Quyết định 38/2010/QĐ-UBND về Đề án Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, chống thất thu thuế trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản và đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2015
Số hiệu: 38/2010/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên Người ký: Vũ Hồng Bắc
Ngày ban hành: 24/11/2010 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Đất đai, Tài nguyên, Thuế, phí, lệ phí, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/2010/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 24 tháng 11 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN ‘‘TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, CHỐNG THẤT THU THUẾ TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VÀ ĐẤT ĐAI’’ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015.

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ các Luật: Luật đất đai số 13 ngày 26/11/2003; Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005; Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008; Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008; Luật thuế Tài Nguyên số 45/2009/QH12 ngày 25/11/2009 và các quy định về Thuế, Phí hiện hành;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục thuế tỉnh Thái Nguyên tại tờ trình số 1649/CT-TT ngày 09/11/2010 về việc ban hành Đề án tăng cường công tác quản lý Nhà nước, chống thất thu thuế trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản và đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Đề án Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, chống thất thu thuế trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản và đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2010 - 2015.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Giao Cục trưởng Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3 (thực hiện);
- Thường trực Tỉnh uỷ (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đ/c Chủ tịch và các PCT;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Đ/c CVP và các Đ/c PVP;
- Lưu: VT, KTTH, TH2.
TgQĐ128, 24/6, 35b

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Hồng Bắc

 

ĐỀ ÁN

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, CHỐNG THẤT THU THUẾ TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VÀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015.
(ban hành theo Quyết định số:     /2010/QĐ-UBND ngày     tháng     năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Phần I

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

I. Mục đích của đề án.

- Nhằm tăng cường công tác quản lý chống thất thu thuế trong hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, đất đai trên địa bàn tỉnh.

- Nhằm phát huy thế mạnh về tài nguyên khoáng sản và đất đai trên địa bàn, từng bước thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý thu trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản và đất đai đồng bộ từ tỉnh đến các huyện, thành phố, thị xã.

- Khắc phục tình trạng còn để thất thu trong lĩnh vực này như hiện nay, góp phần huy động số thu cho ngân sách Nhà nước ngày càng cao trong khai thác, chế biến khoáng sản và đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2015. Trên cơ sở đó tổng kết đánh giá xây dựng đề án quản lý thuộc lĩnh vực này trong giai đoạn tiếp theo.

II. Yêu cầu của đề án.

- Xác định được các hành vi vi phạm phổ biến dẫn đến thất thu trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản đất đai.

- Tìm ra các giải pháp nhằm chống thất thu trong việc trốn thuế thông qua làm giảm khối lượng trong khai thác tài nguyên khoáng sản và xác định giá cả thấp so với thực tế tiêu thụ của các tổ chức, cá nhân.

- Chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thất thu, các biện pháp có hiệu quả nhằm khắc phục tình trạng trên.

- Đề ra những giải pháp, chống các vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân gây thất thu ngân sách và tạo điều kiện để sản xuất kinh doanh phát triển.

III. Kết cấu của đề án.

1. Thực trạng về công tác quản lý thu ngân sách, những yếu tố tích cực và những tồn tại, nguyên nhân của tồn tại thiếu sót, những thuận lợi khó khăn trong quản lý nguồn thu về tài nguyên khoáng sản và đất đai trên địa bàn tỉnh.

2. Những cơ sở pháp lý để xây dựng đề án, mục tiêu của công tác chống thất thu ngân sách trong lĩnh vực này.

3. Nội dung và các giải pháp cụ thể trong việc thực hiện chống thất thu trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản và đất đai.

Phần II

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VÀ ĐẤT ĐAI.

I. Thực trạng về quản lý thu thuế trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản và đất đai trong những năm qua.

1. Về thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường.

Trong những năm qua, mặc dù có nhiều thay đổi về chính sách thu, cả về phương pháp xác định giá tính thuế và tỷ lệ thu thuế tài nguyên. Nhưng việc hướng dẫn các cơ sở khai thác khoáng sản kê khai, nộp thuế khá đầy đủ các loại thuế và phí môi trường vào NSNN. Tuy nhiên việc kiểm kê, giám sát các nguồn thu ở một số loại tài nguyên vẫn chưa triệt để như: Các cơ sở khai thác nhỏ lẻ, các cơ sở khai thác đất, đá, cát sỏi, san lấp mặt bằng công trình. Việc kiểm tra vận chuyển các loại khoáng sản trên khâu lưu thông chưa thường xuyên liên tục, thiếu sự quản lý đồng bộ giữa các cấp, các ngành.

1.1. Số lượng mỏ, số đối tượng và sản lượng khai thác qua các năm.

- Tính đến 31/12/2009 tổng số mỏ đưa vào khai thác theo số liệu cung cấp của Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên. Số lượng mỏ là 84 mỏ.

Trong đó:

+ Khai thác than: 11 mỏ

+ Khai thác quặng sắt: 15 mỏ

+ Khai thác quặng titan: 03 mỏ

+ Khai thác quặng chì kẽm: 09 mỏ.

+ Khai thác quặng Wonfram đa kim: 01 mỏ

+ Khai thác quặng thiếc: 01 mỏ

+ Khai thác đá vôi: 29 mỏ

+ Khai thác đất sét xi măng: 03 mỏ

+ Khai thác đất sét gạch ngói: 03 mỏ

+ Khai thác đôlômit: 02 mỏ

+ Khai thác cao lanh: 01 mỏ

+ Khai thác barit: 02 mỏ

+ Khai thác nước khoáng: 01 mỏ

+ Khai thác cát sỏi: 03 mỏ

- Số đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia hoạt động khoáng sản là 68 đơn vị, trong đó

+ Doanh nghiệp nhà nước: 14

+ Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác: 50

+ Hợp tác xã: 02

Những khoáng sản đã được khai thác, sử dụng với khối lượng lớn trong những năm qua (từ 2006 - 2009 và 5 tháng đầu năm 2010) gồm than (antraxit và than mỡ), quặng sắt, đá vôi, đá đôlômit, quặng kẽm chì.

