Quyết định 3933/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất ở trường phổ thông trong tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2020”
Số hiệu: 3933/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Nguyễn Thành Trí
Ngày ban hành: 02/12/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3933/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 02 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRONG TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2013 - 2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1298/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại tờ trình số 1930/TTr-SGDĐT ngày 09/9/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất ở các trường phổ thông trong tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2020”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Nội vụ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa cùng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

 


Nguyễn Thành Trí

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRONG TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3933/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Giáo dục 2005 ngày 14/6/2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009;

- Luật Thể dục thể thao ngày 29/11/2006;

- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020;

- Quyết định số 1298/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020;

- Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011- 2030;

- Quyết định số 14/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 03/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế về giáo dục thể chất và y tế trường học;

- Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên;

- Quyết định số 72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh, sinh viên;

- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Kế hoạch số 85-KH/TU ngày 18/9/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020”;

- Kế hoạch số 7157/KH-UBND ngày 19/9/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phát triển thể dục, thể thao tỉnh Đồng Nai đến năm 2020;

- Kế hoạch hành động số 2890/KH-UBND ngày 16/4/2013 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ và Kế hoạch số 85-KH/TU ngày 18/8/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020”.

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRONG TỈNH ĐỒNG NAI

1. Tình hình trường, lớp, học sinh và đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất ở các trường phổ thông trong tỉnh Đồng Nai

a) Tình hình trường, lớp, học sinh trong năm học 2012 - 2013:

Bậc học

Số trường

Số lớp

Số học sinh

Tiểu học

302

6.862

216.937

Trung học cơ sở

173

3.890

146.463

Trung học phổ thông

64

1.802

77.623

Tổng cộng

539

12.554

441.025

b) Đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất trong năm học 2012 - 2013

Bậc học

Tổng số giáo viên GDTC

Số giáo viên giáo dục thể chất được đào tạo chuyên ngành

Số giáo viên kiêm nhiệm

Đại học

Cao đẳng

Tiểu học

423

81

149

193

Trung học cơ sở

487

309

161

17

Trung học phổ thông

308

298

10

0

Tổng cộng

1218

688

320

210

- Với kết quả trên cho thấy giáo viên giáo dục thể chất (GDTC) ở các trường trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Riêng giáo viên GDTC bậc tiểu học (TH) còn thiếu, rất nhiều trường phải cử giáo viên các môn học khác hoặc giáo viên chủ nhiệm dạy kiêm nhiệm môn thể dục.

- Đội ngũ giáo viên GDTC ở các trường THCS, THPT trong tỉnh Đồng Nai gặp khó khăn trong việc giảng dạy các tiết thể thao tự chọn theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo như môn: Bóng đá, bóng chuyền, bơi lội và bóng rổ vì thực tế phần lớn các giáo viên GDTC ít được đào tạo chuyên sâu các môn này trong trường Cao đẳng và Đại học TDTT.

- Cần tăng cường đội ngũ giáo viên GDTC, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên GDTC.

2. Về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC trong năm học 2012 - 2013

a) Trang thiết bị phục vụ dạy thể dục nội khóa và hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh phổ thông trong tỉnh:

Qua báo cáo của 302 trường tiểu học, 173 trường THCS và 64 trường THPT trong tỉnh, từ năm học 2002 - 2003, Sở Giáo dục và Đào tạo đã cấp trang thiết bị tối thiểu phục vụ dạy thể dục nội khóa và tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh phổ thông trong tỉnh, đến nay rất nhiều trang thiết bị đã hư hỏng (chi tiết tại Phụ lục I).

b) Sân bãi phục vụ cho công tác GDTC trong năm học 2012 - 2013

- Sân bãi hiện nay chỉ đáp ứng được 50% cho công tác GDTC, không có sân bãi hoặc sân quá nhỏ dẫn đến việc dạy thể dục nội khóa và tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh không thể thực hiện được một cách nghiêm túc.

- Việc không có phòng tập đã làm ảnh hưởng rất lớn tới việc trang bị những kỹ năng vận động cần thiết cho các em trong lứa tuổi này, đây là những kỹ năng nhằm phát triển các tố chất vận động cơ bản như: Mềm dẻo, khéo léo, khả năng phối hợp các động tác trong vận động và phát triển sức nhanh. Có phòng tập thể dục giúp giáo viên luôn chủ động trong việc giảng dạy và tổ chức các hoạt động, không bị phụ thuộc vào thời tiết như nắng hoặc mưa.

- Hiện nay, trong tỉnh có trên 80% trường phổ thông được bê tông hóa phần lớn diện tích trong khuôn viên của trường, với những trường này việc tập thể dục giữa giờ sẽ được thực hiện tốt nhưng nếu để dạy các môn thể thao sẽ thực sự bất lợi cho sự phát triển thể chất đối với các em học sinh vì những bài tập vận động trên nền cứng như chạy, nhảy…. gây ra chấn động mạnh đến xương chậu và dễ dẫn đến chấn thương. Vì vậy cần cải tạo để có khu dạy thể thao cho học sinh.

- Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nhất là những vùng cao thường xảy ra tai nạn đuối nước rất thương tâm ở học sinh phổ thông, việc bị chết đuối phần lớn là do các em không biết bơi. Để giảm thiểu các tai nạn nói trên, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức các lớp tập huấn cho trên 200 giáo viên về việc phổ cập và xoá mù bơi cho học sinh. Mặc dù được trang bị phương pháp thực hành hướng dẫn và truyền đạt các kỹ năng bơi lội để xóa mù bơi cho học sinh chưa biết bơi nhưng các giáo viên sau khi tham gia lớp tập huấn chủ yếu thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục các em học sinh với lý do không có hồ bơi để xóa mù bơi cho các em học sinh.

