Quyết định 3815/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án “Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
Số hiệu: 3815/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Phạm Đăng Quyền
Ngày ban hành: 04/10/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Doanh nghiệp, hợp tác xã, Tổ chức chính trị - xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3815/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 04 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG ƯU ĐÃI HỖ TRỢ THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc m và Quỹ quốc gia về việc làm;

Căn cứ Quyết định số 4095/2013/QĐ-UBND ngày 21/11/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Ban hành Quy chế tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn từ Ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa để cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh;

Xét đề nghị của Ban chấp hành Đoàn tỉnh Thanh Hóa tại Tờ trình số 261-TTR/TĐTN-TNNT ngày 8/7/2016; của Sở Tài chính tại văn bản số 3882/STC-TCDN ngày 16/9/2016 về việc xin phê duyệt Đề án “Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” với các nội dung sau:

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung:

Hỗ trợ về vốn cho thanh niên để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp, xây dựng nông thôn mới; góp phn xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, Hội tại các địa phương.

1.2. Mục tiêu cthể:

Giai đoạn 2017 - 2020, chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp hỗ trợ cho 100 đến 150 đoàn viên, thanh niên vay vốn sản xuất, kinh doanh; đoàn viên, thanh niên có nhu cầu vay vốn đi m việc có thời hạn ở nước ngoài.

2. Phạm vi áp dụng

Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được áp dụng để hỗ trợ về vốn cho thanh niên trên địa bàn tỉnh để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp, xây dựng nông thôn mới; góp phần xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, Hội tại các địa phương.

3. Đối tượng được vay vốn

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, thợp tác, hộ sản xuất kinh doanh do đoàn viên, thanh niên làm chủ.

- Là đoàn viên, thanh niên có nhu cầu vay vốn để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Trừ các đối tượng đã vay vốn theo Quyết định số 4095/2013/QĐ-UBND ngày 21/11/2013 của UBND tỉnh.

4. Điều kiện vay vốn

Là đoàn viên, thanh niên, có hộ khẩu thường trú tđủ 12 tháng trở lên tại địa phương đang tham gia sinh hoạt Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam dưới 40 tuổi. Ưu tiên cho đoàn viên thanh niên có dự án phát triển sản xuất kinh doanh, tận dụng, phát huy thế mạnh của địa phương, đóng góp vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, xây dựng nông thôn mới.

5. Cơ chế tạo lập nguồn vốn

- Nguồn vốn do Ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh. Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách và kết quả sử dụng nguồn vốn cho vay của các năm trước, Sở Tài chính tham mưu, báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh phê duyệt bổ sung nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội Thanh Hóa để thực hiện.

- Nguồn vốn huy động: Vốn vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ, tài trợ; Vốn huy động khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tnh.

6. Mức cho vay, lãi suất cho vay

6.1. Mức cho vay:

- Đối với cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh do đoàn viên, thanh niên làm chủ: Mức cho vay tối đa không quá 50% tổng nhu cầu vốn của dự án, nhưng không vượt quá mức cho vay ti đa được quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính Phủ và các văn bản điều chỉnh liên quan.

- Đi với cho vay đoàn viên, thanh niên có nhu cầu vay vn để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: Thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay đối với lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài và các văn bản hướng dẫn cơ chế cho vay Xuất khẩu lao động hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Mức cho vay áp dụng mức trần với từng thị trường theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

6.2. Lãi suất cho vay:

- Đối với cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh do đoàn viên, thanh niên làm chủ: Áp dụng lãi suất bằng lãi suất chương trình cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ (hiện nay được hướng dẫn tại văn bản số 3798/NHCS-TDSV ngày 20/11/2015 của Tổng Giám đốc NHCSXH).

- Đối với cho vay đoàn viên, thanh niên có nhu cầu vay vốn để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: Áp dụng lãi suất bằng lãi suất chương trình cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ (hiện nay được hướng dẫn tại văn bản số 4289/NHCS-TDNN ngày 25/12/2015 của Tổng Giám đốc NHCSXH).

7. Phương thức cho vay, quy trình nghiệp vụ cho vay

7.1. Phương thức cho vay:

Phương thức cho vay ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa.

7.2. Quy trình nghiệp vụ cho vay:

Áp dụng quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn của chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và cho vay người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính Phủ (hiện nay đang thực hiện theo nội dung văn bản số 3798/NHCS-TDSV ngày 20/11/2015 và văn bản s4289/NHCS-TDNN ngày 25/12/2015 của Tổng giám đốc NHCSXH).

