Quyết định 37/2009/QĐ-UBND về quy hoạch phát triển vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2010 - 2020
Số hiệu: | 37/2009/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam | Người ký: | Đinh Văn Thu |
Ngày ban hành: | 26/10/2009 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giao thông, vận tải, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2009/QĐ-UBND |
Tam Kỳ, ngày 26 tháng 10 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM, GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
Căn cứ Công văn số 733/TTg KTTH ngày 14/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đầu tư vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;
Căn cứ Quyết định 34/2006/QĐ-BGTVT ngày 26/10/2006 của Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về quản lý vận tải khách công cộng bằng xe buýt;
Căn cứ Quyết định số 422/QĐ-UBND ngày 06/02/2009 của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Chương trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về các đề án năm 2009 của UBND tỉnh;
Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1141/TT-SGTVT ngày 16 tháng 9 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2010 - 2020, với các nôi dung chính như sau:
1. Quan điểm và mục tiêu phát triển:
- Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông công cộng bằng xe buýt nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông, dần dần sẽ thay thế phương thức vận tải khách trên tuyến cố định có cự ly vận chuyển ngắn; nâng cao chất lượng phục vụ hành khách ngày càng văn minh, lịch sự, thuận lợi, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
- Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông công cộng bằng xe buýt đảm bảo các quy định về quản lý vận tải khách công cộng bằng xe buýt đã được ban hành kèm theo Quyết định 34/2006/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2006 của Bộ Giao thông vận tải. Phương tiện phục vụ phải đảm bảo đủ số lượng ( kể cả xe dự phòng) và yêu cầu kỹ thuật quy định tại Tiêu chuẩn ngành 22TCN 302-06 của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 02/3/2006.
- Xây dựng mạng lưới tuyến xe buýt hợp lý từ trung tâm Thành phố Tam Kỳ đến trung tâm các huyện, thành phố, các khu công nghiệp, khu du lịch và kết nối với các tỉnh lân cận.
- Mục tiêu phát triển đến năm 2020: Thu hút lượng hành khách đi lại bằng xe buýt đạt từ 25 - 30% so với nhu cầu.
2. Quy hoạch phát triển vận tải công cộng bằng xe buýt đến năm 2020:
2.1. Quy hoạch các tuyến xe buýt:
a) Giai đoạn 1: Từ nay đến năm 2010
- Tiếp tục duy trì hoạt động của các tuyến xe buýt đang hoạt động:
+ Tam Kỳ - Đà Nẵng.
+ Hội An - Đà Nẵng.
+ Đại Lộc - Đà Nẵng.
- Xây dựng thêm nhà chờ trên các tuyến; nâng cấp, sửa chữa nhà điều hành xe buýt tuyến Tam Kỳ - Đà Nẵng.
- Mở tuyến xe buýt mới: Núi Thành - Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi).
b) Giai đoạn 2: Từ năm 2011 đến 2015
Mở thêm 10 tuyến xe buýt, các tuyến mới chủ yếu lấy Thành phố Tam Kỳ và Thành phố Hội An làm trung tâm, đối tượng phục vụ chính là đi lại làm việc, tham quan, du lịch. Cụ thể:
- Tuyến xe buýt Tam Kỳ đi Bắc Trà My và ngược lại
+ Cự ly tuyến: 50km.
+ Điểm đầu xuất phát tại bến xe Tam Kỳ, điểm cuối tuyến tại bến xe Bắc Trà My.
- Tuyến xe buýt Tam Kỳ - Phú Ninh và ngược lại
+ Cự ly tuyến: 20km.
+ Điểm đầu xuất phát tại phường Hoà Hương, thành phố Tam Kỳ; điểm cuối tuyến gần UBND huyện Phú Ninh.
- Tuyến xe buýt Đại Lộc - Tam Kỳ và ngược lại
+ Cự ly tuyến: 70 km.
+ Điểm đầu xuất phát tại bến xe Đại Lộc; điểm cuối tuyến tại bến xe Tam Kỳ.
- Tuyến xe buýt Tam Kỳ - Quế Sơn và ngược lại
+ Cự ly tuyến: 50km.
+ Điểm đầu xuất phát tại bến xe Tam Kỳ; điểm cuối tuyến tại bến xe Quế Sơn.
