Quyết định 38/2006/QĐ-UBND ban hành quy chế quản lý nhà nước về điện trên địa bàn tỉnh Long An
Số hiệu: | 38/2006/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Long An | Người ký: | Dương Quốc Xuân |
Ngày ban hành: | 07/08/2006 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2006/QĐ-UBND |
Tân An, ngày 07 tháng 8 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp tại tờ trình số 329/TTr-SCN ngày 17/7/2006 về việc ban hành Quy chế quản lý nhà nước về điện trên địa bàn tỉnh Long An,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý nhà nước về điện trên địa bàn tỉnh Long An.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo quyết định số 38/2006/QĐ-UBND ngày 07/8/2006 của UBND tỉnh)
Điện năng là dạng năng lượng rất quý, là loại vật tư có tính chiến lược, điện dùng làm động lực trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân, có vị trí quan trọng trong việc tăng cường quốc phòng củng cố an ninh và đời sống nhân dân nên mọi ngành mọi người có trách nhiệm bảo vệ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả cao nhất.
Điều 1. Đối tượng phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định quản lý Nhà nước về điện trên địa bàn tỉnh Long An bao gồm: quy hoạch phát triển điện lực; tiết kiệm điện; quyền và nghĩa vụ của Bên bán điện và Bên mua điện; hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp; quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện hoặc có các hoạt động khác liên quan đến điện lực.
1. Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.
2. Hoạt động điện lực không có giấy theo quy định của Luật Điện lực.
3. Đóng, cắt điện trái quy định của pháp luật.
4. Vi phạm các quy định về an toàn trong phân phối và sử dụng điện.
5. Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.
6. Trộm cắp điện dưới mọi hình thức.
7. Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ trực tiếp, trừ trường hợp được quy định tại Điều 22 của Quy định này.
8. Vi phạm các quy định về bảo vệ hành an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.
9. Cung cấp thông tin không trung thực làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức , cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây sách nhiễu, phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
11. Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về điện lực.
Điều 3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về điện lực
1. Thủ trưởng các Sở Ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Điện lực Long An trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với các cơ quan thông đại chúng và trường học tổ chức phổ biến, giáo dục và hướng dẫn nhân dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về điện lực.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về điện lực.
QUY HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC.
Điều 4. Quy hoạch phát triển điện lực
1. Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh được lập trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và các quy hoạch khác có liên quan. Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh được lập cho từng giai đoạn 05 năm và có định hướng cho 05 năm tiếp theo.
2. Mọi tổ chức, cá nhân phải tuân theo quy hoạch phát triển điện lực đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 5. Lập, phê duyệt và công bố quy hoạch phát triển điện lực
1. Sở Công nghiệp tham mưu UBND tỉnh tổ chức lập quy hoạch phát triển điện lực tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua trước khi trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt; chỉ đạo tổ chức lập quy hoạch phát triển điện lực huyện, thị xã trình UBND tỉnh phê duyệt; công bố và hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực tỉnh đã được phê duyệt.
2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực, quyết định việc điều chỉnh quy hoạch.
Điều 6. Kinh phí cho công tác quy hoạch
Theo chu kỳ 05 năm, trên cơ sở những định mức được quy định Sở Công nghiệp lập đề cương, dự toán trình Ủy ban nhân dân tỉnh duyệt và đăng ký kế hoạch ngân sách nhà nước cho lập quy hoạch phát triển điện lực tỉnh theo quy định hiện hành.
Điều 7. Đầu tư phát triển điện lực
1. Đầu tư phát triển điện lực phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực. Các dự án đầu tư chưa có trong quy hoạch phát triển điện lực chỉ được thực hiện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cho phép.
2. Chủ đầu tư dự án điện lực có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và bảo vệ môi trường.
3. Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ để bán điện.
4. Tổ chức, cá nhân xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng công trình điện lực phải sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại phù hợp với các quy phạm, tiêu chuẩn ngành, tiểu chuẩn Việt Nam do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Điều 8. Sử dụng đất cho các công trình điện lực
1. Căn cứ quy hoạch phát triển điện lực và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (Bộ Công nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường), Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí đủ quỹ đất cho xây dựng các công trình điện lực.
