Quyết định 380/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Số hiệu: 380/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên Người ký: Nguyễn Duy Hưng
Ngày ban hành: 26/01/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 380/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 26 tháng 01 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Du lịch năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Nghị quyết số 133/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1996/TTr-SKHĐT ngày 21/9/2017 và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 07/TTr-SVHTTDL ngày 17/01/2018,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển du lịch

- Phát triển du lịch Hưng Yên phù hợp với Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam; vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc; vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các ngành kinh tế liên quan của tỉnh.

- Phát triển du lịch Hưng Yên thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp quan trọng, có tính liên ngành, liên vùng, có trọng tâm trọng điểm, hiệu quả để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, đưa du lịch Hưng Yên vào vị thế phát triển mới.

- Phát triển du lịch Hưng Yên đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với du lịch các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, với các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, đặc biệt với thủ đô Hà Nội.

- Phát triển du lịch phải dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh cho phát triển du lịch.

- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử, giá trị cảnh quan sinh thái, môi trường và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Khai thác, phát triển du lịch phải gắn với khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch tham quan, trải nghiệm văn hóa; duy trì phát triển du lịch tâm linh để tăng cường thu hút khách du lịch nội địa; mở rộng phát triển du lịch cuối tuần gắn với sinh thái, trang trại, nông nghiệp nông thôn, vui chơi giải trí để đa dạng hóa sản phẩm du lịch và góp phần thu hút khánh du lịch quốc tế.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu chung

Phát triển du lịch đạt tc độ nhanh, phấn đấu đến năm 2025, du lịch Hưng Yên trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng, tạo tiền đề thuận lợi phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn cho giai đoạn tiếp theo với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ; sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, có thương hiệu, mang bản sắc văn hóa của Phố Hiến - Hưng Yên và của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, thân thiện với môi trường, đưa Hưng Yên trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh và trthành trong những địa phương đạt mức trung bình khá về du lịch.

b) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

- Về phát triển ngành:

+ Khách du lịch: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng trung bình xấp xỉ 15 - 20%/năm; đến năm 2020 đón được khoảng hơn 1,5-2 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 25 - 30 nghìn lượt khách quốc tế; năm 2025 đón được khoảng 3-4 triệu lượt khách, trong đó có 40 - 45 nghìn lượt khách quốc tế; năm 2030 đón được gần 4,5 - 6 triệu lượt khách, trong đó có 60 - 70 nghìn lượt khách quốc tế;

+ Tăng tỷ trọng khách sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm từ 30% hiện nay lên gần 50% vào năm 2030;

+ Kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách. Thời gian lưu trú trung bình khách quốc tế đạt 1,5 ngày năm 2020; 1,6 ngày năm 2025; 1,7 ngày năm 2030. Mức chi tiêu bình quân khách quốc tế có lưu trú qua đêm khoảng 1,1 triệu đồng (tương đương 50 USD) năm 2020; 1,21 triệu đồng (55 USD) năm 2025; 1,32 triệu đồng (60 USD) năm 2030. Mức chi tiêu bình quân khách quốc tế trong ngày đạt 650 nghìn đồng năm 2020; 800 nghìn đồng năm 2025; 1 triệu đồng năm 2030. Thời gian lưu trú trung bình khách nội địa đạt 1,5 ngày năm 2020; 1,6 ngày năm 2025; 1,8 ngày năm 2030. Mức chi tiêu bình quân khách nội địa có lưu trú đạt 890 nghìn đồng/người/ngày năm 2020 lên 1,1 triệu đồng/người/ngày năm 2030; khách trong ngày từ 550 nghìn đồng/người/ngày năm 2020 lên 770 nghìn đồng/người/ngày năm 2030.

+ Tổng thu từ khách du lịch: Phấn đấu đạt mức tăng trưởng trung bình 25 - 30% giai đoạn từ nay đến năm 2020; 18-20% giai đoạn 2021 - 2025; 14 - 16% giai đoạn 2026 - 2030. Đến năm 2020, tổng thu từ du lịch của tỉnh đạt 1.300 - 2.000 tỷ đồng/năm; năm 2025 đạt 3.100 - 4.000 tỷ đồng/năm; năm 2030 đạt 6.200 - 7.000 tỷ đồng/năm;

+ Cơ sở lưu trú du lịch: Phát triển số lượng cơ sở lưu trú phù hợp nhu cầu theo từng giai đoạn; đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng cơ sở dịch vụ lưu trú.

Phấn đấu năm 2020 có 4.500 - 5.000 buồng; năm 2025 có 9.450 - 10.000 buồng; năm 2030 có 15.400 - 16.000 buồng. Trong đó, tỷ lệ buồng đạt chất lượng 3 sao trở lên chiếm 10% vào năm 2020, 20% vào năm 2025 và 30% năm 2030.

