Quyết định 38/2017/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Hà Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030
Số hiệu: 38/2017/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam Người ký: Trương Minh Hiến
Ngày ban hành: 01/09/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/2017/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 01 tháng 09 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;

Căn cứ Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014- 2020;

Căn cứ Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1137/QĐ-UBND ngày 02/10/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về thành lập Tổ công tác liên ngành xây dựng Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Hà Nam;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1288/TTr-SKHĐT ngày 29 tháng 8 năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Hà Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Hà Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030 (sau đây viết tắt là KHHĐ TTX) với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG XANH

1. Quan điểm:

- Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế- xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững của tỉnh; đồng thời, góp phần thực hiện tốt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (viết tắt là BĐKH).

- Tăng trưởng xanh gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế trên cơ sở chuyển từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Hà Nam.

- Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường và tiêu dùng bền vững.

- Tăng trưởng xanh trên cơ sở tập trung nguồn lực đầu tư vào bảo tồn, phát huy và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính (viết tắt là KNK) và cải thiện chất lượng môi trường, để từ đó quay trở lại kích thích tăng trưngphát triển kinh tế- xã hội.

- Tăng trưởng xanh là nhiệm vụ quan trọng của các cấp ủy đảng, chính quyn, các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trên toàn tỉnh.

2. Mục tiêu tổng quát:

Thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh; phát triển kinh tế- xã hội nhanh và bền vững, trọng tâm là phát triển các ngành kinh tế xanh, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên hướng đến nền kinh tế carbon thấp, làm giàu vốn tự nhiên, giảm phát thải và tăng cường khả năng hấp thụ KNK phù hợp với nguồn lực và tình hình thực tế của tỉnh. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội và môi trường, nâng cao chất lượng cảnh quan thiên nhiên và chất lượng cuộc sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, góp phần thích ứng và ứng phó với BĐKH.

3. Mục tiêu cụ thể:

3.1. Về giảm phát thải khí nhà kính:

- Đến năm 2020, giảm lượng phát thải KNK so với phương án phát triển bình thường là 11%; trong đó: Mức giảm địa phương tự nguyện là 6%; 5% còn lại là mức giảm khi có hỗ trợ từ quốc gia (3%) và quốc tế (2%).

- Đến năm 2030, giảm lượng phát thải KNK so với phương án phát triển bình thường là 21%; trong đó: Mức giảm địa phương tự nguyện là 11%; 10% còn lại là mức giảm khi có hỗ trợ từ quốc gia (8%) và quốc tế (2%).

3.2. Về xanh hóa sản xuất:

- Đến năm 2020:

+ Thực hiện kế hoạch từng bước xanh hóa sản xuất, xây dựng nền công- nông nghiệp sạch thông qua việc rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; khuyến khích phát triển công-nông nghiệp xanh phù hợp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên; bảo đảm nguyên tắc thật sự thân thiện với môi trường, thúc đẩy phát triển vốn tự nhiên và ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm triệt để.

+ Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu, dược phẩm. Thu hút được các doanh nghiệp đến từ các nước công nghiệp phát triển. Kiên quyết không tiếp nhận các dự án có hiệu quả thấp, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, và sử dụng công nghệ lạc hậu.

- Giai đoạn 2021 - 2030: Tập trung huy động hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển, tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại; tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp có kỹ năng, có kỷ luật, có năng lực sáng tạo; ưu tiên phát triển và chuyển giao công nghệ đối với các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và công nghệ hiện đại, tiên tiến ở một số lĩnh vực chế biến nông, thủy sản, điện tử, viễn thông, năng lượng mới và tái tạo, cơ khí chế tạo và hóa dược. Đến năm 2030, đa số các sản phẩm công nghiệp được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

3.3. Về xanh hóa lối sng:

- Phấn đấu duy trì diện tích rừng hiện có (5.271 ha), từng bước nâng cao chất lượng tài nguyên rừng. Tăng cường và mở rộng diện tích trồng cây phân tán khu vực nông thôn và cây xanh đô thị đạt mức trung bình của toàn quốc vào năm 2020.

- Tỷ lệ hộ dân thành thị được dùng nước sạch đạt 100%. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 95% vào năm 2020.

- Tỷ lệ thu gom rác thải ở thành thị đạt 100% (90-95% được xử lý), nông thôn đạt 95% (70-80% được xử lý) vào năm 2020.

- Khoảng 50% các Cụm công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung vào năm 2020.

- Đến năm 2020, có 3 huyện và trên 65 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Tỷ lệ đô thị hóa đạt 35% vào năm 2020.

II. ĐỊNH HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Giảm phát thải và thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo:

1.1. Lĩnh vực nông nghiệp:

Xây dựng nền nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, tiết kiệm tài nguyên và hạn chế sử dụng các chất vô cơ nhằm chống thoái hóa đất và giảm sự phát tán KNK. Đẩy mạnh thu gom và xử lý phế - phụ phm, chất thải từ hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ xây dựng các mô hình sử dụng phụ phẩm, chất thải nông nghiệp làm phân vi sinh, than hoạt tính, xây dựng các hầm khí sinh học, tạo nguồn chất đốt và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn để đưa cơ giới hóa vào sản xuất.

1.2. Lĩnh vực lâm nghiệp:

Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, tạo lá phổi xanh và bể hấp thụ carbon cho tỉnh. Nâng cao độ bao phủ cây xanh, phát triển các thảm thực vật xanh tại các khu vực đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.

1.3. Lĩnh vực năng lượng, công nghiệp và rác thải:

- Khu vực dân cư: Tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt hàng ngày; từng bước thay thế thiết bị đun nấu tiết kiệm năng lượng, đẩy mạnh việc sử dụng các thiết bị điện hiệu suất cao và bình năng lượng mặt trời để tiết kiệm điện năng.

- Giao thông: Khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, sử dụng phương tiện công cộng thay thế phương tiện cá nhân; từng bước chuyển đổi sử dụng nhiên liệu từ hóa thạch sang sinh học (E5 - E10); phát triển hạ tng giao thông thông minh và thân thiện với môi trường.

- Dịch vụ thương mại: Đẩy mạnh việc sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện trong hoạt động dịch vụ, thương mại và chiếu sáng công cộng; tổ chức tuyên truyền nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và xây dựng hệ thống quản lý nội vi tòa nhà.

- Sản xuất công nghiệp: Nâng cao hiệu suất hoạt động của động cơ trong sản xuất công nghiệp; thay thế, chuyển đổi nhiên liệu đốt lò từ than sang các dạng năng lượng sinh khối; đầu tư thiết bị thu hồi nhiệt để tái cấp nhiệt cho các lò hơi và sản xuất điện; tăng cường quản lý nội vi và bảo dưỡng thiết bị, chuyển đổi sang sử dụng gạch không nung trong hoạt động xây dựng.

- Công nghiệp năng lượng: Kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án điện mặt trời tại các khu vực có tiềm năng của tỉnh, điện khí từ các bãi chôn lấp rác thải và khí sinh học; nâng cao chất lượng hệ thống truyền tải điện, sử dụng các trạm biến áp hiệu suất cao và lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên các tòa nhà.

2. Lối sống xanh:

- Nâng cao nhận thức của nhân dân để từng bước thay đổi hành vi tiêu dùng; thực hiện tốt việc quản lý chất lượng nguồn nước, tiến đến giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm theo nguồn thải, lắp đặt hệ thống lọc nước có quy mô phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhân dân.

- Bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm; thực hiện việc dán nhãn thực phẩm xanh, hữu cơ nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong tiêu thụ sản phẩm. Thu gom và xử lý chất thải theo hướng phân loại chất thải ngay tại nguồn, sử dụng sản phẩm tái chế trong sản xuất và tiêu dùng. Cải thiện hệ thống quản lý nước thải đô thị, xây dựng các công trình xanh và ứng dụng các công nghệ xanh trong hoạt động xây dựng, mở rộng lớp thảm thực vật khu vực đô thị, tạo các khu không gian xanh để bảo vệ môi trường.

3. Sản xuất sạch hơn:

- Xây dựng bộ tiêu chí và hướng dẫn sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp trong tỉnh; khuyến khích các doanh nghiệp bố trí cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường để giám sát các quá trình hoạt động của doanh nghiệp; các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch, mục tiêu thực hiện sản xuất sạch hơn, gửi cơ quan có thẩm quyền để theo dõi, đánh giá tiến độ thực hiện.