1.2. Các biểu chi tiết liên quan đến khai thác khoáng sản qua các năm.

Biểu số 1: Sản lượng khai thác một số loại khoáng sản chính

Loại khoáng sản

Đơn vị tính

Sản lượng khai thác

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

 

Đá vôi

m3

608.911

658.426

578.396

875.602

 

Than

tấn

978.689

1.073.916

1.058.476

1.261.974

 

Q.Sắt

tấn

332.967

423.400

386.165

160.320

 

Đôlômit

tấn

42.864

43.204

53.844

30.000

 

Chì kẽm

tấn

27.678

34.173

28.632

20.451

 

Sét ghạch ngói

M3

39.136

34.426

34.000

17.857

 

Nước khoáng

1000 lit

2.160

90

 

 

 

Sét Ximăng

tấn

43.367

82.048

66.402

108.084

 

Cát sỏi

tấn

 

 

11.000

11.500

 

Chì kẽm

tấn

27.678

34.173

28.532

20.451

 

Thiếc

tấn

87

93

84

 

 

Titan

tấn

31.272

83.982

92.500

27.025

 

Biểu số 2: Số thu thuế tài nguyên và phí BVMT theo loại hình DN

Đơn vị tính: Triệu đồng

Loại hình DN

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

10 tháng năm 2010

Tổng cộng

Thuế TN

Phí BV MT

ThuếTN

Phí BV MT

Thuế TN

Phí BV MT

Thuế TN

Phí BV MT

Thuế TN

Phí BV MT

Thuế TN

Phí BV

MT

DNNN

7.951

6.296

12.664

11.115

21.021

13.280

55.238

32.308

68.070

27.011

164.944

90.010

DNNQD

1.222

 

1.253

277

5.221

476

2.820

646

4.713

1.825

15.229

3.224

Cộng

9.173

6.296

13.917

11.392

26.242

13.756

58.058

32.954

72.783

28.836

180.173

93.234

Biểu số 3: Số thu thuế Tài nguyên và phí BVMT phân theo địa bàn khai thác

Đơn vị tính: Triệu đồng

Địa bàn khai thác

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

10 tháng năm 2010

Tổng cộng

Thuế TN

Phí BV MT

Thuế TN

Phí BV MT

Thuế TN

Phí BV MT

Thuế TN

Phí BV MT

Thuế TN

Phí BV MT

Thuế TN

Phí BV

MT

Đại Từ

1.610

770

2.007

1.718

2.226

1.985

12.209

2.400

22.354

3.130

40.406

10.003

Võ Nhai

189

112

305

154

243

168

371

185

549

173

1.657

792

Phú Lương

5.701

2.990

9.403

5.648

13.164

5.280

28.932

5.860

37.544

7.207

94.744

26.985

Đồng Hỷ

1.281

0

1.657

1.332

4.061

2.889

15.862

9.221

8.891

13.179

31.752

26.621

Địa bàn khác

392

2.424

545

2.540

6.548

3.434

684

15.288

3.445

5.147

11.614

28.833

Cộng

9.173

6.296

13.917

11.392

26.242

13.756

58.058

32.954

72.783

28.836

180.173

93.234

2. Về quản lý thu tiền thuê đất và tiền sử dụng đất.

2.1. Về thu tiền thuê đất:

Số thu tiền thuê đất qua các năm đều vượt kế hoạch được giao. Tuy nhiên còn một số dự án được giao đất nhưng chậm được triển khai. Việc kiểm tra các điều kiện có đáp ứng theo dự án ban đầu chưa được thường xuyên. Kết quả thu qua các năm thực hiện như sau:

Biểu số 4:

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Tên đơn vị

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

10 Tháng 2010

Tổng cộng

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

 

1

VP cục

 

 

 

 

47

47

 

2

TPTN

6.916

9.562

9.814

13.123

10.683

50.098

 

3

Phổ yên

134

383

307

457

287

1.568

 

4

Đại Từ

293

325

295

312

308

1.533

 

5

Đồng Hỷ

647

859

830

968

819

4.123

 

6

Sông công

388

777

741

665

629

3.200

 

7

Phú lương

202

408

316

533

726

2.185

 

8

võ nhai

107

111

118

140

58

534

 

9

Định Hoá

71

70

69

72

69

351

 

10

Phú Bình

45

46

46

46

44

227

 

 

Cộng

8.803

12.541

12.536

16.316

13.670

63.866

 

2.2. Về thu tiền sử dụng đất:

Đây là khoản thu có tỷ trọng thu khá cao, việc tổ chức quản lý khoản thu này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường phát triển hạ tầng cơ sở và đầu tư phát triển kinh tế. Hiện nay việc cấp quyền sử dụng đất chủ yếu thông qua đấu giá, nhiều khu đất mới chỉ đấu giá đất khi chưa có đầu tư cơ sở hạ tầng, do vậy số thu qua đấu giá hiệu quả chưa cao. Tình trạng thu tiền sử dụng đất qua chuyển đổi mục đích còn chưa kiên quyết trong công tác thu hồi nợ, nhiều quyết định chuyển đổi mục đích đã có thông báo không được thực hiện. Kết quả số thu qua các năm như sau:

Biểu số 5:

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Tên đơn vị

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

10 Tháng 2010

Tổng cộng

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

 

1

TT quỹ PTNĐ

 

 

 

34.595

18.812

53.407

 

2

VP cục

 

 

 

12.000

6.039

18.039

 

3

TPTN

122.713

127.678

99.043

110.144

88.539

548.117

 

4

Phổ yên

14.048

18.235

16.145

37.889

25.896

112.213

 

5

Đại Từ

10.189

13.896

13.313

11.564

17.320

66.282

 

6

Đồng Hỷ

4.169

4.075

9.640

6.843

6.817

31.544

 

7

Sông công

14.683

14.173

13.769

19.557

23.284

85.466

 

7

Phú lương

9.883

10.063

5.039

6.141

10.699

41.825

 

8

võ nhai

1.879

2.975

3.982

2.345

672

11.853

 

9

Định Hoá

2.122

2.078

1.898

2.270

2.375

10.743

 

10

Phú Bình

1.707

2.872

2.640

8.942

5.978

22.139

 

 

Cộng

181.393

196.045

165.469

252.290

206.431

1.001.628

 

3. Đánh giá thực trạng về công tác quản lý nguồn thu về tài nguyên khoáng sản đất đai và.

3.1. Những yếu tố tích cực đóng góp vào sự phát triển Kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.1.1. Về quản lý thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường.

- Số lượng các mỏ khoáng sản được đưa vào khai thác ngày càng tăng góp phần cung cấp nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp từ 45 mỏ (năm 2005) nay đã lên đến 81 mỏ (năm 2009). Ngoài ra còn hơn 100 tổ chức và cá nhân có đăng ký kinh doanh ngành nghề mua bán kinh doanh khoáng sản.

- Đã tổ chức các đợt kiểm tra một số cơ sở khai thác khoáng sản trên cơ sở đó truy thu được thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.

- Thông qua kiểm tra, kiểm soát và chống thất thu vừa có tính giáo dục, tuyên truyền để các tổ chức cá nhân khai thác tài nguyên khoáng sản thực hiện theo đúng quy định, do đó nguồn thu ngày càng tăng qua các năm.

- Những loại tài nguyên khoáng sản có trữ lượng và số thuế đã nộp vào ngân sách chủ yếu là: than, quặng sắt, quặng thiếc, đất, đá làm vật liệu xây dựng.

