Quyết định 36/2010/QĐ-UBND Quy định việc quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành
Số hiệu: | 36/2010/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Tháp | Người ký: | Nguyễn Văn Dương |
Ngày ban hành: | 10/12/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giao thông, vận tải, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2010/QĐ-UBND |
Thành phố Cao Lãnh, ngày 10 tháng 12 năm 2010 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ, BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐƯỜNG HUYỆN, ĐƯỜNG XÃ.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy Ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ, Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BGTVT ngày 19 tháng 04 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải, Quy định về quản lý và bảo trì đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định việc quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Giao Giám đốc Sở Giao thông vận tải hướng dẫn, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã theo Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUẢN LÝ, BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐƯỜNG HUYỆN, ĐƯỜNG XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 36/2010/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Quy định này quy định nội dung công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã; tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã và trách nhiệm về quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý đường bộ thuộc hệ thống đường huyện, đường xã, các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã đang đưa vào khai thác, sử dụng trên địa phận tỉnh Đồng Tháp.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống đường huyện là các đường nối từ trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
2. Hệ thống đường xã là các đường nối trung tâm hành chính của xã với các khóm, ấp, khu dân cư hoặc đường nối giữa các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã; các đường giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới bao gồm: đường trục ấp, khóm, liên ấp, liên khóm; đường ngõ, xóm; đường trục chính nội đồng.
3. Cơ quan quản lý đường bộ là Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân xã (thị trấn).
4. Công trình đường bộ gồm đường bộ, cầu đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
5. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm các loại đường dây điện, cáp quang, đường ống nước, tuynen và hào kỹ thuật, thuộc các công trình hoặc hạng mục công trình công ích, công cộng đặt dọc, ngang qua đường (trong phạm vi đất dành cho đường bộ).
6. Quy trình bảo trì công trình đường bộ là tài liệu quy định về nội dung, phương pháp, trình tự để thực hiện bảo trì công trình đường bộ.
7. Bảo dưỡng thường xuyên là các thao tác kỹ thuật được tiến hành thường xuyên nhằm phòng ngừa và khắc phục kịp thời những hư hỏng nhỏ của các bộ phận công trình.
8. Bảo trì công trình là tập hợp các hoạt động nhằm duy trì hoạt động bình thường và đảm bảo an toàn sử dụng công trình.
Công tác bảo trì đường bộ bao gồm công tác bảo dưỡng thường xuyên; sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất.
Công tác sửa chữa định kỳ bao gồm công tác sửa chữa vừa và công tác sửa chữa lớn.
9. Sửa chữa vừa là sửa chữa những hư hỏng, khắc phục những biểu hiện xuống cấp của bộ phận, kết cấu công trình có thể ảnh hưởng đến chất lượng khai thác đường bộ và gây mất an toàn khai thác.
10. Sửa chữa lớn là công việc sửa chữa tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở nhiều bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của công trình.
11. Sửa chữa đột xuất là công việc sửa chữa công trình đường bộ chịu các tác động đột xuất như gió bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy hoặc những tác động đột xuất khác đã dẫn tới những hư hỏng, xuống cấp cần được sửa chữa kịp thời để đảm bảo giao thông liên tục.
CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG HUYỆN, ĐƯỜNG XÃ
Điều 4. Mục đích thực hiện công tác quản lý, bảo trì
Công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã nhằm duy trì những đặc trưng chất lượng, công năng công trình cầu đường để phục vụ khai thác vận hành đảm bảo an toàn giao thông và phù hợp với yêu cầu của thiết kế trong suốt quá trình khai thác sử dụng công trình.
Điều 5. Yêu cầu của công tác quản lý, bảo trì
1. Đường bộ sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa định kỳ phải được nghiệm thu, bàn giao, tổ chức quản lý, bảo trì. Thời gian thực hiện quản lý, bảo trì được tính từ ngày chủ đầu tư, chủ quản lý khai thác ký biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác.
