Quyết định 3938/2015/QĐ-UBND Quy định mức thu thủy lợi phí, tiền sử dụng nước đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng nước của các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Số hiệu: 3938/2015/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Đặng Huy Hậu
Ngày ban hành: 11/12/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Công nghiệp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3938/2015/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 11 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU THỦY LỢI PHÍ, TIỀN SỬ DỤNG NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SỬ DỤNG NƯỚC CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ “Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi";

Căn cứ Thông tư 41/2013/TT-BTC ngày 11/4/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3721/TTr-NN&PTNT ngày 03/12/2015 và Báo cáo thẩm định số 178/BC-STP ngày 18/11/2015 của Sở Tư pháp Quảng Ninh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức thu thủy lợi phí, tiền sử dụng nước đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng nước của các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và được áp dụng thực hiện kể từ ngày 01/01/2016. Quyết định này thay thế Quyết định số 3200/2013/QĐ-UBND ngày 25/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc Quy định mức thu thủy lợi phí và thu tiền sử dụng nước đối với các tổ chức, cá nhân tiêu thụ nước của các công trình thủy lợi được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách của nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Điều 3. Các ông (bà): Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Xây dựng, Văn hóa -Thể thao và Du lịch, Tư pháp, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các ngành có liên quan; Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi; Giám đốc Công ty TNHH 1TV Thủy lợi Miền Đông, Giám đốc Công ty TNHH 1TV Thủy lợi Đông Triều, Giám đốc Công ty TNHH 1TV Thủy lợi Yên Lập và các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Huy Hậu

 

QUY ĐỊNH

VỀ MỨC THU THỦY LỢI PHÍ, TIỀN SỬ DỤNG NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SỬ DỤNG NƯỚC CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3938/2015/QĐ-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Quy định này áp dụng đối với các công trình thủy lợi được đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, một phần nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc nguồn vốn của tổ chức, cá nhân.

2. Các tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng nước hoặc làm dịch vụ cấp nước từ công trình thuỷ lợi đã xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Thủy lợi phí: Là phí dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp.

2. Tiền nước: Là giá tiền trong hợp đồng dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi ngoài mục đích sản xuất nông nghiệp (cấp nước cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhà máy nước sinh hoạt, thủy điện, du lịch và một số dịch vụ khác được hưởng lợi từ công trình thủy lợi).

3. Tưới tiêu chủ động bằng trọng lực: Là cách tưới tiêu đưa nước trực tiếp vào mặt ruộng hoặc rút nước trực tiếp từ mặt ruộng ra bằng hệ thống kênh, cống, hồ chứa. Trong trường hợp nguồn nước của công trình đầu mối có khó khăn, hộ dùng nước phải bơm, tát vào ruộng nhưng không vượt quá 1/3 số lần tưới tiêu cần thiết.

4. Tưới tiêu chủ động một phần: Là cách tưới tiêu tự chảy bằng trọng lực nhưng còn thất thường và hộ dùng nước phải bơm, tát lớn hơn 1/3 số lần tưới tiêu cần thiết.

5. Tưới tiêu bằng động lực: Là cách tưới tiêu đưa nước trực tiếp vào mặt ruộng hoặc rút nước trực tiếp từ mặt ruộng ra bằng hệ thống trạm bơm.

6. Tưới tiêu theo triều: Là cách tưới tiêu đưa nước trực tiếp vào mặt ruộng hoặc rút nước trực tiếp từ mặt ruộng ra bằng việc lợi dụng chế độ thủy triều lên xuống.

7. Tưới tiêu tạo nguồn:

- Tưới tạo nguồn là: Khi công trình đầu mối hoạt động nhưng nước thấp hơn mặt ruộng, không tưới trực tiếp được mà công trình đầu mối chỉ đủ khả năng cấp nước để bơm, tát tiếp nước mới vào mặt ruộng.

- Tiêu tạo nguồn là: Nước không tháo được trực tiếp từ ruộng chảy ra công trình đầu mối mà phải bơm, tát nữa mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

8. Tạo nguồn từ bậc 2 trở lên: Là hình thức tưới, tiêu nước bởi các công trình thủy lợi được thiết kế theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm nhiệm vụ tạo nguồn tưới, tiêu nước cho các công trình khác hoạt động.