- Tăng cường các biện pháp sử dụng năng lượng và tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả. Thường xuyên vệ sinh cơ sở sản xuất, bảo trì bảo dưỡng thiết bị, nghiên cứu, thiết kế các bao bì sản phẩm thân thiện với môi trường. Từng bước sử dụng vật liệu tái chế, vật liệu hữu cơ thay thế các vật liệu vô cơ, vật liệu khó có khả năng phân hủy trong môi trường tự nhiên. Tăng cường quản lý nội vi và bảo dưỡng thiết bị nhằm tối ưu hóa sử dụng năng lượng của thiết bị, ứng dụng công nghệ hiện đại để tái sử dụng các nguồn nhiệt, nước trong quá trình sản xuất.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nội dung chủ yếu của các hoạt động:

1.1. Nhóm nhiệm vụ về nâng cao năng lực và nhận thức:

Gồm có 5 hoạt động. Các hoạt động này tập trung vào các công tác tuyên truyền, vận động, cổ động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về tăng trưởng xanh (giảm phát thải KNK, xanh hóa sản xuất, lối sống xanh), bảo vệ môi trường và phát triển bền vững (Chi tiết tại phụ lục 1 kèm theo).

1.2. Nhóm nhiệm vụ về tăng cường thể chế:

Gồm có 8 hoạt động. Các hoạt động này tập trung vào việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách cho tăng trưởng xanh, rà soát, điều chỉnh quy hoạch, và thiết lập các quy chế, quy định để báo cáo, kiểm tra, và giám sát (Chi tiết tại phụ lục 2 kèm theo)

1.3. Nhóm nhiệm vụ về giảm phát thải KNK:

Gồm 23 hoạt động được đề xuất thực hiện trong hai giai đoạn 2017-2020, và 2021- 2030 của các lĩnh vực: Công nghiệp (7 hoạt động); nông nghiệp (3 hoạt động); dịch vụ-thương mại (4 hoạt động); giao thông vận tải (3 hoạt động); tiêu dùng dân cư (6 hoạt động) (Chi tiết tại phụ lục 3 kèm theo).

1.4. Nhóm nhiệm vụ về sử dụng năng lượng tái tạo, quá trình công nghiệp và rác thải:

Gồm có 7 hoạt động. Các hoạt động chính tập trung khai thác tối đa các nguồn năng lượng tái tạo mà tỉnh có tiềm năng như năng lượng mặt trời, năng lượng từ rác thải (cả rác thải sinh hoạt lẫn công nghiệp), thu hồi khí mê tan từ chất thải cho sản xuất năng lượng (cả nhiệt và điện) để thay thế năng lượng hóa thạch và giảm tiêu thụ điện từ lưới và nâng cao hiệu quả quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng như nung clinker, vôi (Chi tiết tại phụ lục 4 kèm theo).

1.5. Nhóm nhiệm vụ về sản xuất xanh:

Gồm có 4 hoạt động. Các hoạt động trong nhóm nhiệm vụ này tập trung chủ yếu vào sản xuất sạch hơn trên địa bàn tỉnh đối với các ngành công nghiệp chủ chốt như: Sản xuất xi măng, dệt may, chế biến lương thực-thực phẩm, và sản xuất đồ uống (Chi tiết tại phụ lục 5 kèm theo).

1.6. Nhóm nhiệm vụ về li sng xanh và thúc đẩy tiêu dùng bền vững:

Gồm có 6 hoạt động, tập trung vào các vấn đề về tiêu thụ bền vững, không khí sạch, chất lượng nước, nước thải và an toàn vệ sinh thực phẩm (Chi tiết tại phụ lục 6 kèm theo).

1.7. Các lĩnh vực lựa chọn ưu tiên:

- Ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh chuyển đổi hình thức tổ chức sản xuất gắn với thực hiện tích tụ ruộng đất để phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại và bền vững. Có cơ chế đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp lớn trong nước, doanh nghiệp trong tỉnh đầu tư sản xuất nông sản sạch cho xuất khẩu và thị trường nội địa. Sau năm 2020, phấn đấu xây dựng được khoảng 5-7 thương hiệu địa phương về sản phẩm nông nghiệp sạch.

- Phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại tập trung xa khu dân cư gắn với các Đề án ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi, xử lý môi trường;

- Đẩy mạnh phục hồi, trồng rừng, triển khai lựa chọn loại cây trồng phù hợp với điều kiện BĐKH, có khả năng chịu hạn, chống cháy nhằm giảm phát thải KNK.

- Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế tạo, công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu, dược phẩm...(những loại hình công nghiệp công nghệ cao, tiêu tốn ít nguyên-nhiên liệu và ít phát thải ra môi trường). Giảm cường độ năng lượng đối với phần lớn các sản phẩm công nghiệp (suất tiêu hao năng lượng/đơn vị sản phẩm) vào năm 2020 phấn đấu đạt hệ số đàn hồi điện khoảng 1,21. Đến năm 2030, giảm hệ số đàn hồi điện đạt mức khoảng 0,60-0,65 (bao gồm cả phụ tải xi măng và các khu công nghiệp).

- Phát triển các khu, cụm công nghiệp xanh. Trong đó tập trung thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã có lợi thế về phát triển hạ tầng.

- Từng bước giảm tiêu thụ điện và than trong tất cả các hoạt động dân sinh, kinh tế và thương mi dịch vụ. Đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng (sản xuất xi măng, khai thác chế biến đá, gạch ngói và vôi). Thu hồi nhiệt thải trong quá trình nung clinker cho sản xuất điện tự dùng của các nhà máy xi măng để thay thế điện lưới và tiết giảm chi phí.

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, thu gom và xử lý nước thải và chất thải rắn hướng tới gắn với thu hồi khí mê tan từ các bãi chôn lấp cho sản xuất điện.

- Phối hợp với các tỉnh, thành phố hai bên lưu vực sông Nhuệ-Đáy tăng cường kiểm soát việc xả thải của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, các làng nghề và có các giải pháp hữu hiệu để xử lý ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ-Đáy.

- Khai thác một cách hợp lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản (đá, đất sét, và cát), tài nguyên đất. Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước.

2. Giải pháp thực hiện:

2.1. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về thực thi tăng trưởng xanh (giảm phát thải KNK, tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh):

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan quản lý, các cộng đồng doanh nghiệp và người dân về vai trò, ý nghĩa của giảm phát thải KNK trong quá trình phát triển dân sinh- kinh tế- xã hội. Từng bước làm thay đổi tập tục, thói quen, quan niệm về sử dụng năng lượng, đặc biệt là sử dụng các dạng năng lượng hóa thạch, điện năng, khoáng sản thô và nguồn nước trong các hoạt động sản xuất-kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày. Tuyên truyền và phổ biến các mô hình, các điển hình về áp dụng thành công các công nghệ mới có suất tiêu hao năng lượng thấp, sử dụng năng lượng sạch trong sản xuất kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng doanh nghiệp, và người dân.

- Nâng cao trình độ, nhận thức cho đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi trong việc thực hiện các mục tiêu về tăng trưởng xanh của tỉnh. Tăng cường đào tạo, bi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động về chuyên môn, kỹ thuật và làm chủ các thiết bị công nghệ hiện đại; xây dựng phong trào thi đua tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu và thu hi tận dụng các phế liệu- phế thải trong hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện các cam kết về tiết kiệm và giảm mức tiêu thụ năng lượng, nước và nhiên liệu.

- Xây dựng lối sống thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; thúc đẩy tiêu dùng bền vững, tăng cường sự giám sát của cộng đồng, các cơ quan thông tin đại chúng đối với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với bảo vệ môi trường, kết hợp nếp sống tốt đẹp truyền thống với những phương tiện văn minh hiện đại để tạo nên đời sống tiện nghi; tuyên truyền, giáo dục và mở rộng quy mô thực hành lối sống xanh và tiêu dùng bền vững. Đẩy mạnh việc cung cấp thông tin sản phẩm cho người tiêu dùng; phát triển mua sắm xanh, trong đó đặc biệt lưu ý đến hoạt động mua sắm công

2.2. Giải pháp quy hoạch khi rà soát, điều chỉnh, hoặc xây dựng mới trong phát triển ngành, lĩnh vực phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh:

- Thực hiện việc rà soát các quy hoạch, kế hoạch hiện hành để điều chỉnh theo quan điểm, mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch hành động tăng trưởng xanh. Trong đó tập trung và chú trọng đến công tác quản lý và triển khai thực hiện các Quy hoạch, Đề án mang tính liên ngành, đa mục tiêu như Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển điện lực; quy hoạch phát triển khoa học công nghệ; quy hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực; quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch quản lý chất thải rắn, quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải các đô thị; Đề án bảo vệ môi trường tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2020... để làm nền tảng cho tăng trưởng xanh, cơ sở cho khai thác ti đa những cơ hội, tiềm năng của những yếu tố bền vững và giảm thiểu những thách thức hạn chế trong giai đoạn hiện nay mà địa phương đang gặp phải, đặc biệt chú trọng các yếu tố về thời cơ và thách thức trong giai đoạn tới khi mà hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng.