3.1.2.Về quản lý tổ chức nguồn thu từ đất đai

- Các dự án thuê đất ngày càng tăng, đã góp phần tăng số thu về tiền thuê đất cho Ngân sách, mặt khác đã tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển về quy mô lẫn số lượng góp phần quan trọng đóng góp cho ngân sách các loại thuế góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

- Số thu tiền sử dụng đất đã được quản lý khá chặt chẽ, thông qua thu tiền sử dụng đất hàng năm đã giành một phần đáng kể để đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị và đầu tư vào phát triển kinh tế ngày càng cao.

- Thông qua việc sử dụng nguồn vốn vào đầu tư hạ tầng tạo ra các trục giao thông mới tạo điều kiện để phát triển quỹ đất, thúc đẩy nhanh tiến độ đô thị hoá ở các địa phương.

3.2. Những tồn tại chưa tích cực trong tổ chức quản lý nguồn thu về đất đai và khai thác tài nguyên khoáng sản.

3.2.1. Về quản lý thu trong khai thác tài nguyên khoáng sản:

- Tình trạng khai thác chế biến khoáng sản tự do, trái phép vẫn còn diễn ra ở nhiều địa phương.

- Một số mỏ khi được cấp phép khai thác còn chậm triển khai, do đó chưa phát huy hiệu quả, chưa tạo ra thế mạnh của một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú.

- Tình trạng khai thác các loại tài nguyên như: Đất, đá, cát,sỏi... trên địa bàn còn tuỳ tiện thiếu sự kiểm soát của các cơ quan.

- Các đối tượng khai thác còn chưa tự giác kê khai đầy đủ cả về khối lượng khai thác, cả về giá tính thuế tài nguyên khoáng sản với cơ quan thuế, nhất là các loại tài nguyên khoáng sản khó quản lý sản lượng khai thác như: vàng, đất đá, cát sỏi và các loại khoáng sản quý hiếm khác.

- Một số công trình san lấp mặt bằng các công trình xây dựng, giao thông, các cơ sở chưa tự giác kê khai thuế, thiếu sự kiểm soát thường xuyên của các cơ quan.

- Một số tài nguyên khoáng sản có sản lượng khai thác lớn qua các năm đó là: than các loại, quặng sắt, quặng thiếc, đá các loại, đất làm vật liệu xây dựng, đất san lấp mặt bằng, quặng titan, nhưng việc quản lý thu thuế một số tài nguyên khoáng sản vẫn còn để tình trạng thất thu thuế.

3.2.2. Về quản lý nguồn thu từ đất đai:

- Chưa thường xuyên rà soát các dự án đã được giao đất nhưng tiến độ triển khai dự án còn chậm, kéo dài thời gian xây dựng cơ bản.

- Chưa kiểm tra hết các dự án thuê đất trong thời gian được ưu đãi miễn giảm tiền thuê đất có đáp ứng đủ các điều kiện ưu đãi như dự án đã đăng ký ban đầu.

- Kiểm soát các khoản thu về chuyển quyền thuê đất còn chưa chặt chẽ.

- Tổ chức một số phiên đấu giá quyền sử dụng đất chưa đạt hiệu quả cao do công tác thông tin, biện pháp tổ chức thực hiện chưa hợp lý.

- Một số khu đất chưa đấu giá còn chưa đầu tư cơ sở hạ tầng do đó chưa kích thích được người tham gia đấu giá.

- Còn một số địa phương chưa tích cực chỉ đạo các cơ quan kiểm tra thực hiện các quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất, do đó còn để tồn đọng khoản thu này qua nhiều năm.

3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, thiếu sót trong quản lý nguồn thu về đất đai và khai thác tài nguyên khoáng sản:

- Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, hướng dẫn của các ngành, các cấp về quản lý thu còn chưa được chú trọng quan tâm đúng mức.

- Thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp các ngành và các địa phương trong quá trình kiểm tra, thanh tra nhất là trong việc kiểm soát các đối tượng khai thác tài nguyên, khoáng sản, các loại tài nguyên như: đất san lấp, đá, cát, sỏi....

- Chưa nghiên cứu đầu tư đúng mức các biện pháp nhằm tăng cường các khoản thu về đất đai. Chưa quan tâm mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng trước khi đấu giá đất. Các dự án kinh doanh cơ sở hạ tầng còn ít, chưa tạo ra các khu dân cư hiện đại do đó nguồn thu về cấp quyền sử dụng đất còn hạn chế.

- Chưa mạnh dạn thí điểm đấu thầu mỏ khi khai thác khoáng sản, do đó việc cấp mỏ cho một số chủ đầu tư triển khai chậm so với dự án.

- Công tác điều tra khoán sản lượng khai thác do các cơ sở khai thác nhỏ lẻ, sản lượng khai thác không thường xuyên còn chưa được chặt chẽ.

- Hệ thống chính quyền ở một số địa phương chưa tích cực vào cuộc phối hợp, thông tin cho các cơ quan để có biện pháp chống thất thu ngân sách.

II. Những thuận lợi, khó khăn trong việc quản lý chống thất thu về lĩnh vực tài nguyên khoáng sản và đất đai trên địa bàn tỉnh.

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ và chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong việc khai thác, chế biến khoáng sản. Có chính sách thu hút đầu tư, sử dụng quỹ đất có hiệu quả.

- Hàng năm đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành chống thất thu về thuế trong khai thác tài nguyên khoáng sản, kiểm tra tình hình sử dụng đất đai ở các địa phương. Do đó đã có một số kinh nghiệm nhận dạng các hành vi gây thất thu cho ngân sách của các tổ chức cá nhân.

- Đội ngũ cán bộ thu từ tỉnh đến các huỵên, thành phố, thị xã đã được củng cố hoàn thiện cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu tổ chức thu.

Từ những thuận lợi trên nên việc quản lý và chống thất thu thuế trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản và đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua đã có những thành tích đáng kể, góp phần đẩy nhanh số thu ngân sách trên địa bàn. Tỷ trọng thu các khoản thu này chiếm trong tổng nguồn thu NSNN ngày càng cao. Năm 2009 số thu trong lĩnh vực này đã đạt được 371.258 triệu đồng chiếm 31% tổng số thu cân đối do ngành thuế quản lý. Trong đó: Thu tiền thuê đất là 16.316 triệu, thu tiền sử dụng đất 264.290 triệu , thu thuế tài nguyên và phí BVMT là 90.652 triệu.

