Quyết định 3573/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015 - 2020
Số hiệu: 3573/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Nguyễn Duy Bắc
Ngày ban hành: 10/12/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3573/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 10 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÃ HỘI HÓA CUNG CẤP PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI VÀ DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH/SỨC KHỎE SINH SẢN TẠI KHU VỰC THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN PHÁT TRIỂN TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 24-CTr/TU ngày 24/8/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/03/2005 của Bộ Chính trị về việc “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình”;

Căn cứ Quyết định số 818/QĐ-BYT ngày 12/3/2015 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1732/QĐ-UBND ngày 01/10/2007 của UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Chương trình hành động thực hiện chỉ thị số 13/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ Chính trị “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình s 2827/TTr-SYT ngày 17/11/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015 - 2020, với các nội dung cụ thể sau:

1. MỤC TIÊU

a) Mục tiêu chung: Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản có chất lượng cho người dân trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội, sự bền vững của chương trình Dân số-Kế hoạch hóa gia đình; huy động và nâng cao hiệu quả của các nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho chương trình Dân số-Kế hoạch hóa gia đình phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Tiếp nhận và cung ứng ít nhất 01 chủng loại phương tiện tránh thai mới đảm bảo cht lượng được cung cấp trên thị trường hàng hóa Kế hoạch hóa gia đình thuộc địa bàn tỉnh.

- Có Trung tâm Tư vấn và cung ứng dịch vụ cấp tỉnh nhằm thực hiện điều phối, cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.

- Có 6/6 huyện, thị xã, thành phố có cơ sở y tế thực hiện xã hội hóa cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản;

- Có 41/41 xã, phường, thị trấn có cơ sở thực hiện xã hội hóa về cung cấp PTTT, hàng hóa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.

2. ĐI TƯỢNG CỦA Đ ÁN

a) Đối tượng tác động: Đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất, phân phối, cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản; cơ sở y tế trong và ngoài công lập cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.

b) Đối tượng thụ hưởng: Người dân sinh sống và làm việc tại các địa bàn thuộc khu vực thành thị, vùng nông thôn phát triển, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu du lịch và khu dịch vụ, thương mại; ưu tiên nhóm đối tượng là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thanh niên, vị thành niên.

3. NHIỆM VỤ CỦA Đ ÁN

a) Củng cố và phát triển mạng lưới cung ứng phương tiện tránh thai và hàng hóa kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản trên cơ sở huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, tư nhân thuộc các thành phần kinh tế.

- Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu sử dụng sản phẩm tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản và kênh phân phối hiện có theo từng chủng loại và phân khúc thị tờng, làm cơ sở xây dựng, cập nhật kế hoạch đảm bảo an ninh phương tiện tránh thai và hàng hóa kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản theo phân khúc thị trường.

- Nghiên cứu thí điểm mô hình, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đơn vị, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia phân phối, cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản theo kế hoạch chung. Đào tạo nguồn nhân lực để triển khai thực hiện hoạt động, quản lý của Đề án ở các cấp.

- Khảo sát thực trạng về nhu cầu sử dụng sản phẩm tránh thai của khách hàng và kênh phân phối hiện có theo từng chủng loại;

- Xây dựng, cập nhật kế hoạch thị trường đảm bảo an ninh phương tiện tránh thai, sản phẩm tránh thai hàng hóa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản đáp ứng nhu cầu của người dân;

- Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ dân số và tuyên truyền viên các kiến thức kỹ năng tuyên truyền vận động và quản lý chương trình.

b) Tạo hành lang, cơ sở pháp lý; nâng cao năng lực quản lý nhà nước thúc đy thị trường cung cp phương tiện tránh thai và hàng hóa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.

- Nghiên cứu, khảo sát, phân tích kênh cung ứng sản phẩm dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản và giải pháp phát triển bền vững, hiệu quả, đảm bảo tính công bằng trong tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.

- Ban hành các chính sách, quy định, hướng dẫn thực hiện xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản; rà soát, cập nhật, bổ sung các chính sách phù hợp nhằm khuyến khích xã hội hóa và phát triển thị trường như: Quy định, hướng dẫn xã hội hóa, tiêu chuẩn điều kiện đối với các tổ chức/cá nhân tham gia; cơ chế tài chính...

- Vận động, khuyến khích các nhà đầu tư, các tổ chức, các nhà tài trợ tham gia các đợt hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật định kỳ về cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản; khảo sát, học tp trao đổi kinh nghiệm.

