giới đang lưu hành

 

 

 

Nghiên cứu, xây dựng quy định về mức tiêu chuẩn khí thải mới đối với xe cơ giới đang lưu hành và lộ trình áp dụng

Cục ĐKVN

2014-2015

 

Thực hiện Đ án kim soát khí thải xe mô tô, xe gn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố theo Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 17 tháng 06 năm 2010 của Thủ tướng Chính ph

Cục ĐKVN

 

2016-2020

6.5

Ci thiện điều kiện vệ sinh môi trường đối với dịch vụ vận tải hành khách bằng đường sắt: Triển khai dự án lắp đặt thiết bị vệ sinh tự hoại trên các toa xe khách

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

2013-2015

 

6.6

Tăng cường thực hiện các biện pháp xử lý ô nhim, quản lý môi trường tại các doanh nghiệp công nghiệp giao thông vận tải

Các doanh nghiệp thuộc Bộ

2013-2015

2016-2020

6.7

Gia nhập Phụ lục III, IV, V, VI Công ước MARPOL

Cục HHVN

2013-2015

 

7

Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên

 

 

 

7.1

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ngành giao thông vận tải; Từng bước lồng ghép các nội dung tiết kiệm năng lượng trong công tác quy hoạch

Vụ Môi trường, Tng cục ĐBVN, các Cục quản lý chuyên ngành, các Sở GTVT.

2013-2015

 

7.2

Phát triển nhiên liệu sạch hơn, năng lượng tái tạo trong giao thông vận tải

 

 

 

Đề xuất chính sách hỗ trợ sử dụng nhiên liệu sạch (LPG, CNG) trong vận tải HKCC bằng xe buýt tại các thành phố lớn; thí điểm các sáng kiến phát triển năng lượng tái tạo trong giao thông vận tải

Vụ Môi trường, Vụ Vận tải

2013-2015

 

Khuyến khích đầu tư phát triển phương tiện, thiết bị sử dụng nhiên liệu thay thế xăng, dầu (LPG, CNG, nhiên liệu sinh học...); tăng cường nghiên cứu ứng dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió...) trong giao thông vận tải.

Tổng cục ĐBVN, các Cục quản lý chuyên ngành, các Sở GTVT, doanh nghiệp thuộc Bộ

 

2016-2020

7.3

Đẩy mạnh thực hiện các sáng kiến về tái sử dụng chất thải, phế thải trong hoạt động phát triển giao thông vận tải

Tng cục ĐBVN, các Cục quản lý chuyên ngành, các Sở GTVT, doanh nghiệp thuộc Bộ

2013-2015

2016-2020

8

Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ gắn với bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững giao thông vận tải

8.1

Ưu tiên nghiên cứu, tăng cường triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý khai thác, phát triển ngành giao thông vận tải

Vụ Khoa học công nghệ

2013-2015

2016-2020

8.2

Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các loại phương tiện giao thông thân thiện với môi trường

Cục Đăng kiểm Việt Nam

2013-2015

2016-2020

8.3

Nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của hệ thống giao thông vận tải

 

 

 

 

Triển khai các nội dung thuộc Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành giao thông vận tải giai đoạn 2011-2015

Vụ Môi trường; Tng cục ĐBVN; các Cục quản lý chuyên ngành

2013-2015

 

Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành giao thông vận tải giai đoạn 2016-2020

+ Xây dựng Kế hoạch hành động

+ Triển khai các nội dung của Kế hoạch hành động

Vụ Môi trường; Tng cục ĐBVN; các Cục quản lý chuyên ngành; các Sở GTVT

2015

2016-2020

9

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong thực hiện các nội dung Kế hoạch hành động PTBV ngành giao thông vận tải

 

9.1

Xây dựng khung chương trình, cơ chế hợp tác quốc tế thực hiện phát triển bền vững ngành giao thông vận tải

Vụ Hợp tác quốc tế

2014-2015

 

9.2

Triển khai thực hiện chương trình, tranh thủ tối đa và hiệu quả các nguồn tài trợ, hợp tác quốc tế.

Vụ Hợp tác quốc tế

 

2016-2020

10

Đào tạo, tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển bền vững giao thông vận tải

 

10.1

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lái xe thân thiện môi trường góp phần giảm phát thải khí nhà kính và chất gây ô nhiễm không khí

Trường Đại học công nghệ GTVT

2013-2015

 

10.2

Phổ biến kiến thức và nội dung kế hoạch hành động phát triển bền vững đến tất cả các đơn vị, tổ chức ngành giao thông vận tải (tổ chức các lớp đào tạo tập huấn, hội nghị, hội thảo chuyên đề, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin nội bộ,…)

Vụ Môi trường

2013-2015

2016-2020

10.3

Nâng cao trách nhiệm tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và toàn xã hội trong thực hiện phát triển bền vững giao thông vận tải