2. Chủ đầu tư khi lập dự án đầu tư công trình điện lực phải xác định rõ diện tích đất cần sử dụng và phương án đền bù giải phóng mặt bằng.
3. Sau khi dự án đầu tư điện lực đã được phê duyệt, UBND tỉnh, UBND huyện quyết định giao đất (theo thẩm quyền) để chủ đầu tư thực hiện dự án.
4. UBND huyện thị xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư dự án điện lực lập và thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng, di dân, tài sản; bảo vệ diện tích đất dành cho dự án và hành lang an toàn của công trình điện lực.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
Điều 9. Quản lý nhà nước về điện
UBND các cấp có trách nhiệm quản lý Nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện ở địa phương:
1. Cấp tỉnh: Sở Công nghiệp là cơ quan lý Nhà nước chuyên ngành tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức chỉ đạo, kiểm tra và thực hiện công tác quản lý Nhà nước về điện trên địa bàn tỉnh như sau:
a) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định về quản lý điện nông thôn; tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và bảo vệ các công trình điện khác trên địa bàn;
b) Xây dựng quy hoạch phát triển điện lực tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ Công nghiệp phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra thực hiện sau khi được phê duyệt;
c) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư công trình lưới điện hạ áp nông thôn theo phân cấp; chủ trì phối hợp với các Sở có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh phương án giá điện trên địa bàn theo quy định khung giá của Chính phủ;
d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân kỹ thuật thuộc các tổ chức tham gia quản lý điện nông thôn.
2. Cấp huyện, thị xã: Phòng Kinh tế huyện, thị xã là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện, thị xã quản lý Nhà nước về điện trên địa bàn; tham gia xây dựng kế hoạch phát triển điện và kiểm tra chất lượng các công trình điện do ngân sách huyện đầu tư.
3. Cấp xã, phường, thị trấn: UBND xã, phường, thị trấn quản lý Nhà nước về điện trên địa bàn.
Thanh tra Sở Công nghịêp thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành điện lực, có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật về điện lực; phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về điện lực; kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về điện lực.
QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
Điều 11. Sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả
Sở Công nghiệp giúp UBND tỉnh quản lý sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Long An. Nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả của các cơ sở sản xuất tại địa phương, cập nhật số liệu của năm trước, đề xuất các giải pháp thúc đẩy sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả áp dụng cho địa phương, báo cáo Bộ Công nghiệp và UBND tỉnh.
2. Tổ chức đánh giá, góp ý kiến cho các chương trình, dự án đầu tư vì mục tiêu sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả ở các cơ sở sản xuất tại địa phương.
3. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả của các cơ sở sản xuất tại địa phương; kiến nghị Bộ Công nghiệp nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các nội dung khi cần thiết.
4. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan trong hoạt động tiết kiệm điện năng:
a) Thông tin, tuyên truyền về các hoạt động sử dụng điện năng tiết kiệm;
b) Khuyến khích, khen thưởng kịp thờì các tổ chức và cá nhân có thành tích trong hoạt động sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác về hoạt động sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả khi được UBND tỉnh uỷ quyền.
Điều 12. Tiết kiệm trong phân phối điện
1. Điện lực Long An phải có trách nhiệm đảm bảo hệ thống đường dây tải điện và trạm điện có thông số và tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật tiên tiến, được vận hành với phương thức tối ưu nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp điện ổn định, an toàn, liên tục và giảm thiểu tổn thất điện năng.
2. Điện lực Long An có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lộ trình cải tạo, nâng cấp các đường dây, trạm biến áp và lưới phân phối hiện có để đảm bảo các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật theo quy định.
