Quyết định 3522/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Cần Thơ đến năm 2030
Số hiệu: 3522/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Lê Văn Tâm
Ngày ban hành: 24/11/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3522/QĐ-UBND

Cần Thơ, ngày 24 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ ban hành về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội;

Căn cứ Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của thành phố Cần Thơ;

Căn cứ Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến 2030 và tầm nhìn đến 2050;

Căn cứ Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BGTVT-BKHĐT ngày 17 tháng 01 năm 2012 của liên Bộ Giao thông vận tải và Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nội dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể giao thông vận tải cấp tỉnh;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Công văn số 5914/BGTVT-KHĐT ngày 26 tháng 6 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải về việc góp ý thỏa thuận điều chỉnh Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải thành phố Cần Thơ đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 538/TTr-SGTVT ngày 06 tháng 10 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Cần Thơ đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch giao thông vận tải theo hướng đô thị, hiện đại và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

2. Lấy quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông là khâu cơ bản. Nhằm kết nối hệ thống giao thông của thành phố với hệ thống giao thông quốc gia và các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL.

3. Có tầm nhìn chiến lược lâu dài, xây dựng hệ thống giao thông liên hoàn kết nối hợp lý giữa các trục quốc lộ, đường tỉnh với các đường huyện,…, coi trọng phát triển giao thông nông thôn.

4. Phối hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển giao thông và quy hoạch phát triển đô thị của thành phố. Giao thông phải phục vụ kinh tế và phát triển đô thị.

5. Nghiên cứu bố trí và phát triển hợp lý các công trình giao thông quan trọng như các đường vành đai, đường xuyên tâm, các bến xe, bãi đậu xe, nhà ga, cảng sông, bến tàu khách, bến tàu du lịch,…

6. Tổ chức phân công luồng tuyến hợp lý đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và nhu cầu đi lại của người dân. Đảm bảo lưu thông thông suốt, an toàn trong mọi tình huống và kết nối giữa các tuyến liên tỉnh, tuyến nội tỉnh.

7. Trên cơ sở phát huy nội lực, huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng phát triển hệ thống giao thông vận tải (GTVT).

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

a) Xây dựng Cần Thơ trở thành thành phố cấp quốc gia hiện đại - văn minh; là Trung tâm Kinh tế - Văn hóa - Xã hội - Giáo dục đào tạo - Khoa học công nghệ - Y tế - Thể thao của vùng ĐBSCL. Là đầu mối quan trọng về Giao thông vận tải của Vùng và liên vận Quốc tế, giữ vị trí chiến lược về Quốc phòng - An ninh của vùng ĐBSCL;

b) Từng bước tạo ra một hệ thống GTVT đồng bộ, liên hoàn và phát triển bền vững. Đảm bảo lưu thông nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng gia tăng và đa dạng phục vụ chiến lược phát triển về Kinh tế - Xã hội của thành phố, đảm bảo quốc phòng và an ninh;

c) Nâng cao chất lượng vận tải, giảm thiểu tai nạn giao thông, hạn chế ô nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng hiệu quả ít phát thải khí nhà kính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức dịch vụ logistics;

d) Từng bước phát tiển hệ thống giao thông công cộng nội thành;

đ) Phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và tăng cường hợp tác quốc tế đối với phát triển GTVT của thành phố;

e) Kế thừa những ưu điểm của Quy hoạch thực hiện năm 2008;

g) Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và phát triển không gian đô thị;

h) Thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng;

i) Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng GTVT.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về cơ sở hạ tầng GTVT

- Gắn kết mạng lưới giao thông của thành phố với mạng lưới giao thông quốc gia, đảm bảo tính liên thông và chuyển tiếp liên tục giữa hệ thống giao thông đối nội (trong thành phố) với hệ thống giao thông đối ngoại, tạo điều kiện để thành phố Cần Thơ tiếp cận nhanh và trực tiếp với thị trường trong vùng và quốc tế.

- Cải tạo, nâng cấp các đầu mối giao thông đảm bảo nhu cầu lưu thông thông suốt. Xem xét hoạch định dự trữ quỹ đất để cải tạo các đầu mối trong tương lai.

+ Trong giai đoạn 2016 - 2020

* Nâng cấp các tuyến quốc lộ (QL) và đường tỉnh (ĐT) hiện hữu tối thiểu đạt cấp III, các cầu mới xây dựng đáp ứng tải trọng thiết kế HL-93. Đối với đoạn đi qua khu vực đô thị xây dựng theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

* Xây dựng các tuyến đường kết nối trung tâm huyện đến trung tâm xã đạt quy mô tối thiểu cấp IV; cấp V.