2. Công tác quản lý, bảo trì đường bộ thực hiện theo quy định của quy trình bảo trì, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức quản lý, bảo trì được cơ quan có thẩm quyền công bố.
3. Công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã phải đáp ứng các yêu cầu duy trì chất lượng công trình, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh và môi trường theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Nội dung công tác quản lý đường bộ
1. Công tác quản lý hệ thống đường huyện, đường xã nhằm bảo vệ, giữ gìn, đề phòng hư hỏng và sửa chữa kịp thời những hư hỏng xảy ra trong khi khai thác tuyến đường. Công tác này được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt cả năm, trên toàn bộ các tuyến đường để đạt được mục tiêu: "Đảm bảo giao thông luôn thông suốt và an toàn". Công tác này phải bao gồm công việc quản lý công trình được thực hiện ở hiện trường và văn phòng.
2. Lưu trữ và quản lý khai thác hồ sơ hoàn công công trình đường bộ thuộc hệ thống đường huyện, đường xã xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất.
3. Lập hồ sơ quản lý công trình đường bộ thuộc hệ thống đường huyện, đường xã.
a) Đối với cầu đường bộ: Gồm các tài liệu trích từ hồ sơ hoàn công như trạng thái tĩnh không của cầu, hồ sơ hệ mốc cao độ, bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang cầu, mặt cắt địa chất, hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng, hồ sơ mốc lộ giới, hành lang an toàn cầu, hồ sơ kiểm định, hồ sơ cấp phép thi công; lập sổ lý lịch cầu, cập nhật kết quả các đợt kiểm tra, kiểm định, các dự án sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất; sổ tuần tra, kiểm tra cầu;
b) Đối với đường bộ: Gồm các tài liệu trích từ hồ sơ hoàn công như bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang, mặt cắt địa chất, hệ thống thoát nước, hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng, hồ sơ mốc lộ giới, hồ sơ cấp phép thi công; lập bình đồ duỗi thẳng và cập nhật các biến động về tổ chức giao thông, sử dụng đất dành cho đường bộ; sổ tuần đường; cập nhật số liệu về đếm xe (lưu lượng, tải trọng xe); cập nhật kết quả các đợt kiểm tra, các dự án sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất;
đ) Công trình kè, cống và các công trình nhân tạo tương tự, ngoài việc quản lý bảo dưỡng thường xuyên, phải lập kế hoạch kiểm tra, theo dõi riêng.
4. Lập hồ sơ quản lý hành lang an toàn đường bộ thuộc hệ thống đường huyện, đường xã.
a) Hồ sơ quản lý hành lang an toàn đường bộ bao gồm tình trạng sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ, các công trình ảnh hưởng đến an toàn đường bộ, an toàn giao thông; vi phạm, thời điểm vi phạm và quá trình xử lý vi phạm;
b) Hồ sơ đấu nối đường nhánh phải lập riêng để theo dõi và cập nhật bổ sung các vi phạm liên quan đến đấu nối đường nhánh để làm việc với các cấp có thẩm quyền và chính quyền địa phương nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường bộ;
c) Lập hồ sơ quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm hồ sơ hoàn công các công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong hành lang an toàn đường bộ, giấy phép thi công và các văn bản liên quan khác.
5. Tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ công trình đường bộ thuộc hệ thống đường huyện, đường xã; phối hợp với cơ quan công an, cơ quan quản lý theo phân cấp, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
6. Theo dõi tình hình hư hại công trình đường bộ thuộc hệ thống đường huyện, đường xã; tổ chức tuần tra, kiểm tra thường xuyên, phát hiện kịp thời hư hỏng và các hành vi vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tiến hành xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.
7. Lập biểu mẫu theo dõi số vụ tai nạn, xác định nguyên nhân ban đầu từng vụ tai nạn, thiệt hại do tai nạn. Phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương để giải quyết tai nạn giao thông theo thẩm quyền.