- Sửa đổi bổ sung và ban hành mới các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển trên tất cả các lĩnh vực liên quan đến thực hiện tăng trưởng xanh của tỉnh; trong đó đặc biệt quan tâm đến các cơ chế, chính sách thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, thay đổi cơ cấu tiêu dùng năng lượng, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế-xã hội và sản xuất nông nghiệp bền vững; xây dựng các chính sách cụ thể liên quan đến tiêu dùng bền vững, nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng đối với sản xuất và tiêu dùng bn vững; tạo cơ chế thúc đẩy phát triển các công nghệ, dịch vụ và sản phẩm thân thiện môi trường.

- Lồng ghép mục tiêu, nội dung về tăng trưởng xanh trong quá trình thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2016 - 2020, có xét đến năm 2030; các quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm, các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố nhằm đảm bảo sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải có hiệu quả.

2.3. Giải pháp về kết cấu hạ tầng, xanh hóa cảnh quan đô thị và xây dựng nông thôn mới với li sống hài hòa vi môi trường thiên nhiên:

- Trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí của nhà nước về việc sử dụng, lắp đặt các thiết bị tiết kiệm năng lượng, nước, sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa... để xây dựng cơ chế khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, vật liệu xanh trong xây dựng kết cấu hạ tầng và xây dựng công trình dân dụng. Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định, quy chuẩn của nhà nước về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả; nâng cao chất lượng công tác thm tra, thẩm định các dự án đầu tư công, sử dụng vốn ngân sách nhà nước ngay từ khâu lập báo cáo đầu tư xây dựng.

- Ưu tiên bố trí đất công, không gian mặt nước để nhanh chóng phát triển và nâng cao diện tích không gian xanh và mặt nước tại các khu vực đô thị, bảo đảm đạt chuẩn và vượt chuẩn quy định quốc gia. Khuyến khích đầu tư và phát triển dự án không gian xanh trong các khu đô thị, các khu du lịch nghỉ dưỡng, khu công nghiệp và cụm công nghiệp; quy định các tiêu chuẩn, định mức tối thiểu về diện tích cây xanh trong các khu đô thị mới; khuyến khích cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp và các hộ gia đình huy động nguồn lực tại chỗ để xanh hóa cảnh quan đô thị.

- Quy hoạch nông thôn theo các tiêu chuẩn sống tốt, bảo vệ và phát triển các cảnh quan và môi trường xanh, sạch, đẹp, văn minh. Xây dựng làng, nhà ở sinh thái phù hợp với điều kiện khí hậu, phong tục tập quán, lối sống của từng dân tộc và địa phương. Hỗ trợ thực hiện các mô hình sản xuất ở nông thôn theo chu trình sinh thái khép kín, mô hình xử lý tốt chất thải làng nghề. Triển khai các giải pháp xây dựng công trình kinh tế và dân sinh thích ứng với BĐKH và chủ động phòng ngừa tác động của thiên tai. Khuyến khích, hỗ trợ kỹ thuật để người dân, cộng đồng triển khai, mở rộng quy mô các mô hình sản xuất thân thiện với môi trường.

2.4. Giải pháp về chuyển dịch mô hình kinh tế và cơ cấu đầu tư:

- Phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại: Phát triển nhanh, đồng bộ các ngành dịch vụ, nhất là các loại dịch vụ có giá trị gia tăng cao; khai thác tối đa tim năng, thế mạnh; hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ; tài chính, ngân hàng, viễn thông, y tế, giáo dục, khoa học và chuyển giao công nghệ.

- Phát triển công nghiệp xanh: Tiếp tục phát huy thế mạnh công nghiệp trung ương tại địa phương; phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng) một cách hợp lý, bền vững, dựa vào khoa học và công nghệ; đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp địa phương, trọng tâm là công nghiệp sạch (sử dụng năng lượng sạch, áp dụng công nghệ thân thin với môi trường), công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến sâu, công nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường.

- Phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao, thực hiện chương trình nông thôn mới; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với hình thành các vùng sản xuất rau, hoa, quả, cây cảnh..., đột phá là phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao.

2.5. Giải pháp về đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng; sử dụng tái tạo không phát thải KNK:

- Triển khai thực hiện đầy đủ các quy định của Luật, Nghị định và Thông tư liên quan đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tài nguyên nước, đất đai, khoáng sản, bảo vệ môi trường. Thực hiện kiểm toán năng lượng bt buộc và chế độ báo cáo định kỳ đối với các tổ chức, cá nhân tiêu dùng nhiều năng lượng như thép, xi măng, khai thác khoáng sản, dệt may, hóa chất, nước giải khát, trung tâm thương mại...

- Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, áp dụng quy trình quản lý, vận hành thiết bị tiên tiến, hiện đại bảo đảm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả từ khâu sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật để người dân, cộng đồng thay đổi cơ cấu sử dụng chất đốt cho đun nấu từ các dạng năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; mở rộng quy mô các mô hình sản xuất và tiêu dùng năng lượng tiết kiệm, an toàn và thân thiện môi trường. Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, nâng cao năng lực cho các cơ quan chuyên trách về sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp, cơ quan quản lý và các tổ chức tư vấn trong tỉnh.

- Phát triển đồng bộ và hợp lý hạ tầng năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh, trước mắt ưu tiên cho phát triển năng lượng mặt trời và năng lượng từ rác thải. Khuyến khích các cở sở công nghiệp, thương mại dịch vụ sử dụng hệ thống cung cấp nước nóng bằng năng lượng mặt trời; nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại để giảm tổn thất điện năng, nâng cao chất lượng phân phối điện. Khuyến khích chuyển đổi cơ cấu sử dụng nhiên liệu trong lĩnh vực giao thông vận tải sang các dạng nhiên liệu sinh học (xăng sinh học - E5, và dầu sinh học - B5); đồng thời, thực hiện lộ trình loại bỏ các phương tiện, thiết bị vận tải cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.

2.6. Tập trung triển khai công tác kim soát ô nhiễm:

- Khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản; tích cực triển khai Đán giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực Tây Đáy; tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án Nhà máy xử lý rác thải đã có chủ trương đầu tư; xử lý triệt để nước thải và chất thải rắn, đặc biệt tại khu vực thành thị.

- Cải thiện các công tác quan trắc, đánh giá số liệu và có biện pháp khắc phục khi cn thiết. Đến năm 2020, đảm bảo môi trường không khí (nồng độ bụi, khí thải) ở các khu vực dân cư trong giới hạn quy định.

- Từng bước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ hoạt động phân loại rác tại nguồn. Áp dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại trong việc xử lý chất thải rắn nhằm giảm hình thức xử lý bằng phương pháp chôn lấp không hợp vệ sinh.

- Xây dựng và đưa vào sử dụng các khu xử lý chất thải rắn y tế tập trung theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 8/12/2012 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến 2025.

2.7. Giải pháp về hợp tác khu vực, quốc tế và thu hút các nguồn lực đầu tư trong công tác bảo vệ môi trường:

- Đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng,...; đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các nước trong các vấn đề: Khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên đất, tài nguyên nước, khoáng sản phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, đầu tư và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả kinh phí sự nghiệp môi trường của tỉnh. Huy động cộng đồng đóng góp nguồn lực để bảo vệ môi trường, đồng thời xác định mô hình xã hội hóa bảo vệ môi trường, phù hợp với đc điểm của từng địa phương. Thúc đẩy xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường lồng ghép mô hình kinh tế-xã hội.

- Khuyến khích và chú trọng thu hút các nguồn vốn vay, ODA, hỗ trợ kỹ thuật của các nước, các tổ chức quốc tế thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, xây dựng cơ chế huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính để thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh. Thu hút đầu tư và đề xuất triển khai các dự án hợp tác quốc tế và tài trợ quốc tế đa phương và song phương về môi trường với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm, công nghệ và tài chính cho các hoạt động xây dựng mô hình phát triển xanh, mô hình sinh thái, phát triển nguồn nhân lực.

- Tận dụng và khai thác tối đa vị trí địa chiến lược của tỉnh từ đất đai, tài nguyên, khoáng sản và nâng cao năng suất, chất lượng các ngành sản xuất như vật liệu xây dựng; khai thác có hiệu quả.

2.8. Giải pháp về phát triển ứng dụng Khoa học công nghệ:

- Đầu tư cho phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ cao, thân thiện với môi trường, cùng với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để từng bước hình thành và phát triển tri thức. Xây dựng cơ chế khuyến khích và hỗ trợ liên kết đào tạo - nghiên cứu - sản xuất, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Thúc đẩy các giải pháp quản lý chất thải hiệu quả hơn, giảm thiểu tác động môi trường theo cách tiếp cận 3 R (Giảm thiểu - Tái chế - Tái sử dụng).