2. Khó khăn

Thái Nguyên là một tỉnh có địa bàn giáp gianh với tỉnh Tuyên quang, Bắc Kạn, Bắc giang và thành phố Hà Nội, có các nguồn tài nguyên đất đai, khoáng sản đa dạng như: đất đai, than, đá vôi, đất sét, cát sỏi, các loại khoáng sản kim loại với trữ lượng lớn nhưng việc thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với các loại khoáng sản còn chưa được khai thác triệt để, nhất là đối với khối lượng đất đá phải bóc, xúc, vận chuyển đi trước khi khai thác. Các loại khoáng sản và khối lượng đất san lấp mặt bằng xây lắp các công trình thu thuế còn chưa được triệt để, kịp thời. Việc kiểm tra khai thác, vận chuyển các loại khoáng sản chưa được thường xuyên hoặc hiệu quả chưa cao.

Nhiều cơ sở khai thác kinh doanh khoáng sản kê khai thiếu về số lượng các loại tài nguyên khoáng sản, việc kê khai giá tính thuế còn chưa đầy đủ. Cơ chế quản lý thu chưa được đủ mạnh, sự chỉ đạo phối kết hợp giữa các cơ quan, giữa các ngành chưa được thường xuyên dẫn đến còn để thất thu cho Ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực này.

Việc quản lý số lượng tài nguyên khai thác gặp rất nhiều khó khăn nhất là các loại khoáng sản như: Vàng, kim loại mầu, những loại tài nguyên khai thác nhỏ lẻ do các tài nguyên khoáng sản này dễ được tiêu thụ trên thị trường tự do.

Các mỏ tài nguyên khoáng sản nằm ở nhiều địa bàn phức tạp do đó việc quản lý kiểm tra vận chuyển trên khâu lưu thông gặp rất nhiều khó khăn.

Để phát huy thế mạnh về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, tăng cường thu ngân sách đối với các loại tài nguyên khoáng sản trong năm 2010 và các năm sau, do vậy cần phải xây dựng đề án tăng cường công tác quản lý nhà nước, chống thất thu thuế trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản và đất đai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2010 đến 2015.

Phần III

CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

I. Cơ sở pháp lý để xây dựng đề án.

- Luật quản lý thuế số 78/2006/QH 11 ngày 29/11/2006 và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật quản lý thuế.

- Luật thuế Tài nguyên số 45/2009/QH 12 ngày 25/11/2009.

- Luật đất đai số 13 ngày 26/11/2003; Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005

- Nghị định số 50/2010/NĐ - CP ngày 13/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn Luật thuế tài nguyên và Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

- Nghị định số 142/2005/NĐ - CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Nghị định số 198/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Thực trạng về kê khai, nộp thuế trong lĩnh vực đất đai và khai thác tài nguyên, khoáng sản. Những tồn tại về công tác quản lý chống thất thu trong lĩnh vực thu tiền thuê đất, thu tiền sử dụng đất thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường trong những năm qua:

- Định hướng phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010-2015.

II. Mục tiêu của đề án.

1. Mục tiêu chung:

1.1. Đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc kê khai, nộp thuế đối với hoạt động thuê đất, nộp thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường và khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý, đảm bảo sự công bằng trong việc xác định nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

1.2. Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuê đất, khai thác tài nguyên khoáng sản, khuyến khích sử dụng đất và tài nguyên tiết kiệm, đúng mục đích, có hiệu quả. Động viên sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân được nhà nước cho thuê đất, khai thác khoáng sản vào ngân sách nhà nước.

1.3. Chống thất thu về thuế và phí, bảo đảm tính thực thi nghiêm túc các quy định của pháp luật.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Đối với quản lý thu thuế tài nguyên và phí môi trường

- Quản lý chặt chẽ các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, đảm bảo đưa 100% các đối tượng khai thác đều phải kê khai nộp thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường.

- Đề cao tính tự giác kê khai nộp thuế kết hợp với xử lý nghiêm các đối tượng trốn thuế.

- Quản lý đồng bộ, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, giữa các cấp các ngành với Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và Uỷ ban nhân dân các xã, phường trong việc xác định sản lượng khai thác khoáng sản.

- Tập trung quản lý các loại tài nguyên khoáng sản có số lượng lớn, đồng thời bao quát tất cả các đối tượng khai thác khoáng sản, kể cả các đối tượng khai thác nhỏ lẻ được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo quy định hiện hành.

2.2. Đối với quản lý chống thất thu trong lĩnh vực thu tiền thuê đất:

- Kiểm tra sự tuân thủ theo các điều kiện của từng dự án đang triển khai, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, đặc biệt các dự án đã được cấp đất nhưng chưa được triển khai.

- Rà soát tổng số các dự án đã được cấp, hiệu quả sử dụng đất của từng dự án.

- Nắm được các dự án đang trong thời kỳ miễn, giảm tiền thuê đất, các dự án có thời gian ưu đãi cao hơn thời gian ưu đãi theo quy định của Chính phủ để có biện pháp tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân thực hiện.

- Kiểm tra các dự án có đáp ứng được đủ điều kiện ưu đãi, trên cơ sở đó có biện pháp truy thu tiền thuê đất theo quy định.

2.3. Đối với thu tiền sử dụng đất:

- Tổng hợp được diện tích đã được đền bù giải phóng mặt bằng, nhưng chưa thu được tiền sử dụng đất, các diện tích đất tái định cư chưa được giao để có kế hoạch, quy hoạch quỹ đất cho những năm tiếp theo.

- Kiểm tra quy trình đấu giá quyền sử dụng đất ở những vị trí đất có khả năng sinh lợi cao, từ đó rút kinh nghiệm cho các đợt đấu giá tiếp theo.

- Thí điểm một số khu đất đầu tư cơ sở hạ tầng đầy đủ sau đó mới đấu giá quyền sử dụng đất nhằm tăng cường vừa phát triển hạ tầng xã hội và tăng mức thu tiền sử dụng đất.

- Rà soát việc thực hiện quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn trọng các văn bản về quản lý đất đai.

- Xây dựng giá đất hàng năm cũng như xác định chính xác giá sàn khi đấu giá quyền sử dụng đất.

Phần IV

NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. Nội dung của đề án.

1. Quản lý, chống thất thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với tài nguyên khoáng sản.

1.1. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thu thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật phải căn cứ vào sản lượng tài nguyên thương phẩm khai thác trong kỳ, đơn giá tính thuế tài nguyên và thuế suất thuế tài nguyên theo quy định tại Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật thuế tài nguyên.

1.2. Trường hợp xác định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ căn cứ vào số lượng từng loại khoáng sản khai thác. Nếu khoáng sản khai thác phải qua sàng tuyển, chế biến trước khi bán ra, căn cứ điều kiện thực tế khai thác và công nghệ chế biến khoáng sản trên địa bàn để quy định tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm tiêu thụ ra số lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí BVMT với từng loại khoáng sản cho phù hợp và mức thu tương ứng với khối lượng khai thác theo quy định hiện hành.