- Thành lập Ban Quản lý Đề án Xã hội hóa cấp tỉnh để chỉ đạo, điều hành và tăng cường phối hợp liên ngành trong việc triển khai thực hiện hiệu quả Đề án trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức các Hội nghị, sơ kết, tổng kết và triển khai kế hoạch hàng năm và theo từng giai đoạn.

- Điều tra thu thập thông tin số liệu cơ bản (đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ) để làm cơ sở đánh giá kết quả hoạt động, điều chỉnh các hoạt động chi tiết và giải pháp thực hiện.

- Xây dựng các chỉ số giám sát, đánh giá; khung công cụ giám sát, đánh giá đảm bảo tính hệ thống, nhất quán hoạt động giám sát, đánh giá.

c) Tuyên truyền, vận động để tạo môi trường xã hội đồng thuận thúc đẩy xã hội hóa và phát triển thị trường phương tiện tránh thai, hàng hóa kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản và thị trường cung cp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.

- Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành quan tâm đầu tư nguồn lực, huy động sự tham gia, đóng góp nguồn lực của các đơn vị, tổ chức, cá nhân để thực hiện Đề án tại địa phương.

- Truyền thông chuyển đổi hành vi để nâng cao nhận thức, hiểu biết tạo sự hưởng ứng, chuyển đổi hành vi tích cực và bền vững của các nhóm đối tượng tác động, đối tượng thụ hưởng, cụ thể:

+ Tổ chức hội thảo, hội nghị triển khai Đề án xã hội hóa để phổ biến và cung cấp thông tin cơ bản, cần thiết về cơ chế hoạt động, kế hoạch triển khai Đề án cho lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các sở, ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan.

+ Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tăng cường tuyên truyền về xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản như: Xây dựng các chuyên trang, chuyên đề, bản tin, phóng sự trên báo viết, báo điện tử, Cổng Thông tin điện tử Khánh Hòa; tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh cấp xã.

+ Thực hiện các hoạt động truyền thông, tư vấn trực tiếp tại cộng đồng, cung cấp thông tin, kiến thức đến các nhóm đối tượng.

+ Tuyên truyền quảng bá các hoạt động của Trung tâm tư vấn và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản để đối tượng, khách hàng biết và đến nhận dịch vụ.

+ Sản xuất, nhân bản các loại tài liệu, tờ rời, sách mỏng để cung cấp kiến thức đến các đối tượng khách hàng và các cơ sở cung cấp dịch vụ.

d) Nâng cao năng lực cho các cơ sở y tế công lập thực hiện xã hội hóa cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.

- Hoàn thiện và nhân rộng các loại hình cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản có chất lượng và hiệu quả đã triển khai thành công hoặc đánh giá có hiệu quả của các cơ sở y tế công lập để thực hiện xã hội hóa.

- Triển khai thí điểm mô hình xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại cơ sở Y tế công lập.

- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tư vấn, kỹ thuật dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản cho người cung cấp dịch vụ;

+ Hỗ trợ bổ sung trang thiết bị, dụng cụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản cho các cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế nhm đáp ứng tiêu chí cơ sở thực hiện xã hội hóa (do Ban Quản lý Đề án Trung ương cấp bằng hiện vật).

đ) Khuyến khích và huy động các cơ sở y tế ngoài công lập tham gia thực hiện xã hội hóa cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản

- Nghiên cứu, thí điểm mô hình, chính sách khuyến khích các cơ sở y tế ngoài công lập thực hiện xã hội hóa cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.

- Thu thập thông tin về nhu cầu bồi dưỡng kiến thức, bổ sung trang thiết bị, dụng cụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại cơ sở y tế ngoài công lập.

- Tâp huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tư vấn, kỹ thuật dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản cho người cung cấp dịch vụ.

- Bổ sung trang thiết bị, dụng cụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản cho các cơ sở y tế ngoài công lập để đáp ứng tiêu chí cơ sở thực hiện xã hội hóa (do Ban Quản lý Đề án Trung; ương cấp bằng hiện vật).

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật có liên quan.

e) Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hậu cần phương tiện tránh thai xã hội hóa

- Sử dụng nhân viên và trang thiết bị tin học của các cơ sở xã hội hóa, cán bộ dân số cơ sở để hình thành các điểm thu thập, cập nhật và lưu trữ thông tin trực tuyến qua Internet của kho dữ liệu điện tử thông tin quản lý, hậu cn của đề án.

