Quyết định 37/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Số hiệu: 37/2015/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Trần Hồng Quân
Ngày ban hành: 12/11/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/2015/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 12 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 14/6/2005 và Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 258/TTr-SVHTTDL ngày 07/9/2015 và Báo cáo thẩm định số 223/BC-STP ngày 27/7/2015 của Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các sở, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./. 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KTVB (Bộ Tư pháp);
- Cổng TTĐT t
nh;
- Trung tâm CB-TH;
- Lưu: VT
, VXT. Tr 45/11.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hồng Quân

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định s
: 37/2015/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2015 của UBND tỉnh Cà Mau)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định trách nhiệm phối hợp quản lý trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện) và các đơn vị có chức năng quản lý chuyên ngành, lĩnh vực có liên quan đến hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

2. Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cộng đồng dân cư có hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Điều 3. Yêu cầu quản lý các hoạt động du lịch

1. Quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch một cách hợp lý theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đã được phê duyệt, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

2. Thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch theo Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Cà Mau đã được phê duyệt.

3. Tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân địa phương trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường du lịch, bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch, nâng cao chất lượng du lịch, đa dạng sản phẩm du lịch; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khai thác có hiệu quả tiềm năng và thụ hưởng quyền lợi từ hoạt động du lịch.

4. Tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong việc khai thác, sử dụng các tài nguyên du lịch, làm phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương và các hành vi vi phạm khác trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

Điều 4. Những quy định chung

1. Việc sử dụng mặt nước, mặt biển và bờ biển: Nghiêm cấm các hành vi gây xói lở đất, cát ở bờ sông, phá hoại cảnh quan thiên nhiên trong khu, điểm du lịch;

Nghiêm cấm các hành vi xả chất thải, xác động vật, dầu, nhớt... xuống sông, biển, trên bờ biển và những khu vực đang hoạt động kinh doanh du lịch. Rác và các chất thải phải được thu gom và xử lý đúng quy định.

2. Nghiêm cấm các hành vi gây mất trật tự, tranh giành khách, cò mồi và các tệ nạn xã hội trong khu vực quy định tuyến du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, các di tích lịch sử - văn hóa, các cơ sở thờ tự, tín ngưỡng tôn giáo.

Điều 5. Nguyên tắc phối hợp

Công tác phối hợp quản lý nhà nước dựa trên chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện đảm bảo đồng bộ, kịp thời, chặt chẽ, thống nhất trong công tác quản lý, kiểm soát các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

Chương II

NỘI DUNG PHỐI HỢP VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

Điều 6. Quản lý tài nguyên du lịch

1. Tổ chức, cá nhân sử dụng và khai thác môi trường, tài nguyên nhằm mục đích kinh doanh du lịch phải thực hiện:

a) Đánh giá tác động môi trường, đăng ký cam kết bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường, trong đó giải trình các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến môi trường và các biện pháp giảm thiểu. Bảo đảm thực hiện đúng các tiêu chuẩn môi trường trong quá trình kinh doanh du lịch;

b) Niêm yết nội quy bảo vệ môi trường tại khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch. Tổ chức phương tiện, hệ thống thu gom, xử lý rác thải, nước thải đúng quy định;

c) Có biện pháp phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường;

d) Bồi thường thiệt hại do có hành vi gây tổn hại đến môi trường.

2. Việc khai thác nguồn nước ngầm nhằm sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh và dịch vụ, phải có thiết kế theo dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo khai thác và sử dụng lâu bền, hợp lý tài nguyên nước, có tính đến yếu tố bảo vệ môi trường.

3. Khách du lịch đến tham quan các điểm di tích lịch sử - văn hóa phải chấp hành nội quy quy định; giữ gìn vệ sinh môi trường, không có hành vi làm tổn hại đến các di tích lịch sử - văn hóa.

4. Không được chặt phá các loại cây trồng lâu năm trong khu, điểm du lịch và các di tích lịch sử - văn hóa. Tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp, vì mục đích cải tạo mặt bằng hoặc lý do chính đáng khác muốn chặt, đốn cây trồng lâu năm phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Khuyến khích các tổ chức và cá nhân lập quy hoạch và tổ chức trồng cây lâu năm trong khu, điểm du lịch.

Điều 7. Quản lý các khu, điểm du lịch, tuyến du lịch

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì, phối hp các ngành, UBND cấp huyện tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận các khu, điểm du lịch, tuyến du lịch địa phương và mô hình quản lý, khai thác theo quy định của Luật Du lịch.

2. UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức quản lý, khai thác các khu, điểm du lịch trên địa bàn; trường hp khu, điểm du lịch đã được UBND tỉnh giao cho tổ chức nào thì tổ chức đó có trách nhiệm quản lý, khai thác. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện có trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn.

3. Sở Giao thông vận tải phối hợp với Công an tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia giao thông của các phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch.

4. Các loại tàu thuyền đánh bắt hải sản phải neo đậu đúng nơi theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, không làm ảnh hưởng đến các hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của khách du lịch tại khu, điểm du lịch.

5. Việc quy hoạch, xây dựng công trình tại các khu du lịch, điểm du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch dọc theo tuyến du lịch phải được thực hiện theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 8. Quản lý các hoạt động du lịch, hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm quản lý các hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh lữ hành; kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí, văn hóa, nghệ thuật và các dịch vụ thể thao phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch khác bên ngoài các cơ sở lưu trú du lịch.

2. Sở Công Thương có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ thương mại phục vụ du lịch; chỉ đạo, hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch. Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường quản lý giá và chất lượng dịch vụ du lịch.

3. Sở Y tế có trách nhiệm quản lý các điều kiện hoạt động của cơ sở dịch vụ xoa bóp và các dịch vụ y tế thuộc phạm vi của ngành Y tế.

4. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch theo quy định.

5. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm: Chỉ đạo các cơ quan báo, đài trong tỉnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc phòng ngừa các hành vi gian lận trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ du lịch đến cá nhân, tổ chức có nhu cầu tham gia du lịch; thẩm định, cấp phép xuất bản các tài liệu không kinh doanh, bản tin; cấp phép tổ chức họp báo, hội chợ triển lãm, xuất bản ấn phẩm cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông trong hoạt động du lịch theo quy định của pháp luật; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thông tin, báo chí xuất bản liên quan đến thông tin tuyên truyền hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

6. Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau, Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi có trách nhiệm tuyên truyền rộng rãi đến các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia du lịch phòng ngừa các hành vi gian lận trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc tuyên truyền, phổ biến các hoạt động liên quan đến hoạt động du lịch.

7. UBND cấp huyện có trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn; kể cả các hoạt động kinh doanh dịch vụ bên ngoài các cơ sở lưu trú du lịch như: nhà hàng, quán ăn, quán bar, vũ trường; cho khách du lịch thuê xe ô tô, mô tô; bán hàng rong tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn.

8. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa, bằng ô tô, phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, Thông tư liên tịch số 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 25/5/2015 của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn về vận tải khách du lịch bằng xe ô tô và cấp bin hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch.

Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh thực hiện khai thác các tuyến, điểm du lịch mới ở các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh phải phù hợp với quy hoạch chung, nhằm bảo vệ cảnh quan môi trường trong khu du lịch, điểm du lịch.

9. Các điểm, bãi đỗ xe du lịch phải được xây dựng theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc UBND tỉnh cho phép. Các bến thủy neo đậu lên xuống khách phải có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và được cơ quan quản lý giao thông cấp phép bến thủy nội địa. Các phương tiện ra vào bến phải chấp hành theo nội quy bến, bãi.

10. Hướng dẫn viên du lịch nội địa và quốc tế được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và phải có hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

Điều 9. Quản lý khách du lịch

1. Quản lý khách lưu trú:

a) Các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch có trách nhiệm cập nhật thông tin khách lưu trú; thực hiện đăng ký, khai báo khách lưu trú đúng quy định; bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản đối với khách lưu trú tại cơ sở và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;

b) Khi khách du lịch gặp sự cố về tài sản, con người,... thì khách du lịch hoc cơ sở lưu trú phải báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương hoặc các cơ quan có liên quan để xử lý.

2. Quản lý khách tham quan:

a) Đơn vị kinh doanh lữ hành có trách nhiệm bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản đối với khách tham gia các chương trình tham quan do đơn vị tổ chức;

b) Trong phạm vi quản lý của mình, các tổ chức được giao quản lý khu di tích, khu du lịch, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh khu, điểm du lịch,... có trách nhiệm hướng dẫn khách tham quan thực hiện các quy định, nhằm đảm bảo an toàn cho khách tham quan; thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế thiệt hại và liên hệ ngay với cơ quan chức năng để hỗ trợ việc cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu đối với khách tham quan khi xảy ra sự cố.