1.3. Khi tổ chức thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên, cơ quan thuế phải xác định rõ ràng và đầy đủ trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân về nghĩa vụ nộp thuế theo quy định. Tuỳ theo mức độ vi phạm trong khai thác tài nguyên để xử lý theo quy định của Luật Khoáng sản. Cụ thể hành vi vi phạm pháp luật khai thác khoáng sản chưa được cấp phép phải được xử lý theo quy định tại Điểm 5, Điểm 6 Mục 3 Điều 1 Nghị định số 77/2007/NĐ - CP ngày 10/5/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2004/NĐ - CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.

1.4. Căn cứ công suất thiết kế khai thác trong hồ sơ cấp phép khai thác khoáng sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và sản lượng tài nguyên khai thác thực tế, các tổ chức, cá nhân phải kê khai nộp thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật. Các tổ chức, cá nhân khai thác thủ công, phân tán, không thường xuyên phải kê khai sản lượng khai thác làm cơ sở xác định mức thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường phải nộp.

1.5. Có kế hoạch kiểm tra các cơ sở khai thác chế biến khoáng sản, nhất là các tổ chức khai thác các loại khoáng sản quý hiếm có giá trị cao, các loại khoáng sản khai thác có trữ lượng lớn. Kiểm tra các mỏ đã được cấp phép nhưng tiến độ thực hiện còn chậm.

1.6. Nghiên cứu, đề xuất phương án chuyển dần từ việc cấp phép trong khai thác mỏ đến việc đấu thầu trong cấp phép khai thác mỏ. Trên cơ sở đó tăng cường tính cạnh tranh, khả năng đầu tư trong khai thác tài nguyên tăng cường nguồn thu cho Ngân sách.

1.7. Những loại tài nguyên khó quản lý được sản lượng khai thác do việc tiêu thụ trên thị trựờng tự do rễ ràng như: khai thác cát, sỏi, đất san lấp công trình, hoạt động khai thác vàng… Nếu khả năng quản lý sản lượng khai thác khó khăn thì có thể thực hiện khoán khối lượng, sản lượng khai thác để ấn định mức thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và các loại thuế khác, nhằm tránh thất thu thuế trong khai thác những tài nguyên này.

1.8. Có kế hoạch kiểm tra trên thị trường đối với các loại khoáng sản vận chuyển không đủ hoá đơn chứng từ lưu thông trên thị trường, thực hiện truy thu và xử phạt nghiêm đối với các đối tượng vận chuyển này.

1.9. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân thu mua khoáng sản nếu không có cam kết uỷ quyền nộp thay các loại thuế cho người khai thác, hoặc không có chứng từ chứng minh số lượng tài nguyên thu mua đã nộp thuế, thì tổ chức, cá nhân thu mua phải chịu trách nhiệm nộp đủ các loại thuế theo quy định.

2. Nội dung quản lý chống thất thu về thu tiền cho thuê đất.

2.1. Đối tượng kê khai nộp tiền thuê đất

2.1.1. Tổ chức kê khai đối với các tổ chức, cá nhân được nhà nước cho thuê đất hoặc giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, kể cả các cơ quan sự nghiệp có sử dụng một phần diện tích đất giao vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cũng được kê khai, nộp tiền thuê đất nhằm phát hiện kịp thời những đối tượng sử dụng đất thuê không đúng mục đích.

2.1.2. Quản lý diện tích tính tiền thuê đất

- Đối với diện tích đất thuê thực tế đang quản lý sử dụng phù hợp với quyết định thuê đất, thì diện tích tính tiền thuê đất là diện tích ghi trong quyết định thuê đất của cấp có thẩm quyền.

- Trường hợp diện tích thực tế sử dụng khác với diện tích ghi trong quyết định thuê đất thì tiền thuê đất được tính theo diện tích thực tế sử dụng, phần diện tích chênh lệch cần được xem xét điều chỉnh kịp thời theo và xử lý theo quy định.

- Các cơ quan của Đảng, cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức xã hội và tôn giáo nếu có sử dụng một phần diện tích đất được giao vào mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì phần diện tích này được kê khai nộp tiền thuê đất theo quy định hiện hành.

2.1.3. Tổ chức, cá nhân được nhà nước cho thuê đất đã ứng trước để chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ về đất theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ và thực hiện thu tiền thuê đất theo quy định tại Thông tư 120/TT-BTC, Thông tư 141/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 142/2005/NĐ-CP của Chính phủ (áp dụng cho thời gian thuê đất kể từ ngày 01/01/2006 trở đi) thì được khấu trừ số tiền bồi thường đất, hỗ trợ về đất đã chi trả vào tiền thuê đất phải nộp hàng năm theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc trừ tiền bồi thường, hỗ trợ vào tiền thuê đất phải nộp: chỉ tính cho diện tích đất phải tính tiền thuê đất, mức trừ không được vượt quá số tiền thuê đất phải nộp trong thời hạn thuê đất và được thông báo trừ hàng năm cho người sử dụng đất.

2.1.4. Các tổ chức, cá nhân được nhà nước cho thuê đất đã đầu tư, xây dựng nhưng cho thuê lại một phần hay toàn bộ hoặc chuyển nhượng dự án phải đảm bảo điều kiện chuyển nhượng dự án thực hiện theo quy định. Các chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp hồ sơ liên quan đến quá trình đầu tư xây dựng của dự án và thực hiện kê khai chính xác doanh thu, chi phí phát sinh của hoạt động cho thuê, chuyển nhượng và chịu sự điều chỉnh của Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp và các chế độ chính sách hiện hành theo quy định của pháp luật.

2.2 Thực hiện các chính sách ưu đãi, miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật

2.2.1. Trường hợp thực hiện miễn giảm tiền thuê đất đối với dự án được ưu đãi đầu tư.

Nhà đầu tư có dự án thuê đất thuộc danh mục các lĩnh vực được ưu đãi đầu tư, nếu đáp ứng được điều kiện ưu đãi đầu tư và thực hiện đúng các quy định pháp luật về trình tự lập hồ sơ theo quy định của luật thuế thì được hưởng chính sách miễn, giảm tiền thuê đất. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư không đáp ứng điều kiện ưu đãi đầu tư và không hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định, thì không được miễn, giảm tiền thuê đất. Cơ quan thuế hàng năm tổ chức kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi theo đúng quy định.

2.2.2. Đối với dự án đang xây dựng cơ bản việc miễn giảm tiền thuê đất được thực hiện như sau:

Dự án trong thời gian xây dựng cơ bản được miễn tiền thuê đất. Thời gian xây dựng cơ bản xác định căn cứ vào quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền và hợp đồng xây dựng. Thời gian bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình kéo dài vượt quá thời gian quy định, thì phải xác định rõ nguyên nhân trình cơ quan có thẩm quyền gia hạn (nếu là nguyên nhân khách quan) làm cơ sở lập hồ sơ miễn, giảm tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản.