- Thí điểm áp dụng quản lý thông tin, hậu cần của các cơ sở xã hội hóa bng các kỹ thuật hiện đại như thẻ, mã vạch.

- Xây dựng phần mềm hệ thông tin quản lý hậu cn phương tiện tránh thai xã hội hóa theo hướng dẫn của Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình thuộc Bộ Y tế.

- Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ về thu thập, lưu trữ, xử lý và công bố thông tin quản lý hậu cn của đề án; tập huấn, hỗ trợ cung cấp phn mềm, thiết bị tin học phù hợp cho các đim thu tin.

- Vận hành và khai thác hệ thông tin quản lý hậu cần cho việc xây dựng kế hoạch thực hiện, đánh giá kết quả xã hội hóa; tổ chức cung cp thông tin theo yêu cu và nhu cu quản lý.

4. LTRÌNH THỰC HIỆN:

a) Giai đoạn 1: Từ năm 2015 đến năm 2017:

- Ban hành các văn bản nhằm hoàn thiện chính sách, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển các thị trường để hỗ trợ thực hiện Đề án.

- Thực hiện các khảo sát, nghiên cứu, xây dựng thử nghiệm mô hình; tham mưu ban hành kế hoạch, các văn bản hướng dẫn.

- Triển khai mở rộng dịch vụ thông qua các loại hình dịch vụ hiện có, củng cố mạng lưới các cơ sở xã hội hóa.

- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi của cộng đồng trong việc tự chi trả các dịch vụ dân số/sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình; vận động các nhà tài trợ, sự tham gia của các đơn vị, tổ chức, cá nhân.

b) Giai đoạn 2: Từ năm 2018 đến năm 2020:

Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện của giai đoạn 2015-2017, điều chỉnh chính sách phù hợp, triển khai toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thành công các mục tiêu đề ra đến năm 2020.

5. NGUỒN KINH PHÍ THC HIỆN

Từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác, trong đó:

- Ưu tiên bố trí từ nguồn ngân sách Trung ương để đảm bảo tiến độ triển khai Đề án.

- Ngân sách địa phương hỗ trợ thực hiện các chính sách của địa phương, các địa bàn triển khai Đề án và các hoạt động thuộc phạm vi Đề án không được ngân sách Trung ương phân bổ hoặc phân bổ chưa đáp ứng được so với mục tiêu đã đ ra.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan căn cứ nội dung Đề án được phê duyệt tại Quyết định này để xây dựng nội dung hoạt động cụ thể; chủ động tham mưu xây dựng cơ chế chính sách của địa phương, huy động nguồn lực lồng ghép vào giá dịch vụ y tế.

- Hàng năm, xây dựng dự toán triển khai kế hoạch gắn với kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp, thẩm định báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chỉ đạo Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình là đơn vị chính trong việc triển khai thực hiện các nội dung hoạt động cụ thể và phối hợp chặt chẽ với các địa phương, sở, ngành, đoàn thể, cơ sở y tế công lập và ngoài công lập đáp ứng đủ tiêu chí cơ sở thực hiện xã hội hóa để thực hiện các hoạt động có hiệu quả.

- Tham mưu việc thành lập Ban Quản lý Đề án tỉnh do lãnh đạo Sở Y tế làm Trưởng ban, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình là Phó ban thường trực, thành viên là các đơn vị có liên quan, gửi Sở Nội vụ thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tham mưu việc thành lập Trung tâm Tư vấn và cung ứng dịch vụ cấp tỉnh để điều phối các hoạt động phân phối, cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa dịch vụ dân số - kế hoạch, hóa gia đình trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định hiện hành

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Y tế cân đối tham mưu nguồn vốn hàng năm và cả giai đoạn để thực hiện Đề án.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí triển khai thực hiện Đề án trong nguồn kinh phí sự nghiệp y tế hàng năm và tùy vào khả năng cân đối ngân sách.

4. Các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan

Trong phạm vi lĩnh vực phụ trách, phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế trong quá trình triển khai và kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Y tế (để b/c);
- TT.Tnh ủy (để b/c);
- Tổng cục Dân số-KHHGĐ - Bộ YT;
- Ban VHXH HĐND tnh;
- Lưu: VT, NN, QP.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Duy Bắc