Điều 13. Tiết kiệm trong sử dụng điện
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng điện cho sản xuất có trách nhiệm:
a) Thực hiện chương trình quản lý nhu cầu điện để giảm chênh lệch công suất giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm của biểu đồ phụ tải hệ thống điện;
b) Cải tiến, hợp lý hoá quy trình sản xuất, áp dụng công nghệ và trang thiết bị sử dụng điện có suất tiêu hao điện năng thấp để tiết kiệm điện;
c) Hạn chế tối đa việc sử dụng thiết bị điện công suất lớn vào giờ cao điểm của biểu đố phụ tải hệ thống điện;
d) Bảo đảm hệ số công suất theo tiêu chuẩn kỹ thuật và hạn chế tối đa việc sử dụng non tải thiết bị điện;
đ) Tổ chức kiểm toán năng lượng theo định kỳ và thực hiện các giải pháp điều chỉnh sau khi có kết luận kiểm toán theo quy định của Bộ Công nghiệp.
2/ Tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu trang thiết bị chiếu sáng, thông gió, điều hoà, bơm nước, cung cấp nước nóng, thang máy và các thiết bị phục vụ sinh hoạt khác phải bảo đảm các chỉ tiêu tiêu hao điện năng tiên tiến nhằm giảm chi phí điện năng, góp phần thực hiện tiết kiệm điện.
3/ Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm ban hành quy chế sử dụng tiết kiệm điện trong phạm vi cơ quan, tổ chức mình.
Điều 14. Cơ quan cấp Giấy phép hoạt động Điện lực
Ủy ban nhân dân tỉnh uỷ quyền cho Sở Công nghiệp (Quyết định số: 1275/QĐ-UB ngày 08 tháng 04 năm 2003) cấp phép hoạt động, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực cho:
1. Tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 35kV trở xuống đăng ký kinh doanh tại địa phương.
2. Tổ chức tư vấn giám sát thi công các công trình đường dây và trạm điện áp có điện áp từ 35kV trở xuống đăng ký kinh doanh tại địa phương.
3. Tổ chức, cá nhân quản lý vận hành các nhà máy điện trạm phát điện, sản xuất điện để kinh doanh bán điện có công suất lắp đặt từ 50kW đến 10.000kW dặt tại địa phương.
4. Tổ chức và quản lý vận hành lưới điện phân phối có điện áp từ 35kV trở xuống hoạt động tại địa phương.
5. Tổ chức, hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh điện nông thôn tại tỉnh hoạt động tại địa phương.
Điều 15. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực
1. Trình tự, thủ tục, hồ sơ và điều kiện cấp phép hoạt động điện lực theo quy định của Bộ Công nghiệp.
2. Sở Công nghiệp là cơ quan tiếp nhận hồ sơ giải quyết cấp giấy phép, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực.
Điều 16. Công tác Giám sát điện năng:
1. Công tác Giám sát điện năng của Sở Công nghiệp là công tác kiểm tra, xử lý của Nhà nước về mặt kỹ thuật, kinh tế, pháp chế trong việc cung ứng và sử dụng điện đối với tất cả các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh trên cơ sở chủ trương, chính sách, chế độ, điều lệ quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn điện hiện hành của Nhà nước, hợp đồng mua bán điện được ký kết giữa hai chủ thể hợp đồng và sự phân cấp của Bộ Công nghiệp.
2. Công tác giám sát điện năng được tiến hành có báo trước hoặc đột xuất không báo trước. Bên cung ứng điện ( bên bán điện ) và bên sử dụng điện ( bên mua điện) có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ Kiểm tra viên điện lực, Thanh tra viên điện lực làm tròn nhiệm vụ. Trong trường hợp vi phạm các quy định của Nhà nước về điện thì phải thực hiện không chậm trể các kiến nghị của Kiểm tra viên điện lực, Thanh tra viên điện lực.
Điều 17. Nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm tra viên điện lực Sở Công nghiệp
Kiểm tra viên điện lực Sở công nghiệp thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn do Giám đốc Sở giao, bao gồm:
1. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về cung ứng và sử dụng điện trên địa bàn tỉnh Long An.
2. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các kiểm tra viên điện lực của doanh nghiệp kinh doanh bán điện hoạt động trên địa bàn tỉnh.
3. Kiểm tra bên cung ứng điện về việc thực hiện các quy định của Nhà nước về giá điện, về cung ứng điện an toàn, ổn định, đảm bảo số lượng và chất lượng điện cho bên mua điện.