- Khuyến khích các tổ chức tài chính, doanh nghiệp triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh theo tiêu chí tăng trưởng xanh. Rà soát các phương án công nghệ được sử dụng trong các dự án đầu tư, đặc biệt là khi cấp phép hoặc quyết định đầu tư để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh.

- Dành nguồn nhân lực để đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; phát triển mạnh doanh nghiệp khoa học công nghệ; đổi mới cơ chế quản lý khoa học và tranh thủ khai thác, ứng dụng công nghệ từ các quốc gia phát triển.

2.9. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:

- Tập trung phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhất là phục vụ tăng trưởng xanh (trong các ngành kinh tế, thương mại, du lịch, nông nghiệp sinh thái...); thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài xây dựng các cơ sở đào tạo chất lượng cao.

- Tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong việc đánh giá tác động môi trường chiến lược (ĐMC) và khả năng giám sát những tác động dự báo của ĐMC, để tránh những tác động tiêu cực không lường trước được về môi trường nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế; đồng thời tăng cường năng lực về kiểm tra và thanh tra môi trường, đặc biệt là đối với cán bộ quản lý môi trường cấp cơ sở.

- Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản trị, điều hành trong nền kinh tế xanh, ngành sản xuất xanh cho đội ngũ cán bộ quản trị công và doanh nghiệp, trước mắt là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, hoạch định chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

2.10. Giải pháp về tạo nguồn tài chính thực hiện tăng trưởng xanh:

- Hàng năm ngân sách tỉnh dành một phần thỏa đáng để thực hiện KHHĐ TTX của tỉnh; đặc biệt là trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư, khối doanh nghiệp về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, hỗ trợ và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và năng lượng tái tạo.

- Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức tài chính, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh theo tiêu chí xanh. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24 tháng 3 năm 2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cung cấp tín dụng; nghiên cứu các sản phẩm, các chương trình tín dụng xanh, tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho các phương án sản xuất kinh doanh có mục tiêu tăng trưởng xanh; ưu tiên cấp tín dụng xanh cho các ngành kinh tế thực hiện bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường.

- Xây dựng các mô hình thí điểm về tăng trưởng xanh để thu hút sự quan tâm từ các tổ chức, cá nhân quốc tế; khuyến khích và chú trọng thu hút các nguồn vốn vay và đầu tư từ FDI, ODA, hỗ trợ kỹ thuật, các dự án trình diễn công nghệ mới, hiện đại cho tăng trưởng xanh trong quá trình thực hiện các chương trình giao lưu thương mại, xúc tiến đầu tư của tỉnh.

2.11. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính phục vụ phát triển xanh:

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; xây dựng chính quyền điện tử và thành lập trung tâm dịch vụ hành chính công tại các địa phương trong tỉnh; triển khai đào tạo công dân điện tử.

- Tiếp tục ra soát, cắt giảm các thủ tục hành chính không phù hợp trên tất cả các lĩnh vực. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Trung tâm hành chính công của tỉnh và cấp huyện.

IV. PHÂN KỲ THỰC HIỆN

1. Giai đoạn từ 2017-2020:

- Tập trung vào chủ yếu vào nhóm nhiệm vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức, năng lực và tăng cường hoàn thiện thể chế. Hoàn thiện các cơ sở vật chất để làm tiền đề thúc đẩy các hoạt động sản xuất và tiêu dùng xanh, bền vững gắn với giảm phát thải ra môi trường.

- Các hoạt động liên quan đến giảm phát thải KNK và phát triển năng lượng tái tạo được thực thi trên cơ sở triển khai các dự án thí điểm, trình diễn để làm tiền đề cho việc mở rộng sau năm 2020.

2. Giai đoạn 2021-2030:

Là giai đoạn thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ để đạt mục tiêu đề ra, các biện pháp công nghệ được ứng dụng rộng rãi.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Kế hoạch hành động trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế xanh trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chức năng là cơ quan đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch, định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất kinh phí các hoạt động của Kế hoạch hành động trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

- Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; phối hợp giám sát việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật và dữ liệu về tăng trưởng xanh trong quá trình thực hiện.

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch ứng phó với BĐKH của tỉnh; theo dõi, giám sát về phát thải KNK trong lĩnh vực chất thải và bảo vệ môi trường; phối hợp giám sát thực hiện các cơ chế chính sách đầu tư vào TTX của tỉnh.

- Các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch hành động của ngành, đơn vị mình; cụ thể hóa nhiệm vụ của ngành, đơn vị theo hướng xanh hóa và lồng ghép vào kế hoạch phát triển ngành, đơn vị, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh.

Điều 2.

- KHHĐ TTX tỉnh Hà Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030 là cơ sở cho việc triển khai lập và thực hiện KHHĐ TTX của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, căn cứ kế hoạch hành động được duyệt và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, xây dựng các chương trình và dự án xúc tiến đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý; cụ thể hóa các chỉ tiêu, mục tiêu của kế hoạch hành động vào các mục tiêu phát triển của ngành, lĩnh vực và huyện để triển khai thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2017.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- TTTH, TT HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;

- Như Điều 4;
- VPUB, LĐVP, các CV;
- Lưu: VT,TH (H).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Minh Hiến

 

PHỤ LỤC 1:

NHÓM NHIỆM VỤ 1 “TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC”
(Kèm theo Quyết định số 38/2017/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

Tên nhiệm v/Dự án

Mc tiêu cần đạt được

Nội dung/kết quả dự kiến

Thời gian thực hiện

Kinh phí thực hiện dự kiến
(tỷ đồng
)

Nguồn kinh phí dự kiến

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Lượng giảm phát thi dự kiến
(t
CO
2)

Ghi chú

1

Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh, giảm phát thải

Đến tất ccác đối tượng liên quan

Tổ chức các sự kiện truyền thông cho các nhóm đối tượng cụ thể về lợi ích của việc giảm tiêu thụ NL và nguyên liệu.

Thực hiện thường xuyên

1,0

Ngân sách địa phương

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Công thương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài PTTH tnh

Đóng góp gián tiếp

Lồng ghép và gắn kết với các chương trình, hoạt động khác

2

Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng

Hướng tới tất cả các đối tượng liên quan

Đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông về khuyến khích sử dụng các sản phẩm hữu cơ và an toàn; tuân thủ quy định dán nhãn hàng hóa.

Thực hiện thường xuyên

1,0

Ngân sách địa phương

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, SThông tin và Truyền thông, Đài PTTH tnh

Đóng góp gián tiếp

Lồng ghép và gắn kết với các chương trình, hoạt động khác

3

Xây dựng các chương trình chuyên đề phát sóng định kỳ TTX với các chủ đề về giảm phát thải KNK; sản xuất sạch hơn và lối sống xanh và tiêu dùng bền vững

Kịch bản và ni dung phù hợp, hấp dẫn được phê duyệt

Tổ chức thực hiện các phóng sự chuyên đề, bn tin về các mô hình tăng trưng xanh; phê phán các hành động gây ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên và gia tăng phát thải KNK.

Thực hiện thường xuyên

1,5

Nguồn lực của cơ quan/đơn vị; NS địa phương hỗ trợ

Đài Phát thanh và Truyền hình

Sở Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đóng góp gián tiếp

Lồng ghép và gắn kết với các chương trình, hoạt động khác

4

Lồng ghép các nội dung về tăng trưng xanh vào chương trình học tập cho học sinh, sinh viên.

Chương trình lồng ghép được phê duyệt

Xây dựng các chương trình chính khóa, ngoại khóa về tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường và phát triển bền vng cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện thường xuyên

1,0

Nguồn lực của cơ quan/ đơn vị

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Văn hóa, Thể thao và Du lịch...

Đóng góp gián tiếp

Lồng ghép và gắn kết với các chương trình, hoạt động khác

5

Lồng ghép kiến thức tăng trưởng xanh vào các chương trình bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ các cấp.

Nội dung, chương trình được xây dựng và phê duyệt

Xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng bổ sung về tăng trưởng xanh trong các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước cho cán bộ các cấp trong tỉnh.

Thực hiện thường xuyên

1,5

Nguồn lực của cơ quan/ đơn vị

Sở Nội vụ

Các trường Quân sự - Chính trị

Đóng góp gián tiếp

Lồng ghép, gắn kết các chương trình hành động khác

 

PHỤ LỤC 2.

NHÓM NHIỆM VỤ 2 “TĂNG CƯỜNG THỂ CHẾ”
(Kèm theo Quyết định số
38/2017/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

Tên nhiệm vụ/Dự án

Mục tiêu cần đạt được

Nội dung/kết quả dự kiến

Thời gian thực hiện

Kinh phí thực hiện dự kiến
(tđồng)

Nguồn kinh phí dự kiến

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Lượng giảm phát thải dự kiến (tCO2)

Ghi chú

1

Triển khai thực hiện Kế hoạch hành động của tnh.

