Quyết định 367/QĐ-TTg năm 2015 về thành lập Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai
Số hiệu: 367/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 17/03/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 367/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hp liên ngành;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai (sau đây viết tắt là Ban Chỉ đạo), làm nhiệm vụ điều phối liên ngành giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi cả nước.

Điều 2. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo:

Thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai.

Điều 3. Tổ chức của Ban Chỉ đạo:

Tổ chức của Ban Chỉ đạo thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Điều 18 Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sử dụng bộ máy, biên chế của Cục Phòng, chống thiên tai làm nhiệm vụ của Văn phòng thường trực của Ban Chỉ đạo.

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Chỉ đạo

1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

2. Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên phạm vi cả nước;

3. Quyết định huy động hoặc báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định huy động ngun lực và các biện pháp ứng phó và khc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi cả nước trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương, Bộ, cơ quan ngang Bộ;

4. Thực hiện nhiệm vụ điều hành hồ chứa, liên hồ chứa trong phạm vi cho phép của quy trình vận hành được Thủ tướng Chính phủ quy định;

5. Phân công nhiệm vụ cho các Phó Trưởng ban và các thành viên Ban Chỉ đạo; điều hành chung hoạt động của Ban Chỉ đạo; triệu tập và chủ trì các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Ban Chỉ đạo;

6. Hàng năm, Trưởng Ban Chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ đạo theo quy định tại Điều 1 Quyết định này trên cơ sở văn bản cử người của các Bộ, ngành và cơ quan liên quan;

7. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc các báo cáo bất thường, đột xuất khi xy ra thiên tai;

8. Chỉ đạo và tổ chức tổng kết công tác phòng chống thiên tai hàng năm;

9. Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ phân công.

Điều 5. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo

1. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.

2. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo được sử dụng để chi cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo và Văn phòng thường trực gồm:

a) Phụ cấp kiêm nhiệm, tiền công, họp, công tác phí, vật tư, văn phòng phẩm, dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, thu thập số liệu phòng chống thiên tai;

b) Mua sắm tài sản, thiết bị, phương tiện, sửa chữa lớn cho Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo;

c) Xây dựng và vận hành các công cụ hỗ trợ ra quyết định phục vụ công tác phòng ngừa ứng phó và khc phục hậu quả thiên tai;

đ) Trực phòng chống thiên tai theo cơ chế làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao động;

đ) Thanh toán họp ngoài giờ cho các đại biểu tham dự để ứng phó với thiên tai;

e) Tập huấn, huấn luyện, đào tạo, diễn tập về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

g) Xây dựng, phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về pháp luật và kiến thức phòng, chống thiên tai hàng năm;

h) Chi cho các hoạt động khen thưởng cho cá nhân, tổ chức có thành tích trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các thành viên Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: HC, TH, KTTH, NC, KGVX, V.III, QHQT;
- Lưu: Văn thư, KTN (3).PC

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

Điều 18. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai
...

4. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai:

a) Hướng dẫn việc xây dựng, đôn đốc thực hiện chiến lược, kế hoạch quốc gia, chính sách, pháp luật về phòng, chống thiên tai;

b) Hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó thiên tai;

c) Chỉ đạo, điều phối ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi toàn quốc: Chỉ đạo ứng phó thiên tai cấp độ 3, 4; điều phối và hỗ trợ các địa phương ứng phó thiên tai cấp độ 1, 2;

d) Quyết định các biện pháp cấp bách, huy động các nguồn lực của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, của tổ chức, cá nhân để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai và Nghị định này;

đ) Chỉ đạo thống kê số liệu thiệt hại, nhu cầu cứu trợ của các địa phương, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định các biện pháp và nguồn lực khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi cả nước;

e) Kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các hoạt động phòng, chống thiên tai.

Xem nội dung VB
Điều 18. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai

1. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ thành lập, làm nhiệm vụ điều phối liên ngành giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi cả nước. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai được sử dụng dấu quốc huy để thực hiện các nhiệm vụ của Ban. Các thành viên của Ban hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

2. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai gồm các thành viên:

a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Trưởng ban;

b) Một Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban thường trực;

c) Một Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Phó Trưởng ban;

d) Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn làm Phó Trưởng ban;

đ) Các ủy viên của Ban gồm đại diện là lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngoại giao, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

e) Căn cứ yêu cầu công tác, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai mời đại diện lãnh đạo các tổ chức: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các tổ chức liên quan khác tham gia Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai. Bộ thành lập bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ Văn phòng thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai. Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai có con dấu, được cấp kinh phí và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.

Xem nội dung VB
Điều 107. Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp sau đây:

1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.

Xem nội dung VB