2.2.3. Trường hợp miễn giảm tiền thuê đất cho tổ chức, cá nhân thuê đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp trong trường hợp bị thiên tai, hoả hoạn như bị thiên tai, tai nạn bất khả kháng làm thiệt hại đến sản xuất thì đối tượng thuê đất phải báo cáo bằng văn bản với các cấp, các ngành liên quan để xác minh nguyên nhân thiệt hại, mức độ thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định miễn, giảm tiền thuê đất.

2.3. Nghiên cứu xây dựng phần mềm nhằm triển khai quản lý tốt đối tượng, diện tích và lập bộ theo dõi quản lý tiền thuê đất trên máy tính tại Cục Thuế tỉnh và các Chi cục Thuế các huyện, thành, thị.

3. Quản lý, chống thất thu về thu tiền sử dụng đất.

3.1. Thường xuyên kiểm tra các đợt đấu giá quyền sử dụng đất ở trung tâm đấu giá của Tỉnh cũng như Uỷ ban nhân dân các huyện, Thành phố, Thị xã về thủ tục mở phiên đấu giá, phương thức đấu giá, công khai rộng trên các phương tiện Thông tin đại chúng cũng như niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân các xã, phường.

3.2. Có biện pháp chống hiện tượng thông đồng của các đối tượng tham gia đấu giá gây thất thu tiền sử dụng đất cho Ngân sách.

3.3. Các ngành phối hợp với UBND cấp huyện, thành phố, thị xã và UBND các xã, phường giành thời gian thoả đáng thu thập thông tin để xây dựng giá sàn sát giá thị trường trước khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất.

3.4. Giành nguồn vốn thích đáng từ khoản thu cấp quyền sử dụng đất để đầu tư hạ tầng ở những khu đất có giá trị sinh lợi cao, tiền tới đầu tư hạ tầng đồng bộ trước khi đấu giá. Việc đầu tư trước này ngoài tác dụng kích thích đối tượng tham gia đấu giá tăng số thu cho ngân sách mà còn có tác dụng đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị không phải bỏ tiền ngân sách chi ra sau này.

3.5. Hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng ở những vị trí có khả năng sinh lợi cao, những vị trí nhà nước có thể thu hồi quy hoạch đất ở kể cả những ô đất lẻ. Việc cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng chủ yếu áp dụng cho những vùng nông thôn, những lô đất nhỏ lẻ. Rà soát lại các quyết định cho phép chuyển đổi mục đích, các thông báo nộp tiền, nếu chưa thực hiện thì xem xét ra quyết định thu hồi.

3.6. Xây dựng giá đất hàng năm sát với thị trường, xác định giá đất chi tiết đến từng ngõ ngách, các trục đường phụ cụ thể, nhất là đất ở đô thị, đất ở gần trung tâm thị trấn, cụm điểm dân cư. Từ đó chống thất thu trong việc vận dụng tỳ tiện giá đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

4. Xử lý vi phạm

- Xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm hoặc cố tình vi phạm theo quy định của Luật quản lý thuế.

- Xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân trong bộ máy quản lý có hành vi buông lỏng, bao che cho các tổ chức cá nhân trốn thuế.

- Kiểm điểm trách nhiệm cá nhân đối với người đứng đầu cấp uỷ, UBND, HĐND và các đoàn thể chính trị-xã hội ở các địa phương để xẩy ra các hoạt động khai thác chế biến, thu mua, vận chuyển khoáng sản trái phép, trốn thuế.

- Xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân khai thác, chế biến, thu mua, vận chuyển khoáng sản trốn thuế. Trường hợp cố tình vi phạm sau khi đã bị xử phạt thì phải xử phạt theo tình tiết tăng nặng hoặc lập hồ sơ để cơ quan pháp luật xử lý theo quy định.

II. Giải pháp thực hiện.

1. Giải pháp tăng cường quản lý chống thất thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường.

1.1. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tăng cường quản lý các khoản thu ngân sách liên quan đến hoạt động thuê đất, thu thuế tài nguyên và Phí bảo vệ môi trường (gọi tắt là Ban Chỉ đạo đề án)

a. Cấp tỉnh: Thành lập Ban Chỉ đạo Đề án, thành phần gồm: đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh làm trưởng ban, có sự tham gia của đại diện lãnh đạo một số Sở, ngành: Thuế, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh và các Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị.

b. Cấp huyện: Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án cấp huyện, thành phần gồm: đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm trưởng ban, thành viên Ban Chỉ đạo được cơ cấu như thành phần cấp tỉnh.

- Xây dựng quy chế hoạt động, phân công, phân nhiệm cho từng thành viên Ban chỉ đạo, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, kế hoạch kinh phí đảm bảo cho hoạt động của Ban chỉ đạo, Tổ chuyên viên giúp việc.

- Thành lập Tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo, xây dựng quy chế, kế hoạch hoạt động của tổ chuyên viên giúp việc, cơ chế phối hợp giữa các thành viên tổ chuyên viên giúp việc trong việc thực hiện ý kiến của Ban chỉ đạo, của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo.

Tại địa phương ít tài nguyên khoáng sản: Phú Bình, Phổ Yên, Định Hoá, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên: thành lập Tổ công tác liên ngành quản lý TNKS gồm các thành viên: Chi cục thuế - Tổ trưởng tổ công tác và các thành viên tham gia gồm: Phòng Tài nguyên Môi trường, Công an, Đội QLTT, phòng Công thương.

UBND các huyện, thành phố, thị xã ra quyết định thành lập tổ công tác liên ngành, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để tham mưu và giúp UBND trong công tác quản lý chống thất thu thuế trong lĩnh vực khoáng sản và đất đai.

c. Cấp xã, phường: Đối với UBND cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã): UBND xã ra quyết định thành lập Tổ công tác quản lý tài nguyên và môi trường. Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu cho UBND xã các biện pháp quản lý TNKS, tài nguyên nước, môi trường. Thành phần tổ công tác gồm: Đội thuế xã phường - Tổ trưởng, cán bộ văn phòng UBND, cán bộ tài nguyên và môi trường (địa chính), công an xã, xã đội, cán bộ tư pháp, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, mặt trận tổ quốc.

Thời gian thực hiện: Từ quý 4 năm 2010

1.2. Tăng cường các hình thức tuyên truyền chính sách, pháp luật về thuế cho các cấp, các ngành, cho mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng mục đích, ý nghĩa, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân được nhà nước cho thuê đất, cho phép khai thác tài nguyên khoáng sản và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan, đồng thời tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thực thi nhiệm vụ.

- Triển khai Luật thuế Tài nguyên, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tài nguyên Khoáng sản, các văn bản hướng dẫn thi hành tại các huyện, thành phố, thị xã.