+ Sản phẩm du lịch: Phát triển sản phẩm chất lượng cao và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

Đến năm 2025, phát triển được 01 khu du lịch quốc gia (Phố Hiến), 03 khu du lịch cấp tỉnh (Đa Hòa-Dạ Trạch, La Tiến, Ecopark Văn Giang) và một số điểm tham quan du lịch khác; phát triển hoàn chỉnh 03 tuyến du lịch chính: Tuyến thành phố Hưng Yên - Hà Nội theo sông Hng, tuyến thành phố Hưng Yên - Phố Nối, tuyến thành phố Hưng Yên - Đa Hòa, Dạ Trạch.

Đến năm 2030, phát triển hoàn chỉnh khu du lịch quốc gia Phố Hiến; 03 khu du lịch cấp tỉnh và hệ thống sản phẩm du lịch văn hóa để khẳng định thương hiệu du lịch Hưng Yên.

+ Nhu cầu đầu tư: Tăng cường đầu tư cho du lịch. Huy động tối đa các nguồn lực tài chính để đáp ứng nhu cầu đầu tư du lịch tỉnh Hưng Yên, cụ thể: Từ nay đến năm 2030 cần khoảng 15.800 - 17.000 tỷ đồng, trong đó, từ nay đến năm 2025 cần khoảng 7.700 - 8.500 tỷ đồng.

- Về văn hóa - xã hội:

+ Góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, di sản văn hóa và cảnh quan; nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là cộng đồng dân cư vùng nông thôn.

+ Tạo việc làm cho người lao động: Đến năm 2020 tạo việc làm cho 2021 nghìn lao động, trong đó có 6,5 - 7,5 nghìn lao động trực tiếp; năm 2025, tạo việc làm cho 42,5 - 45 nghìn lao động, trong đó có 14 - 15 nghìn lao động trực tiếp; năm 2030 tạo việc làm cho 60 - 62 nghìn lao động, trong đó có 20 - 21 nghìn lao động trực tiếp.

- Về môi trường: Phát triển du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm; gắn hoạt động du lịch với mục tiêu giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, sinh thái và bảo vệ môi trường.

- Về quốc phòng, an ninh: Gắn phát triển du lịch với mục tiêu đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, góp phần ổn định chính trị, giữ vng quốc phòng, an ninh.

3. Nội dung quy hoạch

3.1. Phát triển thị trường khách du lịch

Định hướng chung: Tập trung ưu tiên phát triển thị trường khách du lịch nội địa, mở rộng phát triển thị trường khách du lịch quốc tế theo hướng phát triển thị trường của cả nước và vùng.

a) Thị trường khách du lịch nội địa: Mức độ ưu tiên thu hút khách theo thứ tự như sau:

- Thị trường khách từ Hà Nội và các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc và khách trong tỉnh.

- Thị trường khách từ các tỉnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

- Thị trường khách từ các tỉnh Bắc Trung Bộ.

- Thị trường khách du lịch nội địa khác.

Duy trì phát triển khách du lịch tâm linh; mở rộng khách du lịch cuối tuần.

b) Thị trường khách du lịch quốc tế: Mức độ ưu tiên thu hút thị trường khách du lịch quốc tế đến Hưng Yên như sau:

- Thị trường khách truyền thống: Tây Âu; Úc; Bắc Mỹ; Bắc Âu.

- Đẩy mạnh phát triển thị trường gần: Đông Bắc Á và ASEAN.

- Mở rộng khai thác thị trường mới: Đông Âu.

- Thị trường khách du lịch quốc tế khác.

Đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch cuối tuần, du lịch sinh thái, đồng quê, trang trại, nông nghiệp nông thôn để mở rộng thu hút thị trường khách quốc tế.

3.2. Phát triển sản phẩm du lịch

a) Các dòng sản phẩm ưu tiên phát triển:

- Du lịch văn hóa: Là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị di tích lịch sử - văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng, với lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh, bao gồm: Du lịch tham quan hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, làng nghề truyền thống kết hợp giáo dục, tri ân; du lịch lễ hội, tâm linh; du lịch cộng đồng, trải nghiệm (Homestay); du lịch văn hóa ẩm thực gắn với các làng nghề truyền thống, đặc sản tự nhiên.

- Du lịch cuối tuần, cuối ngày kết hợp sinh thái, vui chơi giải trí, mua sắm, ẩm thực, gm: Nghỉ cui tun kết hp tham quan danh lam, thắng cảnh; nghỉ cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí theo mô hình công viên chuyên đề ở trung tâm thành phố Hưng Yên; nghỉ cui tuần kết hợp vui chơi giải trí gắn với thể thao trên sông hoặc một số loại hình thể thao cao cấp khác; nghỉ cuối tuần kết hợp mua sm, m thực.

- Các loại hình du lịch khác: Du lịch kèm theo các sự kiện đặc biệt khác như thương mại, công vụ, hội nghị hội thảo (MICE)...

b) Các sản phẩm du lịch đặc trưng:

- Khu du lịch quốc gia Phố Hiến kết hợp sinh thái sông Hồng.