Ban hành kế hoạch hành động của từng cơ quan/đơn vị (Các Sở, Ban, Ngành cấp tnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố)

Các Sở, Ban, Ngành cấp tnh, UBND các huyện xây dựng được Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh của từng đơn vị, tổ chức phê duyệt, và thực hiện.

2017

Huy động nguồn lực của cơ quan/ đơn vị tự xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện

Huy động nguồn lực của đơn vị

Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố.

Hỗ trợ từ Sở KH&ĐT về phương pháp luận và cách tiếp cận

Đóng góp gián tiếp

Bản KHHĐ TTX của các đơn vị được tham chiếu và căn cứ vào bản KHHĐ của tỉnh

2

Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích sử dụng vật liệu tái chế, vật liệu thân thiện với môi trường

Đưa ra được mục tiêu, lộ trình, ban hành được các quy định về cơ chế chính sách khuyến khích sử dụng vật liệu tái chế, vật liệu không nung

Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng vật liệu tái chế, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường

2017-2018

1,0

Ngân sách địa phương

Sở Xây dựng

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, SCông Thương, Sở Khoa học và Công nghệ

Đóng góp gián tiếp

Ví dụ: Gạch không nung, sử dụng tro bay thay thế clinker, giấy và bao bì…

3

Quy định về lắp đặt và sử dụng thiết bị tiết kiệm NL đối với các công trình sử dụng vốn NS nhà nước trên địa bàn tỉnh

Ban hành quy chế, quy định

Nghiên cứu đề xuất quy định về tiêu chí, tỷ lệ và đối tượng lắp đặt các thiết bị tiết kiệm NL trong công sở, công trình vốn NSNN; ban hành tiêu chí về công trình xanh, đô thị xanh

2017-2018

1,0

Ngân sách địa phương và xin hỗ trợ 1 phần từ TW

Sở Xây dựng

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư...

Đóng góp gián tiếp

 

4

Xây dựng đề án khuyến khích phát triển phương tiện tiết kiệm nhiên liệu và chuyển đổi sử dụng nhiên liệu trong giao thông vận ti

Đề án và lộ trình triển khai thực hiện bán xăng E5 và E10; chuyển đổi phương tiện

Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các phương tiện tiết kiệm nhiên liệu; lộ trình chuyển đổi sử dụng nhiên liệu từ xăng sang xăng sinh học. Trước mắt tập trung vào phương tiện xe công.

2017: Áp dụng xe công.

Từ 2018 trở đi: Không bán xăng A92 riêng lẻ

1,5

Ngân sách địa phương và xin hỗ trợ 1 phần từ TW

Sở Giao thông Vận tải

Sở Công thương, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ.

Đóng góp gián tiếp

Xin hỗ trợ 1 phần từ TW

5

Xây dựng đề án thu hồi khí mê tan từ các bãi chôn lấp rác thi cho sản xuất điện và chính sách đầu tư xây dựng nhà máy điện đốt rác

Bản Đề án được xây dựng và được phê duyệt (bao gồm c quy hoạch phát triển đến 2030)

Kết hợp hiệu qugiữa thu gom, xử lý rác thải với sản xuất điện từ thu khí mê tan ở các bãi chôn lp rác và áp dụng công nghệ thiêu đốt rác cho sản xuất điện nối lưới

2017-2018

1,0

Ngân sách địa phương

Sở Công thương

Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trưng; Sở KHCN, Sở Kế hoạch & Đầu tư và Sở Tài Chính

Đóng góp gián tiếp

Xin hỗ trợ 1 phần từ TW

6

Đy mạnh ứng dụng công nghệ xanh, công nghệ cao vào sản xuất.

Lựa chọn được sn phẩm, tiêu chí đánh giá

Phát triển các sản phẩm công nghệ xanh, các quy trình quản lý, sản xuất hiện đại nhằm tiết kiệm NL và bảo vệ môi trường.

2017-2018

1,0

Ngân sách địa phương

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Công Thương, sở NN&PTNT

Đóng góp gián tiếp

Xin hỗ trợ 1 phần từ TW

7

Xây dựng đề án ci tạo hệ thống chiếu sáng công cộng sử dụng NL mặt trời và tiết kiệm năng lượng

Bn đề án và quy hoạch được phê duyệt

Xây dựng lộ trình và thực hiện việc thay thế các thiết bị chiếu sáng tiêu hao nhiều NL sang các thiết bị tiết kiệm NL và sử dụng NL mặt trời.

2018-2019

1,0

Ngân sách địa phương

Sở Xây dựng

Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố

Đóng góp gián tiếp

…….

8

Xây dựng các tiêu chuẩn về lối sống xanh, văn minh và thân thiện với môi trường

Ban hành quy chế, quy định

Nghiên cứu đề xuất các tiêu chí xếp loại đơn vị cấp xã đạt chuẩn lối sống văn minh, thân thiện với môi trường.

2017

2,5

Ngân sách địa phương

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố

Đóng góp gián tiếp

Xin hỗ trợ 1 phần từ TW

 

PHỤ LỤC 3:

NHÓM NHIỆM VỤ 3 “GIẢM CƯỜNG ĐỘ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH”
(Kèm theo Quyết định số 38/2017/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

Tên nhiệm vụ/Dự án

Mục tiêu cần đạt được

Nội dung/kết quả dự kiến

Thời gian thực hiện

Kinh phí thực hiện dự kiến (tỷ đồng)

Nguồn kinh phí dự kiến

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Lượng giảm phát thải dự kiến (tCO2)

Ghi chú

A

LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG

I

Công nghiệp

1

Thu hồi nhiệt thải trong các nhà máy xi măng để sản xuất điện

Công suất phát điện đến năm 2020 đạt 40MW, và cộng dồn (bao gồm cả lắp đặt mới) đến năm 2030 là 90MW

Đầu tư thiết bị sản xuất điện từ thu hồi nhiệt thải trong sản xuất xi măng để thay thế một phần điện lưới

Giai đoạn 2017- 2020: 40MW;

2021-2030: 50MW.

Giai đoạn 2017- 2020: 1516;

2021-2030: 1895

Từ nguồn vốn tự có và vốn vay Ngân hàng của DN + Hỗ trợ một phn từ TW và các tổ chức quốc tế

Thực hiện: các DN sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh.

Chỉ đạo & kiểm tra: Sở Công thương

Giai đon 2017-2020: 176.540

2021-2030: 549.990.

Vốn hỗ trợ của các tổ chức QT.

Hệ số phát thải lưới điện: 0,65 và 0,9 kg CO2/kWh vào 2020 và 2030 tương ứng

2

Cải thiện hiệu suất lò hơi công nghiệp

Mức độ thâm nhập đạt 30% vào năm 2020 và đạt 90% vào năm 2030.

Cải tạo hệ thống cấp gió cấp 1&2; Thu hồi nước ngưng; Bảo ôn đường ống; Thu hồi nhiệt thi.

Giai đoạn 2017- 2020: 30%;

2021-2030: 60%

Giai đoạn 2017- 2020: 367;

2021-2030: 950

Từ nguồn vốn tự có và vốn vay Ngân hàng của DN + Hỗ trợ một phần nhỏ từ TW

Thực hiện: các DN công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo & kiểm tra: Sở Công thương

Giai đoạn 2017-2020: 104.129; 2021-2030: 397.584.

Tài trợ của các tổ chức Quốc tế

3

Chuyển đổi sử dụng nhiên liệu đốt lò hơi từ các bon cao sang thấp

Mức độ thay thế các lò hơi đạt 10% vào năm 2020 và đạt 25% vào 2030.

Chuyển đổi nhiên liệu từ than mỏ sang các dạng năng lượng có thành phần các bon thấp

Giai đoạn 2017- 2020: 10%;

2021-2030: 25%.

Giai đoạn 2017- 2020: 98;

2021-2030: 350

Từ nguồn vốn tự có và vốn vay Ngân hàng của DN là chính + Hỗ tr mt phần nhỏ từ TW

Thực hiện: các DN công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo & kiểm tra: Sở Công thương

Giai đon 2017-2020: 159.034;

2021-2030: 397.584

 

4

Sử dụng vật liệu thay thế clinker

Đề xuất mức thay thế đạt 15% năm 2020 và 30% năm 2030.