4. Kiểm tra bên sử dụng điện về việc thực hiện các quy định của Nhà nước về giá điện, sử dụng điện hợp pháp, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.
5. Yêu cầu bên cung ứng hoặc bên sử dụng điện cho ngừng vận hành các thiết bị không đảm bảo an toàn, không đảm bảo kỹ thuật và cho cắt ngay các thiết bị điện đang vận hành khi phát hiện nguy cơ đe doạ, gây sự cố, hoả hoạn hoặc nguy hiểm tính mạng con người.
6. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác kiểm tra xử lý.
7. Lập biên bản kiểm tra khi tiến hành kiểm tra tổ chức, cá nhân cung ứng, sử dụng điện và chuyển biên bản kiểm tra tới cơ quan chức năng để xử lý.
8. Phối hợp với cơ quan liên quan xác minh, lập biên bản, kiến nghị giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo về cung ứng, sử dụng điện.
BẢO VỆ TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN, CÔNG TRÌNH ĐIỆN LỰC VÀ AN TOÀN ĐIỆN
Điều 18. Trách nhiệm bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện và an toàn điện.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời với các đơn vị điện lực hoặc UBND các cấp khi phát hiện các hiện tượng mất an toàn điện, các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.
3. UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.
1. Khi xây dựng, cải tạo và mở rộng công trình công cộng hoặc công trình khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện, chủ đầu tư phải phối hợp với đơn vị điện lực để giải quyết.
2. Khi tu sửa, cải tạo, xây dựng và lắp đặt trang thiết bị điện và công trình điện lực có khả năng ảnh hưởng đến công trình công cộng hoặc công trình khác thì đơn vị điện lực phải phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan để giải quyết.
3. Trường hợp các bên liên quan không thoả thuận được thì yêu cầu Sở Công nghiệp giải quyết và triển khai thực hiện theo quyết định của Sở Công nghiệp.
Điều 20. An toàn trong sử dụng điện cho sản xuất
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng điện để sản xuất phải thực hiện các quy định về an toàn điện, quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam.
2. Các thiết bị, hệ thống thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nối đất phải được kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường theo quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện. Sơ đồ của hệ thống này phải đúng với thực tế và phải được lưu giữ cùng các biên bản kiểm tra trong suốt quá trình hoạt động.
3. Trạm điện, trang thiết bị điện cao áp và đường dây cao áp nội bộ phải được lắp đặt và quản lý vận hành theo quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện.
4. Các thiết bị điện phải phù hợp với “Tiêu chuẩn Việt Nam-Thiết bị điện hạ áp-Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật” và “Tiêu chuẩn Việt Nam-Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện” để chống tai nạn điện giật.
5. Các đường dẫn điện, dây dẫn phải được thiết kế, lắp đặt bảo đảm mặt bằng sản xuất thông thoáng, tránh được các tác động cơ học, hoá học có thể gây hư hỏng. Không dùng các kết cấu kim loại của nhà xưởng, máy móc, đường ống kim loại để làm dây “ trung tính làm việc”, trừ trường hợp đặc biệt phải có thiết kế riêng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
6. Hệ thống điện tại các khu vực có chất dễ cháy, nổ phải được thiết kế, lắp đặt theo quy định về an toàn phòng, chống cháy nổ; chỉ được sử dụng loại thiết bị, dụng cụ phòng chống cháy, nổ chuyên dùng.
7. Các thiết bị điện dùng trong khai thác khoáng sản, dụng cụ điện, thiết bị điện di động, máy hàn, điện phân, mạ điện phải phù hợp với quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn có liên quan.
Điều 21. An toàn trong sử dụng điện sinh hoạt, dịch vụ
1. Tổng công suất sử dụng của các trang thiết bị điện dùng trong văn phòng, phục vụ sinh hoạt và dịch vụ phải phù hợp với công suất thiết kế; dây dẫn điện phải có tiết diện và độ bền cách điện phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật.