* Nạo vét định kỳ các tuyến đường thủy do thành phố quản lý.

* Triển khai hệ thống vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài tuyến BRT nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ của loại hình VTHKCC.

* Hàng không: Tăng cường khai thác các tuyến bay nội địa và quốc tế.

* Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hạ tầng hệ thống cảng, bến trên địa bàn thành phố đáp ứng nhu cầu vận tải.

+ Trong giai đoạn 2021 - 2030

* Tiếp tục nâng cấp và đầu tư các tuyến quốc lộ theo định hướng quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải.

* Tiếp tục nâng cấp và đầu tư xây dựng toàn bộ hệ thống đường tỉnh, đường huyện đạt cấp kỹ thuật đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

* Có kế hoạch nạo vét, nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa (ĐTNĐ) do thành phố, quận (huyện) quản lý đạt cấp kỹ thuật ĐTNĐ.

* Tiếp tục đầu tư hệ thống cảng, bến đáp ứng nhu cầu vận tải.

* Nâng cấp hiện đại hóa loại hình VTHKCC, nghiên cứu phát triển hệ vận tải khối lượng lớn BRT.

b) Về vận tải

- Đảm bảo sự lưu thông hàng hóa và hành khách đi lại trong nội thành và đi/đến các tỉnh khác. Từng bước đổi mới phương tiện để nâng cao khả năng vận chuyển, đảm bảo tính an toàn và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Trong tương lai, khi tuyến đường sắt được xây dựng xong sẽ đảm nhận một phần vận chuyển hàng hóa.

- Phát triển các tuyến vận tải hành khách đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, tăng khả năng kết nối trực tiếp từ thành phố đến các tỉnh khác trong vùng. Về vận tải hành khách nội tỉnh, mở rộng mạng lưới tuyến, chú trọng phục vụ nhu cầu của người dân ở các vùng sâu vùng xa đi về các trung tâm. Từng bước đổi mới và hiện đại hóa phương tiện vận chuyển hành khách, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng dịch vụ của người dân.

+ Hàng hóa:

- Đường bộ: đảm nhận khoảng 45% - 65% tổng nhu cầu vận tải; đường thủy nội địa: đảm nhận 34% - 54% tổng nhu cầu vận tải và hàng không: đảm nhận khoảng 1% tổng nhu cầu vận tải.

+ Hành khách

* Đường bộ: đảm nhận 70% - 80% tổng nhu cầu vận tải; đường thủy nội địa: đảm nhận 19% - 29% tổng nhu cầu vận tải và hàng không: đảm nhận 1% tổng nhu cầu vận tải hành khách.

* Phát triển VTHKCC của thành phố Cần Thơ đảm nhận 10% - 15% nhu cầu đi lại. Giai đoạn sau 2020 khi loại hình vận tải hành khách khối lượng lớn BRT được đưa vào sử dụng tỷ lệ đảm nhận nhu cầu đi lại sẽ tăng lên 20%.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ

a) Định hướng quy hoạch cao tốc

Cập nhật theo Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020; Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Cao tốc Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc: Tuyến nối tỉnh Sóc Trăng với Cần Thơ và đi tỉnh An Giang. Đoạn qua thành phố Cần Thơ bắt đầu từ điểm giao QL.1A (Châu Thành A - tỉnh Hậu Giang), điểm cuối giáp QL.80 (Thốt Nốt - thành phố Cần Thơ) với tổng chiều dài khoảng 50km.

Đoạn trong phạm vi thành phố có chiều rộng mặt đường giai đoạn đầu 4 làn xe, tương lai xây dựng mặt đường xe chạy nhanh rộng 2x16,0 m, dải phân cách rộng 3 m, lộ giới rộng 105m. Ngoài ra, còn có đất dự trữ để xây dựng tuyến đường sắt song hành trong tương lai.

- Cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ: Tuyến được chia làm 3 đoạn:

+ Đoạn thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương: Dài 61,9 km đã hoàn thành và đưa vào khai thác vào năm 2010 với quy mô 4 làn xe. Mặt cắt ngang nền đường giai đoạn 1 mỗi chiều xe rộng 12m, trong đó:

* 2 làn xe cao tốc: 2 x 3,75m

* 1 làn đỗ khẩn cấp rộng 3,0m

* Dải an toàn bên trong rộng 0,75m

* Lề trồng cỏ bên ngoài rộng 0,75m

+ Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận: Dài 55km với quy mô đường cao tốc 4 làn xe. Hiện đang hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng, dự kiến sẽ đưa vào khai thác vào cuối năm 2018.

+ Đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ: Dài 23,2km hiện đang huy động nguồn vốn để triển khai thi công với quy mô 4 làn xe, nền đường 17m. Dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2016 - 2020.

- Cao tốc Bắc Nam phía Tây (đường Hồ Chí Minh): Quy hoạch toàn tuyến đạt tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô cao tốc TCVN 5729-9 với quy mô 4 - 6 làn xe.

Đoạn đi qua địa phận thành phố có lộ trình trùng với tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi. Giai đoạn đầu tuyến được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.

b) Định hướng quy hoạch quốc lộ

Cập nhật theo Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020; điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Quốc lộ 1A: Quy hoạch toàn tuyến đạt quy mô 4 làn xe, riêng 1 số đoạn đi qua khu vực đô thị xây dựng theo quy hoạch đô thị đã được duyệt. Giai đoạn 2016 - 2030 tiến hành duy tu bảo dưỡng theo định kỳ. Để đảm bảo yêu cầu giảm tai nạn giao thông và đáp ứng tốc độ lưu thông của các phương tiện trong dòng giao thông liên tỉnh. Trong tương lai, cần xây dựng hệ thống giải phân cách để tách dòng giao thông liên tỉnh ra khỏi dòng giao thông địa phương.

- Quốc lộ 80: Hiện nay Bộ Giao thông vận tải đã có dự án xây dựng mới tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi nhằm thay thế cho QL.80 hiện hữu. Giai đoạn đầu tiến hành phân làn nhằm tách dòng giao thông liên tỉnh với địa phương và duy tu theo định kỳ. Khi tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi được hoàn thành và đưa vào sử dụng, kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải chuyển giao đoạn QL.80 về địa phương quản lý theo tiêu chuẩn đường đô thị.

- Quốc lộ Cần Thơ - Vị Thanh: Đây là tuyến mới kết nối thành phố Cần Thơ với thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Đoạn đi qua thành phố Cần Thơ dài 10,4 km có lộ trình đi dọc và cách kênh Xà No 1,3 km. Tuyến hiện do thành phố quản lý với quy mô mặt rộng 10m, lề mỗi bên rộng 0,75 m, nền rộng 11,5 m. Trong thời gian tới kiến nghị nâng cấp thành quốc lộ và tiếp tục đầu tư xây dựng tiếp giai đoạn 2 với quy mô hoàn chỉnh nền rộng 23m, mặt rộng 20m. Các cầu trên tuyến xây dựng đạt tải trọng thiết kế HL-93;

- Đường Lộ Tẻ - Rạch Sỏi: Tuyến có điểm đầu tại giao Q.L91 chạy song song với QL.80 và kết thúc tại ranh tỉnh Kiên Giang, đoạn đi qua địa bàn thành phố Cần Thơ dài 27,7km. Tuyến được xây dựng nhằm thay thế cho QL80 hiện tại đang xuống cấp và bị sạt lở. Giai đoạn đầu sẽ đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe, giai đoạn sau quy mô 4 - 6 làn xe theo quy hoạch. Hệ thống cầu trên tuyến được xây dựng đạt tải trọng thiết kế HL-93.

- Quốc lộ 91: Quy hoạch toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe. Đối với các đoạn đi qua đô thị xây dựng theo quy hoạch đô thị đã được duyệt.

+ Giai đoạn 2016 - 2020:

* Đoạn 1: Từ km0+000 đến km7+000 đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị với quy mô nền rộng 37m.

* Đoạn 2 từ km7+000 đến km14+000 đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị với quy mô nền rộng 37m.

* Đoạn 3 từ km14+000 đến km51+140 xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III, mặt đường rộng 7m, nền rộng 12m, lộ giới 42m. Ngoài ra, đối với những đoạn tuyến thường xảy ra sạt lở, nắn chỉnh hướng tuyến cách xa bờ sông thường xảy ra sạt lở nhằm đảm bảo giao thông được thông suốt và tuổi thọ của công trình.