9. Thuỷ lợi phí nội đồng: Là mức thu thuỷ lợi phí trong phạm vi phục vụ của tổ chức hợp tác dùng nước từ sau cống đầu kênh đến mặt ruộng.

10. Cống đầu kênh của tổ chức hợp tác dùng nước được quy định theo diện tích tưới, tiêu thiết kế. Đối với miền núi nhỏ hơn hoặc bằng 50 ha (theo Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

11. Đơn vị quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi (sau đây gọi tắt là đơn vị quản lý khai thác), bao gồm: Các công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần; các tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập; các tổ chức hợp tác dùng nước và các tổ chức khác được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi.

Điều 3. Quy định mức thu thủy lợi phí, tiền sử dụng nước đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng nước của các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cụ thể như sau:

1. Mức thu thủy lợi phí đối với đất trồng lúa và cây trồng cạn:

a, Mức thu thuỷ lợi phí đối với đất trồng lúa:

TT

Biện pháp công trình

Mức thu (1.000đồng/ha/vụ)

Miền núi

Đồng bằng

1

Tưới tiêu bằng động lực

1.811

1.646

2

Tưới tiêu bằng trọng lực

1.267

1.152

3

Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ

1.539

1.399

- Trường hợp tưới, tiêu chủ động một phần thì thu bằng 60% mức thu tại biểu trên.

- Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng hồ, đập thì thu bằng 40% mức thu tại biểu trên.

- Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng trạm bơm thì thu bằng 50% mức thu tại biểu trên.

- Trường hợp lợi dụng thuỷ triều để tưới, tiêu thì thu bằng 70% mức tưới, tiêu bằng trọng lực.

- Trường hợp phải tạo nguồn từ bậc 2 trở lên đối với công trình được xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì mức thu thuỷ lợi phí được tăng thêm 20% với mức phí tại biểu trên.

- Trường hợp phải tính riêng mức thu cho tưới, tiêu trên cùng một diện tích thì mức thu thuỷ lợi phí cho tưới bằng 70%; cho tiêu bằng 30% mức thu quy định tại biểu trên.

b, Đối với diện tích trồng rau, màu, mạ, cây công nghiệp ngắn ngày kể cả cây vụ Đông thì mức thu thuỷ lợi phí bằng 40% mức thu thuỷ lợi phí đối với đất trồng lúa.

2. Mức thu thuỷ lợi phí áp dụng đối với sản xuất muối tính bằng 2% giá trị muối thành phẩm.

3. Mức thu tiền nước đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi để phục vụ cho các mục đích không phải sản xuất lương thực:

TT

Các đối tượng dùng nước

Đơn vị

Thu theo các biện pháp công trình

Bơm điện

Hồ, đập, kênh, cống

1

- Cấp nước sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp

đồng/ m3

1800

900

2

- Cấp nước cho nhà máy nước sinh hoạt, chăn nuôi

đồng/ m3

1320

900

3

- Cấp nước tưới cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây dược liệu

đồng/ m3

1020

840

4

- Cấp nước để nuôi trồng thuỷ sản

(được lựa chọn 1 trong hai hình thức)

 

đồng/ m3

840

600

đồng/ m2 mặt thoáng/ năm

250

5

- Nuôi trồng thuỷ sản tại công trình hồ chứa thuỷ lợi

- Nuôi cá bè trong hồ thủy lợi

%giá trị sản lượng

5%

6%

6

Vận tải qua âu thuyền, cống của hệ thống thủy lợi:

- Thuyền, sà lan

đồng/tấn/lượt

 

7.200

- Các loại bè

đồng/tấn/lượt

1.800

7

Sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi để phát điện

% giá trị sản lượng - điện thương phẩm

8%

8

Sử dụng công trình thuỷ lợi để kinh doanh du lịch, nghỉ mát, an dưỡng, giải trí (sân gôn, casino, nhà hàng ... )

Tổng giá trị doanh thu

10%

- Trường hợp lấy nước theo khối lượng thì mức tiền nước được tính từ vị trí nhận nước của tổ chức, cá nhân sử dụng nước.

