Quyết định 356/QĐ-UB năm 1997 về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Bình phước
Số hiệu: 356/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước Người ký: Bùi Huy Thống
Ngày ban hành: 18/03/1997 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Văn hóa , thể thao, du lịch, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 356/QĐ-UB

Bình Phước, ngày 18 tháng 3 năm 1997

 

QUYẾT ĐỊNH

"V/V BAN HÀNH BẢN QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH TỈNH BÌNH PHƯỚC"

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 21/6/1994

- Căn cứ quyết định số 56/QĐ-UB ngày 06/01/1997 của UBND tỉnh về việc thành lập các Sở, Ban ngành trực thuộc UBND tỉnh Bình Phước.

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở thương mại và du lịch và Trưởng Ban tổ chức chính quyền tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy chế về tổ chức và hoạt động của Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Bình Phước.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những quy định trước, đây trái với nội dung quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Ông Chánh Văn phòng UBND tnh, Trưng Ban tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Thương mại và Du lịch, Thủ trưởng các đơn vị cơ liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3
- Lưu VP

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH





Bùi Huy Thống

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo quyết định số 356/QĐ-UB ngày 18/3/1997 của UBND Tỉnh Bình Phước)

I. VTRÍ- CHỨC NĂNG

Điều 1: Sở Thương mại và du lịch Tỉnh Bình Phước (sau đây gọi tắt là Sở) là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh. Sở chịu sự chđạo và quản lý về mọi mặt của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kim tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Thương mại.

Điều 2: Sở giúp UBND Tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đi với các tổ chức và cá nhân hoạt động về thương mại bao gồm: Xuất nhập khẩu, kinh doanh trên thị trường ni địa, dịch vụ thương mại (sau đây gọi tt là hoạt động thương mại) và thng nhất chỉ đạo công tác quản lý thị trường trên địa bàn Tỉnh bao gồm: việc tổ chức phối hợp hoạt động gia các ngành địa phương trong việc chng đầu cơ, buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng givà các hành vi kinh doanh trái phép khác (sau đây gọi tắt là quản lý thị trường).

II. NHIM V- QUYN HN

Điều 3: Sở có nhiệm vụ:

1. Về tổ chức thc hin pháp luật, cơ chế, chính sách:

- Phổ biến, hướng dẫn các tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ của nhà nước và của Bộ Thương mại về hoạt động thương mại và quản lý thị trường. Nghiên cứu đề xuất với UBND Tỉnh cụ thể hóa các chủ trương chính sách của ngành cho phù hợp với, tình hình thực tế địa phương, hướng dẫn các ngành, các cấp, các tổ chức và cá nhân thực hiện các văn bản quy định của UBND tnh về hoạt động của ngành.

- Nghiên cứu, đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh xem xét và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ các chính sách, chế độ, thể lệ trái với luật pháp có liên quan đến hoạt động thương mại và quản lý thị trường tại địa phương cho phù hợp.

- Thực hiện và hướng dẫn các đơn vị thực hiện các quy định về nội dung quản lý ngành do các Bkhác có liên quan ban hành.

- Xây dựng trình Chủ tịch UBND Tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định về chế độ trách nhiệm, các quy tắc về an toàn, trật tự và vệ sinh trong hoạt động thương mại áp dụng trong phạm vi tnh, phù hợp với các quy định của Chính phủ và bộ Thương mại, Tổng Cục Du lịch.

- Nghiên cứu và xác nhận đđiều kiện kinh doanh đối với một số ngành hàng kinh doanh có điều kiện theo quy định của nhà nưc và của UBND tỉnh.

- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan, chuẩn bị các thủ tục trình Chủ tịch UBND tnh về các vấn đề sau đây:

+ Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giy phép cho các hãng nước ngoài đầu tư, thành lp các tổ chức hoạt động thương mại trên địa bàn Tỉnh.

+ Đề nghị Bộ Thương mại cấp hoặc thu hồi giy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, giấy phép đặt đại diện kinh tế - thương mại ở nước ngoài cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở tnh.

+ Quyết định hoặc đề nghị Bộ Thương mại và UBND Tỉnh quyết định việc xử lý các vi phạm trong hoạt động thương mại của các tổ chức cá nhân trong nước người nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

+ Kiến nghị lên Bộ cấp quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp thường xuyên hay có thời hạn cho các tổ chức kinh tế xét thấy có đủ điều kiện quy định.

2. Về quy hoạch, kế hoch:

- Giúp UBND tỉnh xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh thương mại, du lịch và Hợp tác xã kinh doanh thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa các hoạt động dịch vụ du lịch trên từng địa bàn (thành thị, nông thôn, miền núi....) phù hợp với quy hoạch tng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tổ chức chđạo thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại du lịch, khách sạn, nhà hàng ăn uống thực hiện các quy chế thủ tục hành chính và các chế độ chính sách có liên quan theo đúng quy định của nhà nước ban hành. Tiếp nhận và thẩm định hồ của các hộ tư nhân xin cấp đăng ký kinh doanh thương mại theo quy định của Nhà nước.