Cả tỉnh hiện có 06/539 trường phổ thông có hồ bơi, 06 hồ bơi đều nằm ở các trường phổ thông tư thực như: Trường TH - THCS - THPT Châu Á Thái Bình Dương (Biên Hoà); Trường TH - THCS - THPT Lê Quí Đôn (Biên Hoà); Trường TH - THCS - THPT Song ngữ Lạc Hồng (Biên Hoà); Trường TH - THCS - THPT Đinh Tiên Hoàng (Biên Hoà); Trường TH - THCS - THPT Trịnh Hoài Đức (Trảng Bom); Trường TH - THCS - THPT Lê Quý Đôn (Tân Phú).

- Hiện tại cả tỉnh:

+ Bậc tiểu học có 60/ 302 trường có sân bóng đá mini;

+ Bậc THCS có 40/173 trường có sân bóng đá mini;

+ Bậc THPT có 38/64 trường có sân bóng đá mini.

Trong 138 sân bóng đá mini, có 126 sân nền đất và xi măng, 12 sân cỏ nhân tạo (12 sân cỏ nhân tạo nằm trong các trường tư thục).

Từ những phân tích trên một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng công tác GDTC ở các trường phổ thông trong tỉnh Đồng Nai đó là tăng cường cơ sở vật chất, sân tập, nhà tập và các trang thiết bị dụng cụ để phục vụ cho công tác GDTC.

3. Hoạt động TDTT ngoại khoá

Hoạt động TDTT ngoại khóa là hoạt động tự luyện tập, luyện tập có hướng dẫn, luyện tập theo nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thể áp dụng cho từng lứa tuổi, luyện tập các môn thể thao có trong chương trình thi đấu của Hội khoẻ Phù Đổng; luyện tập trong các câu lạc bộ TDTT hoặc các trung tâm TDTT trong và ngoài nhà trường; luyện tập và thi đấu trong các đội tuyển TDTT của trường, địa phương, ngành và quốc gia.

Do khó khăn về cơ sở vật chất, nên chỉ có một số trường có câu lạc bộ TDTT cho học sinh tập luyện thường xuyên sau giờ học, phần lớn học sinh tự tập TDTT ngoài giờ với hình thức tham gia các lớp karate, vovinam, taekwondo, bóng bàn, bóng đá ở các câu lạc bộ ngoài trường.

 Các trường phổ thông tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khoá cho học sinh chủ yếu vào dịp mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Đoàn 26/3. Hiện tại, chưa có các giải thi đấu truyền thống cấp tỉnh hàng năm dành cho học sinh.

Cần tổ chức các giải thi đấu truyền thống cấp tỉnh hàng năm dành cho học sinh.

4. Phong trào Hội khoẻ Phù Đổng

Hội khoẻ Phù Đổng (HKPĐ) là Đại hội TDTT học sinh phổ thông nhằm tiếp tục duy trì và đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thường xuyên tập luyện và thi đấu các môn thể thao trong học sinh phổ thông để nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh; đánh giá công tác GDTC và hoạt động thể thao trong trường phổ thông; phát hiện năng khiếu và những tài năng thể thao của học sinh phổ thông nhằm bồi dưỡng đào tạo tài năng thể thao cho đất nước.

a) Việc tổ chức HKPĐ cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh:

Theo Quyết định số 14/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 03/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế về giáo dục thể chất và y tế trường học: Tổ chức HKPĐ từ cấp trường theo chu kỳ 01 năm/ lần; ở quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) theo chu kỳ 02 năm/ lần.

Theo thống kê, HKPĐ cấp huyện và cấp tỉnh ở Đồng Nai được tổ chức theo chu kỳ 4 - 6 năm/lần (lần I - 1982, lần II - 1986, lần III - 1992, lần IV - 1996, lần V - 2000, lần VI - 2003, lần VII - 2007; lần VIII - 2012), phần lớn các trường phổ thông trong tỉnh tổ chức HKPĐ cấp trường theo chu kỳ tổ chức cấp huyện và cấp tỉnh nói trên.

GDTC trong trường học nhằm phát triển thể lực, kỹ năng vận động, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng thể thao cho học sinh. Các cuộc thi thể thao là nơi thể hiện một phần kết quả của công tác GDTC trong trường học và là sân chơi bổ ích cho học sinh. Để tạo cơ sở bền vững cho hoạt động này, các cuộc thi đấu TDTT thể hiện qua HKPĐ ở mỗi nhà trường cho đến cấp huyện, tỉnh và toàn quốc. HKPĐ không chỉ là hình thức hoạt động TDTT mà là ngày hội văn hoá của tuổi trẻ học đường rất cần được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, các ngành và của toàn xã hội.

Cần tổ chức HKPĐ cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh theo chu kỳ đã được quy định tại Quyết định số 14/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 03/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Kết quả việc tham gia HKPĐ toàn quốc của Đoàn học sinh tỉnh Đồng Nai:

- HKPĐ toàn quốc lần thứ I năm 1983 tại Hà Nội: Xếp hạng 18/30 đơn vị tham gia.