8. Quản lý, sử dụng lãi thu được từ nguồn vốn ngân sách tỉnh

Vận dụng Quyết định số 4095/2013/QĐ-UBND ngày 21/11/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Ban hành Quy chế tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn từ Ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đcho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh để thực hiện việc quản lý, sử dụng lãi thu được từ nguồn ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp như sau:

- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro: 5%;

- Trích bổ sung vốn gốc để cho vay: 20%.

- Chi phí quản lý của Đề án: 75% (bao gồm: 65% chi phí quản lý của NHCSXH tỉnh để chi trả hoa hồng cho Tổ tiết kiệm, chi trả phí ủy thác cho tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác và các chi phí quản lý khác; 10% chi phí cho hoạt động Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH).

Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Tỉnh đoàn và Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa thống nhất phân chia mức chi phí quản lý trên.

9. Thời gian thực hiện Đề án: Từ năm 2017 đến năm 2020.

10. Dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án: 10.000 triệu đồng

Trong đó:

- Năm 2017, bổ sung 5.000 triệu đồng;

- Năm 2018, bổ sung 5.000 triệu đồng;

11. Tổ chức thực hiện

11.1. Tỉnh đoàn Thanh Hóa:

- Thành lập Ban chỉ đạo Chương trình.

- Phối hợp với Ngân hàng chính sách tỉnh thẩm định các dự án vay vốn có hiệu quả, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý món vay đến khi tất toán.

- Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng chính sách, xã hội tỉnh tập huấn quy trình nghiệp vụ chương trình cho vay cho cán bộ Đoàn được phân công.

11.2. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tnh Thanh Hóa:

- Định kỳ hàng năm, chtrì phối hợp với các đơn vị có liên quan báo cáo kết quả quản lý, sử dụng nguồn vốn cho vay được ủy thác và kế hoạch vốn năm tiếp theo gửi UBND tỉnh và Sở Tài chính theo quy định.

- Phối hợp với Tỉnh đoàn thẩm định và quản lý các dự án vay vốn.

- Tiến hành giải ngân theo đúng quy định.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính, Bí thư Tỉnh đoàn, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tập thể, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3QĐ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ch
tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX.

TN/2016/Ngọc.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 

ĐỀ ÁN

CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG ƯU ĐÃI HỖ TRỢ THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3815/QĐ-UBND ngày 04/10/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

I. MỞ ĐẦU

1. Khái quát chung về tình hình thanh niên tham gia phát triển kinh tế tại tỉnh Thanh Hóa

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách tạo điều kiện cho thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với những chính sách đó đã tạo điều kiện cho hàng triệu thanh niên được học tập, học nghề và tìm kiếm việc làm; góp phần tích cực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới và sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Tại tỉnh Thanh Hóa, hiện nay số lượng đoàn viên thanh niên khoảng 980 ngàn người, chiếm 29% dân số và gần 47% lực lượng lao động toàn tỉnh. Trong đó, số thanh niên thường xuyên có mặt tại địa phương khoảng 750 ngàn người; đoàn viên thanh niên được tập hợp trong tổ chức Đoàn, Hội là 547,5 ngàn người. Số lượng đoàn viên thanh niên khi nông thôn khoảng 600 ngàn người, chiếm 65,34% tổng số đoàn viên thanh niên toàn tỉnh.

Những năm qua, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên các cấp đã tích cực hỗ trợ thanh niên tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp. Song, thực tế nguồn vốn cho thanh niên vay đầu tư phát triển kinh tế còn rất hạn chế. Theo số liệu thống kê đến 31/5/2016, tổng dư nợ do Đoàn thanh niên trong tỉnh nhận ủy thác là 625,9 tỷ đồng với 24.100 hộ gia đình được vay vốn tại nhiều chương trình khác nhau như: Cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo đầu tư vào sản xuất; cho vay học sinh sinh viên chi phí học tập tại các trường đại học, cao đẳng; cho vay xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn...v.v...

Tuy vậy, nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm cho đoàn viên thanh niên hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho thanh niên thực hiện phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, chính sách cho vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo tập trung vào đối tượng là hộ gia đình; đoàn viên thanh niên đang sống phụ thuộc không thể chủ động vay vốn để lập nghiệp, đây là rào cản lớn trong việc đoàn viên thanh niên tỉnh nhà tiếp cận vốn vay để phát triển kinh tế.

