Quyết định 4072/QĐ-BNN-VPĐP năm 2016 phê duyệt Chương trình khung tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016-2020
Số hiệu: 4072/QĐ-BNN-VPĐP Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Trần Thanh Nam
Ngày ban hành: 05/10/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4072/QĐ-BNN-VPĐP

Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC CẤP THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, GIAI ĐOẠN 2016-2020

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Cục trưởng - Chánh Văn phòng Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình khung tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016-2020 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung: Nâng cao nhận thức, kiến thức, trình độ chuyên môn, năng lực - kỹ năng quản lý, điều hành và thực thi cho cán bộ xây dựng nông thôn mới ở các cấp và cán bộ trong hệ thống chính trị, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: 100% cán bộ chuyên trách xây dựng nông thôn mới các cấp, 70% cán bộ trong hệ thống chính trị tham gia chỉ đạo xây dựng nông thôn mới được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức xây dựng nông thôn mới.

2. Đối tượng tập huấn, bồi dưỡng:

a) Nhóm cán bộ xây dựng nông thôn mới ở Trung ương và cấp tỉnh, cấp huyện:

- Cán bộ ở Trung ương bao gồm: cán bộ từ cấp Vụ, Cục trở xung đang làm việc trong các Bộ, ngành, các đoàn thể Trung ương được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới, cán bộ Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương;

- Cán bộ xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) bao gồm: thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh; cán bộ của các Sở, ngành, các đoàn thể được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới; cán bộ Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh;

- Cán bộ ở cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố (gọi chung là cấp huyện) bao gồm: thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện; trưởng, phó các phòng, ban, ngành đoàn th; cán bộ Văn phòng điều phối nông thôn mới cấp huyện.

b) Nhóm cán bộ xây dựng nông thôn mới ở cấp xã, thôn:

- Thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới và Ban giám sát cộng đồng;

- Cán bộ, công chức xã chuyên trách về nông thôn mới; cán bộ Đảng, đoàn thể xã; cán bộ được cấp trên tăng cường về xã; cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã;

- Bí thư chi bộ thôn, trưởng thôn;

- Thành viên Ban phát triển xây dựng nông thôn mới cấp thôn;

- Cán bộ hợp tác xã; tổ trưởng các tổ hợp tác; chủ trang trại; nông dân tiêu biểu nòng cốt trên địa bàn xã.

c) Đối tượng khác có liên quan:

- Cán bộ quản lý, nghiên cứu, giảng dạy thuộc các Viện nghiên cứu, trường;

- Cán bộ thuộc các cơ quan truyền thông (báo, đài phát thanh, truyền hình...);

- Các cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu (doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức phi chính phủ...).

3. Nội dung tập huấn, bồi dưỡng: theo Chương trình khung được ban hành tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

4. Thời gian, hình thức tập huấn, bồi dưỡng:

a) Thời gian tập huấn, bồi dưỡng:

- Số ngày tối đa và số lượng học viên cho một khóa tập huấn do địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và quyết định căn cứ vào nhu cầu thực tế.

b) Hình thức tập huấn, bồi dưỡng:

- Tập huấn, bồi dưỡng trang bị kiến thức cơ bản về xây dựng nông thôn mới: tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng tập trung theo lớp cho tất cả các nhóm đối tượng (bao gồm các cán bộ trực tiếp triển khai xây dựng nông thôn mới và các cán bộ có liên quan) đnắm được kiến thức chung về Chương trình. Nội dung là các chuyên đề thuộc Nhóm 1 của Chương trình khung tập huấn, bồi dưỡng.

- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về một số vấn đề trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới: tổ chức các khóa tập huấn tập trung theo lớp cho các nhóm đối tượng có liên quan và có nhu cầu ở các cấp, trong đó ưu tiên cán bộ trực tiếp triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Nội dung là các chuyên đề thuộc Nhóm 2 của Chương trình khung tập huấn, bồi dưỡng. Căn cứ và nhu cầu và tình hình thực tế, các địa phương xem xét lồng ghép (nối tiếp) nội dung tập huấn này với khóa tập huấn trang bị kiến thức cơ bản về xây dựng nông thôn mới.

- Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản trong xây dựng nông thôn mới: tổ chức các khóa tập huấn chuyên đề cho cán bộ chuyên trách xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, huyện, thành viên Ban Quản lý cấp xã, thôn có liên quan đến chủ đề của khóa tập huấn, bồi dưỡng. Nội dung là các chuyên đề trong Nhóm 3 của Chương trình khung tập huấn, bồi dưỡng.

- Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phát triển cộng đồng: tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng tập trung cho cán bộ xây dựng nông thôn mới cấp xã và thôn (trong đó, có cán bộ thuộc các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở). Nội dung là các chuyên đề thuộc Nhóm 4 của Chương trình khung tập huấn, bồi dưỡng.

Ngoài các nội dung tập huấn, bồi dưỡng trong Chương trình khung, các địa phương xem xét bsung thêm chuyên đề trong các khóa tập huấn phù hợp với nhu cầu thực tiễn và nguồn lực thực hiện. Chương trình cụ thể của từng khóa tập huấn phải căn cứ vào Chương trình khung và phù hợp với đối tượng, nhu cầu thực tế và đặc thù của địa phương. Các nội dung tập huấn, bồi dưỡng có thể được tổ chức nhiều lần để cung cấp kiến thức phù hợp với đặc thù của các học viên.

5. Kinh phí thực hiện:

Kinh phí thực hiện Chương trình tập huấn, bồi dưỡng được ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương) bố trí hàng năm đthực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan triển khai:

a) Biên soạn các chuyên đề phục vụ cho công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới ở các cấp trong Chương trình khung;

b) Xuất bản, in ấn tài liệu dành cho giảng viên, học viên phục vụ triển khai công tác tập huấn, bồi dưỡng ở Trung ương và tại các địa phương;

c) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới ở Trung ương, tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ là giảng viên về xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh; tổ chức một số lớp điểm cho cán bộ thuộc cấp tỉnh và huyện.

d) Khi kết thúc Chương trình tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp giai đoạn 2016 - 2020, tiến hành tng kết, đánh giá hiệu quả, làm cơ sở đề xuất công tác tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp giai đoạn tiếp theo.

2. Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh chỉ đạo Văn phòng Điu phi nông thôn mới cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan căn cứ nội dung Chương trình khung này:

a) Xây dựng kế hoạch tập huấn, bi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới của địa phương giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch thực hiện hàng năm;

b) Chủ trì, phi hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới cấp huyện; tổ chức một số lớp điểm cho cán bộ cấp cơ sở.

c) Chỉ đạo cấp huyện tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới cấp cơ sở theo kế hoạch hàng năm của tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 4044/QĐ-BNN-VPĐP ngày 12/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2020.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng-Chánh Văn phòng Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (để b/c);
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (để b/c);
- Thành viên BCĐ Trung ương các Chương trình MTQG;
- BCĐ các Chương trình MTQG các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
-
Văn phòng Điều phối nông thôn mới các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, VPĐP. (160)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Thanh Nam

 

PHỤ LỤC

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC CẤP GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4072/QĐ-BNN-VPĐP ngày 05/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Nhóm 1: Kiến thức cơ bản về xây dựng nông thôn mới

STT

Chuyên đề

Nội dung cơ bản

1

Chuyên đề 01:

Tổng quan Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nội dung chương trình giai đoạn 2016-2020

- Sự cần thiết khách quan của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay;

- Mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, phương pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;

- Kết quả thực hiện chương trình giai đoạn 2010-2015 và một số vấn đề đặt ra hiện nay;

- Nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

- Bộ máy Chỉ đạo, điều hành Chương trình xây dựng nông thôn mới các cấp;

- Nguồn lực xây dựng nông thôn mới và cơ chế, chính sách huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực;

- Quy trình đánh giá, xét công nhận xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới.

2

Chuyên đề 02:

Một số kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới

- Một số bài học kinh nghiệm trong nước:

+ Các chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam giai đoạn 2000-2011 và những bài học kinh nghiệm cho thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hiện nay;

+ Kinh nghiệm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015.