- Khu du lịch cuối tuần kết hợp tham quan di tích văn hóa lịch sử Đa Hòa - Dạ Trạch.

- Du lịch tâm linh gắn với văn minh lúa nước sông Hồng.

- Du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn.

- Du lịch làng nghề dược liệu Nghĩa Trai kết hợp với tham quan khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

- Tour du lịch văn hóa đường sông Phố Hiến- Đa Hòa - Hà Nội.

- Nghỉ cuối tuần kết hợp thương mại, ẩm thực tại khu du lịch sinh thái Văn Giang.

Trong đó khu du lịch quốc gia Phố Hiến kết hợp sinh thái sông Hồng là sản phẩm du lịch đặc trưng, định vị cho thương hiệu du lịch Hưng Yên.

3.3. Tổ chức không gian du lịch

a) Các không gian du lịch

- Không gian phía Nam: Gồm thành phố Hưng Yên và các huyện Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ, trong đó thành phố Hưng Yên giữ vai trò là trung tâm. Tại cụm này, các cơ sở dịch vụ lưu trú tập trung phát triển tại thành phố Hưng Yên. Các điểm du lịch tập trung tại các huyện trên với khu du lịch Phố Hiến là trọng tâm.

- Không gian phía Bắc: Gồm các huyện Yên Mỹ, Văn Lâm, Mỹ Hào, Ân Thi, trong đó Yên Mỹ là trung tâm. Các cơ sở dịch vụ lưu trú tập trung phát triển tại Phố Nối. Các điểm du lịch tập trung tại các huyện trên với khu du lịch Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh là trọng tâm.

- Không gian phía Tây Bắc: Gồm các huyện Khoái Châu và Văn Giang, trong đó Khoái Châu là trung tâm. Tại cụm này, các cơ sở dịch vụ lưu trú tập trung phát triển tại khu du lịch văn hóa, sinh thái nghỉ cuối tuần Hàm Tử - Bãi Sậy, Đa Hòa - Dạ Trạch. Các điểm du lịch tập trung khai thác tại Khoái Châu và Văn Giang.

b) Hệ thống khu, điểm du lịch

(1) Khu du lịch quốc gia Phố Hiến:

Vị trí: Thuộc phường Hồng Châu, thành phố Hưng Yên, bên bờ sông Hng, nm trong không gian đô thị cổ Phố Hiến;

Quy mô: Khoảng 300 ha;

Hướng khai thác: Tập trung khai thác các giá trị văn hóa gắn với Phố Hiến, các giá trị sinh thái, vui chơi giải trí và nghỉ cuối tuần như: Tham quan hệ thống di tích lịch sử văn hóa của cụm thành phố Hưng Yên và phụ cận trong đó tập trung vào các di tích tại Phố Hiến (Tại đây có thể phát triển chợ và cảng sông phục vụ tuyến du lịch đường sông Phố Hiến - Hà Nội); phát triển du lịch sinh thái trang trại, nông nghiệp, nông thôn gắn với sông Hồng; phục vụ nhu cầu giải trí và nghỉ cuối tuần cho khu vực thành phố Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam...;

Các sản phẩm du lịch chính: Tham quan, nghiên cứu di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc liên quan đến Phố Hiến xưa; du lịch lễ hội lễ hội; hội nghị, hội thảo; thể thao, vui chơi giải trí; khách sạn, nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái cảnh quan đê sông Hồng, thăm cây nhãn tổ, Phố Hiến; du lịch đường thủy dọc sông Hồng.

(2) Khu du lịch cấp tỉnh Đa Hòa - Dạ Trạch:

Vị trí: Dải ven sông Hồng, thuộc các xã Bình Minh, Dạ Trạch và Hàm Tử, huyện Khoái Châu;

Quy mô: Khoảng 125 ha;

Hướng khai thác: Tập trung khai thác truyền thuyết tình yêu Tiên Dung - Chử Đồng Tử, các giá trị lịch sử của di tích Hàm Tử, Bãi Sậy; các giá trị sinh thái ven sông Hồng, các đặc sản tự nhiên như gà Đông Tảo, cây cảnh...

Các sản phẩm du lịch chính gồm: Du lịch văn hóa (Tham quan di tích lịch sử Đa Hòa - Dạ Trạch, di tích Hàm Tử, Bãi Sậy, lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung...); du lịch vui chơi giải trí, thể thao (Thể thao trên sông, thể thao sân golf...), ẩm thực; du lịch sinh thái làng vườn, cảnh quan ven sông, đầm Dạ Trạch...; nghỉ cuối tuần.

Hướng phát triển không gian: Khu vực thôn Đa Hòa phát triển theo hướng nâng cấp, cải tạo chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; công trình văn hóa thuộc khu di tích thờ Chử Đồng Tử và khu vực đền, đình, chùa Đa Hòa.