2. Không để trang thiết bị điện gần đồ dễ cháy nổ.
3. Các trang thiết bị điện phải được kiểm tra, bảo trì theo quy định, bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về điện và không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
4. Tổ chức, cá nhân sử dụng điện có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn hệ thống điện của mình, kịp thời phát hiện và ngăn ngừa nguy cơ gây sự cố, tai nạn về điện.
5. Lưới điện hạ áp chỉ được xây dựng sau khi thiết kế đã được duyệt.
6. Các nhánh đường dây dẫn điện vào nhà ở, công trình phải bảo đảm các điều kiện về an toàn điện, mỹ quan và không cản trở hoạt động của các phương tiện giao thông, cứu thương, chữa cháy.
7. Trong mạch điện ba pha bốn dây, áp-tô-mát, cầu dao, cầu chì và các thiết bị đóng cắt điện khác không được đấu vào dây trung tính.
8. Trong mạch điện một pha hai dây, cầu chì và công tắc phải đấu vào dây pha, không được đấu vào dây trung tính. Khuyến khích lắp đặt áp-tô-mát, cầu dao hai cực để đóng cắt đồng thời cả hai dây.
Điều 22. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp
1. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp là dùng nguồn điện có mức điện áp thích hợp đấu nối trực tiếp vào hàng rào, vật cản, vât che chắn của khu vực được bảo vệ (sau đây gọi chung là hàng rào điện) để ngăn cản việc xâm phạm khu vực được bảo vệ và phát tín hiệu báo động cho người bảo vệ khu vực biết.
2. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp chỉ được thực hiện khi sử dụng các biện pháp bảo vệ khác không hiệu quả và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh).
3. Hàng rào phải được thiết kế, lắp đặt tránh được mọi tiếp xúc ngẫu nhiên đối với người và gia súc, có biển báo nguy hiểm, không gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống điện, không gây nguy hiểm cho khu vực lân cận và môi trường sống. Người quản lý, sử dụng hàng rào điện phải được đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ về điện.
Điều 23. Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
1.Hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không là khoảng không gian dọc theo đường dây và được giới hạn như sau:
a) Chiều dài hành lang được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đến vị trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp;
b) Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh theo qui định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 22kV |
35kV |
66-110kV |
220kV |
500kV |
||
|
Dây bọc |
Dây trần |
Dây bọc |
Dây trần |
Dây trần |
||
Khoảng cách |
1m |
2m |
1,5m |
3m |
4m |
6m |
7m |
c) Chiều cao hành lang được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 35kV |
66 đến 110kV |
220kV |
500kV |
Khoảng cách |
2m |
3m |
4m |
6m |
2.Hành lang bảo vệ an toàn các loại cáp điện đi trên mặt đất hoặc treo trên không là khoảng không gian dọc theo đường cáp điện và được giới hạn về các phía là 0,5m tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng.
Điều 24: Cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
1. Trường hợp cây ở trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, khoảng cách được quy định như sau:
a) Đối với đường dây dẫn điện có điện áp dến 35 kV trong thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn điện ở trạng thái tĩnh không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau :
Điện áp |
Đến 35kV |
|
Khoảng cách |
Dây bọc |
Dây trần |
0,7m |
1,5m |
b) Đối với đường dây có điện áp từ 66KV đến 500KV trong thành phố, thị trấn, thị xã thì cây không được cao hơn dây dẫn thấp nhất trừ trường hợp đặc biệt phải có biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn và được Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép. Khoảng cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn khi dây ở trạng thái tĩnh không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau :
Điện áp |
66kV đến 110kV |
220kV |
500kV |
Khoảng cách |
Dây trần |
||
2m |
3m |
4,5m |
c) Đối với đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm cao nhất của cây theo chiều thẳng đứng đến độ cao của dây dẫn thấp nhất khi đang ở trạng thái tĩnh không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 35kV |
66-110kV |
220kV |
500kV |
|
|
Dây bọc |
Dây trần |
Dây trần |
||
Khoảng cách |
0,7m |
2m |
3m |
4m |
6m |
2. Trường hợp cây ở ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không và ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây khi cây bị đổ đến bộ phận bất kỳ của đường dây không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 35kV |
66 đến 220kV |
500kV |
Khoảng cách |
0,7m |
1m |
2m |
3. Đối với cây có khả năng phát triển nhanh trong thời gian ngắn có nguy cơ gây mất an toàn phải chặt bỏ và cấm trồng mới.