- Một số bài học kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông thôn và những quan điểm chỉ đạo khi vận dụng kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay.

3

Chuyên đề 03:

Vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp và các tổ chức trong xây dựng nông thôn mới

- Vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý xây dựng nông thôn mới;

- Vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động, phát huy quyền và vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới;

- Vai trò, trách nhiệm của Ban phát triển thôn trong công tác lãnh đạo và huy động sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới;

- Vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới;

- Vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng nông thôn mới;

- Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở.

4

Chuyên đề 04:

Thăm quan, nghiên cứu thực tế

- Xác định nhu cầu, mục đích, nội dung tham quan, nghiên cứu;

- Lập kế hoạch tham quan, nghiên cứu;

- Tổ chức tham quan, nghiên cứu;

- Tổng kết, rút kinh nghiệm thực tế.

Nhóm 2: Một số nội dung trọng tâm của xây dựng nông thôn mới

STT

Chuyên đề

Nội dung cơ bản

1

Chuyên đề 05:

Quy hoạch chung xây dựng xã và Đề án xây dựng nông thôn mới của xã

- Nội dung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chung xây dựng xã đảm bảo phù hợp với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đi khí hậu;

- Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch chung;

- Nội dung rà soát, điều chỉnh, bổ sung Đề án xây dựng nông thôn mới của xã gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

2

Chuyên đề 06:

Một số nội dung trọng tâm về nông nghiệp, nông thôn bền vững

- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới;

- Hội nhập quốc tế: cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới;

- Biến đổi khí hậu: nguy cơ, thách thức và giải pháp thích ứng;

- Phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và xây dựng thương hiệu sản phm.

3

Chuyên đề 07:

Công tác giữ gìn, bảo vệ môi trường ở nông thôn

- Những yêu cầu về bảo vệ môi trường nông thôn;

- Thực trạng môi trường nông thôn hiện nay;

- Kinh nghiệm thực hiện hiệu quả tiêu chí môi trường;

- Một số giải pháp chủ yếu để bảo vmôi trường nông thôn.

4

Chuyên đề 08:

Phát triển văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn mới

- Những yêu cầu về văn hóa, xã hội, an ninh trật tự trong xây dựng nông thôn mới;

- Thực trạng đời sống văn hóa, xã hội, an ninh trật tự ở nông thôn và những vấn đề đang đặt ra hiện nay;

- Kinh nghiệm phát triển văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh trật tự của một số địa phương;

- Một số giải pháp chủ yếu phát triển văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

Nhóm 3: Nghiệp vụ cơ bản để xây dựng nông thôn mới

STT

Chuyên đề

Nội dung cơ bản

1

Chuyên đề 09:

Quy trình triển khai thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trong nông thôn mới

- Các quy định liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng, đu tư xây dựng cơ bản;

- Quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng trên địa bàn xã;

- Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt, thi công, nghiệm thu... trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trong chương trình xây dựng nông thôn mới;

- Phương pháp thi công, quản lý công trình theo hình thức cộng đồng tự triển khai;

- Hướng dẫn duy tu, bảo dưng và vận hành công trình sau đầu tư.

2

Chuyên đề 10:

Đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn

- Vai trò, yêu cầu của các tổ chức kinh tế hợp tác (thợp tác, hợp tác xã) và trang trại trong xây dựng nông thôn mới;

- Khái quát nội dung, trình tự các bước tiến hành xây dựng tổ hợp tác, hợp tác xã;

- Một số vấn đề trọng tâm trong công tác quản lý, điều hành, phát triển tổ hợp tác và hợp tác xã;

- Một smô hình hợp tác hoạt động có hiệu quả ở nông thôn hiện nay;

- Xây dựng hợp đồng liên kết giữa mô hình hợp tác của nông dân với doanh nghiệp, nhà khoa học.

3

Chuyên đề 11:

Phân tích, đánh giá hiện trạng và lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã có sự tham gia của người dân

- Sự cần thiết phải lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới hàng năm của cấp xã có sự tham gia của người dân;

- Thế nào là lập kế hoạch có sự tham gia của người dân;

- Quy trình lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã hàng năm;

- Kỹ năng phân tích, đánh giá thực trạng có sự tham gia;

- Kỹ năng lập kế hoạch có sự tham gia.