- Tuyến xe buýt Trung Phước - Hương An và ngược lại
+ Cự ly tuyến: 30km.
+ Điểm đầu xuất phát tại bến xe Trung Phước; điểm cuối tuyến gần ngã ba Hương An, huyện Thăng Bình.
- Tuyến xe buýt Núi Thành - Quảng Ngãi và ngược lại
+ Cự ly tuyến: 35 km.
+ Điểm đầu xuất phát tại bến xe Núi Thành; điểm cuối tuyến tại bến xe Quảng Ngãi.
- Tuyến xe buýt Điện Nam, Điện Ngọc - Đà Nẵng và ngược lại
+ Cự ly tuyến: 30 km.
+ Điểm đầu xuất phát tại Khu Công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc; điểm cuối tuyến tại bến xe Đà Nẵng.
- Tuyến xe buýt Hội An - Mỹ Sơn và ngược lại.
+ Cự ly tuyến: 45km.
+ Điểm đầu xuất phát tại bến xe đúng giờ Hội An; điểm cuối tuyến gần Tháp Mỹ Sơn.
- Tuyến xe buýt điểm du lịch Mỹ Sơn - Đà Nẵng và ngược lại
+ Cự ly tuyến: 55 km.
+ Điểm đầu tuyến xuất phát tại điểm du lịch Mỹ Sơn; điểm cuối tuyến tại bến xe Đà Nẵng.
- Tuyến xe buýt Vĩnh Điện - Hội An và ngược lại
+ Cự ly tuyến: 15km.
+ Điểm đầu xuất phát tại bến xe Bắc Quảng Nam; điểm cuối tuyến tại bến xe đúng giờ Hội An.
c) Giai đoạn 3: Từ năm 2016 đến 2020
Mở 04 tuyến xe buýt :
- Tuyến xe buýt Cửa Đại Hội An - Đà Nẵng và ngược lại
+ Cự ly tuyến: 35km.
+ Điểm đầu xuất phát gần cửa Đại Hội An; điểm cuối tuyến tại bến xe Đà Nẵng.
- Tuyến xe buýt Đông Giang - Nam Giang và ngược lại
+ Cự ly tuyến: 50km.
+ Điểm đầu xuất phát tại bến xe P’Rao; điểm cuối tuyến tại bến xe Nam Giang.
- Tuyến xe buýt Phước Sơn - Nam Giang và ngược lại
+ Cự ly tuyến: 40km.
+ Điểm đầu xuất phát tại bến xe Khâm Đức; điểm cuối tuyến tại bến xe Nam Giang.
- Tuyến xe buýt Nông Sơn - Hội An và ngược lại
+ Cự ly tuyến: 60km.
+ Điểm đầu xuất phát tại bến xe Nông Sơn; điểm cuối tuyến tại bến xe Hội An.
* Tổng số lượng tuyến vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2010 - 2020 là 19 tuyến. Trong đó có 04 tuyến vận tải khách công cộng bằng xe buýt đang khai thác và 15 tuyến dự kiến mở.
2.2. Quy hoạch về số lượng, chất lượng phương tiện:
Tổng số phương tiện đầu tư mới của các tuyến xe buýt cả 3 giai đoạn khoảng 150 chiếc, loại phương tiện B40, B50, đóng mới hoàn toàn.
Trong đó :
- Giai đoạn 1 là: 10 phương tiện.
- Giai đoạn 2 là: 100 phương tiện.
- Giai đoạn 3 là: 40 phương tiện.
2.3. Quy hoạch nhà chờ, biển dừng xe buýt:
- Nhà chờ xe buýt: Tổng cộng xây dựng 65 nhà chờ, bố trí hợp lý trên tuyến.
- Biển dừng xe buýt: Tổng cộng lắp đặt 346 biển của 15 tuyến mới trong 03 giai đoạn.
3. Nhu cầu và nguồn vốn đầu tư:
3.1. Nhu cầu vốn đầu tư:
Tổng cộng kinh phí đầu tư các giai đoạn: 91.536.000.000 đồng
Trong đó :
- Đầu tư phương tiện: 86.700.000.000 đồng
- Cơ sở hạ tầng: 2.836.000.000 đồng
- Trung tâm điều hành: 2.000.000.000 đồng
3.2. Phân kỳ đầu tư:
a) Giai đoạn 1: Từ nay đến 2010
Tổng vốn đầu tư là 5.916.000.000 đồng, trong đó :
- Đầu tư 10 phương tiện: 5.700.000.000 đồng.