Vụ Môi trường; Tổng cục ĐBVN; các Cục quản lý chuyên ngành

2013-2015

2016-2020

10.4

Tăng cường vai trò của cộng đồng doanh nghiệp ngành giao thông vận tải trong thực hiện phát triển bền vững giao thông vận tải

Vụ quản lý doanh nghiệp

2013-2015

2016-2020

 

PHỤ LỤC 2

CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4088/QĐ-BGTVT ngày 12/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

I. Chỉ tiêu giám sát và đánh giá

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Lộ trình thực hiện

Kỳ báo cáo

2012

2015

2020

Cơ quan tổng hợp

Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, báo cáo

I

Các chtiêu về kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyn và luân chuyn

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Toàn ngành

%

2013

Hàng năm

9,5

6

8 - 10

Vụ Vận tải

Vụ Vận tải

-

Đường bộ

%

2013

Hàng năm

11,5

6 - 7

8 - 10

Vụ Vận tải

Tng cục ĐBVN

-

Đường sắt

%

2013

Hàng năm

-3,9

1 - 2

4 - 6

Vụ Vận tải

Cục ĐSVN, Tng công ty ĐSVN

-

Đường thủy nội địa

%

2013

Hàng năm

6,8

5 - 6

9 - 11

Vụ Vận tải

Cục ĐTNĐVN

-

Đường biển

%

2013

Hàng năm

-14

4 - 6

8 - 12

Vụ Vận tải

Cục HHVN

-

Hàng không

%

2013

Hàng năm

10,9

18 - 20

24 - 25

Vụ Vận tải

Cục HKVN

1.2

Tăng trưởng khối lượng hàng hóa luân chuyển

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Toàn ngành

%

2013

Hàng năm

-8,7

7

8 - 10

Vụ Vận tải

Vụ Vận tải

-

Đường bộ

%

2013

Hàng năm

8,7

5 - 6

7 - 8

Vụ Vận tải

Tổng cục ĐBVN

-

Đường sắt

%

2013

Hàng năm

-3,4

3 - 5

6 - 8

Vụ Vận tải

Cục ĐSVN, TCT ĐSVN

-

Đường thủy nội địa

%

2013

Hàng năm

5,7

5 - 6

5 - 6

Vụ Vận tải

Cục ĐTNĐVN

-

Đường biển

%

2013

Hàng năm

-16

7 - 9

10 - 14

Vụ Vận tải

Cục HHVN

-

Hàng không

%

2013

Hàng năm

11,3

12 - 15

16 - 18

Vụ Vận tải

Cục HKVN

2

Tăng trưởng số lượt hành khách vận chuyển và luân chuyển

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Tăng trưởng số lượt hành khách vận chuyển

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Toàn ngành

%

2013

Hàng năm

12,2

7

8 - 10

Vụ Vận tải

Vụ Vận tải

-

Đường bộ

%

2013

Hàng năm

13,4

7 - 9

10 - 11

Vụ Vận tải

Tổng cục ĐBVN

-

Đường sắt

%

2013

Hàng năm

2,0

2 - 3

3 - 5

Vụ Vận tải

Cục ĐSVN, Tổng công ty ĐSVN

-

Đường thủy nội địa

%

2013

Hàng năm

-3,4

4 - 5

8 - 11

Vụ Vận tải

Cục ĐTNĐVN

-

Hàng không

%

2013

Hàng năm

6,5

15 - 18

11 - 15

Vụ Vận tải

Cục HKVN

2.2

Tăng trưởng s lượt hành khách luân chuyển

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Toàn ngành

%

2013

Hàng năm

9,5

7-  8

8 - 10

Vụ Vận tải

 

-

Đường bộ

%

2013

Hàng năm

11,1

6 - 8

10 - 12

Vụ Vận tải

Tổng cục ĐBVN

-

Đường sắt

%

2013

Hàng năm

0,7

2 - 3

3 - 5

Vụ Vận tải

Cục ĐSVN, Tổng công ty ĐSVN

-

Đường thủy nội địa

%

2013

Hàng năm

3,7

3 - 5

7 - 9

Vụ Vận tải

Cục ĐTNĐVN

-

Hàng không

%

2013

Hàng năm

3,5

14 - 15

14 - 15

Vụ Vận tải

Cục HKVN

3

Tăng trưởng khối lượng hàng hóa, hành khách thông qua

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Tăng trưởng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển

%

2013

Hàng năm

0,1

9 - 10

14 - 15

Vụ Vận tải.