4

Chuyên đề 12:

Theo dõi - đánh giá và chun bị báo cáo về xây dựng nông thôn mới có sự tham gia của người dân

- Sự cần thiết phải theo dõi - đánh giá và vai trò tham gia của người dân;

- Khái niệm, nội dung của theo dõi - đánh giá;

- Quy trình thực hiện theo dõi - đánh giá dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất...;

- Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá thực hiện Chương trình;

- Hệ thống các biểu mẫu thu thập thông tin, báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã, huyện, tỉnh;

- Kỹ năng thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích, cập nhật thông tin, dữ liệu và viết báo cáo.

5

Chuyên đề 13:

Quản lý tài chính và thực hiện các quy trình, thủ tục thanh quyết toán

- Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới: cơ chế huy động đối với mỗi loại nguồn vốn;

- Nội dung, quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự toán ngân sách và dự toán các dự án, công trình ở xã;

- Quá trình giám sát và kiểm tra thực hiện dự án, công trình, các nội dung ở xã. Thủ tục trình duyệt dự toán, thanh quyết toán công trình, dự án;

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ chủ chốt, cán bộ nghiệp vụ kế hoạch tài chính cấp xã trong công tác lập dự toán, phê duyệt, thực hiện và kiểm tra thực hiện các dự án, công trình, nội dung chương trình ở xã;

- Thủ tục, quy định và căn cứ để thuyết trình và bảo vệ dự toán ngân sách.

6

Chuyên đề 14:

ng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, triển khai và quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

- Giới thiệu trang web đào tạo từ xa về xây dựng nông thôn mới: giao diện, bố cục, mục đích, cách đăng ký;

- Nội dung và phương pháp tự đào tạo thông qua trang web;

- Chế độ giám sát, đánh giá tiến trình học tập và kết quả học tập;

- Hệ thống các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai và quản lý chương trình;

- Phần mềm báo cáo áp dụng thống nhất từ cơ sở đến trung ương;

- Những nội dung cơ bản về Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).

Nhóm 4: Kỹ năng thúc đẩy phát triển cộng đồng

STT

Chuyên đề

Nội dung cơ bản

1

Chuyên đề 15:

Kỹ năng tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới 

- Vai trò quan trọng của tuyên truyền, vận động trong xây dựng nông thôn mới;

- Các hình thức tuyên truyền, vận động;

- Các nội dung tuyên truyền, vận động;

- Các kỹ năng tuyên truyền, vận động;

- Tuyên truyền, vận động theo phương pháp lấy nông dân hướng dẫn nông dân.

2

Chuyên đề 16:

Kỹ năng tổ chức, điều hành cuộc họp; xử lý mâu thuẫn và xây dựng sự đồng thuận trong cộng đồng

- Kỹ năng tổ chức và điều hành cuộc họp:

+ Các hình thức họp: họp tuyên truyền, phổ biến thông tin; họp thảo luận, lấy ý kiến;

+ Công tác chuẩn bị cuộc họp;

+ Công tác tổ chức, điều hành cuộc họp;

- Kỹ năng xử lý các mâu thuẫn và xây dựng sự đồng thuận trong cộng đồng:

+ Các mâu thuẫn thường xảy ra trong cộng đồng và kỹ năng giải quyết;

+ Sự đồng thuận trong cộng đồng là gì và sức mạnh của sự đồng thuận;

+ Kỹ năng xây dựng sự đồng thuận trong cộng đồng.

3

Chuyên đề 17:

Kỹ năng lập và tổ chức triển khai kế hoạch phát triển thôn theo phương pháp dựa vào nội lực cộng đng 

- Kỹ năng phân tích, đánh giá nguồn lực cộng đồng theo phương pháp phát triển cộng đồng dựa vào nội lực;

- Kỹ năng lập kế hoạch phát triển cộng đồng dựa vào nội lực và liên kết với các cơ hội từ bên ngoài;

- Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển cộng đồng và theo dõi - đánh giá quá trình thực hiện.