Điều 10. Quản lý an ninh, trật tự xã hội

1. Công an tỉnh Cà Mau có trách nhiệm:

a) Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phòng, chống cháy nổ, tệ nạn xã hội; đảm bảo trật tự an toàn giao thông ở các khu, tuyến, điểm du lịch, khu di tích và trong các sự kiện, hoạt động phục vụ du lịch;

b) Quản lý việc thực hiện đăng ký khách lưu trú, xuất nhập cảnh đối với khách du lịch quốc tế; quản lý người nước ngoài cư trú, làm việc, hoạt động trong lĩnh vực du lịch; hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động, kinh doanh du lịch và khách du lịch thực hiện đúng quy định về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú, đi lại tại Việt Nam và các quy định khác liên quan đến an ninh, trật tự;

c) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an ninh và trật tự an toàn xã hội liên quan đến hoạt động du lịch đối với các cơ sở kinh doanh du lịch; thông tin kịp thời về âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, bọn tội phạm lợi dụng hoạt động du lịch xâm phạm an ninh, trật tự, nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhân viên ngành Du lịch với sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm phối hợp với Công an tỉnh phổ biến, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về an ninh, trật tự an toàn xã hội.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành, đoàn thể tỉnh và UBND cấp huyện thực hiện các biện pháp, nhằm giải quyết tình trạng ăn xin, bán hàng rong... đeo bám du khách tại các khu di tích, khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

4. UBND cấp huyện chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát các hoạt động buôn bán hàng rong, các hành vi gây mất trật tự, tranh giành khách, lừa đảo trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch; chống các hành vi cò mồi, các tệ nạn xã hội trong khu vực quy định tuyến du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, các di tích lịch sử - văn hóa, các cơ sở thờ tự, tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn quản lý.

5. Các cơ sở kinh doanh du lịch có trách nhiệm thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự; phòng, chống cháy nổ; tổ chức lực lượng bảo vệ theo nội quy và các quy định khác liên quan đến an ninh, trật tự đối với đơn vị mình quản lý.

Điều 11. Quản lý môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục, quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm;

b) Thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường tại các khu di tích, khu du lịch, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Chỉ đạo lực lượng thanh tra tăng cường công tác phối hợp với thanh tra chuyên ngành du lịch, Cảnh sát Môi trường trong việc quản lý môi trường du lịch;

d) Thông tin cho các cơ quan có liên quan, các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, quản lý di tích, cộng đồng dân cư và du khách biết về hiện trạng môi trường tại địa phương khi có yêu cầu theo quy định.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:

a) Tổ chức kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn; xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có trách nhiệm xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật;

b) Xây dựng và triển khai các mô hình bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia; hỗ trợ tuyên truyền các cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường, các hoạt động tại cơ sở có gắn với bảo vệ môi trường.

3. Sở Y tế có trách nhiệm:

a) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống;

b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh đặc sản phục vụ khách du lịch theo từng lĩnh vực được phân công quản lý.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

Quản lý nhà nước về chất lượng nông lâm sản và thủy sản, an toàn thực phẩm đối với những sản phẩm thực phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm được quy định theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

5. Sở Công Thương có trách nhiệm:

Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với những sản phẩm thực phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm được quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

6. UBND cấp huyện có trách nhiệm:

Phối hợp với các cơ quan chuyên môn kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch ở địa phương; việc chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các tổ chức, cá nhân bán thức ăn, thức uống phục vụ khách du lịch ở các khu di tích, khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn.

Điều 12. Quản lý thuế, giá cả, chất lượng hàng hóa

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:

a) Tham mưu UBND tỉnh biện pháp ngăn ngừa tình trạng nâng giá các dịch vụ phục vụ khách du lịch trong những ngày cao điểm, lễ, Tết;

b) Chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý tài xế, hướng dẫn viên du lịch móc nối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, đòi chi hoa hồng một cách bất hợp lý khi đưa khách đến cơ sở để ăn uống, mua sắm, sử dụng dịch vụ tạo sự cạnh tranh không lành mạnh và gây thiệt hại cho khách du lịch;

c) Kiểm tra, kiểm soát về giá, chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch của các tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch, lữ hành, vận chuyển khách du lịch.

2. Sở Tài chính có trách nhiệm:

a) Tham mưu UBND tỉnh trình cấp thẩm quyền quy định phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa (đối với danh lam thắng cảnh thuộc địa phương quản lý) theo quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 20/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quy định các chính sách, biện pháp quản lý giá, ngăn ngừa tình trạng nâng giá dịch vụ du lịch vào mùa cao điểm, lễ, Tết; phối hợp kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết trong lĩnh vực kinh doanh du lịch phù hợp với quy định hiện hành.

3. Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; kiểm tra, thanh tra về hóa đơn, xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định;

b) Thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản pháp luật về thuế có liên quan như: Tổ chức thực hiện việc thu thuế theo quy định của pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế, công khai các thủ tục về thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

4. Sở Công Thương có trách nhiệm:

Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định về niêm yết giá cả hàng hóa, dịch vụ và bán theo giá đã niêm yết, quy định về ghi nhãn hàng hóa, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng,... đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch.

5. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các ngành chức năng tham mưu UBND tỉnh phê duyệt các danh mục đề tài, dự án, hội thảo khoa học trong từng giai đoạn đkêu gọi các cơ quan nghiên cứu khoa học, các tchức, cá nhân có năng lực tham gia thực hiện, nhằm làm cơ sở khoa học để định hướng phát triển sản phẩm du lịch, giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư có cơ sở đầu tư phát trin du lịch.

Điều 13. Phối hợp quản lý quy hoạch, thiết kế, xây dựng các công trình du lịch trên địa bàn tỉnh

1. Sở Xây dựng có trách nhiệm:

Thẩm định quy hoạch, dự án đầu tư, cấp phép xây dựng công trình du lịch trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các ngành liên quan, UBND cấp huyện quản lý đất đã được quy hoạch để phát triển du lịch, đất trong khu vực di tích đã được công nhận.

Điều 14. Phối hợp trong cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch khác

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:

a) Chịu trách nhiệm cấp và quản lý giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp kinh doanh du lịch theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản liên quan;

b) Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch theo quy định của Luật Đầu tư và các văn bản có liên quan. Phối hợp với các ngành liên quan, UBND cấp huyện theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện dự án theo quy định;

c) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên hệ với các cơ quan có liên quan thực hiện thủ tục về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, theo quy định của pháp luật;

d) Phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố Cà Mau giám sát, theo dõi, đôn đốc nhà đầu tư thực hiện các dự án du lịch từ khi có thông báo chủ trương đầu tư, có giấy chứng nhận đầu tư đến khi dự án đi vào hoạt động; đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án;

đ) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các dự án du lịch theo giấy chứng nhận đầu tư, kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định; xử lý hoặc tham mưu UBND tỉnh xử lý các dự án, doanh nghiệp vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân về đầu tư kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, kinh doanh lữ hành, đại lý lữ hành, ô tô vận chuyển khách du lịch... khi các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;

b) Hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện các bước trong công tác chuẩn bị đầu tư các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh;

c) Chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan đề xuất danh mục các dự án kêu gọi đầu tư phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh.

Điều 15. Phối hợp về thông tin, thống kê du lịch

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:

Thông báo kịp thời các quy định mới trong lĩnh vực du lịch và các vấn đề cần phối hợp thực hiện trong công tác quản lý về du lịch cho các sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện.

2. Công an tỉnh có trách nhiệm:

Cung cấp thông tin về sliệu, lượng khách du lịch quốc tế đến Cà Mau, cơ cấu khách du lịch do cơ sở lưu trú du lịch khai báo; tình hình an ninh trật tự xã hội ở các địa bàn du lịch,... khi có yêu cầu phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch.

3. Cục Thuế có trách nhiệm:

Cung cấp cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông tin, số liệu có liên quan về thu ngân sách, thuế từ hoạt động kinh doanh du lịch,... khi có yêu cầu phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch.

Điều 16. Phối hợp về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch

1. Các sở, ngành tỉnh; UBND cấp huyện có trách nhiệm:

a) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong tổ chức thanh tra, kiểm tra trong hoạt động du lịch đảm bảo không trùng lặp về nội dung đối với một đơn vị, doanh nghiệp theo quy định;

b) Thông báo bằng văn bản cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ bổ trợ du lịch vi phạm các quy định của Nhà nước về an ninh trật tự, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, thuế, niêm yết giá, khai báo khách lưu trú... sau các đợt thanh tra, kim tra.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:

Đề nghị doanh nghiệp du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan cho các cơ quan chức năng phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Tổ chức thực hiện

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này; định kỳ hàng năm tng hp, báo cáo UBND tỉnh.

2. Các sở, ban, ngành liên quan; UBND cấp huyện và các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.

3. Tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội các cấp, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong phạm vi khu, điểm du lịch và tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau tích cực, trách nhiệm cộng đồng với các cơ quan có liên quan trong việc giữ gìn, bảo quản, khai thác và quản lý hoạt động du lịch.

Điều 18. Sửa đổi, bổ sung

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, để tổng hp trình UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.