8. Tổ chức thực hiện công tác đếm xe đúng theo qui định.
9. Trực đảm bảo giao thông; theo dõi tình hình thời tiết, ngập lụt, các sự cố công trình, xử lý và báo cáo theo quy định.
10. Báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
Điều 7. Nội dung công tác bảo trì đường bộ
1. Công tác bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã gồm: Bảo dưỡng thường xuyên; sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất đường bộ.
2. Bảo dưởng thường xuyên là công việc phải thực hiện hàng ngày hoặc theo định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng hoặc hàng quý nhằm sửa chữa kịp thời các hư hỏng nhỏ do tác động bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng công trình, duy trì tình trạng công trình làm việc bình thường để đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt.
3. Công tác sửa chữa định kỳ là công tác sửa chữa hư hỏng đường bộ theo thời hạn quy định, kết hợp khắc phục một số khuyết tật của đường bộ xuất hiện trong quá trình khai thác, nhằm khôi phục tình trạng kỹ thuật ban đầu và cải thiện điều kiện khai thác của đường bộ (nếu cần thiết).
Công tác sửa chữa định kỳ bao gồm sửa chữa vừa và sửa chữa lớn; giữa hai kỳ sửa chữa lớn có ít nhất một lần sửa chữa vừa.
a) Đối với đường bộ:
Thời hạn sửa chữa vừa và sửa chữa lớn đường bộ được quy định theo loại kết cấu mặt đường và lưu lượng xe tính toán thiết kế mặt đường theo bảng dưới đây.
TT |
Loại kết cấu mặt đường |
Thời hạn sửa chữa vừa (năm) |
Thời hạn sửa chữa lớn (năm) |
1 |
Bê tông nhựa |
4 |
12 |
2 |
Bê tông xi măng |
8 |
24 |
3 |
Thấm nhập nhựa; láng nhựa 2, 3 lớp |
3 |
6 |
4 |
Đá dăm tiêu chuẩn, cấp phối đá dăm |
2 |
4 |
5 |
Cấp phối thiên nhiên |
1 |
3 |
b) Đối với cầu đường bộ:
Công tác sửa chữa định kỳ phải căn cứ vào kết quả kiểm tra định kỳ hoặc kết quả kiểm định.
4. Công tác sửa chữa đột xuất là sửa chữa các sự cố hư hỏng đường bộ do thiên tai lụt, bão hoặc các sự cố bất thường khác gây ra. Đơn vị quản lý đường bộ trực tiếp phải chủ động lập phương án, khẩn trương huy động mọi lực lượng về nhân lực, thiết bị, vật tư để tổ chức phân luồng, khắc phục đảm bảo giao thông và báo cáo nhanh về cơ quan quản lý đường bộ để được hỗ trợ.
Sửa chữa đột xuất được chia làm hai bước như sau:
a) Bước 1: Thực hiện sửa chữa khôi phục đường bộ khẩn cấp, đảm bảo thông xe nhanh nhất và hạn chế thiệt hại công trình đường bộ. Bước 1 được thực hiện đồng thời vừa xử lý, vừa lập hồ sơ để hoàn thiện thủ tục làm cơ sở thanh quyết toán.
b) Bước 2: Xử lý tiếp theo Bước 1, nhằm khôi phục đường bộ theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật như trước khi xảy ra sự cố hoặc bền vững hóa, kiên cố hóa công trình. Bước 2 được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định như đối với công trình xây dựng cơ bản.
THỰC HIỆN QUẢN LÝ, BẢO TRÌ ĐƯỜNG HUYỆN, ĐƯỜNG XÃ
Điều 8. Phân loại, đặt tên và công bố hệ thống đường huyện, đường xã
1.Hệ thống đường huyện, đường xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh đặt tên hoặc số hiệu đường thuộc hệ thống đường huyện.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện đặt tên đường thuộc hệ thống đường xã.