Khu du lịch, dịch vụ thể thao gồm: Khu công cộng - dịch vụ (điều hành cảng - bến thuyền và khu dịch vụ, thương mại) được bố trí ở cửa ngõ phía Tây Bắc, tiếp giáp với ĐT382 và khu cảnh quan, du lịch, thể dục thể thao (gồm các chức năng cảnh quan, du lịch, thể dục thể thao).

(3) Khu du lịch cấp tỉnh Cây đa và Đền thờ La Tiến:

Vị trí: Dải ven sông Luộc, thuộc huyện Phù Cừ, khu vực di tích Cây đa và Đền thờ La Tiến;

Quy mô: Khoảng 50 ha;

Hướng khai thác: Tập trung khai thác du lịch sinh thái nông nghiệp, cộng đồng kết hp tham quan di tích lịch sử - văn hóa phụ cận;

Các sản phẩm du lịch chính: Du lịch sinh thái đồng quê - làng vườn, cộng đồng, trải nghiệm; du lịch văn hóa (Tham quan di tích lịch sử Cây đa và đền thờ La Tiến, đến Phượng Hoàng, đền Tống Trân,...); du lịch vui chơi giải trí, thể thao, m thực; nghỉ cuối tuần.

(4) Khu du lịch cấp tỉnh Ecopark Văn Giang

Khu du lịch này được định hướng phát triển từ cơ sở khu đô thị sinh thái Ecopark hiện nay.

Vị trí: Khu đô thị Ecopark và các vùng lân cận thuộc huyện Văn Giang;

Quy mô: Trọng tâm là khu đô thị Ecopark Văn Giang và các làng hoa cây cảnh lân cận, có sự liên kết với các khu đô thị thương mại dịch vụ tổng hợp của các dự án: Khu đô thị Dream City; khu đô thị nhà vườn Xuân Cầu; khu đô thị Xuân Thành Land; khu đô thị Đại An; khu trung tâm Văn hóa -Thdục thể thao huyện;

Hướng khai thác: Phát triển du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao cao cấp và ẩm thực cuối tuần tại khu đô thị sinh thái Ecopark kết hợp du lịch cộng đồng, tham quan làng hoa, cây cảnh ven sông Hồng.

- Hệ thống điểm du lịch:

(1) Điểm du lịch Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Vị trí: Thuộc huyện Yên Mỹ, trên trục không gian dọc theo quốc lộ 39 (Hưng Yên - Phố Nối);

Quy mô phát triển: Gồm quần thể di tích đền thờ Lê Hữu Trác, nhà thờ dòng họ Lê, khu lăng mộ họ Lê;

Chức năng: Tham quan, nghiên cứu, giáo dục, tri ân, lễ hội, tâm linh.

Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông được khai thác gắn liền với các điểm du lịch: Làng nghề tương Bần (Phố Nối), khu tưởng niệm Nguyễn Văn Linh; đền và lăng mộ Phạm Công Trứ (Yên Mỹ); chùa Lãng, chùa Thái Lạc (Văn Lâm); đền Phù Ủng (Ân Thi)...

(2) Điểm du lịch cụm di tích chùa Nôm:

Vị trí: Thuộc huyện Văn Lâm, trên trục không gian dọc theo quốc lộ 39 (Hưng Yên - Phố Nối);

Quy mô phát triển: Quần thể di tích bao gồm chùa và cảnh quan xung quanh (làng Nôm, chợ quê, cầu đá) gắn liền với các điểm du lịch Đn Ghênh, làng nghề đúc đồng...;

Chức năng: Tham quan, tìm hiểu kiến trúc nghệ thuật, tượng đất nghìn năm, chợ và cảnh quan làng quê, lễ hội tâm linh.

(3) Các điểm tham quan du lịch phụ trợ khác:

Định hướng phát triển các điểm tham quan du lịch địa phương theo địa bàn 10 huyện, thành phố.

c) Tổ chức tuyến du lịch

- Tuyến du lịch nội tỉnh gồm:

Tuyến Phố Hiến - Khu di tích thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Phố Nối - đền Phù Ủng; theo QL39, QL5, QL38;

Tuyến du lịch Phố Hiến - Đa Hòa, Dạ Trạch, Hàm Tử - Ecopark Văn Giang; theo ĐT 378, ĐT 379, đê sông Hồng;

Tuyến du lịch Phố Hiến - di tích Cây đa và đền thờ La Tiến, Tống Trân - Cúc Hoa (Phù Cừ); theo đê sông Hồng.