- HKPĐ toàn quốc lần thứ II năm 1987 tại TP Hồ Chí Minh: Xếp hạng 17/30 đơn vị tham gia.

- HKPĐ toàn quốc lần thứ III năm 1992 tại Đà Nẵng: Xếp hạng 18/33 đơn vị tham gia.

- HKPĐ toàn quốc lần thứ IV năm 1996 tại Hải Phòng: Xếp hạng 16/38 đơn vị tham gia.

- HKPĐ toàn quốc lần thứ V năm 2000 tại Đồng Tháp: Xếp hạng 19/61 đơn vị tham gia.

- HKPĐ toàn quốc lần thứ IV năm 2004 tại Thừa Thiên Huế: Xếp hạng 10/64 đơn vị tham gia.

- HKPĐ toàn quốc lần thứ VII năm 2008 tại Phú Thọ: Xếp hạng 13/64 đơn vị tham gia.

- HKPĐ toàn quốc lần thứ VIII năm 2012 tại Cần Thơ: Xếp hạng 12/64 đơn vị tham gia.

Qua bảng đăng ký tham gia thi đấu của đội tuyển học sinh trong tỉnh ở các kỳ HKPĐ toàn quốc Đoàn học sinh tỉnh Đồng Nai không tham gia thi đấu môn judo, võ vật, bi sắt do không có huấn luyện viên và vận động viên này. Rất ít vận động viên tham gia các nội dung thi đấu môn karate, taekwondo, bơi lội, cờ vua, điền kinh, bắn nỏ, bóng chuyền, bóng rổ.

Hiện tại trong các trường phổ thông tỉnh Đồng Nai chưa có lớp năng khiếu TDTT theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp năng khiếu TDTT trong giáo dục phổ thông (ban hành kèm theo Quyết định số 32/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Cần mở các lớp năng khiếu TDTT trong trường phổ thông nhằm phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng những học sinh có khả năng phát triển thành tích thể dục thể thao.

5. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, trong đó trí dục, đức dục và thể dục được coi là những mặt quan trọng nhằm tạo cơ hội cho mỗi người có khả năng “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” (Nghị quyết TW4 - Khóa VII).

Văn kiện Đại hội VIII của Đảng quy định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu... chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ đi vào thế kỷ 21”... Đồng thời khẳng định “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quí để tạo ra tài sản - trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các đoàn thể”.

Các Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX và X đã xác định phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Ngày 07/3/1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 113/TTg về việc xây dựng và quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao, về giáo dục thể chất quy định: Giáo dục và Đào tạo cần đặc biệt coi trọng việc giáo dục thể chất trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy thể dục thể thao nội khóa, ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học; có quy chế bắt buộc các trường, nhất là các trường đại học phải có sân bãi, phòng tập thể dục thể thao; có định biên hợp lý và có kế hoạch tích cực đào tạo đội ngũ giáo viên thể dục thể thao, đáp ứng nhu cầu ở tất cả các cấp học.

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị quy định: Thể dục, thể thao trường học là bộ phận quan trọng của phong trào thể dục, thể thao, một mặt của giáo dục toàn diện nhân cách học sinh, sinh viên, cần được quan tâm đầu tư đúng mức. Xây dựng và triển khai “Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học”. Thực hiện tốt giáo dục thể chất theo chương trình nội khóa; phát triển mạnh các hoạt động thể thao của học sinh, sinh viên, bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của học sinh, sinh viên góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao. Đãi ngộ hợp lý và phát huy năng lực đội ngũ giáo viên thể dục hiện có, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên thể dục cho trường học. Có quy hoạch dành đất cho thể dục, thể thao ở các trường học....Vì vậy, việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất ở các trường phổ thông trong tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2020” là vấn đề cần được quan tâm. Đây là vấn đề tuy không mới nhưng lại là vấn đề khó, cần sự liên kết, hợp tác của nhiều ngành.

Với những căn cứ pháp lý và thực trạng công tác giáo dục thể chất ở các trường phổ thông trong tỉnh, việc xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất ở các trường phổ thông trong tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2020” là rất cần thiết.

Phần II

NỘI DUNG

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Vận dụng các chế độ chính sách đã có để thực hiện quan điểm giáo dục toàn diện của Đảng và Luật Giáo dục: “Đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, trí tuệ, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

b) Xây dựng nền tảng thể chất và sức khoẻ cho học sinh góp phần cải thiện các chỉ số phát triển con người, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh Đồng Nai.

c) Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất, bảo đảm yêu cầu phát triển con người toàn diện, làm nền tảng phát triển thể thao thành tích cao, góp phần xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh trong học sinh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Thực hiện theo mục tiêu Kế hoạch số 85-KH/TU ngày 18/9/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020”:

- Đến năm 2015: 100% số trường phổ thông thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể chất nội khoá, có trên 50% học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, phấn đấu đạt thứ hạng 11 đến 15 trong Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc năm 2015;

- Đến năm 2020: Phấn đấu có đủ cơ sở vật chất thể dục, thể thao phục vụ việc học tập của học sinh, phấn đấu đứng trong tốp 10 tại Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc năm 2020.

b) Thực hiện theo mục tiêu Kế hoạch số 7157/KH-UBND ngày 19/9/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phát triển thể dục, thể thao tỉnh Đồng Nai đến năm 2020:

- Đến năm 2015: Số trường phổ thông có câu lạc bộ TDTT, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TDTT, giáo viên hướng dẫn TDTT, thực hiện tốt các hoạt động ngoại khoá đạt trên 45%;

- Đến năm 2020: Số trường phổ thông có câu lạc bộ TDTT, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TDTT, giáo viên hướng dẫn TDTT, thực hiện tốt các hoạt động ngoại khoá đạt trên 55% đến 60%.

II. PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi áp dụng

Học sinh các trường phổ thông trong tỉnh Đồng Nai.

2. Thời gian thực hiện

Đề án triển khai từ năm 2013 đến năm 2020 chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn I và giai đoạn II.

a) Giai đoạn I (từ năm 2013 - 2015) thực hiện thí điểm các giải pháp đồng bộ ở một số trường phổ thông trong tỉnh.

b) Giai đoạn II (từ năm 2016 - 2020) thực hiện mở rộng phạm vi cả tỉnh và hoàn thiện Đề án.

Kết thúc giai đoạn II, trên cơ sở tổng kết, đánh giá toàn diện về hiệu quả Đề án sẽ tiếp tục đề xuất mô hình triển khai tiếp theo.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp đối với các hoạt động thể dục thể thao trong trường phổ thông, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh và xã hội trong công tác GDTC

a) Hệ thống lại các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, các Bộ ngành về công tác GDTC. Tổ chức sinh hoạt trong toàn ngành về nội dung này, không để giáo viên, cán bộ quản lý coi nhẹ môn học thể dục, làm chuyển biến căn bản nhận thức trong toàn ngành về công tác GDTC cũng như mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường.

b) Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, các văn bản pháp quy của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

c) Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về mục tiêu giáo dục toàn diện, vai trò GDTC trong trường phổ thông, trách nhiệm của gia đình và xã hội trong công tác GDTC.

d) Có kế hoạch triển khai các hoạt động GDTC theo chủ trương của Đảng và chính quyền các cấp.

2. Mua sắm trang thiết bị, tận dụng cơ sở vật chất hiện có để phục vụ cho công tác GDTC

a) Các cơ sở giáo dục công lập hàng năm cân đối trong dự toán chi thường xuyên để thực hiện mua sắm thiết bị tối thiểu phục vụ dạy thể dục nội khóa và tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa.

b) Tận dụng cơ sở vật chất hiện có như hội trường, nhà đa năng để dạy thể dục nội khóa và tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa.

c) Gắn kết với hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Học tập Cộng đồng và các Nhà Văn hóa Thể thao trên địa bàn phục vụ cho việc dạy học và tập luyện thể thao ngoại khóa.

c) Sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện có của Trung tâm Văn hóa Thể thao huyện, thị xã và thành phố để tổ chức giải thể thao truyền thống hàng năm cho các cụm trường tại địa phương và phục vụ cho việc huấn luyện lớp năng khiếu TDTT trong trường phổ thông.

e) Việc xây dựng bể bơi cho các cụm trường: Kêu gọi nguồn xã hội hoá gắn với việc thực hiện Kế hoạch số 2156/KH-UBND ngày 21/3/2013 của UBND tỉnh về phòng, chống đuối nước trẻ em tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2015.

3. Thực hiện đầy đủ chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giờ học môn thể dục trong trường phổ thông, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên GDTC

a) Tổ chức dạy và học đủ chương trình môn thể dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Trường Đại học Đồng Nai duy trì chỉ tiêu tuyển sinh chuyên ngành GDTC nhằm đảm bảo mỗi trường tiểu học trong tỉnh có ít nhất một giáo viên chuyên trách về giáo dục thể chất làm nòng cốt.

c) Thành lập tổ chuyên trách GDTC tham mưu cho lãnh đạo việc tổ chức, thực hiện công tác GDTC.

d) Bồi dưỡng giáo viên GDTC nhằm chuẩn hoá và nâng cao chất lượng đội ngũ này thông qua hình thức đào tạo nâng cấp, bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên.

đ) Tổ chức kiểm tra đánh giá tiêu chuẩn rèn luyện thân thể học sinh hàng năm theo hình thức bắt buộc.

e) Tổ chức các nhóm lớp học môn thể thao tự chọn theo tài liệu phân phối chương trình môn thể dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm phát huy sở trường của học sinh, tạo môi trường thuận lợi để học sinh phát triển năng khiếu. Ngoài những môn thể thao tự chọn được biên soạn trong chương trình, có thể lựa chọn môn thể thao khác nhằm phát triển các môn thể thao thế mạnh ở địa phương và phù hợp với điều kiện của nhà trường.

g) Dự toán kinh phí bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên GDTC từ năm 2013 đến năm 2020.

- Giai đoạn I (từ năm 2013 - 2015): Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ 02 đợt.

- Giai đoạn II (từ năm 2016 - 2020): Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ 05 đợt.

TT

Nội dung

ĐVT

SL

Đơn giá
(đồng)

Thành tiền
(đồng)

 

TỔNG KINH PHÍ

 

 

 

3.368.400.000

1

Thù lao giảng viên: (05 tiết/buổi x 120.000đ/lớp x 12 buổi/lớp) x 30 lớp

đợt

07

216.000.000

1.512.000.000

2

Thù lao cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ: (60.000đ/buổi/ người x 2 người x 12 buổi/lớp) x 30 lớp

đợt

07

43.200.000

302.400.000

3

Tiền nước uống: (5000đ/người/buổi x 1200 người x 12 buổi)

đợt

07

72.000.000

504.000.000

4

Tiền tài liệu, văn phòng phẩm, trang trí, xe đi lại cho giảng viên và các khoản chi khác (5.000.000đ/ lớp x 30 lớp)

đợt

07

150.000.000

1.050.000.000

Ghi chú:

- Chi thù lao cho giảng viên: Căn cứ thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính.

