Quyết định 360/2011/QĐ-UBND Quy định phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa ngành, cấp trong quản lý Nhà nước về Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành
Số hiệu: | 360/2011/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Giang | Người ký: | Đàm Văn Bông |
Ngày ban hành: | 28/02/2011 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Khoa học, công nghệ, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 306/2011/QĐ-UBND |
Hà Giang, ngày 28 tháng 02 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 36/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế phối hợp kiểm tra chất lượng, sản phẩm hàng hóa;
Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 480/TT-KHCN ngày 21 tháng 10 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp trong quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn, Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Giang và các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
(Ban hành theo Quyết định số: 360/2011/QĐ-UBND ngày 28/02/2011 của UBND tỉnh Hà Giang)
Quy chế này quy định về hình thức, nội dung phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất; nhập khẩu, xuất khẩu; lưu thông trên thị trường; Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Quy chế này áp dụng đối với các sở, ngành có chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
1. Sự phối hợp kiểm tra phải được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định cho mỗi cơ quan.
2. Hoạt động phối hợp kiểm tra phải được thực hiện theo đúng nguyên tắc nghiệp vụ chuyên môn và chế độ bảo mật của cơ quan.
3. Xác định rõ cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp, các sở, ngành được phân công quản lý lĩnh vực nào thì sở, ngành đó chủ trì tổ chức các đợt kiểm tra liên ngành và xử lý vi phạm. Kinh phí lấy mẫu, phân tích mẫu, phương tiện đi lại do đơn vị chủ trì chịu trách nhiệm. Các đơn vị cử người tham gia tự chi trả công tác phí theo chế độ quy định của nhà nước.
4. Kết quả phối hợp kiểm tra phải được thông báo bằng văn bản của cơ quan chủ trì tới các cơ quan tham gia phối hợp.
5. Tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
6. Bảo đảm minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa, Bảo đảm không chồng chéo trong hoạt động kiểm tra và không gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.
7. Những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp phải được bàn bạc, giải quyết theo quy định của pháp luật và yêu cầu nghiệp vụ của các cơ quan liên quan. Trường hợp không thống nhất được hướng giải quyết thì báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
NỘI DUNG PHỐI HỢP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Điều 4. Hình thức phối hợp kiểm tra
1. Trao đổi thông tin, báo cáo, thông qua văn bản và các phương tiện thông tin liên lạc.
2. Tổ chức cuộc họp, hội nghị, hội thảo để bàn bạc, thống nhất kế hoạch phối hợp kiểm tra.
3. Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành.
4. Cử cán bộ tham gia trực tiếp vào các hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
5. Thông báo, chuyển hồ sơ cho các cơ quan liên quan có thẩm quyền để xử lý các vi phạm về chất lượng, sản phẩm hàng hóa trong trường hợp vượt quá thẩm quyền.
Điều 5. Nội dung phối hợp kiểm tra
1. Phối hợp xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch kiểm tra liên ngành.
a) Cơ quan chủ trì xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch kiểm tra liên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải lấy ý kiến của cơ quan có liên quan. Cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn yêu cầu.
b) Trước khi triển khai thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch kiểm tra liên ngành, cơ quan chủ trì phải trao đổi, thống nhất với cơ quan có liên quan về cách thức và biện pháp tổ chức triển khai thực hiện.
2. Phối hợp tổ chức kiểm tra liên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
a) Sản phẩm hàng hóa chủ yếu phải kiểm tra thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan nào thì cơ quan đó phụ trách đoàn kiểm tra. Cơ quan chủ trì tổ chức kiểm tra liên ngành phối hợp với các cơ quan có liên quan cùng cấp phân công cơ quan phụ trách đoàn kiểm tra, địa bàn kiểm tra của các đoàn kiểm tra liên ngành.
b) Cơ quan phụ trách đoàn kiểm tra liên ngành có trách nhiệm cử trưởng đoàn và thư ký đoàn kiểm tra; Trưởng đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm, tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra liên ngành cho cơ quan chủ trì tổ chức đợt kiểm tra, cơ quan chủ quản và các cơ quan tham gia.
Điều 6. Phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất
1. Khi phát hiện hàng hóa lưu thông trên thị trường không bảo đảm các quy định về chất lượng, cơ quan kiểm tra xử lý theo thẩm quyền, đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành để xem xét việc kiểm tra trong sản xuất. Trường hợp hàng hóa đó được sản xuất tại địa phương khác hoặc thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực khác thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra tương ứng tại địa phương nơi sản xuất hàng hóa đó.
2. Khi phát hiện sản phẩm không bảo đảm các quy định về chất lượng hoặc cơ sở sản xuất không hợp tác trong việc kiểm tra, không tuân thủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật về chất lượng, sản phẩm hàng hóa hoặc người sản xuất có hành vi sản xuất hàng giả, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan kiểm tra lập biên bản, kiến nghị cơ quan thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xử lý vi phạm hành, hoặc truy cứu trách nhiệm, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có trách nhiệm hoàn tất thủ tục hồ sơ chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
3. Trường hợp người sản xuất cố tình vi phạm pháp luật, không hợp tác trong quá trình kiểm tra, không tuân thủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật về chất lượng, sản phẩm hàng hóa hoặc người sản xuất có hành vi sản xuất hàng giả, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, có thể phải truy cứu trách nhiệm, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có trách nhiệm hoàn tất thủ tục hồ sơ chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
4. Cơ quan Quản lý thị trường có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc các Sở chuyên ngành khi tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh.