- Các tuyến du lịch liên tỉnh gồm:

Tuyến sinh thái và văn hóa đường sông Phố Hiến - Hà Nội theo sông Hồng;

Tuyến sinh thái và văn hóa đường sông TP. Hưng Yên - Thái Bình (Bách Thuận) - Nam Định;

Tuyến đường bộ Phố Hiến (TP. Hưng Yên) - Khu di tích thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Phố Nối - Hà Nội (QL 39, QL5, QL5B);

Tuyến đường bộ Phố Hiến (TP. Hưng Yên) - Khu di tích thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Phố Nối- Hải Dương- Hải Phòng - Hạ Long (QL39, QL5);

Tuyến đường bộ Phố Hiến (TP. Hưng Yên)- Hà Nam - Hoa Lư - Tam Cốc Bích Động- Nam Định - Thái Bình - Phố Hiến (QL1, QL10, QL 39);

Tuyến du lịch đồng quê: Phố Nối - TP. Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng - TP. Thái Bình - Phố Hiến ( QL39, QL 5, QL 10, QL 39).

3.4. Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch

- Cơ sở lưu trú du lịch: Định hướng phát triển số lượng các buồng lưu trú theo không gian du lịch như sau: Không gian du lịch phía Nam phát triển số lượng cơ sở lưu trú chiếm khoảng 75% số buồng lưu trú toàn tỉnh; không gian du lịch phía Tây Bắc phát triển 20% số buồng lưu trú toàn tnh; không gian du lịch phía Bắc phát triển khoảng 10% số buồng lưu trú toàn tỉnh. Tập trung mở rộng và nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú hiện có tại trung tâm thành phố Hưng Yên, các thị trấn, huyện l.

Ngoài ra, phát triển hình thức nghỉ khác (các làng camping, các khu bugalow, homestay...) tại một số làng nghề, các bãi cắm trại dọc ven sông Hồng và sông Luộc...

- Nhà hàng, cơ sở ăn uống:

Các nhà hàng, cơ sở ăn uống trong các khách sạn được định hướng gắn với hệ thống cơ sở lưu trú.

Các nhà hàng, cơ sở ăn uống độc lập được định hướng phát triển tại các khu tập trung dân cư, các điểm dừng chân trên các tuyến du lịch, phục vụ các món ăn dân dã, bản địa; quy mô nhà hàng vừa phải (không quá 200 chỗ).

- Hệ thống vui chơi giải trí, thể thao (gồm các tiện nghi thể thao, vui chơi như bể bơi, sân bóng chuyền, golf, cầu lông, câu lạc bộ, các trò chơi dân gian, công viên cây xanh,...): Phát triển tập trung gắn liền với các khách sạn, nhà hàng, các trung tâm dân cư, các khu du lịch.

- Hệ thống chợ, trung tâm thương mại, mua sắm...: Tổ chức gắn liền với các trung tâm đô thị và các khu, điểm du lịch.

3.5. Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

- Tôn tạo, nâng cấp hệ thống tài nguyên du lịch đặc biệt đối với các di tích văn hóa- lịch sử, các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch. Duy trì các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc dân tộc của địa phương.

- Phát triển và bảo tồn các làng nghề thủ truyền thống để du khách có cơ hội tìm hiểu và mua hàng lưu niệm có chất lượng cao.

- Cải tạo môi trường tự nhiên khu vực hoạt động du lịch.

- Giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng dân cư về bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, nhận thức về du lịch. Thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, cảnh báo nguy hiểm, cứu hộ, cứu nạn tại các khu, điểm và cơ sở kinh doanh du lịch.

- Thực hiện chính sách và các chương trình hành động du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội; coi trọng phát triển du lịch xanh, sản phẩm du lịch thân thiện môi trường; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, miệt vườn trái cây.

3.6. Đầu tư phát triển du lịch

- Tổng nhu cầu đầu tư phát triển du lịch Hưng Yên đến năm 2030 khoảng 15.800 tỷ đồng.

- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:

+ Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm cả ODA): Khoảng 1.580 tỷ đồng (tương đương 10% tổng nhu cầu); trong đó nhu cầu vốn giai đoạn từ nay đến năm 2025 là 770 tỷ đồng;

+ Khu vực tư nhân (kể cả FDI): Khoảng 14.220 tỷ đồng (tương đương 90% tng nhu cầu); trong đó, nhu cầu vốn giai đoạn từ nay đến năm 2025 khoảng 6.930 tỷ đồng.

- Phân kỳ đầu tư:

+ Giai đoạn từ nay đến năm 2020: Nhu cầu vốn khoảng 2.800 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách khoảng 280 tỷ đồng; tập trung đầu tư cơ sở ban đu cho khu du lịch Ph Hiến, các khu, điểm du lịch địa phương; đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến, quảng bá du lịch; cải tạo môi trường và bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa.

+ Giai đoạn 2021 - 2025: Nhu cầu vốn khoảng 4.900 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách khoảng 490 tỷ đồng; đầu tư hoàn thiện cơ bản khu du lịch Phố Hiến theo tiêu chí của Luật Du lịch; hoàn chỉnh các khu, điểm du lịch địa phương;

+ Giai đoạn sau năm 2025: Nhu cầu vốn khoảng 8.100 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách khoảng 810 tỷ đồng. Đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục du lịch trên địa bàn tỉnh. Trong đó đầu tư khu du lịch Phố Hiến theo hướng khu du lịch quốc gia như mục tiêu đề ra.