4. Lúa, hoa màu và cây trồng chỉ được trồng cách mép móng cột điện, móng néo ít nhất 0,5m.
Điều 25: Nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
1. Điều kiện để nhà ở, công trình được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp đến 220 kV :
a) Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy;
b) Mái lợp, khung nhà, tường bao bằng kim loại phải nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất;
c) Không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận công trình lưới điện cao áp;
d) Khoảng cách từ bất ký bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn gần nhất khi dây ở trạng thái tĩnh không được nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng sau:
Điện áp |
Đến 35kV |
66 đến 110kV |
220kV |
Khoảng cách |
3m |
4m |
6m |
đ) Cường độ điện trường <5kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất 1m và <1kV/m tại điểm bất kỳ ở trong nhà cách mặt đất 1m.
2. Đối với nhà ở, công trình xây dựng hợp pháp trước khi xây dựng dường dây dẫn điện trên không nếu chưa đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 điều này thì chủ đầu tư xây dựng công trình lưới điện cao áp chịu kinh phí và tổ chức thực hiện việc cải tạo nhằm thoả mãn các điều kiện đó. Trường hợp chỉ phá dỡ một phần mà phần còn lại vẫn tồn tại, sử dụng được và đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì được bồi thường phần giá trị nhà, công trình bị phá dỡ và chi phí cải tạo hoàn thiện lại nhà, công trình theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ. Chủ đầu tư xây dựng công trình lưới điện cao áp có trách nhiệm chi trả bồi thường cho phần bị phá dỡ đó. Trường hợp không thể cải tạo được để đáp ứng điều kiện nêu trên mà phải dỡ bỏ hoặc di dời thì được bồi thường về nhà, công trình và hỗ trợ để di dời theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Điều 26: Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm
Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm được giới hạn như sau :
1. Chiều dài hành lang được tính từ vị trí cáp ra khỏi ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm này đến vị trí vào ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm kế tiếp.
2. Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi :
a) Mặt ngoài của mương cáp đối với cáp đặt trong mương cáp;
b) Hai mặt thẳng đứng cách mặt ngoài của vỏ cáp hoặc sợi cáp ngoài cùng về hai phía của đường cáp điện ngầm đối với cáp đặt trực tiếp trong đất, trong nước được quy định trong bảng sau :
Loại cáp điện |
Đặt trực tiếp trong đất |
Đặt trong nước |
||
Đất ổn định |
Đất không ổn định |
Nơi không có tàu thuyền qua lại |
Nơi có tàu thuyền qua lại |
|
Khoảng cách |
1m |
1,5m |
20m |
100m |
3. Chiều cao được tính từ mặt đất hoặc mặt nước đến :
a) Mặt ngoài của đáy móng mương cáp đối với cáp đặt trong mương cáp;
b) Độ sâu thấp hơn điểm thấp nhất của vỏ cáp là 1,5m đối với cáp đặt trực tiếp trong đất hoặc trong nước.
Điều 27: Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện
1. Hành lang bảo vệ an toàn trạm điện là khoảng không gian bao quanh trạm điện và được giới hạn như sau :
a) Đối với các trạm điện không có tường, rào bao quanh, hành lang bảo vệ trạm điện được giới hạn bởi không gian bao quanh trạm điện có khoảng cách đến các bộ phận mang điện gần nhất của trạm điện theo quy định trong bảng sau :
Điện áp |
Đến 22kV |
35kV |
Khoảng cách |
2m |
3m |
b) Đối với các trạm điện có tường hoặc hàng rào cố định bao quanh, chiều rộng hành lang bảo vệ trạm điện được giới hạn đến mặt ngoài tường hoặc hàng rào; chiều cao hành lang được tính từ đáy móng sâu nhất của công trình trạm điện đến điểm cao nhất của trạm điện cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Nghị định 106/2005/NĐ-CP .