Điều 7. Phối hợp kiểm tra chất lượng hàng hóa trong nhập khẩu, xuất khẩu
1. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không đảm bảo chất lượng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra thông báo yêu cầu người nhập khẩu tái xuất, tiêu hủy hoặc tái chế, đồng thời gửi tới các cơ quan liên quan phối hợp xử lý các bước tiếp theo:
a) Đối với hàng hóa bị buộc phải tái xuất thì cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa kiểm soát việc tái xuất
b) Đối với hàng hóa bị buộc phải tiêu hủy thì cơ quan Quản lý Môi trường chủ trì kiểm soát việc tiêu hủy. Nguồn kinh phí phục vụ tiêu hủy thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2. Khi phát hiện hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên địa bàn tỉnh không đảm bảo chất lượng, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xử lý theo thẩm quyền và có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tương ứng nơi nhập khẩu để xem xét tăng cường việc kiểm tra tại cửa khẩu nhập.
Điều 8. Phối hợp kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
1. Cơ quan kiểm tra chuyên ngành chủ trì kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
a) Khi phát hiện vi phạm cần xử lý vi phạm hành chính, cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
b) Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm tra biết việc xử lý và kết quả xử lý để theo dõi.
c) Trong trường hợp người bán hàng không thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, chất lượng sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, có hành vi kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu thì cơ quan kiểm tra đề nghị cơ quan Công an, cơ quan Quản lý thị trường hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xử lý theo quy định.
2. Trong trường hợp người kinh doanh cố tình vi phạm pháp luật, không hợp tác trong quá trình kiểm tra, không tuân thủ các yêu cầu quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc có hành vi, kinh doanh hàng giả thì cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có trách nhiệm phối hợp hoặc đề nghị cơ quan Công an, cơ quan Quản lý thị trường chủ trì việc kiểm tra, xử lý theo quy định.
3. Khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường vi phạm về chất lượng, cơ quan Quản lý thị trường có trách nhiệm thông báo, phối hợp chặt chẽ với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành, tiến hành xử lý theo quy định.
4. Cơ quan Quản lý thị trường có trách nhiệm chủ trì giám sát người bán hàng có hàng hóa vi phạm trong việc thực hiện quyết định xử lý vi phạm hành chính của cơ quan kiểm tra, cơ quan khác có thẩm quyền đối với hàng hóa vi phạm chất lượng; xử lý các hành vi vi phạm quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và làm đầu mối theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh.
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan trực tiếp giúp Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra chất lượng, nhãn sản phẩm, hàng hóa tại địa phương;
2. Có trách nhiệm kiểm tra chất lượng đối với thiết bị an toàn bức xạ hạt nhân; các nguồn phóng xạ; phương tiện, dụng cụ đo lường và các sản phẩm hàng hóa khác khi được cơ quan có thẩm quyền giao;
3. Chủ trì, phối hợp với các Sở chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình nâng cao năng suất, chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường trong nước, khu vực và trên thế giới;
4. Hàng năm xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn toàn tỉnh;
5. Theo dõi, đôn đốc các Sở chuyên ngành, UBND cấp huyện, thành phố trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
6. Yêu cầu các Sở chuyên ngành, UBND cấp huyện, thành phố cung cấp thông tin, báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất khi có yêu cầu của UBND tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ;
7. Đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh những biện pháp cần thiết để tạo sự thống nhất trong việc chỉ đạo, điều hành công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa giữa các Sở chuyên môn;
8. Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên, thống nhất kế hoạch phối hợp, tổ chức triển khai hoạt động kiểm tra.
1. Các Sở, Ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giao nhiệm vụ làm đầu mối trong quan hệ phối hợp công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho một phòng hoặc đơn vị trực thuộc. Bố trí cán bộ chuyên trách có năng lực giúp lãnh đạo sở tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý được phân cấp theo quy chế này và các văn bản hướng dẫn, quy định của bộ, ngành chuyên môn.
2. Chủ trì và phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu trình UBND tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc nhóm ngành quản lý.
3. Tổ chức tuyên truyền các quy định của Pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành; Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ.
4. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
5. Theo dõi, tổng hợp tình hình quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hỗ trợ tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tìm hiểu thông tin về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực được phân công.
6. Xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo 6 tháng, năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu về tình hình hoạt động, diễn biến chất lượng sản phẩm, hàng hóa về Sở Khoa học và Công nghệ (qua Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn thực hiện pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định;
2. Cử cán bộ tham gia hoạt động kiểm tra, thanh tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tại địa phương do cấp trên tổ chức; chủ trì hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hóa trên địa bàn theo thẩm quyền;
3. Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình chất lượng sản phẩm, hàng hóa; định kỳ 6 tháng, năm, báo cáo kết quả hoạt động về Sở Khoa học và Công nghệ (qua Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng);
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
2. Tổ chức kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn, xử lý vi phạm hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn;
3. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiến nếu vướng mắc, các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Nghị định 132/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa Ban hành: 31/12/2008 | Cập nhật: 06/01/2009