- Các lĩnh vực đầu tư:

+ Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch;

+ Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch;

+ Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch;

+ Đầu tư cho công tác nghiên cứu, triển khai phát triển du lịch;

+ Đầu tư phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch;

+ Đầu tư tôn tạo, tu bổ di tích phục vụ du lịch;

+ Đầu tư xúc tiến, quảng bá thương hiệu du lịch.

- Các khu vực tập trung đầu tư: Khu vực thành phố Hưng Yên và các điểm tham quan du lịch phụ trợ; không gian các tuyến du lịch chính trong đó ưu tiên dải ven sông Hồng.

- Các dự án đầu tư: Gồm 14 dự án và nhóm dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau trong đó có 11 dự án và nhóm dự án phát triển các khu, điểm du lịch, sản phẩm du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (có Phụ lục kèm theo).

4. Các giải pháp thực hiện

a) Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

- Chính sách khuyến khích du lịch: Tạo điều kiện, khuyến khích đầu tư khu vực tư nhân vào các lĩnh vực, ngành nghề du lịch, đc biệt là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch. Khuyến khích phát triển sản phẩm mới, sản phẩm đặc thù. Chú trọng du lịch cao cấp, điều tiết hợp lý du lịch tâm linh, đại chúng.

- Chính sách kiểm soát chất lượng du lịch: Nâng cao nhận thức, kiến thức về quản lý chất lượng, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống kim định, công nhận chất lượng; hình thành và tôn vinh hệ thống danh hiệu, nhãn hiệu.

- Chính sách tăng cường hợp tác đối tác Công-Tư: Xây dựng cơ chế liên kết giữa đại diện nhà nước với khu vực tư nhân theo mô hình tham gia, đại diện góp vốn, chuyển giao, BOT, BT, PPP; tham gia trong tư vấn hoạch định chính sách; huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân cho hoạt động du lịch; ưu đãi đi với những dự án đầu tư sản phẩm mới, có chất lượng.

- Chính sách phát triển du lịch bền vững: Khuyến khích bằng công cụ tài chính và hỗ trợ đối với các mô hình tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu địa phương, ứng dụng công nghệ sạch; khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án phát triển du lịch có sử dụng nhiều lao động địa phương; khuyến khích hỗ trợ các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm xã hội và môi trường.

b) Nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư

- Huy động vốn từ trong nước:

+ Tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển du lịch để làm tiền đề huy động các nguồn vốn khác. Ưu tiên bố trí kinh phí trong khả năng cân đi ngân sách của tỉnh cho các dự án trọng điểm của từng giai đoạn. Tranh thủ các nguồn vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ; huy động vn qua thuế, phí, lệ phí các hoạt động du lịch; tích cực lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án của các ngành khác có liên quan; tổng hợp, bổ sung vào kế hoạch phân bổ nguồn vốn đầu tư công của tỉnh đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách tỉnh;

+ Huy động tối đa các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế bảo đảm nhu cầu đầu tư phát triển du lịch; huy động vốn qua các tổ chức tài chính- tín dụng và coi đây là một trong những kênh quan trọng để huy động vốn phát triển du lịch cho tỉnh; phát huy vai trò năng động của thị trường tài chính trong nhân dân; tạo cơ chế để các thành phần kinh tế, kể cả hộ gia đình, cá nhân có thể tham gia đầu tư du lịch; mở rộng thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư chiến lược; đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa đầu tư để bảo vệ, tôn tạo các di tích, thắng cảnh; phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề truyền thống; mở rộng, đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư phát triển du lịch.

- Huy động vốn ngoài nước:

+ Tăng cường công tác xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài. Khuyến khích, ưu đãi thu hút nguồn vốn đầu tư từ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài;

+ Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

c) Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển nhân lực du lịch. Có chính sách, cơ chế đãi ngộ và thu hút nhân tài trong hoạt động du lịch.

- Mở rộng đào tạo nhân lực du lịch tại các cơ sở đào tạo trong tỉnh. Mở trung tâm đào tạo nghề du lịch, gắn với thực tập tại các khách sạn. Đổi mới đào tạo và dạy nghề du lịch theo hướng hiện đại, phù hợp với tình hình thực tế đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch tỉnh.

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức trung ương, các tỉnh bạn và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực có chất lượng cao. Thực hiện xã hội hóa công tác phát triển nhân lực du lịch để huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển nhân lực.

d) Nhóm giải pháp về hợp tác, liên kết

- Tăng cường hợp tác, liên kết phát triển sản phẩm du lịch với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, hợp tác, liên kết với các trung tâm du lịch lớn đặc biệt là thủ đô Hà Nội;

- Mở rộng hợp tác quốc tế để giới thiệu và quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh.

đ) Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch

- Tập trung phát triển sản phẩm ưu tiên, có chất lượng, có sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển các sản phẩm hàng hóa gắn với du lịch để tăng cường thu hút khách du lịch.