- Chế độ công tác phí cho giáo viên dự tập huấn thực hiện theo chế độ hiện hành và thanh toán tại cơ quan, đơn vị của cán bộ, giáo viên đang công tác. 

4. Tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh

a) Tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khoá cho học sinh gắn với những sự kiện trọng đại của đất nước, những sự kiện lịch sử, truyền thống của nhà trường, của địa phương và các hoạt động chuẩn bị cho các kỳ thi đấu thể thao các cấp.

b) Triển khai các hoạt động TDTT ngoại khoá và rèn luyện thân thể, tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp tỉnh truyền thống hàng năm như giải điền kinh, bơi lội, cờ vua, cầu lông…

c) Tổ chức cho học sinh tập luyện các môn thể thao dân tộc, trò chơi vận động, trò chơi dân gian; một số môn thể thao trường học của các nước phù hợp với điều kiện của tỉnh.

d) Thành lập các Câu lạc bộ TDTT trong trường phổ thông nhằm khuyến khích học sinh tự tập luyện ngoài giờ các môn thể thao theo sở thích cá nhân.

đ) Dự toán kinh phí tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh từ năm 2013 đến năm 2020.

 

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá
(đồng)

Thành tiền
(đồng)

Nguồn kinh phí

TỔNG KINH PHÍ

10.850.000.000

 

1

Giải Bóng đá học sinh TH

lần

07

250.000.000

1.750.000.000

Xã hội hoá

2

Giải Bóng đá học sinh THCS

lần

07

250.000.000

1.750.000.000

Nhà nước

3

Giải Bóng đá học sinh THPT

lần

07

250.000.000

1.750.000.000

Xã hội hoá

4

Giải Điền kinh học sinh TH - THCS - THPT

lần

07

250.000.000

1.750.000.000

Nhà nước

5

Giải Bơi lội học sinh TH - THCS - THPT

lần

07

200.000.000

1.400.000.000

Nhà nước

6

Giải Cầu lông học sinh TH - THCS - THPT

lần

07

200.000.000

1.400.000.000

Xã hội hoá

7

Giải Thể dục nhịp điệu học sinh TH - THCS - THPT

lần

07

150.000.000

1.050.000.000

Xã hội hoá

Ghi chú: Dự toán chi phí căn cứ Nghị quyết số 60/2012/NQ-HĐND ngày 06/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao trong tỉnh Đồng Nai (thuyết minh ở Phụ lục II).

5. Tổ chức các lớp năng khiếu TDTT trong trường phổ thông

Theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường, lớp năng khiếu thể dục thể thao trong giáo dục phổ thông (ban hành kèm theo Quyết định số 32/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) lớp năng khiếu TDTT là loại hình lớp chuyên biệt dành cho những học sinh phổ thông có năng khiếu TDTT. Lớp năng khiếu TDTT được thành lập ở các cấp, bậc học phổ thông dành cho những học sinh có năng khiếu TDTT nhằm phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng những học sinh có khả năng phát triển thành tích TDTT, trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện theo quy định ở Điều lệ trường phổ thông, các cấp, bậc học tương ứng.

a) Lớp năng khiếu TDTT trong trường phổ thông chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp quản lý giáo dục đối với các hoạt động giáo dục theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cơ quan quản lý TDTT phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục cùng cấp quản lý chỉ đạo nội dung chương trình, kế hoạch các hoạt động tập luyện và thi đấu thể dục thể thao, đội ngũ huấn luyện viên, cơ sở vật chất, thiết bị dụng cụ thể dục thể thao và kinh phí.

- Đối với lớp năng khiếu TDTT trong trường THCS: Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan quản lý TDTT cấp huyện chịu trách nhiệm lập kế hoạch, phương án tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

 - Đối với lớp năng khiếu TDTT trong trường THPT: Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm lập kế hoạch, phương án tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

b) Tổ chức lớp năng khiếu TDTT ở những trường phổ thông có đủ cơ sở vật chất đảm bảo việc học kiến thức phổ thông và tập luyện các môn năng khiếu TDTT cho học sinh (diện tích đất, phòng học, sân tập, nhà tập, phòng y tế và các thiết bị, dụng cụ cần thiết...); có đội ngũ huấn luyện viên đủ trình độ để huấn luyện các môn TDTT theo quy định; có nguồn tuyển sinh ổn định và đảm bảo chất lượng, phù hợp với mục tiêu quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và phát triển TDTT của ngành, của địa phương.

c) Tổ chức các lớp năng khiếu TDTT như: Bơi lội, cầu lông, đá cầu, bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ, thể dục, Karate, taekwondo, vovinam, cờ vua, judo, điền kinh (các môn có trong chương trình thi đấu HKPĐ toàn quốc).

- Giai đoạn I (từ năm 2013 đến 2015): Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng 11 lớp năng khiếu TDTT bậc THCS thí điểm. Mỗi đơn vị huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi là đơn vị cấp huyện) do Phòng Giáo dục và Đào tạo địa phương chủ trì đăng ký 01 lớp năng khiếu TDTT bậc THCS, mỗi lớp không quá 30 học sinh.