2. Sự cần thiết phải hỗ trợ thanh niên trong phong trào khi sự Doanh nghiệp, khởi nghiệp

Thanh Hóa là địa phương có tỷ lệ thanh niên tham gia phát triển kinh tế cao, do đó việc thực hiện có hiệu quả Phong trào thanh niên khởi sự doanh nghiệp, xung kích phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, tham gia xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đặc biệt quan tâm.

Quá trình đô thị hóa đang phát triển nhanh, nhiều vùng nông thôn không còn đất để sản xuất nông nghiệp, thanh niên không có việc làm gia tăng. Một bộ phận thanh niên sống ở vùng nông thôn, miền núi, kinh tế chậm phát triển không yên tâm ở lại quê hương làm ăn do thu nhập thấp, tìm mọi cách ra thành phố kiếm việc làm. Số đông thanh niên được đào tạo song khi tốt nghiệp không muốn về quê hương lập nghiệp. Xu hướng thanh niên rời quê ra thành thị kiếm sng ngày một gia tăng. Điều đó, làm cho công tác quản lý đô thị gặp khó khăn, các tệ nạn xã hội do thanh, thiếu nhi tăng mnh. Mặt khác, nhiều đoàn viên thanh niên có chí hướng vươn lên làm giàu tại quê hương, muốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn, thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước.

Trong những năm tới Việt Nam sẽ tham gia vào khối thị trường chung Asean và hội nhập TPP; quá trình cạnh tranh sẽ diễn ra khốc liệt, sản xuất nông nghiệp theo các phương thức truyền thống gặp nhiều khó khăn, do đó rất cần sự hỗ trợ về cơ chế chính sách và về nguồn vốn để thanh niên tạo lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực nông thôn, nông nghiệp.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được Đảng, Chính phủ chỉ đạo triển khai đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Với các vùng kinh tế gặp khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, thanh niên là một trong những lực lượng xung kích, đi đầu tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc.

Do vậy, chương trình hỗ trợ đoàn viên thanh niên khởi nghiệp là một việc làm thiết thực, cần thiết, khơi dậy tinh thần “Ly nông không ly hương”. Là việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đối với Phong trào thanh niên khởi sự doanh nghiệp, xung kích phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

3. Căn cứ lập Đề án chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

- Chỉ thị số 06/2005/CT-TTg ngày 21/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò Thanh niên tham gia phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới;

- Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về việc tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện.

- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phvề việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

- Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;

- Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

- Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 04/11/2013 của Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giảm nghèo bền vững các huyện miền núi đến năm 2020;

- Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 01/10/2013 của UBND tỉnh về thực hiện Quyết định số 324/QĐ-TTg ngày 18/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Đoàn TNCS HCM tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2020;

- Nghđịnh 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;

- Nghị quyết Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII, nhim k 2012-2017.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

- Thông báo Kết luận số 34-TB/VPTU ngày 28/3/2016, của Văn phòng Tỉnh ủy về việc thông báo kết luận của đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh tại buổi làm việc với BCH Tỉnh đoàn Thanh Hóa;

- Quyết định số 4095/2013/QĐ-UBND ngày 21/11/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Ban hành Quy chế tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn từ Ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đcho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh.

II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung:

Hỗ trợ về vốn cho thanh niên để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp, xây dựng nông thôn mới; góp phần xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, Hội tại các địa phương.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

Giai đoạn 2017-2020, chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp hỗ trợ cho 100 đến 150 đoàn viên, thanh niên vay vốn sản xuất, kinh doanh; đoàn viên, thanh niên có nhu cầu vay vn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

2. Phạm vi áp dụng

Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp được áp dụng để hỗ trợ về vốn cho thanh niên trên địa bàn tỉnh để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp, xây dựng nông thôn mới; góp phần xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, Hội tại các địa phương.

3. Đối tượng được vay vốn

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh do đoàn viên, thanh niên làm chủ.

- Là đoàn viên, thanh niên có nhu cầu vay vốn để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Trcác đối tượng đã vay vốn theo Quyết định số 4095/2013/QĐ-UBND ngày 21/11/2013 của UBND tnh.