- Trường hợp cấp nước để nuôi trồng thuỷ sản lợi dụng thuỷ triều được tính bằng 50% mức quy định tại Tiết 4 biểu thu tiền nước trên.

- Trường hợp cấp nước tưới cho cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây dược liệu nếu không tính theo (m3) thì thu theo diện tích (ha), mức thu bằng 80% mức thu thuỷ lợi phí đối với đất trồng lúa cho một năm.

4. Mức thu thuỷ lợi phí quy định tại các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 của Điều này được tính ở vị trí cống đầu kênh của tổ chức hợp tác dùng nước đến công trình đầu mối của công trình thủy lợi.

5. Mức thu thuỷ lợi phí nội đồng do tổ chức hợp tác dùng nước thoả thuận với các tổ chức và các hộ dùng nước nhưng không được vượt quá 30% mức thu thuỷ lợi phí được quy định tại Khoản 1 của Điều này.

6. Đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng nước (gọi chung là hộ dùng nước) từ công trình thủy lợi, ngoài các đối tượng được miễn thủy lợi phí đều phải nộp thủy lợi phí hoặc tiền nước theo quy định tại Điều 3 của Quy định này thông qua hợp đồng dịch vụ với các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi hoặc các tổ chức hợp tác dùng nước

Điều 4. Đối tượng, phạm vi và mức miễn thủy lợi phí

1. Đối tượng miễn thủy lợi phí:

Các đối tượng được miễn thủy lợi phí quy định tại Khoản 4 Điều 19 Nghị định số 143/2003/NĐ-CP đã được sửa đổi tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 67/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Phạm vi miễn thủy lợi phí:

Phạm vi thực hiện miễn thu thủy lợi phí được tính từ vị trí cống đầu kênh của tổ chức hợp tác dùng nước đến công trình đầu mối của công trình thủy lợi.

3. Mức miễn thủy lợi phí:

Mức miễn thủy lợi phí đối với trường hợp sử dụng nước từ các công trình thủy lợi được tính theo mức quy định tại Điều 3 của Quy định này.

Chương II

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 5. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính triển khai hướng dẫn việc thực hiện mức thu thủy lợi phí, tiền nước, phí dịch vụ thủy nông nội đồng đến các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi, các tổ chức hợp tác dùng nước.

- Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt diện tích, biện pháp tưới tiêu của các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi, các tổ chức hợp tác dùng nước trên cơ sở hồ sơ liên quan có xác nhận của UBND cấp huyện, thị xã, thành phố.

- Hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi, các tổ chức hợp tác dùng nước, quản lý, vận hành công trình thủy lợi, điều hành tưới tiêu có hiệu quả.

Điều 6. Trách nhiệm của Sở Tài chính:

- Chịu trách nhiệm rà soát, thẩm định, bố trí nguồn kinh phí miễn thuỷ lợi phí theo kế hoạch giao hoặc đặt hàng các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

- Cân đối nguồn kinh phí miễn thủy lợi phí do ngân sách cấp huyện đảm bảo (đối với phần hợp tác xã tự quản lý tưới, tiêu), thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi thủ tục hợp đồng, tạm ứng, thanh lý, cấp phát, thanh quyết toán và sử dụng nguồn kinh phí thủy lợi phí, tiền nước được cấp theo quy định.

- Hàng năm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp quyết toán diện tích, kinh phí miễn thủy lợi phí trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

- Thẩm tra, chịu trách nhiệm xác nhận về phạm vi, đối tượng, diện tích, biện pháp tưới, tiêu; cơ cấu cây trồng; kinh phí miễn thủy lợi phí của các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn, tổng hợp gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Chỉ đạo các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi trong phạm vi cấp huyện thực hiện việc quản lý, khai thác công trình thủy lợi đảm bảo an toàn và tưới, tiêu hiệu quả.

- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước và sử dụng nguồn kinh phí miễn thủy lợi phí của các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn.

- Tổng hợp và thanh quyết toán kinh phí miễn thủy lợi phí theo đúng Luật Ngân sách nhà nước.