- Giai đoạn II (từ năm 2016 đến 2020): Mở 22 lớp năng khiếu TDTT bậc THCS và THPT tại các địa phương:

 Mỗi đơn vị cấp huyện do Phòng Giáo dục và Đào tạo địa phương chủ trì đăng ký 01 lớp năng khiếu TDTT bậc THCS, mỗi lớp không quá 30 học sinh. Sở Giáo dục và Đào tạo mở tại mỗi địa phương trên 01 lớp dành cho khối THPT, mỗi lớp không quá 30 học sinh.

d) Dự toán kinh phí tổ chức các lớp năng khiếu TDTT trong trường phổ thông từ năm 2013 đến năm 2020.

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Tổng kinh phí

 

TỔNG KINH PHÍ

 

 

 

20.182.800.000

I

GIAI ĐOẠN I ( 2013 - 2015)

 

 

 

3.168.800.000

1

Trợ cấp học bổng

 

 

 

1.012.800.000

a

Học bổng hàng tháng (9 tháng x 120.000đ/tháng) x 2 năm

học sinh

330

2.160.000

712.800.000

b

Trợ cấp học bổng cho học sinh đạt thành tích quốc gia: 3.000.000đ/năm x 1 năm)

học sinh

50

3.000.000

150.000.000

c

Trợ cấp học bổng cho học sinh đạt thành tích cấp tỉnh, khu vực (1.000.000đ/năm x 1 năm)

học sinh

150

1.000.000

150.000.000

2

Thù lao giáo viên, cán bộ quản lý

 

 

 

844.800.000

a

Thù lao giáo viên: (240 tiết x 100.000đ/tiết) x 2 năm/lớp

lớp

11

48.000.000

528.000.000

b

Cán bộ quản lý: (240 ngày x 60.000đ/ngày) x 2 năm/lớp

lớp

11

28.800.000

316.800.000

3

Chi khác

 

 

 

1.311.200.000

a

Chi quản lý phí: (240 ngày x 40.000đ/ngày) x 2 năm/lớp

lớp

11

19.200.000

211.200.000

b

Trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng (30.000.000/năm/lớp) x 2 năm

lớp

11

60.000.000

660.000.000

c

Chi công tác tuyển sinh: 10.000.000đ/lớp

lớp

11

10.000.000

110.000.000

d

Trang cấp: 500.000đ/học sinh/ năm x 2 năm

học sinh

330

1.000.000

330.000.000

II

GIAI ĐOẠN II (2016 - 2020)

 

 

 

17.014.000.000

1

Trợ cấp học bổng

 

 

 

6.564.000.000

a

Học bổng hàng tháng (9 tháng x 120.000đ/tháng) x 5 năm

học sinh

660

5.400.000

3.564.000.000

b

Trợ cấp học bổng cho học sinh đạt thành tích quốc gia: 3.000.000đ/năm x 5 năm)

học sinh

100

15.000.000

1.500.000.000

c

Trợ cấp học bổng cho học sinh đạt thành tích cấp tỉnh, khu vực (1.000.000đ/năm x 5 năm)

học sinh

300

5.000.000

1.500.000.000

2

Thù lao giáo viên, cán bộ quản lý

 

 

 

4.224.000.000

a

Thù lao giáo viên: (240 tiết x 100.000đ/tiết) x 5 năm/lớp

lớp

22

120.000.000

2.640.000.000

b

Cán bộ quản lý: (240 ngày x 60.000đ/ngày) x 5 năm/lớp

lớp

22

72.000.000

1.584.000.000

3

Chi khác

 

 

 

6.226.000.000

a

Chi quản lý phí: (240 ngày x 40.000đ/ngày) x 5 năm/lớp

lớp

22

48.000.000

1.056.000.000

b

Trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng (30.000.000/năm/lớp) x 5 năm

lớp

22

150.000.000

3.300.000.000

c

Chi công tác tuyển sinh: 10.000.000đ/lớp

lớp

22

10.000.000

220.000.000

d

Trang cấp: 500.000đ/học sinh/năm x 5 năm

học sinh

660

2.500.000

1.650.000.000

Ghi chú: Dự toán chi phí tổ chức lớp năng khiếu TDTT trong trường phổ thông dựa trên Kế hoạch đào tạo và Dự toán kinh phí chương trình III: Đào tạo bồi dưỡng năng khiếu giai đoạn 2012 - 2015 (kèm theo Kế hoạch số 2941/KH-UBND ngày 27/4/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai).

IV. KẾ HOẠCH KINH PHÍ

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT

Nội dung hoạt động

Tổng kinh phí

Kinh phí giai đoạn I
(2013 - 2015)

Kinh phí giai đoạn II
(2016 - 2020)

Tổng số

Nhà nước

Xã hội hoá

Tổng số

Nhà nước

Xã hội hoá

TỔNG KINH PHÍ

34,43

7,24

5,54

1,70

27,19

22,94

3,50

1

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên GDTC

3,40

0,97

0,97

0,0

2,43

2,43

0,00

2

Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh

10,85

3,10

1,40

1,70

7,75

3,50

4,25

3

Tổ chức các lớp năng khiếu TDTT trong trường phổ thông

20,182

3,168

3,168

0,00

17,014

17,014

0,00

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Là cơ quan thường trực thực hiện Đề án, chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Đề án.

b) Xây dựng chương trình và kế hoạch kinh phí cụ thể để thực hiện các chương trình Đề án theo từng giai đoạn.

c) Chủ trì phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai và thực hiện Đề án; hướng dẫn, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện Đề án và báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ. Tham mưu công tác tổ chức sơ kết vào năm 2015 và tổng kết việc thực hiện Đề án vào năm 2020.