Giảm tlệ clinker trong xi măng bằng các vật liệu thay thế như tro bay được tinh chế từ các nhà máy nhiệt điện than

Giai đoạn 2017- 2020: 15%; và 2021-2020: 30%

Giai đoạn 2017- 2020: 300;

2021-2030: 500

Htrợ từ TW (INDC) và tổ chức Quốc tế (Thông qua các dự án giảm phát thải KNK)

Thực hiện: các DN xi măng trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo & kiểm tra: Sở Xây Dựng

Giai đoạn 2017-2020: 531.039;

2021-2030: 1.310.168

Giai đoạn 2021-2030: 500 tỷ là vốn đối ứng của Doanh nghiệp

5

Sản xuất gạch không nung

Lượng gạch không nung chiếm 35% năm 2020 và 60% vào 2030.

Từng bước thay thế gạch nung trong hoạt động xây dựng

Giai đoạn 2017- 2020: 35%

2021-2030: 60%

Giai đoạn 2017- 2020: 20,4;

2021-2030: 68,5

Vốn tự có của DN là chính + Hỗ trợ ngân sách tỉnh

Thực hiện: các DN sản xuất gạch trên địa bàn tỉnh.

Chỉ đạo & kiểm tra: Sở Xây Dựng,

Giai đoạn 2017-2020: 78.760;

2021-2030: 265.056.

Là mức đầu tư tăng thêm so với BAU

6

Ci thiện hiệu suất động cơ điện hiện có, lắp đặt động cơ mới hiệu suất cao có biến tần

Mức độ thay thế động cơ đạt 15% vào năm 2020 và đạt 50% năm 2030.

Từng bước thay thế động cơ chạy non ti bằng động cơ với công suất phù hợp có hiệu suất cao hơn; sử dụng biến tần để nâng cao hiệu suất.

Giai đoạn 2017- 2020: 15%; và

2021-2030: 50%

Giai đoạn 2017- 2020: 33,45;

2021-2030: 133,8 tỷ

Vốn tự và vốn vay của của DN

Thực hiện: các DN công nghiệp trên địa bàn tỉnh Chỉ đạo & kiểm tra: Sở Công thương

Giai đoạn 2017-2020: 46.212;

2021-2030: 202.934.

……

7

Quản lý nội vi doanh nghiệp (sp xếp nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất và sử dụng nguyên, nhiên liệu hiệu quả cao nhất)

Dự kiến đến 2020 có khoảng 30% số doanh nghiệp, và đến 2030 có 90% số doanh nghiệp tham gia.

Mức tiết kiệm: Năm 2020: 3% Năm 2030: 8%

Tối ưu hóa quá trình sản xuất: Chống lãng phí và thất thoát nguyên, nhiên liệu; Tăng năng suất lao động và giảm chi phí năng lượng cho những doanh nghiệp sử dụng nhiều điện và than

Giai đoạn 2017- 2020: 50 doanh nghiệp tham gia, tiết kiệm 3% NL

2021-2030: Hầu hết (đến 90%); Tiết kiệm ít nhất 8% NL.

0 có chi phí (theo dòng tiền)

Huy động nguồn lực của DN

Thực hiện: Tất cả các DN công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Chỉ đạo và kiểm tra: Sở Công thương, Sở KH&ĐT, Cục Thuế

Giai đoạn 2017-2020: 72.762;

2021-2030: 879.679.

……

II

Dịch vụ thương mại:

8

Xây dựng hệ thống qun lý nội vi tòa nhà tiết kiệm năng lượng

Áp dụng hệ thống quản lý nội vi tòa nhà cho 20% số khách sạn, nhà hàng và tòa nhà văn phòng vào năm 2020 và 90% năm 2030.

Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, kiểm soát tốt hoạt động các thiết bị, chống rò rỉ, tiêu hao nhiên liệu. Mức tiết kiệm điện khoảng 2%/năm đến 2020 và 4% đến 2030.

Giai đoạn 2017- 2020: 20 tham gia, tiết kiệm 2% NL

2021-2030: đạt mức 90% tham gia; Tiết kiệm NL ít nhất 4%/năm.

2017-2020: 5

2021-2030: 25

Vốn tự có của doanh nghiệp

Thực hiện: Tất cả các công sở, trụ sở, cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh.

Chỉ đạo và kiểm tra: Sở Xây Dựng, Sở Công Thương

Giai đoạn 2017-2020: 813;

2021-2030: 4.060.

……

9

Sử dụng thiết bị đun nước nóng bằng NLMT cho các tòa nhà công, nhà tr-mẫu giáo, khách sạn, nhà hàng

Tăng số khách sạn, nhà hàng sử dụng thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời lên 20% năm 2020 và 60% năm 2030.

Thúc đẩy sử dụng bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời khu vực thành thị.

Giai đoạn 2017- 2020: Mức thâm nhập 20%; và 2021-2030: Mức thâm nhập 60%

2017-2020: 14

2021-2030: 96

Các đơn vị kinh doanh: vốn tự có của doanh nghiệp

Các cơ sở công: NSNN

Sở Công thương

Giai đoạn 2017-2020: 1.647;

2021-2030: 9.375

……

10

Sử dụng đèn tiết kiệm điện cho khách sạn, văn phòng

Nâng tỷ lệ khách sạn, văn phòng sử dụng đèn túp gày, LED lên 15% năm 2020 và 60% năm 2030.

Nâng cao hiệu quả sử dụng điện trong chiếu sáng các tòa nhà, văn phòng, khách sạn.

Giảm phụ tải điện giờ cao điểm

Tiết kiệm điện trong chiếu sáng

Giai đoạn 2017- 2020: 15% và

2021-2030: 60%

2017-2020: 1,6

2021-2030: 6,5

Vốn tự có của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp

Sở Xây dựng

Giai đoạn 2017-2020: 290;

2021-2030: 1.611.

……

11

Tiết kiệm điện cho hệ thống làm mát-điều hòa không khí

Tăng mạnh mức độ thâm nhập hệ thống làm mát- điều hòa hiệu suất cao, có investors.

Thay thế điều hòa cũ hiệu suất thấp

Lắp đặt hệ điều hòa trung tâm Cách nhiệt, bảo ôn, sử dụng kính dày chống tht thoát nhiệt

Giai đoạn 2017- 2020: 15% và 2021-2025: 60%

2017-2020:4

2021-2030: 12,5

Ngân sách nhà nước, và xã hội hóa

UBND các địa phương

Sở Xây dựng, Sở Công thương, Công ty MTĐT

Giai đoạn 2017-2020: 433;

2021-2030: 2.578.

 

III

Giao thông vận tải:

12

Xây dựng các trạm nạp điện cho xe điện bng năng lượng mặt trời khu vực công cộng

Năm 2020 (đáp ứng 10% nhu cầu nạp điện tại nơi công cộng. Năm 2030 (đáp ứng 40% nhu cầu nạp điện

Khu vực áp dụng: Trường học; Bệnh viện.

Giai đoạn 2017- 2020: 10 trạm và 2021-2030: 80 trạm

Giai đoạn 2017- 2020: 2,8 và 2021-2030: 23

Vốn xã hội hóa + NSNN + Hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế

Sở Công thương

Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế. Đài PTTH tnh, Báo tỉnh

Giai đoạn 2017-2020: 40; 2021-2030: 319.

Trung bình 5kW/trạm. Suất đầu tư: 50 triệu đồng/kw

13

Sử dụng nhiên liệu sinh học thay thế xăng

Nâng tỷ lệ xe sử dụng xăng sinh học (E5) lên 30% năm 2020 và 60% năm 2030; đặc biệt là xe khu vực nhà nước.

Từng bước chuyn đổi nhiên liệu sinh học trong giao thông vận tải.

Giai đoạn 2017- 2020: 100% xe công và 20% xe tư nhân.

2021-2030: 60%

Giai đoạn 2016- 2020: 5 và 2021-2030: 18

Vốn doanh nghiệp và tư nhân tự đầu tư thêm bồn cây xăng E5 và E10

Sở Công thương

Sở Giao thông vận tải, Hiệp hội DN tỉnh, Đài PTTH tỉnh, các cơ quan, tổ chức

Giai đoạn 2017-2020: 44.274; 2021-2030: 103.926.

 

14

Thay đổi và nâng cao hiệu quả vận chuyển hành khách và hàng hóa

Đẩy mạnh sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, xe điện, đường thủy

Phát triển loại hình xe buyt đưa đón công nhân, học sinh

Đẩy mạnh vận chuyển hàng hóa đường thủy

Từng bước chuyển đổi xe chạy xăng bằng điện

Giai đoạn 2017- 2020: 3%

2021-2030: 10%

Giai đoạn 2017- 2020: 70 và 2021-2030: 250

Vốn doanh nghiệp và tư nhân

Sở Giao thông Vận tải

Đài PTTH tỉnh, các cơ quan, tổ chức liên quan

Giai đoạn 2017-2020: Hỗ trợ giảm 0.001%; 2021-2030: Hỗ trợ giảm 0.002%.