- Các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và các huyện (báo, đài) dành thời lượng thường xuyên để tuyên truyền, giáo dục pháp luật về tài nguyên khoáng sản dưới nhiều hình thức khác nhau.

- Cung cấp đầy đủ các văn bản pháp luật, các quy định về thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản cho tủ sách pháp luật của các huyện và xã.

Thời gian thực hiện: từ quý 1 năm 2011.

1.3. Các ngành chức năng của tỉnh kiểm tra, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên cho phù hợp tình hình biến động của thị trường. Đảm bảo các loại tài nguyên khai thác đều được quy định giá kể cả các loại tài nguyên nguyên chất thu được làm căn cứ tính thuế theo quy định.

1.4. Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh và các địa phương trực tiếp kiểm tra một số đối tượng thuê đất, đơn vị có sản lượng khai thác tài nguyên lớn để rút kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện. Kiểm tra tiến độ triển khai, thực hiện đề án của các huyện, thành phố, tổng hợp báo cáo ban chỉ đạo.

- Rà soát, kiểm tra, đánh giá toàn bộ các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh kể cả các đơn vị mua bán, kinh doanh khoáng sản.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra định kỳ và đột xuất đối với các đơn vị hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất công tác quản lý tài nguyên khoáng sản của các cấp chính quyền địa phương (huyện, xã) đặc biệt là ở những địa phương để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép phức tạp, kéo dài.

- Chú trọng công tác kiểm tra các hoạt động khai thác đất dùng cho san lấp mặt bằng các công trình trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã. Yêu cầu các chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp cùng cơ quan thuế để thu kịp thời thuế tài nguyên và phí BVMT theo quy định.

2. Trách nhiệm của các Sở, ngành, địa phương.

2.1. Cục Thuế Tỉnh:

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện đề án trong phạm vi toàn tỉnh. Định kỳ tháng 6 và tháng 12 hàng năm báo cáo cơ quan thường trực (Cục Thuế tỉnh) để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Đề án. Phối hợp với các cơ quan tuyên truyền tổ chức quán triệt sâu rộng các quy định pháp luật về thuế tới các tổ chức, cá nhân là đối tượng được nhà nước cho thuê đất, cho phép khai thác tài nguyên, khoáng sản và các tổ chức cá nhân khác liên quan có trách nhiệm thực hiện tốt nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo các Chi cục thuế, các phòng chuyên môn thuộc Cục thuế kết hợp với các cơ quan trong tỉnh thường xuyên kiểm tra các tổ chức cá nhân khai thác khoáng sản nhất là các điểm khai thác có trữ lượng lớn, các điểm khai thác phân tán khó quản lý, các công trình san lấp trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã.

- Cung cấp các nội dung tuyên truyền về thực hiện quản lý, biện pháp chống thất thu thuế cho cơ quan báo, đài địa phương nhằm tuyên truyền rộng rãi đến các địa phương, các tổ chức.

- Có kế hoạch chủ động phối hợp với các ngành: Công an, Quản lý thị trường, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành các đợt kiểm tra một số đối tượng khai thác tài nguyên có dấu hiệu vi phạm, sử dụng đất thuê không đúng mục đích.

- Chỉ đạo các Ban chỉ đạo cấp huyện và các tổ công tác thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.

- Hàng năm có tổng kết đánh giá việc tổ chức thực hiện đề án, những kết quả đạt được, những tồn tại cần được khắc phục; chỉ đạo các Chi cục thuế tổng kết việc thực hiện đề án.

- Niêm yết công khai giá tính thuế tài nguyên đơn vị tại trụ sở cơ quan thuế và các địa điểm thuận lợi để người nộp thuế được biết và UBND cấp xã phường giám sát.

2.2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Phối hợp với các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ chức kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ thuê đất của các đối tượng, kiểm kê diện tích thực tế sử dụng của các tổ chức, cá nhân là đối tượng thuê đất nhưng chưa có quyết định thuê đất, hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ra quyết định thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tổ chức ký hợp đồng thuê đất theo trình tự quy định của pháp luật. Phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý, kiểm tra việc khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn theo quy định. Chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hướng dẫn lập hồ sơ khai tiền thuê đất và luân chuyển hồ sơ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC - BTNMT của liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Xây dựng trong việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

- Thẩm định và tham mưu cho UBND tỉnh việc cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện hoạt động khoáng sản trong trường hợp được thừa kế thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

- Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định trữ lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường để tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định ban hành.

- Cung cấp bản đồ các khu vực cấm và tạm cấm hoạt động khoáng sản (sau khi đã được Chính phủ phê duyệt) tới các huyện, thành phố, thị xã.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh để xây dựng phương án đấu thầu khai thác mỏ. Phối hợp với Cục Thuế thực hiện tốt việc thu tiền cho thuê đất, thu tiền CQSDĐ, thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.

Thời gian thực hiện: từ quý 1 năm 2011.

2.3. Sở Công Thương:

- Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng) thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo Chi cục QLTT tỉnh chủ trì và phối hợp với các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hoạt động mua bán, thu gom, tiêu thụ, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn tỉnh

Thời gian thực hiện: từ quý 4 năm 2010.

2.4. Sở Xây dựng:

- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng quy hoạch các khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường để tham mưu cho UBND trình Chính phủ phê duyệt.

- Tham mưu cho UBND tỉnh công bố quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã được Chính phủ phê duyệt theo sự phân cấp; tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định hiện hành.

- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với các ngành chỉ đạo trung tâm quỹ phát triển nhà đất tỉnh tổ chức đấu giá quyến sử dụng đất theo quy định.

Thời gian thực hiện: từ quý 4 năm 2010.

2.5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Cấp đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp đối với hoạt động có liên quan đến tài nguyên khoáng sản

- Phối hợp với các ngành chức năng xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Thời gian thực hiện: từ quý 4 năm 2010.

2.6. Công an Tỉnh:

- Chủ trì và phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, kiểm soát, xử lý các tổ chức, cá nhân, chủ phương tiện vi phạm quy định về vận chuyển, mua bán, tàng trữ khoáng sản trái phép gây mất trật tự về hoạt động kinh tế, mất trật tự an toàn giao thông đường thuỷ và đường bộ.

- Chủ trì trong việc triệt phá các đường dây, các tổ chức chuyên tổ chức thu mua, thu gom, buôn bán khoáng sản trái phép.

- Phối hợp với cơ quan thuế theo quy chế phối hợp giữa cơ quan Thuế với cơ quan Công an trong phòng chống các vi phạm pháp luật về thuế.

Thời gian thực hiện: từ quý 4 năm 2010.

2.7. Sở Giao thông vận tải:

Chủ trì phối hợp với ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các tổ chức, cá nhân, chủ phương tiện vận chuyển khoáng sản vi phạm các quy định về giao thông đường bộ, đường thuỷ trên địa bàn tỉnh.