- Xây dựng điểm đầu, điểm cuối, nhà chờ, biển dừng xe buýt, chi phí khác: 216.000.000 đồng.
b) Giai đoạn 2: 2011 - 2015
Tổng vốn đầu tư là 59.050.000.000 đồng, trong đó:
- Đầu tư 100 phương tiện: 57.000.000.000 đồng.
- Xây dựng điểm đầu, điểm cuối, nhà chờ, biển dừng xe buýt, chi phí khác 2.050.000.000 đồng.
- Dự kiến xây dựng trung tâm điều hành: 2.000.000.000 đồng.
c) Giai đoạn 3: 2016 - 2020
Tổng vốn đầu tư là 24.570.000.000 đồng, trong đó:
- Đầu tư 10 phương tiện: 5.700.000.000 đồng.
- Xây dựng điểm đầu, điểm cuối, nhà chờ, biển dừng xe buýt, chi phí khác: 570.000.000 đồng.
3.3. Dự kiến nguồn vốn đầu tư:
a) Vốn đầu tư cho mua sắm phương tiện: Chủ yếu là nguồn vốn của các doanh nghiệp vận tải, Hợp tác xã vận tải, trong đó gồm vốn tích luỹ trong quá trình kinh doanh, vốn vay từ các ngân hàng, nguồn thu từ hoạt động quảng cáo trên phương tiện và các nguồn vốn hợp pháp khác.
b) Vốn đầu tư xây dựng nhà chờ, biển báo điểm dừng xe buýt: Từ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách tỉnh, nguồn kinh phí an toàn giao thông của tỉnh và kinh phí hỗ trợ của các doanh nghiệp tham gia quảng cáo.
3.4. Giải pháp huy động vốn:
- Khuyến khích các doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia khai thác tuyến xe buýt tự bỏ vốn đầu tư mua sắm phương tiện. Việc lựa chọn đơn vị tham gia khai thác thực hiện theo hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu.
- Các doanh nghiệp tham gia vận tải khách công cộng bằng xe buýt được hưởng các chính sách ưu đãi vay vốn đầu tư, quảng cáo, phí cầu đường, giao đất xây dựng bến bãi đỗ xe, khu bảo dưỡng, bảo trì phương tiện, tổ chức các dịch vụ kinh doanh quảng cáo trên tuyến, trên phương tiện theo đúng quy định.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
- Sở Giao thông vận tải:
+ Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức công bố quy hoạch theo quy định; hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện theo tiến độ thời gian và các nội dung đề án quy hoạch đã được duyệt. Trong từng giai đoạn, từng thời điểm thực hiện, tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương, tham mưu UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
+ Chủ trì và phối hợp với các cơ quan, bộ phận liên quan tiến hành khảo sát, xác định cụ thể vị trí cắm biển nhà chờ, điểm dừng xe buýt của từng tuyến; điều chỉnh biểu đồ xe chạy, thay đổi tần suất hoạt động của tuyến phù hợp với nhu cầu đi lại của nhân dân.
+ Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị vận tải lập thủ tục, hồ sơ đầu tư khai thác các tuyến đã được phê duyệt và kiến nghị điều chỉnh bổ sung khi cần thiết.
+ Thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo đúng quy định.
- Sở Kế hoạch đầu tư: Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính và các ngành liên quan, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định.
- Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong việc chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị vận tải thực hiện việc kê khai giá vé và niêm yết giá vé theo quy định của liên Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải.
- UBND các huyện, thành phố:
+ Tạo điều kiện bố trí đất để xây dựng điểm đầu, điểm cuối, nhà chờ, điểm dừng xe buýt trên địa bàn.
+ Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân đi xe buýt, giảm phương tiện cá nhân, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 34/2006/QĐ-BGTVT về quản lý vận tải khách công cộng bằng xe buýt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 16/10/2006 | Cập nhật: 21/10/2006