- Mở rộng phát triển nhiều sản phẩm để kéo dài thời gian tham quan, đồng thời quan tâm quản lý tốt chất lượng sản phẩm du lịch.

- Tăng cường liên kết phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt là với Hà Nội và các tỉnh trong vùng với chủ đề khai thác dòng sản phẩm gắn với văn minh lúa nước sông Hồng.

- Tăng cường quảng bá hình ảnh sản phẩm du lịch: Xây dựng bản đsản phẩm du lịch Hưng Yên; nâng cấp website du lịch Hưng Yên; xây dựng trung tâm thông tin và hướng dẫn du khách,...

e) Nhóm giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch

- Tăng cường huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Đồng thời, thực hiện nhiều hình thức giới thiệu, quảng bá hình nh đất và người Hưng Yên đến với bạn bè trong và ngoài nước.

- Mở rộng thị trường, xây dựng các chiến lược xúc tiến du lịch phù hợp với từng giai đoạn như: Chiến lược marketing; chiến lược sản phẩm - thị trường; chiến lược cạnh tranh thị trường; chiến lược định vị hình ảnh du lịch Hưng Yên- Phố Hiến...;

- Đổi mới phương thức, nội dung hoạt động xúc tiến, quảng bá. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch Phố Hiến (đại diện cho du lịch tỉnh) trong nước và quốc tế, gắn xúc tiến du lịch với các lĩnh vực kinh tế khác.

g) Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý

- Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, phát huy vai trò của Ban chỉ đạo về du lịch của tnh, thành lập Ban quản lý khu du lịch cho các khu du lịch quan trọng; tăng cường vai trò và năng lực tham mưu quản lý nhà nước du lịch của các phòng văn hóa thông tin cấp huyện,...

- Tăng cường quản lý điểm đến, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch nhằm tạo dựng môi trường du lịch Hưng Yên thân thiện, mến khách.

- Đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch đi đôi với nâng cao trình độ quản lý theo quy hoạch.

h) Nhóm giải pháp ứng dụng khoa học và công nghệ

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch, tăng cường công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thng kê du lịch, từng bước tiếp cận và áp dụng hệ thng tài khoản vệ tinh.

- Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ trong mọi lĩnh vực hoạt động du lịch.

i) Nhóm giải pháp về bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng an ninh

- Phát triển du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm; tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường, cảnh quan trong hoạt động du lịch; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch.

- Đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trong các hoạt động du lịch, góp phần ổn định chính trị, givững quốc phòng, an ninh địa phương.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch

1. Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo giải quyết những vấn đề mang tính liên ngành, liên vùng (huyện, thành phố) trong quá trình thực hiện Quy hoạch.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Tổ chức công bố, triển khai và theo dõi tình hình thực hiện Quy hoạch. Báo cáo đề xuất UBND tỉnh các kế hoạch, giải pháp cụ thể, chi tiết thực hiện Quy hoạch. Quản lý và cập nhật quá trình thực hiện Quy hoạch. Căn cứ thực tế tình hình phát triển kinh tế - xã hội, trình UBND tỉnh điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp.

- Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố định hướng phát triển du lịch phù hợp với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nội dung Quy hoạch này.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch xúc tiến các dự án đầu tư phát triển về lĩnh vực du lịch.

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch.

- Tổ chức phục dựng các lễ hội, các trò diễn dân gian, các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống phục vụ khách du lịch. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, chỉ đạo các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh nâng cao cht lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Đẩy mạnh các hoạt động liên doanh, liên kết phát triển du lịch.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Quy hoạch; gửi UBND tỉnh trước ngày 15/12 hàng năm.

3. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện tt các nội dung Quy hoạch, chú trọng lồng ghép các chương trình dự án của ngành, địa phương gắn với phát triển du lịch.

4. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hợp với ngành Du lịch tỉnh và chính quyn các địa phương tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức về du lịch và ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch; tích cực tham gia vào các hoạt động du lịch và bảo tn các giá trị văn hóa, cảnh quan du lịch của địa phương.

5. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch: Căn cứ định hướng của Quy hoạch, chđộng xây dựng phương án đầu tư kinh doanh khai thác thị trường, thu hút nhân lực, xây dựng thương hiệu, thu hút khách, phát triển du lịch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điu 3;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thường trực: Tỉnh ủy, H
ĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch
UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Trung tâm Tin học Công báo;
- Lưu: VT, KGVXPh.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Duy Hưng

 

DANH MỤC

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM DU LỊCH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 380/QĐ-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Tên dự án

Địa điểm

Mục đích, nội dung đầu tư

Các dự án thành phần

1

Khu du lịch Phố Hiến

Thành phố Hưng Yên

- Đầu tư phát triển thành khu du lịch cấp quốc gia; đại diện thương hiệu du lịch Hưng Yên,

- Phát triển du lịch văn hóa kết hợp sinh thái

1) Bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị đô thị cổ Phố Hiến gắn với phát triển du lịch.