- Xây dựng và tổng hợp kế hoạch thương mại, du lịch trên địa bàn (tổng mức lưu- chuyển hàng hóa, tổng cung - cầu và mức dự trữ lưu thông các mặt hàng thuộc diện chính sách đối với đồng bào miền núi và dân tộc, kim ngạch XNK....) lập báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình thị trường và hoạt động các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (theo đúng ký và đột xuất) gửi UBND tỉnh và Bộ Thương mại, đồng thời thực hiện chế độ giao ban theo chế độ quy định.

- Giúp UBND tnh lập quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn, kiến nghị những biện pháp (về vn đu tư, về địa điểm đặt chợ, về tổ chức qun lý....) để hình thành mạng lưới chợ theo quy hoạch.

Trình UBND tỉnh quyết định thành lập, gii thcác chợ loại I mà hoạt động của nó liên quan đến cvùng (liên tỉnh, liên huyện).

Theo dõi hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai các quy định của nhà nước về tổ chức qun lý chợ, về thực hiện các chính sách lưu thông hàng hóa trong chợ. Chủ trì sự phối hợp vi các ngành hữu quan trong việc tổ chức và quản lý chợ.

Theo dõi tổng hợp và đánh giá kết quhoạt động của chợ, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác tổ chức và quản chợ. Bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác qun lý chợ trên địa bàn.

Phối hợp với UBND huyện về việc quyết định thành lập và giải thể các chợ loại II III.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng như: Kế hoạch, Tài chính, Cục quản lý vn, Ngân hàng kho sát tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trên các mặt: mặt hàng kinh doanh (các chủng loi hàng hóa, hàng nội, hàng ngoại....), vn sử dụng, doanh sbán buôn, bán lẻ, lợi nhuận, thuê.... Trên cơ sở đó đánh giá hiệu quhoạt động đối với Doanh nghiệp nhà nước.

- Được yêu cầu các đơn vị hoạt động thương mại các thành phần kinh tế cung cấp các số liệu thng kê về hoạt động thương mại của đơn vị mình theo quy định của nhà nước.

- Cùng với Sở Tài chính - vật giá, Cục qun lý vn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp đánh giá tài sản và chuẩn bị để UBND Tỉnh giao quyn sử dụng và bo toàn những tư liệu sn xuất, tài sn, vốn cho đơn vị hoạt động thương mại.

- Tham gia xét duyệt luận chứng kinh tế - kthuật thiết kế và dự toán của công trình xây dựng, các chương trình, đề án ca Tỉnh về hoạt động thương mại theo sự phân cấp và quy chế quản lý của nhà nước.

- Tham gia với Sở Kế hoạch và đầu tư về định hướng kế hoạch về giao chỉ tiêu đơn đặt 1 hàng (nếu có) cho các đơn vị theo quy định của Chính phủ và UBND tỉnh.

- Tham gia cùng Sở Kế hoạch và đầu tư thẩm định các dự án hợp tác và đầu tư của các tổ chức và đơn vị kinh tế trong nước và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực thương mại và du lịch.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra thương mi, quản lý thtrường:

- Tổ chức thanh tra, kim tra định k, đột xuất đối với việc chấp hành pháp luật, các chính sách của nhà nước, các quy định của Bộ Thương mại, UBND Tỉnh và các cơ quan cơ- thẩm quyền trong hoạt động thương mại đối với các tổ chức và cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra các đơn vị trong việc chấp hành chính sách chế độ và nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của nhà nước.

- Đề xuất với UBND tỉnh việc kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với hoạt động thương mại của các tổ chức cá nhân người nước ngoài, chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức việc kiểm tra các tổ chức và cá nhân nói trên theo đúng các quy định pháp luật UBND Tỉnh.

- Tổ chức kiểm tra các tchức thuộc thành phần kinh tế hoạt động thương mại, du lịch, ăn uống, khách sạn trên địa bàn Tỉnh, nhằm đấu tranh chống buôn lậu và kinh doanh trái phép và vi phạm về đo lường chất lượng, chất lượng hàng hóa thương mại (buôn bán hàng gian, hàng giả, kinh doanh không đăng ký, không giy phép hành nghề, kinh doanh ngoài phạm vi đăng ký và cấp giấy phép đầu tư....).

Khi phát hiện các tổ chức, cá nhân làm trái hoặc có các quy định trái với pháp luật nhà nưc và các văn bn Bộ Thương mại về hoạt động thương mại. Giám đốc Sở Thương mại và du lịch kiến nghị với Chtịch UBND tnh đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ các quy định đó đồng thi báo cáo Bộ Thương mại.

- Chủ trì việc phối hợp hoạt động giữa các sở ban ngành các lực lượng có chức năng qun thị trường trên địa bàn Tỉnh.

Tổng hợp tình hình về công tác qun lý thị trường báo cáo theo định kỳ và đột xuất, gửi về UBND Tỉnh và Bộ Thương mại.