4. Điều kiện vay vốn

Là đoàn viên, thanh niên, có hộ khẩu thường trú từ đủ 12 tháng trở lên tại địa phương đang tham gia sinh hoạt Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam dưới 40 tuổi. Ưu tiên cho đoàn viên thanh niên có dự án phát triển sản xuất kinh doanh, tận dụng, phát huy thế mạnh của địa phương, đóng góp vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, xây dựng nông thôn mới.

5. Cơ chế tạo lập nguồn vốn

- Nguồn vốn do Ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh. Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách và kết quả sử dụng nguồn vốn cho vay của các năm trước, Sở Tài chính tham mưu, báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh phê duyệt bổ sung nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội Thanh Hóa để thực hiện.

- Nguồn vốn huy động: Vốn vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ, tài trợ; Vốn huy động khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

6. Mức cho vay, lãi suất cho vay

6.1. Mức cho vay:

- Đối với cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh do đoàn viên, thanh niên làm chủ: Mức cho vay tối đa không quá 50% tổng nhu cầu vốn của dự án, nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa được quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính Phủ và các văn bản điều chỉnh liên quan.

- Đi với cho vay đoàn viên, thanh niên có nhu cầu vay vn để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: Thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay đối với lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài và các văn bản hướng dẫn cơ chế cho vay Xuất khẩu lao động hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Mức cho vay áp dụng mức trần với từng thị trường theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

6.2. Lãi suất cho vay:

- Đối với cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh do đoàn viên, thanh niên làm chủ: Áp dụng lãi suất bằng lãi suất chương trình cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ (hiện nay được hướng dẫn tại văn bản số 3798/NHCS-TDSV ngày 20/11/2015 của Tổng Giám đốc NHCSXH).

- Đối với cho vay đoàn viên, thanh niên có nhu cầu vay vốn để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: Áp dụng lãi suất bằng lãi suất chương trình cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ (hiện nay được hướng dẫn tại văn bản số 4289/NHCS-TDNN ngày 25/12/2015 của Tổng Giám đốc NHCSXH).

7. Phương thức cho vay, quy trình nghiệp vụ cho vay

7.1. Phương thức cho vay:

Phương thức cho vay ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa.

7.2. Quy trình nghiệp v cho vay;

Áp dụng quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn của chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm và cho vay người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính Phủ (hiện nay đang thực hiện theo nội dung văn bản s 3798/NHCS-TDSV ngày 20/11/2015 và văn bản số 4289/NHCS-TDNN ngày 25/12/2015 của Tổng giám đốc NHCSXH).

8. Quản lý, sử dụng lãi thu được từ nguồn vốn ngân sách tỉnh

Vận dụng Quyết định số 4095/2013/QĐ-UBND ngày 21/11/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc Ban hành Quy chế tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn từ Ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đề cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh để thực hiện việc quản lý, sử dụng lãi thu được từ nguồn ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp như sau:

- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro: 5%;

- Trích bổ sung vốn gốc để cho vay: 20%.

- Chi phí quản lý của Đề án: 75% (bao gồm: 65% chi chi phí quản lý của NHCSXH tỉnh để chi trả hoa hồng cho Tổ tiết kiệm, chi trả phí ủy thác cho tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác và các chi phí quản lý khác; 10% chi phí cho hoạt động Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH).

Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Tỉnh đoàn và Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa thống nhất phân chia mức chi phí quản lý trên.

10. Dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án: 10.000 triệu đồng

Trong đó:

- Năm 2017, bổ sung 5.000 triệu đồng;

- Năm 2018, bổ sung 5.000 triệu đồng;

11. Tổ chức thực hiện

11.1. Tỉnh đoàn Thanh Hóa:

- Thành lập Ban chỉ đạo Chương trình.

- Phối hợp với Ngân hàng chính sách tỉnh thẩm định các dự án vay vốn có hiệu quả, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý món vay đến khi tất toán.

- Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tập huấn quy trình nghiệp vụ chương trình cho vay cho cán bộ Đoàn được phân công.

11.2. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa:

- Định kỳ hàng năm, chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan báo cáo kết quả quản lý, sử dụng nguồn vốn cho vay được ủy thác và kế hoạch vn năm tiếp theo gửi UBND tỉnh và Sở Tài chính theo quy định.

- Phối hợp với Tỉnh đoàn thẩm định các dự án vay vốn.

- Tiến hành giải ngân theo đúng quy định, phối hợp với Tỉnh đoàn quản lý món vay đến khi tất toán./.