Cục HHVN

3.2

Tăng trưởng số lượt hành khách thông qua cảng hàng không

%

2013

Hàng năm

7,4

15 - 17

14 - 16

Vụ Vận tải

Cục HKVN

4

Các chỉ tiêu về kết cấu hạ tầng

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Đường bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Chiều dài mạng lưới đường bộ (tính đến đường tỉnh)

km

2013

Hàng năm

42.264

42.500 - 43.000

44.000 - 44.500

Vụ KCHT

Tổng cục ĐBVN, SGTVT

-

Tỷ lệ đường cao tốc

%

2013

Hàng năm

0,7 - 0,9

2 - 2,5

4 - 6

Vụ KCHT

Tng cục ĐBVN, SGTVT

-

Tỷ lệ đường được trải mặt

%

2013

Hàng năm

82,5

85 - 90

95 - 100

Vụ KCHT

Tổng cục ĐBVN, SGTVT

4.2

Đường sắt

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Chiều dài mạng lưới đường sắt (đường chính tuyến)

km

2013

Hàng năm

2.531

2.531

2.650

Vụ KCHT

Cục ĐSVN, Tổng công ty ĐSVN

-

Năng lực thông qua

Đôi tàu/ngày đêm

2013

Hàng năm

18 - 22

20 - 25

28 - 30

Vụ KCHT

Cục ĐSVN, Tổng công ty ĐSVN

4.3

Đường thủy nội địa

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Chiều dài mạng lưới đường thủy nội địa (đang quản lý)

km

2013

Hàng năm

15.500

15.500

18.720

Vụ KCHT

Cục ĐTNĐVN, Sở GTVT

-

Số lượng, cảng bến (được đăng ký quản lý)

Cảng/bến

2013

Hàng năm

130

135 - 140

145 - 150

Vụ KCHT

Cục ĐTNĐVN, Sở GTVT

4.4

Đường biển

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số lượng cảng biển

Cảng

2013

Hàng năm

34

39

39

Vụ KCHT

Cục HHVN

-

Chiều dài cầu cảng

m

2013

Hàng năm

41.558

46.000 - 47.000

46.000 - 47.000

Vụ KCHT

Cục HHVN

-

Tổng công suất

Tr.Tn/năm

2013

Hàng năm

350

395 - 408

634 - 678

Vụ KCHT

Cục HHVN

4.5

Hàng không

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số lượng cảng hàng không - sân bay

Cảng

2013

Hàng năm

22

24

26

Vụ KCHT

Cục HKVN

-

Tổng công suất

TrHK/năm

2013

Hàng năm

42

60 - 70

90 - 100

Vụ KCHT

Cục HKVN

II

Các chỉ tiêu về xã hội

 

 

 

 

 

 

 

 

5

An toàn giao thông

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số vụ tai nạn giao thông

Svụ

2013

Hàng năm

36.376

giảm 5 - 10%/năm

giảm 5 - 10%/năm

Vụ ATGT

UB ATGTQG

-

Số người chết

Người

2013

Hàng năm

9.838

giảm 5 - 10%/năm

giảm 5 - 10%/năm

Vụ ATGT

UB ATGTQG

-

Số người bị thương

Người

2013

Hàng năm

38.060

giảm 5 - 10%/năm

giảm 5 - 10%/năm

Vụ ATGT

UB ATGTQG

-

Số vụ tai nạn giao thông đường bộ/100.000 dân

Số vụ/100.000 dân

2013

Hàng năm

40,33

30 - 35

20 - 25

Vụ ATGT

UB ATGTQG

-

Số vụ tai nạn giao thông đường bộ/10.000 phương tiện

Số vụ/10.000 phương tiện

2013

Hàng năm

5,6

3 - 4

1 - 2

Vụ ATGT

UB ATGTQG

6

Tỷ lệ đảm nhận VTHKCC tại Hà Nội và TPHCM

%

2013

5 năm

9 - 10

12 - 13

20 - 25

Vụ Vận tải

SGTVT Hà Nội và TP. HCM

7

Quỹ đất cho giao thông đô thị Hà Nội và TPHCM

%

2013

5 năm

4,5 - 6

10 - 14

20 - 26

Vụ KCHT

SGTVT Hà Nội và TP. HCM

8

Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã

%

2015

Hàng năm

97%

100% (trừ một số xã đặc biệt khó khăn)

100%

Vụ KCHT

Sở GTVT

III

Các chỉ tiêu về môi trường

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Tỷ lệ cảng biển quốc tế có trang bị phương tiện thu gom, xử lý rác thải, dầu thải từ tàu biển

%

2015

Hàng năm

 

30

70

Vụ Môi trường

Cục HHVN

10

Tỷ lệ bến xe khách loại I được trang bị công cụ, thiết bị hoặc tổ chức thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt

%

2015

Hàng năm

 

80

100

Vụ Môi trường

Tổng cục ĐBVN, các Sở GTVT

11

Tỷ lệ các bệnh viện, cơ sở y tế ngành giao thông vận tải có hệ thống xử lý chất thải y tế tiên tiến tại chỗ