- Được quyền áp dụng các biện pháp xử phạt theo thẩm quyền quy định trong pháp lệnh về xử phạt hành chính.

- Kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định xử lý các vụ buôn lậu và kinh doanh trái pháp luật theo thẩm quyền của UBND tỉnh.

- Chtrì hoặc tham gia giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc qun lý nhà nước về hoạt động thương mại.

- Gii quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc trách nhiệm của Sở.

4. Về công tác tổ chức, biên chế và cán bộ:

- Có kế hoạch quy hoạch, đào tạo bồi dưng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức thuộc sự quản lý và các doanh nghiệp nhà nước của ngành Thương mại và du lịch Tỉnh.

- Chủ trì hoặc phối hợp với Hội đồng liên minh các hợp tác xã tỉnh, các Hội, các tổ chức khác phổ biến kiến thức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và kỹ thuật kinh doanh cho các thương nhân, doanh gia.

- Quản lý tổ chức biên chế và thực hiện đầy đủ các chính sách chế độ của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ công chức - viên chức của Sở và đơn vị trực thuộc.

- Tổ chức phong trào thi đua trong ngành, kết, tổng kết rút kinh nghiệm các mặt, công tác của ngành, khen thưởng và đề nghị khen thưởng kịp thời nhng đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác của ngành.

- Cùng với Hội đồng liên minh các Hợp tác xã tỉnh tham gia soạn tho Điều lệ mẫu, hướng dẫn, kiểm tra các Hợp tác xã kinh doanh thương mại hoạt động trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng pháp luật, đường lối chính sách của nhà nước và các quy định của Bộ Thương mại trong hoạt động thương mại.

- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có các chính sách thích hợp nhằm khuyến khích việc thành lập, phát triển hoạt động của các Hợp tác xã kinh doanh thương mại.

Điều 3: Để thực hiện nhiệm vụ trên Sở có quyền hạn:

- Có vị trí pháp lý về mặt nhà nước, được sử dụng con dấu riêng, để giao dịch, được dự toán kinh phí để hoạt động và được mở tài khon tại Kho bạc nhà nước.

- Được quyền ra các văn bản hướng dẫn kiểm tra các mặt công tác của ngành. Tuyển dụng lao động, khen thưởng, kỷ luật, đề bạt đối với công chức - viên chức của Sở theo phân cp ca UBND tỉnh.

III. CƠ CẤU TCHỨC VÀ HOT ĐNG

Điều 4: Sở Thương mại và du lịch do 1 Giám đốc Điều hành và có từ 1 đến 2 Phó giám đốc giúp việc. Các chức vụ này do UBND tnh bổ nhiệm.

Điều 5: a/ Bmáy của Sở gồm có:

- Phòng tổ chức hành chính quản trị.

- Phòng nghiệp vụ tổng hp (gồm: nội thương, ngoại thương, kế hoạch, thng kê, kế toán, thông tin giá cả, kinh doanh du lịch, HTX thương mại công tác miền núi...)

- Thanh tra Sở.

- Phòng quản lý hành chính thương mại.

b/ Phòng có 1 Trưng phòng và 1 hoặc 2 Phó trưởng phòng. Thanh tra sở có 1 Chánh thanh tra và 1 Phó chánh thanh tra. Chức vụ Trưởng phòng và Chánh thanh tra do UBND tỉnh bổ nhiệm, các chức Phó phòng và Phó chánh thanh tra do Giám đốc Sở bổ nhiệm.

Nhiệm vụ, biên chế của phòng do Giám đốc Sở Thương mại và du lịch quy định.

c/ Tổ chức bộ máy trên đây không có tính cố định. Tùy theo yêu cầu hiệu quhoạt động trong từng giai đoạn, Giám đốc Sở Thương mại và du lịch có quyền đề xuất UBND Tỉnh ra quyết định thay đổi cho phù hợp.

Điều 6: Trực thuộc sở có Chi cục quản lý thị trường tỉnh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tchức hoạt động của đơn vị trực thuộc do UBND tỉnh quy định.

Điều 7: Sở hoạt động theo kế hoạch hàng năm và theo chức năng, nhiệm vụ đã được quy định.

Sở có quy chế làm việc riêng của Sở, quy chế này do Giám đốc Sở ban hành nhưng phi phù hp với những quy định chung của Nhà nước và của bản quy chế này.

- Sở Thương mại và du lịch làm việc theo chế độ thủ trưởng, Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước UBND Tỉnh và Bộ Thương mại về mọi hoạt động của Sở.

Các Phó giám đốc Sở được Giám đốc Sở phân công một số mặt công tác. Phó giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được phân công.

IV. ĐIU KHOẢN THI HÀNH

Điều 8: Bản quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 9: Việc sửa đổi bổ sung bn quy chế này do Giám đốc Sở Thương mại và du lịch cùng với Ban Tchức chính quyền tỉnh đề nghị UBND Tỉnh xem xét quyết định.

 

 

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.