2. Sở Tài chính

Phối hợp với các ngành, hàng năm thẩm định dự toán và cân đối nguồn ngân sách địa phương kinh phí thực hiện Đề án. Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị sử dụng kinh phí theo đúng Luật Ngân sách.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cân đối và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản để thực hiện Đề án theo quy định.

4. Sở Nội vụ

Phối hợp với các ban ngành liên quan xây dựng chế độ, chính sách đối với các tập thể, cá nhân tham gia hoạt động thể dục, thể thao trường học.

5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các địa phương xây dựng các lớp năng khiếu TDTT trong trường phổ thông.

b) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh. Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên GDTC.

c) Các công trình thể dục thể thao của ngành, các cấp, phải có kế hoạch phục vụ miễn phí tối đa cho công tác giáo dục thể chất của các trường học trên từng địa bàn.

6. UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa

Tổ chức triển khai thực hiện Đề án; hàng năm cân đối ngân sách thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp quản lý ngành giáo dục./.

 

PHỤ LỤC I

TÌNH HÌNH TRANG THIẾT BỊ, SÂN BÃI PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC GDTC
(Kèm theo Quyết định số 3933./QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

1. Tình hình trang thiết bị tối thiểu phục vụ dạy thể dục nội khóa và tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh tiểu học.

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Tổng số

Hiện còn sử dụng

Hư, hỏng

Đề nghị bổ sung

1

Đồng hồ bấm giờ

cái

322

190

132

759

2

Cờ vua

bộ

494

316

178

2.212

3

Cầu đá

quả

18.733

7.762

10.971

23.199

4

Thước dây

sợi

1.672

1.268

404

1.066

5

Tranh vẽ

bộ

8.995

8.039

956

1.825

6

Bóng đá

quả

3.560

1.868

1.692

2.714

7

Bóng chuyền

quả

1.859

1.057

802

1.932

8

Còi

cái

2.182

1.353

829

1.308

9

Bàn bóng bàn

cái

1.445

1.189

256

1.476

10

Nệm bật xa

cái

117

89

28

629

11

Bóng rổ

quả

1.188

717

171

1.121

12

Băng, đĩa

cái

3.553

2.250

1.303

1.750

13

Bóng cao su nhỏ

quả

6.618

5.068

1.550

5.581

14

Cờ đuôi nheo

cái

6.940

4.516

2.424

8.587

15

Dây nhảy cá nhân

sợi

31.924

20.019

11.905

18.308

16

Dây nhảy tập thể

sợi

6.770

3.854

2.916

3.790

17

Ghế băng

cái

633

400

233

705

2. Tình hình trang thiết bị tối thiểu phục vụ dạy thể dục nội khóa và tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh THCS

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Tổng số

Hiện còn sử dụng

Hư, hỏng

Đề nghị bổ sung

1

Đồng hồ bấm giờ

cái

446

190

256

359

2

Đồng hồ cờ vua

cái

0

0

0

756

3

Trụ xà nhảy cao

bộ

250

155

95

199

4

Cờ vua

bộ

360

222

138

1.425

5

Cầu đá

trái

3.278

1.590

1.688

6.875

6

Bàn đạp

bộ

600

488

112

432

7

Ván dậm

cái

121

75

46

258

8

Dây nhảy

sợi

4.845

3.262

1.583

3.945

9

Nệm nhảy cao

cái

433

203

230

402

10

Xà nhảy cao

cái

281

106

175

450

11

Thước dây 30m

Cuộn

300

198

102

375

12

Tranh vẽ

bộ

1.146

891

255

685

13

Lưới bóng chuyền

cái

222

135

87

261

14

Lưới bóng đá

bộ

70

40

30

226

15

Lưới cầu lông

cái

248

134

114

329

16

Bóng đá

quả

1.028

411

617

1.533

17

Bóng chuyền

quả

1.791

919

872

1.929

18

Còi

cái

358

220

138

547

19

Cột bóng chuyền

bộ

159

116

43

178

20

Bàn bóng bàn

cái

105

47

58

178

21

Vợt bóng bàn

cái

176

61

115

749

22

Lưới bóng bàn

bộ

87

34

53

246

23

Nệm bật xa

cái

253

113

140

370

24

Dây kéo co

sợi

29

35

24

302

25

Gậy đẩy

cây

35

16

19

459

26

Bóng rổ

quả

75

31

44

537

27

Khung rổ

bộ

14

10

4

199

28

Bóng ném

quả

5.637

3.974

1.683

2.027

29

Lưới chắn bóng ném

cái

103

62

41

170

3. Tình hình trang thiết bị tối thiểu phục vụ dạy thể dục nội khóa và tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh THPT