4. Cơ quan đặt tên, số hiệu đường bộ theo thẩm quyền có trách nhiệm công bố tên, số hiệu đường bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 9. Trách nhiệm về quản lý, bảo trì đường bộ
1. Trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong công tác quản lý, bảo trì đường bộ:
a) Tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo trì công trình đường bộ theo các yêu cầu quy định tại Điều 5 của Quy định này;
b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm công trình đường bộ, sử dụng trái phép đất dành cho đường bộ thuộc hệ thống đường huyện, đường xã;
c) Chịu trách nhiệm về việc chất lượng công trình đường bộ thuộc hệ thống đường huyện, đường xã bị xuống cấp do không thực hiện quy trình bảo trì theo quy định.
2. Hệ thống đường huyện, đường xã do Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) là cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện quản lý, bảo trì thông qua cơ quan chuyên môn là các phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Quản lý đô thị.
3. Tùy theo số lượng, quy mô và tính chất của hệ thống đường huyện, đường xã trên phạm vi địa phận quản lý, phòng Kinh tế và Hạ tầng (phòng Quản lý đô thị) phải tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ thuộc hệ thống đường huyện, đường xã cho phù hợp, đúng theo quy định.
4. Sở Giao thông vận tải là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành đường bộ của tỉnh giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra giám sát các đơn vị trực tiếp quản lý, bảo trì đường bộ cấp huyện về công tác chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, bảo trì đường huyện, đường xã.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Quản lý, bảo trì đường bộ được giao trên địa bàn xã quản lý.
b) Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
c) Phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý công trình đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ thuộc hệ thống đường huyện, đường xã trên địa phận quản lý, bao gồm cả việc giữ gìn các cột mốc lộ giới, mốc giải phóng mặt bằng của dự án.
d) Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ thuộc hệ thống đường huyện, đường xã trên địa phận quản lý, theo quy định của pháp luật; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ.
đ) Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi bị thiên tai, địch hoạ.
e) Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc hệ thống đường huyện, đường xã trên địa bàn cấp xã quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức công tác quản lý, bảo trì đường bộ
1. Các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ sở về bảo dưỡng thường xuyên đường bộ do Tổng cục Đường bộ Việt Nam công bố ban hành; Những hạng mục không có ở các tập định mức và tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ áp dụng định mức tương ứng khác đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất đường bộ.
Áp dụng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức như quy định đối với công trình xây dựng cơ bản.
3. Tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ.
a) Áp dụng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo dưỡng thường xuyên đường bộ hiện hành.
b) Áp dụng theo Định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ.
c) Các định mức duy tu, bảo dưỡng đối với những hạng mục không có ở các tập định mức nêu tại điểm b khoản 3 Điều này, áp dụng các định mức tương ứng của ngành khác hoặc của địa phương đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Điều 11. Nguồn kinh phí thực hiện quản lý, bảo trì đường bộ
1. Kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ do ngân sách nhà nước bảo đảm, bao gồm: nguồn dự toán ngân sách nhà nước bố trí hàng năm; nguồn thu phí sử dụng đường bộ được cấp trở lại theo chế độ, được quản lý thu, chi qua ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường huyện, đương xã do do ngân sách địa phương cấp huyện bảo đảm; nguồn kinh phí hỗ trợ các chương trình có mục tiêu từ ngân sách của Tỉnh.
3. Kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ hàng năm được quản lý, thanh toán, quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước .
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh, căn cứ quy định này để xây dựng quy chế quản lý hệ thống đường huyện, đường xã phù hợp với cơ cấu phân cấp cơ quan trực tiếp thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ và tình hình thực tế công trình trên địa bàn của địa phương.
2. Giao Sở Giao thông vận tải triển khai và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định này. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu gặp vướng mắc, các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Sở Giao thông vận tải, để tổng hợp đề xuất, bổ sung trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Thông tư 10/2010/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 19/04/2010 | Cập nhật: 26/04/2010
Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Ban hành: 24/02/2010 | Cập nhật: 27/02/2010