Quyết định 39/2015/QĐ-UBND Quy định mức trần thù lao công chứng, dịch thuật và chế độ quản lý, sử dụng tiền thu dịch vụ của hoạt động công chứng trên địa bàn
Số hiệu: | 39/2015/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng | Người ký: | Nguyễn Văn Yên |
Ngày ban hành: | 04/05/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Bổ trợ tư pháp, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2015/QĐ-UBND |
Đà Lạt, ngày 04 tháng 05 năm 2015 |
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC TRẦN THÙ LAO CÔNG CHỨNG VÀ THÙ LAO DỊCH THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Công chứng ngày 20 tháng 6 năm 2014;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức trần thù lao công chứng, thù lao dịch thuật và chế độ quản lý, sử dụng tiền thu dịch vụ của hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Trưởng các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh, các sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỨC TRẦN THÙ LAO CÔNG CHỨNG, THÙ LAO DỊCH THUẬT VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN THU DỊCH VỤ CỦA HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 39/2015/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Quy định mức trần thù lao trong hoạt động công chứng đối với việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng theo quy định tại Luật Công chứng năm 2014.
1. Đối tượng nộp: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện việc công chứng và dịch thuật.
2. Đơn vị thu: Các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
1. Các tổ chức hành nghề công chứng phải đăng ký với cơ quan thuế, sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế phát hành và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.
2. Việc thu, nộp tiền thu thù lao trong hoạt động công chứng và tiền thu thù lao dịch thuật bằng tiền đồng Việt Nam (VNĐ); mức thu được phê duyệt tại Quy định này không bao gồm phí công chứng theo quy định hiện hành.
Điều 4. Quy định mức trần thù lao trong hoạt động công chứng
1. Mức trần thù lao cho việc soạn thảo, đánh máy các loại hợp đồng, giao dịch:
STT |
Văn bản công chứng |
Mức thù lao soạn thảo, đánh máy và in ra 01 bản (đồng) |
|
Đơn giản |
Phức tạp |
||
01 |
Các loại hợp đồng, giao dịch |
||
1.1 |
Từ 03 trang trở xuống |
90.000 |
120.000 |
1.2 |
Từ 04 đến 06 trang |
120.000 |
160.000 |
1.3 |
Từ 07 trang trở lên |
140.000 |
180.000 |
02 |
Văn bản khai nhận di sản, thỏa thuận phân chia di sản; văn bản từ chối nhận di sản |
150.000 |
200.000 |
03 |
Di chúc |
150.000 |
* Trường hợp văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản được coi là phức tạp khi có một trong các điều kiện sau:
- Có từ 05 người trở lên thỏa thuận phân chia, khai nhận di sản;
- Thừa kế thế vị;
- Di sản là tài sản ở nhiều nơi;
- Có người làm chứng, người phiên dịch.
* Trường hợp hợp đồng, giao dịch khác được coi là phức tạp khi có một trong các điều kiện sau:
- Các hợp đồng, giao dịch có từ 05 người trở lên tham gia;
- Các hợp đồng, giao dịch chưa được mẫu hóa, không có trên phần mềm, các mẫu hợp đồng, văn bản ban hành kèm theo Thông tư 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng của Phòng Công chứng và chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất;
- Các hợp đồng, giao dịch về bất động sản có tài sản ở nhiều nơi;
- Khi người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh đối với hồ sơ công chứng;
- Có người làm chứng, người phiên dịch.
2. Mức trần thù lao cho việc sao chụp, niêm yết hồ sơ và các việc khác liên quan đến hoạt động công chứng:
STT |
Loại thù lao các việc khác liên quan đến hoạt động công chứng |
Mức thu (đồng) |
1 |
In ấn |
5.000/01 trang |
2 |
Sao chụp văn bản (A4) |
1.000/01 trang |
Sao chụp văn bản (A3) |
2.000/01 trang |
|
3 |
Niêm yết hồ sơ |
|
|
Dưới 10 km |
50.000/ 1 hồ sơ |
|
Từ 10-20 km |
100.000/ 1 hồ sơ |
|
Trên 20 km |
150.000/ 1 hồ sơ |
Điều 5. Quy định mức trần thu dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại.
1. Mức trần thù lao dịch thuật được tính trên cơ sở thứ tiếng cần dịch và mức độ của giấy tờ, văn bản, cụ thể:
Phân loại |
Tiếng |
Đơn giản (đồng/trang) |
Phức tạp (đồng/trang) |
Dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt |
Anh, Pháp, Hoa |
100.000 |
130.000 |
Nhật, Hàn, Đức |
110.000 |
140.000 |
|
Khác |
120.000 |
150.000 |
|
Dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài |
Anh, Pháp, Hoa |
120.000 |
150.000 |
Nhật, Hàn, Đức |
130.000 |
160.000 |
|
Khác |
140.000 |
170.000 |
- Trường hợp được xem là phức tạp khi các loại giấy tờ, văn bản chưa được mẫu hóa; các loại giấy tờ văn bản ít được lưu hành, mang tính chuyên ngành, kỹ thuật như: bản tuyên thệ; di chúc; các loại Công hàm do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp; hợp đồng kinh tế, dân sự, lao động; bản án, quyết định của Tòa án; các văn bản chuyên ngành y khoa, kỹ thuật, pháp luật, văn hóa và các loại giấy tờ, văn bản có hình thức tương tự được phép dịch thuật.
- Đơn vị tính: Một trang văn bản cần dịch có số lượng từ tối đa là 350 từ.
2. Đối với giấy tờ, văn bản có nhiều trang mà nội dung của các trang sau có tính chất, đặc điểm như trang trước (như: Hộ khẩu, học bạ, ...) thì từ trang thứ 02 (hai) trở đi mức thu tính bằng 1/2 mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Đối với Phòng công chứng
1.1. Số tiền thu được từ nguồn thu dịch vụ trong hoạt động công chứng, dịch thuật đối với các Phòng công chứng được chi các khoản như sau:
a) Chi nộp thuế theo quy định;
b) Chi trả tiền lương cho người làm dịch vụ;
c) Các chi phí trực tiếp cho hoạt động dịch vụ như mua văn phòng phẩm, mực in, sửa chữa máy móc.
1.2. Số tiền còn lại sử dụng như sau:
a) Tăng thu nhập cho công chức, viên chức và hợp đồng lao động trong đơn vị.
b) Trích lập các quỹ: đầu tư phát triển, khen thưởng, phúc lợi, ổn định thu nhập (nếu có).
2. Đối với Văn phòng công chứng
Số tiền thu được từ nguồn thu dịch vụ hoạt động công chứng là doanh thu của đơn vị. Đơn vị thu có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số tiền thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật.
2. Các tổ chức hành nghề công chứng phải mở sổ sách kế toán để theo dõi, hạch toán chi phí, doanh thu các khoản thu dịch vụ công chứng theo pháp luật về kế toán thống kê.
Điều 8. Giao Sở Tư pháp, Sở Tài chính và Cục thuế tỉnh tổ chức, theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các tổ chức hành nghề công chứng kịp thời phản ánh đến Sở Tư pháp, Sở Tài chính để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.