- Bố trí nguồn kinh phí trong nguồn chi sự nghiệp kinh tế hàng năm để hỗ trợ các phòng, ban chức năng trực thuộc trong việc kê khai, lập hồ sơ diện tích miễn thủy lợi phí.

Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.

- Chịu trách nhiệm xác nhận diện tích, biện pháp tưới tiêu, cơ cấu cây trồng trên địa bàn quản lý.

- Chỉ đạo các tổ chức hợp tác dùng nước ký kết hợp đồng dùng nước với đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi.

Điều 9. Trách nhiệm của các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi:

- Thực hiện ký kết hợp đồng và nghiệm thu đối với các hộ dùng nước, đảm bảo theo quy định.

- Phục vụ đầy đủ, kịp thời về dịch vụ tưới, tiêu nước cho các hộ dùng nước.

- Chịu trách nhiệm về độ chính xác diện tích và biện pháp tưới, tiêu nước cũng như cơ cấu cây trồng do đơn vị quản lý.

- Hàng năm thực hiện lập dự toán, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh báo cáo cơ quan chức năng thẩm định trước khi báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.

- Quản lý sử dụng nguồn kinh phí được Nhà nước cấp theo quy định quản lý tài chính hiện hành.

Điều 10. Trách nhiệm các hộ dùng nước: Kê khai đầy đủ diện tích, biện pháp tưới, tiêu, cơ cấu cây trồng, nhu cầu dùng nước, thực hiện ký kết hợp đồng dùng nước với các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và nộp tiền sử dụng nước theo quy định.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

- Nội dung Điều này được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 873/2017/QĐ-UBND

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 3 Quyết định số 3938/2015/QĐ-UBND ngày 11/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh “Về việc Quy định mức thu thủy lợi phí, tiền sử dụng nước đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng nước của các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, cụ thể như sau:

1. Biểu giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với đất trồng lúa

(Bảng xem tại văn bản)

- Trường hợp tưới, tiêu chủ động một phần thì mức giá bằng 60% mức giá tại biểu trên.

- Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng trọng lực thì mức giá bằng 40% mức giá tại Biểu trên.

- Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng động lực thì mức giá bằng 50% mức giá tại Biểu trên.

- Trường hợp lợi dụng thủy triều để tưới, tiêu thì mức giá bằng 70% mức giá tưới tiêu bằng trọng lực.

- Trường hợp phải tạo nguồn từ bậc 2 trở lên đối với các công trình được xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mức giá được tính tăng thêm 20% so với mức giá tại Biểu trên.

- Trường hợp phải tách riêng mức giá cho tưới, tiêu trên cùng một diện tích thì mức giá cho tưới được tính bằng 70%, cho tiêu bằng 30% mức giá quy định tại Biểu trên.

2. Đối với diện tích trồng mạ, rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày kể cả cây vụ đông thì mức giá bằng 40% mức giá đối với đất trồng lúa.

3. Mức giá áp dụng đối với sản xuất muối tính bằng 2% giá trị muối thành phẩm.

4. Mức thu tiền nước đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi để phục vụ cho các mục đích không phải sản xuất lương thực:

(Bảng xem tại văn bản)

- Trường hợp lấy nước theo khối lượng thì mức tiền nước được tính từ vị trí nhận nước của tổ chức, cá nhân sử dụng nước.

- Trường hợp cấp nước để nuôi trồng thủy sản lợi dụng thủy triều được tính bằng 50% mức quy định tại Tiết 4 biểu thu tiền nước trên.

- Trường hợp cấp nước tưới cho cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây dược liệu nếu không tính theo (m3) thì thu theo diện tích (ha), mức thu bằng 80% mức giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với đất trồng lúa thu cho một năm.

5. Giá quy định tại các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Điều này áp dụng đối với từng biện pháp tưới tiêu, từng vùng và được tính ở vị trí cống đầu kênh của tổ chức hợp tác dùng nước đến công trình đầu mối của công trình thủy lợi.

6. Giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi quy định tại Quyết định này là giá không có thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng.

Xem nội dung VB