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Tổng số

Hiện còn sử dụng

Hư, hỏng

Đề nghị bổ sung

1

Đồng hồ bấm giờ

cái

208

100

108

132

2

Đồng hồ cờ vua

cái

9

3

6

123

3

Trụ xà nhảy cao

bộ

198

158

40

40

4

Cờ vua

bộ

174

164

10

323

5

Vợt cầu lông

cái

1.917

757

1160

1.808

6

Cầu lông

hộp

812

184

628

1.218

7

Cầu đá

trái

5.886

1.369

4517

5.672

8

Bàn đạp

bộ

782

658

124

110

9

Ván dậm

cái

36

24

12

75

10

Dây nhảy

sợi

280

192

88

1140

11

Nệm nhảy cao

cái

187

87

100

133

12

Xà nhảy cao

cái

139

105

34

118

13

Thước dây 30m.

cuộn

138

85

53

91

14

Tranh vẽ

bộ

185

94

91

129

15

Lưới bóng chuyền

cái

116

81

35

101

16

Lưới bóng đá

bộ

50

34

16

60

17

Lưới cầu lông

cái

254

165

89

157

18

Bóng đá

quả

763

260

503

692

19

Bóng chuyền

quả

1183

488

695

1094

20

Còi

cái

119

80

39

155

21

Cột bóng chuyền

bộ

90

50

40

40

22

Bàn bóng bàn

cái

67

41

26

334

23

Vợt bóng bàn

cái

129

76

53

334

24

Lưới bóng bàn

bộ

55

37

18

100

25

Nệm bật xa

cái

12

8

4

99

26

Dây kéo co

sợi

64

33

31

282

27

Gậy đẩy

cây

32

18

14

282

28

Bóng rổ

quả

994

562

432

593

29

Khung rổ

bộ

47

31

16

60

30

Tạ 3kg

quả

543

401

142

124

31

Tạ 5kg

quả

660

520

140

122

4. Sân bãi phục vụ cho công tác GDTC trong năm học 2012 - 2013

Bậc

Sân bãi

 

Cầu lông

Hố nhảy xa

Sân chạy

Hồ bơi

Bóng chuyền

Bóng đá mini

Sân bóng rổ

Phòng tập

TH

203

46

87

0

88

85

41

52

 

THCS

201

130

187

0

141

59

10

51

 

THPT

123

74

39

6

83

47

29

9

 

Tổng cộng

527

250

313

6

312

191

80

112

 

(Ghi chú: Sân chạy bậc TH, THCS: 80 x 30m; bậc THPT: 100 x 30m)

 

PHỤ LỤC II

BẢNG THUYẾT MINH PHẦN KINH PHÍ TỔ CHỨC MỘT HOẠT ĐỘNG TDTT NGOẠI KHÓA CHO HỌC SINH
(Kèm theo Quyết định số 3933/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (đồng)

Tổng kinh phí (đồng)

I

GIẢI BÓNG ĐÁ HỌC SINH TIỂU HỌC

247.260.000

1

Chi bồi dưỡng làm nhiệm vụ

33.360.000

a

Ban chỉ đạo, Ban Tổ chức, Trưởng Phó các Tiểu ban chuyên môn: 20 người x 80.000đ/người/ngày= 1.600.000đ/ngày

ngày

06

1.600.000

9.600.000

b

Giám sát, trọng tài chính: 06 người x 80.000đ/người/buổi = 480.000đ/buổi

buổi

12

480.000

5.760.000

c

Thư ký, trọng tài khác: 12 người x 50.000đ/người/buổi = 600.000đ/buổi

buổi

12

600.000

7.200.000

d

Công an, y tế, bảo vệ, phục vụ: 20 người x 45.000đ/người/buổi = 900.000đ/buổi

buổi

12

900.000

10.800.000

2

Các nội dung chi khác phục vụ giải

153.000.000

a

Chi tiền thuê chỗ ở cho các trọng tài không có điều kiện đi về hàng ngày: 06 người x 300.000đ/người/ngày = 3.000.000đ/ngày

ngày

08

1.500.000

12.000.000

b

Chi thuê địa điểm, tiền điện, nước tại địa điểm thi đấu

buổi

12

2.000.000

24.000.000

c

Chi đi lại, thuê phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị phục vụ công tác tổ chức giải

buổi

12

3.000.000

36.000.000

d

Chi trang trí lễ khai mạc và bế mạc

 

 

 

10.000.000

e

Chi in giấy mời, báo cáo kết quả thi đấu

 

 

 

1.000.000

g

Chi làm huy chương, cờ, cúp

 

 

 

20.000.000

h

Chi khen thưởng huấn luyện viên, vận động viên

 

 

 

20.000.000

i

Mua sắm trang thiết bị phục vụ lễ khai mạc, tổng kết, thi đấu và các khoản chi khác

 

 

 

30.000.000

3

Chi bồi dưỡng đối tượng tham gia lễ
khai mạc, bế mạc (đồng diễn, diễu hành)

60.900.000

a

Người tập luyện: 150 người x 30.000đ/người/buổi = 4.500.000đ/buổi

buổi

05

4.500.000

22.500.000

b

Người tập tổng duyệt: 150 người x 40.000đ/người/buổi= 6.000.000đ/buổi

buổi

02

6.000.000

12.000.000

c

Người tập tham gia chính thức lễ khai mạc, bế mạc: 150 người x 70.000đ/người/buổi = 10.500.000đ/buổi

buổi

02

10.500.000

21.000.000

d

Giáo viên quản lý, hướng dẫn: 10 người x 60.000đ/người/buổi = 600.000 đ/buổi

buổi

09

600.000

5.400.000

Ghi chú: Dự toán chi phí dựa trên Nghị quyết số 60/2012/NQ-HĐND ngày 06/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao trong tỉnh Đồng Nai./.