2) Xây dựng bến cảng tàu du lịch Phố Hiến trên sông Hồng.

3) Phát triển khu chức năng du lịch sinh thái ven sông Hồng.

2

Khu du lịch văn hóa -lịch sử, thể thao và sinh thái Đa Hòa - Dạ Trạch

Cụm Văn Giang, Khoái Châu

Phát triển du lịch tham quan, lễ hội, vui chơi giải trí thể thao, sinh thái, cuối tuần

1) Quy hoạch khu du lịch Đa Hòa-Dạ Trạch.

2) Phát triển hạ tầng khung du lịch, bao gồm cầu tàu du lịch trên sông Hng.

3) Phát triển khu chức năng du lịch sinh thái.

3

Cụm du lịch và dịch vụ Phố Nối và phụ cận (Di tích Hải Thượng Lãn Ông, Khu lưu niệm Nguyễn Văn Linh)

Thị trấn PhNối

Phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu, giáo dục, tri ân, tâm linh

1) Quy hoạch xây dựng các điểm di tích phục vụ tham quan du lịch.

2) Phát triển hệ thống dịch vụ và sản phẩm du lịch.

4

Điểm tham quan du lịch đền Phù Ủng

Huyện Ân Thi

Phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu, giáo dục, tri ân, lễ hội tâm linh

1) Quy hoạch xây dựng điểm di tích phục vụ tham quan du lịch.

2) Phát triển hệ thng dịch vụ và sản phẩm du lịch.

5

Điểm tham quan du lịch chùa Nôm và phụ cận

Huyện Văn Lâm

Phát triển du lịch tham quan, văn hóa tâm linh

1) Quy hoạch xây dựng điểm di tích phục vụ tham quan du lịch.

2) Phát triển hệ thống dch vụ và sản phẩm du lịch.

6

Khu du lịch văn hóa-lịch sử và sinh thái Cây đa và Đền thờ La Tiến

Huyện Phù Cừ

Phát triển du lịch tham quan, giáo dục, tri ân, văn hóa tâm linh

1) Quy hoạch xây dựng điểm di tích phục vụ tham quan du lịch.

2) Phát triển hệ thống dịch vụ và sn phẩm du lịch.

7

Khu du lịch sinh thái Văn Giang

Huyện Văn Giang

Phát triển du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao cao cấp kết hợp du lịch cộng đồng, tham quan làng hoa.

1) Quy hoạch phát triển tuyến tham quan du lịch.

2) Phát triển hệ thống dịch vụ và sản phẩm du lịch.

8

Trung tâm du lịch dịch vụ du lịch tổng hợp, vui chơi giải trí

Thành phố Hưng Yên

Phát triển du lịch vui chơi giải trí thể thao, hội nghị, hội thảo, văn hóa ẩm thực

 

9

Phát triển tuyến du lịch văn hóa-lịch sử và sinh thái đường sông

Phố Hiến (Hưng Yên) - Hà Nội

Hình thành tuyến du lịch liên kết theo chủ đề Phố Hiến - Kinh Kỳ

1) Quy hoạch phát triển tuyến tham quan du lịch.

2) Phát triển hệ thống dịch vụ và sản phẩm du lịch.

10

Phát triển khu du lịch trang trại, đồng quê kết hợp du lịch cộng đồng, trải nghiệm

Khu vực ven bờ sông Hồng, thuộc huyện Phù Cừ

- Phát triển du lịch tham quan, du lịch trang trại, nông nghiệp nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng;

- Phát triển du lịch cộng đồng.

1) Quy hoạch phát triển Khu du lịch.

2) Phát triển hạ tầng khung Khu du lịch, bao gồm cầu tàu du lịch trên sông Hồng.

3) Phát triển khu du lịch sinh thái nông nghiệp.

11

Các dự án xây mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở lưu trú

Trên địa bàn toàn tỉnh

Đáp ứng yêu cầu về số lượng và cht lượng cơ sở lưu trú theo dự báo đến các năm 2020, 2025 và 2030

 

12

Trùng tu, cải tạo môi trường di tích lịch sử văn hóa kết hợp dịch vụ du lịch

Các điểm có di tích quan trọng

Phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, nghiên cứu

 

13

Phát triển nguồn nhân lực

Các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh

Xây dựng nguồn nhân lực du lịch đủ về slượng, cơ cấu phù hợp và chất lượng đáp ứng nhu cầu.

1) Xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực.

2) Mở các lớp đào tạo.

14

Xúc tiến, quảng bá du lịch

Các thị trường mục tiêu, các trung tâm du lịch lớn

Xuất bản các ấn phẩm giới thiệu tiềm năng, con người và sản phẩm du lịch Hưng Yên.

1) Xây dựng đề án xúc tiến quảng bá.

2) Xuất bản ấn phẩm, tham gia các sự kiện.