2. Nhà và công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ an toàn của trạm điện phải đảm bảo không làm hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của trạm điện; không xâm phạm đường ra vào trạm điện; đường cấp thoát nước của trạm điện, hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm và đường dây dẫn điện trên không; không làm cản trở hệ thống thông gió của trạm điện; không để cho nước thải xâm nhập làm hư hỏng công trình điện.
Điều 28. An toàn điện nông thôn
Sở Công nghiệp có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn, kiểm tra, xử lý những vi phạm an toàn điện nông thôn trên địa bàn tỉnh.
2. Chủ trì hoặc phối hợp các cơ quan liên quan trong công tác:
a) Huấn luyện, sát hạch về an toàn điện cho cán bộ lãnh đạo đơn vị quản lý điện nông thôn;
b) Tham gia nghiệm thu công trình lưới điện nông thôn;
c) Tuyên truyền an toàn điện trong nhân dân;
d) Điều tra các vụ tai nạn chết người trong quản lý vận hành lưới điện nông thôn và các vụ tai nạn điện trong nhân dân khi có yêu cầu;
đ) Thông kê báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình an toàn điện trong phạm vi khu vực phụ trách cho Bộ Công nghiêp và UBND tỉnh.
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA BÊN BÁN ĐIỆN VÀ BÊN MUA ĐIỆN
Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của bên bán điện
1. Được vào khu vực quản lý của Bên mua điện để kiểm tra, ghi chỉ số công tơ và liên hệ với khách hàng.
2. Ngừng, giảm mức cung cấp điện theo quy định của pháp luật.
3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi Bên mua điện không sử dụng điện quá 06 tháng mà không thông báo trước cho Bên bán điện.
4. Bảo đảm lưới điện và các trang thiết bị điện vận hành an toàn, ổn định, tin cậy.
5. Bảo đảm cung cấp điện cho Bên mua điện đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, an toàn, trừ trường hợp lưới điện phân phối bị quá tải theo xác nhận của Cục Điều tiết điện lực hoặc cơ quan được uỷ quyền.
6. Thông báo cho Bên mua điện biết trước thời điểm ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện ít nhất 05 ngày bằng cách thông báo trong ba ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng khi có kế hoạch ngừng, giảm mức cung cấp điện để sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, xây lắp các công trình điện.
7. Khôi phục kịp thời việc cấp điện cho Bên mua điện theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của Bên mua điện
1. Yêu cầu Bên bán điện: cung cấp đủ số lượng công suất, điện năng, bảo đảm chất lượng điện đã thoả thuận trong hợp đồng; kiểm tra chất lượng điện, tính chính xác của thiết bị đo đếm điện, số tiền điện phải thanh toán; kịp thời khôi phục việc cấp điện sau khi mất điện.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho Bên bán điện kiểm tra, ghi chỉ số công tơ.
3. Sử dụng địên an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và đúng mục đích. Thông báo cho Bên bán điện trước 15 ngày trong trường hợp thay đổi mục đích sử dụng điện dẫn đến thay đổi giá điện.
4. Thông báo ngay cho Bên bán điện khi phát hiện thiết bị đo đếm điện hư hỏng hoặc nghi ngờ chạy không chính xác, khi phát hiện những hiện tượng bất thường có thể gây mất điện.
Điều 31. Khen thưởng xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động điện lực và sử dụng điện được khen thưởng theo quy định; nếu vi phạm thì tuỳ theo tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định pháp luật.
Điều 32. Giải quyết khiếu nại tố cáo
Việc giải quyết khiếu nại tố cáo về hoạt động điện lực và sử dụng điện theo luật khiếu nại tố cáo.
Giám đốc Sở Công nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý Nhà nước về điện trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình thực hiện quy chế này, nếu có gì vướng mắc các đơn vị phản ảnh về Sở Công nghiệp để nghiên cứu tổng hợp trình UBND tỉnh và Bộ Công nghiệp./.
Nghị định 106/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp Ban hành: 17/08/2005 | Cập nhật: 20/05/2006