Huy động hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế

IV

Hộ gia đình:

15

Sử dụng bếp đun cải tiến hiệu suất cao (than và sinh khối)

Nâng tổng số hộ gia đình nông thôn sử dụng bếp củi cải tiến đến năm 2020 đạt 20%; đến năm 2030 đạt 60%

Từng bước thay thế bếp sinh khối truyền thống (bếp kiềng) và than nm ở khu vực nông thôn sang bếp cải tiến, hiệu suất cao (tăng 1,5- 1,8 lần hiệu suất)

Giai đoạn 2017-2020: 20%, và 2021-2030: 60%

Giai đoạn 2017-2020: 4,15 và

2021-2025: 7,05

Vốn tự có của nhân dân và hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế

SNN và Phát triển nông thôn

Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, các tổ chức đoàn thể, hộ gia đình nông thôn; Đài PTTH tnh, Báo tỉnh

Giai đoạn 2017-2020: 18.842;

2021-2030: 32.594.

Huy động hỗ trợ TW và các tổ chức quốc tế

16

Sử dụng bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời ở các hộ gia đình thị tứ, thị trấn và thành phố

Tăng tlệ hộ sử dụng giàn đun nước nóng bằng NLMT lên 5% năm 2020 và 15% năm 2030

Đẩy mạnh sử dụng giàn đun nước nóng bằng NL mặt trời thay bình nóng lạnh sử dụng điện giúp giảm tiêu thụ điện

Giai đoạn 2017- 2020: 5% (3.700 giàn)

2021-2030: 15% (19.200 giàn)

Giai đoạn 2017- 2020: 18 và 2021-2025: 96

Vốn tự có của người dân và hỗ trợ của ngành điện

Sở Công thương

Điện lực tỉnh, Đài PTTH tỉnh, Báo tỉnh.

Giai đoạn 2017-2020: 5.647;

2021-2030: 18.604.

……

17

Sử dụng bếp Khí sinh học khu vực nông thôn

Tăng tỷ lệ hộ sử dụng bếp khí sinh học khu vực nông thôn thêm 10.500 công trình vào năm 2030.

Đẩy mạnh sử dụng khí sinh học cho đun nấu tại khu vực nông thôn, giải quyết dứt điểm ô nhiễm trong chăn nuôi hộ gia đình

Giai đoạn 2017- 2030: 10.500 hộ (100.500m3 thể tích phân hủy)

105

Vốn tự có của nhân dân và hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế

SNN và Phát triển nông thôn

Công thương, Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Ngân hàng Nhà nước.

Giai đoạn 2017-2020: 51.808; 2021-2030: 79.661.

……

18

Sử dụng bếp điện từ và hồng ngoại thay thay thế bếp LPG ở thành thị

Tăng tỷ lệ sử dụng bếp bếp điện từ và hồng ngoại lên 10% năm 2020 và 25% năm 2030.

Từng bước thay thế bếp LPG thường bằng bếp bếp điện từ và hồng ngoại

Giai đoạn 2017- 2020: 7 nghìn bếp; và 2021-2030: 32 nghìn bếp

Giai đoạn 2017- 2020: 1.9 và 2021-2025: 6.6

Vốn tự có của nhân dân

Sở Công thương

Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng tỉnh

Giai đoạn 2017-2020: 1861;

2021-2030: 6.421.

……

19

Sử dụng đèn thắp sáng hiệu sut cao ở các hộ gia đình

Tăng tỷ lệ sử dụng đèn LED ở các hộ gia đình thành thị lên 10% năm 2020 và 50% năm 2030.

Thúc đẩy sử dụng đèn chiếu sáng thông minh, tiết kiện điện tại các hộ gia đình

Đèn tròn sang túp, túp gầy (T8); compact, đèn LED

Giai đoạn 2017- 2020: và 10% 2021-2030: 50%

Giai đoạn 2017- 2020: 24,4 và 2021-2025: 94,78

Vốn tự có của nhân dân

Sở Công thương

Đài PTTH tỉnh, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng tnh

Giai đoạn 2017-2020: 16.021; 2021-2030: 81.850 MW.

Huy động hỗ trợ TW và các tổ chức quốc tế

20

Các thiết bị điện hộ gia đình hiệu suất cao gồm tủ lạnh, điều hòa không khí, máy giặt, TV, bơm...)

Tăng tỷ lệ sử dụng các thiết bị điện hiệu suất cao (điều hòa, tlạnh, máy giặt, TV, bơm) đạt 20% năm 2020 và 50% năm 2030.

Thay thế các thiết bị điện hiệu suất thấp bằng thiết bị có hiệu suất cao (có Invertor) và đã được dán nhãn tiết kiệm NL

Giai đoạn 2017- 2020: 20%, và 2021-2030: 50%

Giai đoạn 2017- 2020: 109 và 2021-2025: 695

Vốn tự có của nhân dân

Sở Công thương

Đài PTTH tỉnh, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng tỉnh

Giai đoạn 2017-2020: 6.464;

2021-2030: 59.561.

Huy động hỗ trợ TW và các tổ chức quốc tế

V

Nông nghiệp:

21

Nâng cao hiệu quả tưới tiêu

Nâng hiệu quả tưới tiêu đạt 40% đến năm 2020 và đạt 100% năm 2030.

Tối ưu hóa hệ thống hồ chứa, kênh mương, tận dụng dòng chảy tự nhiên. Sử dụng động cơ phù hợp với công suất.

Giai đoạn 2017- 2020: 40%, và 2021-2030: 100%

15 (phân bổ hợp lý trong các năm)

Vốn ngân sách

SNN và Phát triển nông thôn

UBND các huyện trong tỉnh, Hội nông dân tỉnh.

Giai đoạn 2017-2020: 350;

2021-2030: 1.000.

Huy động hỗ trợ TW

22

Đẩy mạnh triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn

Nâng diện tích cánh đồng mẫu lớn. Phấn đấu xây dựng 4-5 mô hình mang thương hiệu địa phương Hà Nam

Đẩy mạnh và triển khai xây dựng cánh đồng mẫu lớn nhằm khai thác yếu tố quy mô và cơ giới hóa có hiệu suất năng lượng cao hơn trong làm đất và thu hoạch.

Giai đoạn 2017- 2020: và 2021-2030:

7 (phân bổ hợp lý trong các năm)

 

SNN và Phát triển nông thôn

UBND các huyện trong tnh, Hội nông dân tnh.

Giai đoạn 2017-2020: 90; 2021-2030: 200.

Huy động hỗ trợ TW

5

Bảo tồn diện tích và làm giầu vốn rừng hiện có. Trồng cây phân tán khu vực đất công cộng, giao thông, đường làng ngõ xóm

Tăng diện tích cây xanh tạo cnh quan và góp phần nâng độ che phủ và góp phần hấp thụ một lượng khí nhà kính

Bảo tồn diện tích và làm giầu vốn rừng hiện có. Trồng cây phân tán khu vực đất công cộng, giao thông, đường làng ngõ xóm

Thực hiện thường xuyên

35 (phân bổ hợp lý trong các năm)

Nguồn lực địa phương và nhân dân

SNN và Phát triển nông thôn

UBND các huyện, thị, TP trong tỉnh, Hội nông dân tỉnh.

Giai đoạn 2017-2020: Đóng góp giảm khoảng 0.002%;

2021-2030: Đóng góp giảm khoảng 0.005%.

Huy động hỗ trợ TW và quốc tế

 

PHỤ LỤC 4:

NHÓM NHIỆM VỤ 4 “SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO, QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP VÀ RÁC THẢI”
(Kèm theo Quyết định số 38/2017/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

Tên nhiệm vụ/Dự án

Mục tiêu cần đạt được

Nội dung/kết quả dự kiến

Thời gian thực hiện

Kinh phí thực hiện dự kiến
(tđồng)

Nguồn kinh phí dự kiến

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Lượng giảm phát thải dự kiến (tCO2)

Ghi chú

1

Phát triển các dự án điện mặt trời nối lưới.

Lồng ghép quy hoạch điện mặt trời vào quy hoạch điện tnh.

Phát triển điện mặt trời đạt 50 MW vào năm 2030.

Kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển dự án điện mặt trời tại khu vực thích hợp cho phát điện.

Giai đoạn 2017- 2020: 0.5 MW và 2021-2030: 45MW

Giai đoạn 2017- 2020: 22 tỷ, và 2021-2030: 1.518

Giai đoạn 2016- 2020: Vốn TW hỗ trợ xây dựng trình diễn 2021-2030: vốn của chủ đầu tư

Sở Công thương

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở NN&MT.

Giai đoạn 2017-2020: 3.986;

2021-2030: 55.186.

Huy động hỗ trợ quốc tế

2

Phát triển hệ thống điện mặt trời lắp trên các tòa nhà

Lắp đặt trình diễn hệ điện mặt trời 0.4MW vào năm 2020 và khoảng 10 MW đến năm 2030.

Lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời trên các tòa nhà thương mại, khách sạn để tận dụng lợi thế về bức xạ mặt trời cho phát điện.

Giai đoạn 2017- 2020: 0.4MW, và 2021-2030: 9.6MW

Giai đoạn 2017- 2020: 17 t, và 2021-2030: 225

Giai đoạn 2016- 2020: vn TW hỗ trợ xây dựng trình diễn

2021-2030: Vốn của chủ đầu tư và 1 phần hỗ trợ quốc tế

Sở Công thương

Ngành điện lực địa phương

Giai đoạn 2017-2020: 797;

2021-2030: 11.038.

Huy động hỗ trợ quốc tế

3

Phát triển điện khí sinh học.

Phát triển điện khí sinh học đạt 4 MW năm 2030.

Tận dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp và chăn nuôi để tạo khí sinh học cho phát triển điện năng.

Giai đoạn 2017- 2030: 4MW

162 (phân bổ hợp lý trong các năm)

Vốn tự có + một phần hỗ trợ quốc tế

Sở Công thương

Sở NN&PT NT, Sở Tài nguyên Môi trường

Giai đoạn 2017-2020: 2847;

2021-2030: 15.768.

 

4

Sản xuất điện từ đốt rác thải rắn.

Dự kiến công suất đạt 4 MW năm 2030.

Thu hút đầu tư các dự án xử lý rác thải kết hợp sản xuất điện để giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn cung điện cho tỉnh.

Giai đoạn 2017- 2020: 0.5 MW, và 2021-2030: 4MW

Giai đoạn 2017- 2020: 37,5, và 2021-2030: 270

Vốn Chủ đầu tư + Hỗ trợ TW và Quốc tế

Sở Công thương

Sở Tài nguyên Môi trường, Sở xây Dựng

Giai đoạn 2017-2020: 5.552; 2021-2030: 21.600.

Hỗ trợ quy hoạch phát triển nguồn điện và bổ sung quy hoạch

5

Sản xuất điện từ khí các bãi chôn lấp rác.

Dự kiến công suất đạt 3 MW vào năm 2030

Thu hồi khí phát thi từ các bãi chôn lấp rác thải để sản xuất điện năng, tạo nguồn cung điện cho tỉnh

Giai đoạn 2017- 2020: 0.5MW, và 2021-2030: 3MW

Giai đoạn 2017- 2020: 22,5 tỷ, và

2021-2030: 134

Vốn Chủ đầu tư+ Htrợ TW và Quốc tế

Sở Công thương

Sở Tài nguyên Môi trường, Sở xây Dựng

Giai đoạn 2017-2020: 5.979;

2021-2030: 14.850.

Hỗ trợ quy hoạch phát triển nguồn điện và bổ sung quy hoạch

6

Giảm phát tán khí mê tan

Tất cả khí mê tan phát tán trong quá trình phân hủy rác được thu hồi

Khai tác cho sản xuất năng lượng

Giai đoạn 2017-2020: thu hồi 30%, và 2021-2030: Thu hồi 80%

Giai đoạn 2017-2020: 0, và 2021-2030: 0

Nguồn lực của đơn vị, ch bãi rác

Sở Tài nguyên Môi trường

Sở Công thương, Sở xây Dựng

Giai đoạn 2017-2020: 1.254; 2021-2030: 4.555.

Đã được đầu tư từ dự án điện

7

Cải thiện quá trình nung clinker

Giảm hình thành khí khí nhà kính CO2

Giảm tổn thất trong quá trình nung

2017-2030: nâng cao hiệu suất: 1.5 - 3%

150-200 (phân bổ hợp lý trong các năm)

Vốn Chủ đầu tư+ Hỗ trợ TW và Quốc tế

Các doanh nghiệp sản xuất xi măng

Sở xây Dựng

Giai đoạn 2017-2020: 94.066; 2021-2030: 278.484.

Hỗ trợ quốc tế

 

PHỤ LỤC 5:

NHÓM NHIỆM VỤ 5 “XANH HÓA SẢN XUẤT”
(Kèm theo Quyết định số 38/2017/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

Tên nhiệm vụ/Dự án

Mục tiêu cần đạt được

Nội dung/kết quả dự kiến

Thời gian thực hiện

Kinh phí thực hiện dự kiến
(tỷ đồng)

Nguồn kinh phí dự kiến

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Lượng giảm phát thải dự kiến (tCO2)

Ghi chú

1

Sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng

Đạt được chứng chỉ ISO 9001 và 14001

Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn

Thực hiện thường xuyên

Nguồn lực của Đơn vị

Chi phí thấp

Chủ doanh nghiệp

Sở Công Thương, Sở KH&CN

Tác động gián tiếp

 

2

Dệt may

Giám sát và kiểm soát được

Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn

Thực hiện thường xuyên

Nguồn lực của Đơn vị

Chi phí thấp

Chủ doanh nghiệp

Sở Công Thương, Sở KH&CN

Tác động gián tiếp

 

3

Chế biến lương thực- thực phẩm

Giám sát và kiểm soát được

Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn

Thực hiện thường xuyên

Nguồn lực của Đơn vị

Chi phí thấp

Chủ doanh nghiệp

Sở Công Thương, Sở KH&CN

Tác động gián tiếp

 

4

Sản xuất đồ uống (bia- rượu-sữa...)

Giám sát và kim soát được

Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn

Thực hiện thường xuyên

Nguồn lực của Đơn vị

Chi phí thấp

Chủ doanh nghiệp

Sở Công Thương, Sở KH&CN

Tác động gián tiếp

 

 

PHỤ LỤC 6:

NHÓM NHIỆM VỤ 6 “XANH HÓA LỐI SỐNG VÀ THÚC ĐẨY BỀN VỮNG”
(Kèm theo Quyết định số 38/2017/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

Tên nhiệm vụ/Dự án

Mục tiêu cần đạt được

Nội dung/kết quả dự kiến

Thời gian thực hiện

Kinh phí thực hiện dự kiến
(tđồng)

Nguồn kinh phí dự kiến

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Lượng gim phát thải dự kiến (tCO2)

Ghi chú

1

Thúc đẩy sản xuất và sử dụng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường

Có được 2-5 sn phẩm mang thương hiệu địa phương Giám sát và kiểm soát được.

Tăng cường và đẩy mạnh sản xuất và cung ứng cho thị trường các sản phẩm sạch, thân thiện môi trường

Thực hiện thường xuyên

4,5

NSNN

Sở NN&PTNT

Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Khoa học & Công nghệ, Sở Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, Hội phụ nữ tnh, Hội nông dân; Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên

Tác động gián tiếp

 

2

Giám sát và quản lý nước mặt

Giám sát và kiểm soát được

Xây dựng hệ thống giám sát nước tại các sông, hồ.

Thực hiện thường xuyên

2

NSNN

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương

Tác động gián tiếp

 

3

Giám sát quản lý nước ngầm

Giám sát và kiểm soát được

Xây dựng kế hoạch sử dụng nước an toàn, tiết kiệm; lập bản đồ sử dụng nước ngầm, xác định các chất ô nhiễm nguy hại và tăng cường hệ thống giám sát chất lượng nước.

Thực hiện thường xuyên

1

NSNN

Sở Tài nguyên và Môi trường

SKH&CN, Sở Nông nghiệp và PTNT, SXây dựng

Tác động gián tiếp

 

4

Giám sát và quản lý nước thi

Giám sát và kiểm soát được

Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung tại các đô thị, KCN; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xả nước thải.

Thực hiện thường xuyên

1

NSNN

Sở Tài nguyên và Môi trường

Công an tnh, Sở Xây dựng, Sở Y tế, SKhoa học và Công nghệ

Tác động gián tiếp

 

5

Giám sát chất lượng không khí

Giám sát và kiểm soát được

Giám sát chất lượng không khí ở KCN, thành phố và khu dân cư có độ ô nhiễm cao (gồm cả bụi trong vận chuyển, tập kết và đổ tại các bãi tập kết và trung chuyển). Xác định nguồn gây ô nhiễm và thiết lập các giải pháp giám sát, kiểm tra.

Thực hiện thường xuyên

1

NSNN

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Y tế, Sở Công Thương

Tác động gián tiếp

 

6

Đảm bo an toàn thực phẩm (trong sản xuất và tiêu dùng)

Giám sát và kiểm soát được

Tăng cường giám sát các hóa chất trong đất, nước và thức ăn; hạn chế việc sử dụng nhựa trong sản xuất bao bì để giảm rác thải trong quá trình chế biến và sử dụng.

Thực hiện thường xuyên

1,5

NSNN

Sở Y Tế

Sở NN&PTNT và Sở Công Thương

Tác động gián tiếp