Thời gian thực hiện: từ quý 4 năm 2010.

2.8. Sở Tài chính:

- Chủ trì phối hợp với ngành chức năng xây dựng quy định về quản lý, sử dụng khoản thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản được trích lại cho địa phương để UBND tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện.

- Phối hợp Cục thuế, Sở Tài nguyên và Môi trường xác định về giá đất hàng năm, giá sàn khi đấu giá đất, đơn giá cho thuê đất, giá tính thuế tài nguyên, mức thu phí môi trường đối với khai thác khoáng sản.

- Chủ động kết hợp với Cục Thuế, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng lại giá tính thuế tài nguyên khi thị trường có biến động giá từ 20% trở lên hoặc những loại tài nguyên chưa được xây dựng trong bảng giá.

- Xây dựng điều tiết các khoản thu phí BVMT với khai thác khoáng sản phù hợp đối với các địa bàn có nguồn tài nguyên theo phân cấp quản lý nguồn thu của tỉnh, vừa đảm bảo tập trung nguồn thu theo quy định về phân cấp quản lý thu vừa khuyến khích các địa phương nơi có khoáng sản khai thác.

Thời gian thực hiện: từ quý 4 năm 2010.

2.9. Các cơ quan thông tin đại chúng (Báo Thái Nguyên, Đài PT-TH tỉnh)

- Giành thời lượng để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật Thuế tài nguyên, phí BVMT đối với khai thác khoáng sản.

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng xây dựng chuyên mục chống thất thu đối với các hoạt động khai thác khoáng sản, công tác quản lý công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, những điển hình tiên tiến, những yếu kém, tồn tại cần khắc phục.

2.10. Đối với UBND các huyện, thành phố, thị xã

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện Đề án chống thất thu thuế trong lĩnh vực đất đai và khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện.

- Giám sát, kiểm tra các đơn vị có giấy phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn trong các lĩnh vực: việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, sử dụng đất, bảo vệ an toàn hệ thống cầu đường, nghĩa vụ ngân sách, đóng góp xây dựng và bảo vệ công trình hạ tầng cơ sở...

- Giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục giao đất, cho thuê đất, sử dụng cơ sở hạ tầng và các vấn đề khác liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với ngành chức năng kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản vi phạm lĩnh vực trên địa bàn quản lý.

- Tổ chức đấu giá cấp quyền sử dụng đất thực hiện đúng thủ tục các bước trong đấu giá.

- Lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở quỹ đất hiện có và kế hoạch thu tiền cấp quyền sử dụng đất hàng năm.

- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, giải toả, xử lý theo thẩm quyền đối với các hoạt động khoáng sản, chế biến, mua bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn.

- Tổ chức tuyên truyền pháp luật về những nội dung cơ bản của đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện.

2.11. Đối với UBND các xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã)

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân thông báo, báo cáo kế hoạch tổ chức thực hiện theo giấy phép hoạt động khoáng sản.

- Giám sát, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động khoáng sản: biện pháp bảo vệ môi trường, sử dụng đất, hoàn thổ, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội của địa phương, đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương.

- Kết hợp với Chi cục thuế, các đội thuế, thông báo kịp thời cho cơ quan thuế các điểm khai thác tài nguyên chưa kê khai nộp thuế.

2.12. Đối với các tổ chức, cá nhân được cấp QSDĐ, được thuê đất, được phép khai thác, chế biến khoáng sản.

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định tại các luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành về thuế. Kê khai nộp thuế kịp thời cho cơ quan thuế các cấp.

- Sử dụng đất thuê đúng mục đích, đúng tiến độ có hiệu quả.

- Nộp tiền SDĐ và tiền thuê đất theo đúng thời gian quy định.

- Bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên diện tích được phép khai thác và bảo quản khoáng sản đã khai thác nhưng chưa được sử dụng.

- Khai thác hợp lý, tiết kiệm, tận thu tối đa khoáng sản; bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

- Thực hiện các quy định về quản lý hành chính, trật tự an toàn xã hội tại địa phương nơi có mỏ được khai thác.

- Thực hiện các nghĩa vụ về bảo đảm quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được phép khai thác như: kết hợp yêu cầu của hoạt động khai thác với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo vệ phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai; ưu tiên thu hút lao động địa phương vào các hoạt động khoáng sản và các dịch vụ liên quan.

- Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.

- Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được nhà nước cho thuê đất phải kê khai hiện trạng thực tế sử dụng đất thuê, xuất trình thủ tục miễn, giảm tiền thuê đất, tiền bồi thường, hỗ trợ được trừ vào tiền thuê đất, hồ sơ liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, chuyển nhượng dự án (nếu có) với cơ quan Thuế.

- Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải chấp hành việc khai thác theo đúng quy định đã được cấp phép đăng ký; kê khai nộp thuế, quyết toán thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Kinh phí triển khai thực hiện.

2.1. Dự kiến nhu cầu kinh phí hàng năm: căn cứ kế hoạch và nhiệm vụ của các ban chỉ đạo các cấp, các tổ công tác chủ động xây dựng dự toán chi chi hàng năm báo cáo cơ quan tài chính đồng cấp trình UBND các cấp phê duyệt.

2.2. Nguồn kinh phí: Chủ yếu là các khoản được trích để lại theo quy định tại Thông tư số 59/2008/TT-BTC ngày 4/7/2008 của Bộ Tài chính quy định về quản lý sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu và Thông tư liên tịch số 04/2008/TTLT-BTC - TTCP ngày 4/01/2008 của Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ về lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo hoạt động của các cơ quan tranh tra Nhà nước và nguồn kinh phí bổ sung của Uỷ ban nhân dân các cấp.

2.3. Hàng năm cơ quan chủ trì thực hiện dự toán kinh phí để thực hiện đề án trên cho cơ quan tài chính cùng cấp trên cơ sở nhiệm vụ được giao và theo những quy định đã nêu ở trên. Việc sử dụng kinh phí phải trên cơ sở tiết kiệm, có hiệu quả đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành.

KẾT LUẬN

Công tác quản lý nhà nước và chống thất thu ngân sách về tài nguyên kháng sản và đất đai nhằm đưa các hoạt động khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản, đất đai vào quản lý thu thuế theo đúng trật tự, kỷ cương theo các quy định của pháp luật là một nhiệm vụ quan trọng và phức tạp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi hỏi phải có sự chủ động tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp đồng thời phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng ở tỉnh, giữa các ngành ở tỉnh với các cấp chính quyền địa phương.

Đề án này là cơ sở để các ngành, các cấp tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước và chống thất thu ngân sách về tài nguyên khoáng sản và đất đai trên địa bàn tỉnh./.