%

2015

Hàng năm

 

50

80

Vụ Môi trường

Cục Y tế GTVT

Ghi chú: Các chỉ tiêu 9, 10, 11 bắt đầu thực hiện từ năm 2015

Giải thích chỉ tiêu:

Các chỉ tiêu được thu thập và thống kê theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giao thông vận tải được ban hành kèm theo Quyết định s1504/QĐ-BGTVT ngày 4 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Đối với các chỉ tiêu chưa được quy định trong Hệ thống chỉ tiêu, thực hiện như sau:

- Chỉ tiêu tỷ lệ đường được trải mặt: là chỉ tiêu đánh giá chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ giữa tổng chiều dài đường được trải mặt (đường nhựa, bê tông) trên tổng chiều dài mạng lưới (tính đến tỉnh lộ).

- Tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng: là tỷ lệ số chuyến đi sử dụng các loại hình vận tải hành khách công cộng (xe buýt, xe buýt nhanh, đường sắt đô thị, taxi) so với tổng số chuyến đi phát sinh trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán cho đô thị Hà Nội và TPHCM.

- Quỹ đất cho giao thông đô thị: là tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông đô thị (đất xây dựng công trình cầu, đường, bến bãi xe, nhà ga, các công trình phụ trợ khác) so với tng diện tích đất đô thị. Chỉ tiêu này được tính toán cho đô thị Hà Nội và TPHCM.

- Tỷ lệ cảng biển quốc tế có trang bị phương tiện thu gom, xử rác thải, dầu thải từ tàu biển: là tỷ lệ các cảng bin quốc tếtrang bị đy đủ cơ sở vật cht cn thiết và con người đthực hiện thu gom, xử lý, quản lý rác thải, du thải từ tàu bin theo Quyết định số 855/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải”.

- Tỷ lệ các bệnh viện, cơ sở y tế ngành giao thông vận tải có hệ thống xử lý chất thải y tế tiên tiến tại ch: là tỷ lệ các bệnh viện, cơ sở y tế khám chữa bệnh thuộc ngành giao thông vận tải có trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và con người để thực hiện thu gom, xử lý, quản lý chất thải y tế (bao gồm chất thải rn và lỏng) theo Quyết định số 855/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải”.

- Tỷ lệ bến xe khách loại I được trang bị công cụ, thiết bị và tổ chc thu gom, xử rác thải, nước thải sinh hoạt: là tỷ lệ bến xe khách loại I có trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và con người để thực hiện thu gom, xử lý, quản lý chất thải rắn và nước thải sinh hoạt theo Quyết định số 855/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải”.

Giải thích từ viết tắt:

- Vụ KCHT - Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông

- Tổng cục ĐBVN - Tổng cục Đường bộ Việt Nam

- Cục ĐSVN - Cục Đường sắt Việt Nam

- Cục ĐTNĐVN - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

- Cục HHVN - Cục Hàng hải Việt Nam

- Cục HKVN - Cục Hàng không Việt Nam

- Cục ĐKVN - Cục Đăng kiểm Việt Nam

- UB ATGTQG - Ủy ban An toàn giao thông quốc gia

II. Các chỉ tiêu giám sát định hướng xem xét thực hiện sau năm 2015 trên cơ sở đánh giá thực hiện giai đoạn 2013 - 2015

- Tỷ lệ đảm nhận giữa các phương thức vận tải: gồm tỷ lệ đảm nhận vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa các phương thức vận tải (Đường bộ, Đường sắt, Đường thủy nội địa, Đường biển, Hàng không).

- Vốn cho giao thông vận tải

Tỷ trọng vn đầu tư phát triển kết cu hạ tầng GTVT (cả Trung ương và Địa phương) trên GDP.

Tỷ trọng vn bảo trì trên vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng GTVT (cả Trung ương và Địa phương).

- Quỹ đt dành cho giao thông (Đường bộ, Đường sắt, Đường thủy nội địa, Đường bin, Hàng không).

- Giao thông tiếp cận

Tỷ lệ hạ tầng tiếp cận (Đường bộ, Đường sắt, Đường thủy nội địa, Hàng không).

Tỷ lệ phương tiện tiếp cận (Đường bộ, Đường sắt, Đường thủy nội địa).

- Tiêu thụ nhiên liệu theo các ngành (Đường bộ, Đường sắt, Đường thủy nội địa, Đường biển, Hàng không.)

- Tỷ lệ phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu ít phát thải khí nhà kính: CNG, LPG và nhiên liệu sinh học.

- Tỷ lệ cảng, bến thủy nội đa loại I có trang bị phương tiện, thiết bị thu gom rác thải, dầu thải từ phương tiện thủy nội địa.