* Xây dựng tuyến tránh trung tâm quận Thốt Nốt từ km39+000 - km45+188.66 đạt tiêu chuẩn đường cấp III, nền đường rộng 12 m. Tải trọng thiết kế cống H30-XB80; cầu HL-93 với bề rộng 12m. Khi tuyến tránh này được đưa vào sử dụng, đề nghị chuyển 7,3 km cuối tuyến hiện hữu cho địa phương quản lý theo tiêu chuẩn đường đô thị.

c) Đường tỉnh

- Các tuyến đường hiện hữu

+ Đường tỉnh 917: Tuyến hiện hữu có chiều dài 9,4 km, có điểm đầu giao với QL.91 và điểm cuối giao với ĐT.918. Quy hoạch xây dựng như sau:

* Đoạn 1: Từ điểm đầu giao QL.91 đến cầu Trà Nóc 2 dài 4,3 km - còn gọi là đường Nguyễn Chí Thanh - đề nghị chuyển giao cho quận Bình Thủy quản lý và xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị. Quy hoạch trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 tiến hành duy tu bảo dưỡng hàng năm và đầu tư xây dựng theo quy hoạch đô thị được duyệt. Giai đoạn sau 2020 đầu tư xây dựng tuyến theo tiêu chuẩn đường phố chính, lộ giới 34m.

* Đoạn 2: Từ cầu Trà Nóc 2 đến QL.91B dài 1,3 km đã được khởi công xây dựng và dự kiến hoàn thành trong năm 2015. Dự án được triển khai đầu tư xây dựng với quy mô cấp III, lộ giới 42m.

* Đoạn 3: Từ QL.91B đến cuối tuyến giao với ĐT.918 dài 3,8km, trong giai đoạn 2016 - 2020 xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III, lộ giới 42m.

Trong giai đoạn 2016 - 2020: nghiên cứu đầu tư xây dựng 02 đoạn tuyến mới như sau:

* Đoạn tuyến nối từ ĐT.920 đến cầu Trà Nóc 2 dài 4,7km, quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cấp III, lộ giới 42m.

* Đoạn từ ĐT.918 đến ĐT.923 dài 4,7km, quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cấp III, lộ giới 42m.

Tuyến mới có chiều 14,5 km, có điểm đầu giao với ĐT.920 và điểm cuối giao với ĐT923 kết nối quận Ô môn, Bình Thủy với huyện Phong Điền. Giai đoạn 2016 - 2020 quy hoạch toàn tuyến theo tiêu chuẩn cấp III, mặt đường rộng 7m, nền đường rộng 12m, lộ giới 42m.

Các cầu trên tuyến được xây dựng đạt tải trọng thiết kế HL-93.

+ Đường tỉnh 918: Tuyến hiện hữu dài 16,9km có điểm đầu giao QL.91 tại đường vào cầu Bình Thủy và điểm cuối giao ĐT.923 - khu vực xã Tân Thới - huyện Phong Điền. Quy hoạch xây dựng như sau:

* Đoạn 1: Dài 0,83km từ đầu tuyến đến giao đường Nguyễn Truyền Thanh được đề nghị giao lại cho quận Bình Thủy quản lý. Giai đoạn 2016 - 2020 tiến hành duy tu bảo dưỡng hàng năm. Giai đoạn sau năm 2020 đầu tư xây dựng tuyến theo tiêu chuẩn đường phố chính đô thị, lộ giới 30m.

* Đoạn 2: Từ đường Nguyễn Truyền Thanh đến cuối tuyến dài 16,1km. Giai đoạn 2016 - 2020 xây dựng đoạn nắn chỉnh tuyến từ phường Long Hòa (quận Bình Thủy) - xã Giai Xuân (huyện Phong Điền) với chiều dài 5,5km theo tiêu chuẩn đường cấp III, lộ giới 42m.

Tuyến mới có chiều dài 12,5km, có điểm đầu giao với đường Nguyễn Truyền Thanh đi theo hướng tuyến cũ đến phường Long Hòa, quận Bình Thủy, tuyến theo đoạn mở mới đến giao với tuyến cũ tại xã Giai Xuân, từ đây tuyến sẽ đi theo tuyến cũ kết thúc giao với ĐT.923. Giai đoạn 2016 - 2020 quy hoạch xây dựng toàn tuyến đạt cấp III, lộ giới 42m. Các cầu trên tuyến được xây dựng đạt tải trọng thiết kế HL-93.

Đoạn tuyến cong hiện hữu tiến hành duy tu sửa chữa, nâng cấp các cầu đảm bảo chiều rộng và tải trọng đồng bộ với cấp đường, giao về cho địa phương quản lý.

+ Đường tỉnh 919: Toàn tuyến dài 37,3km có điểm đầu tại giao QL80 và điểm cuối tại kênh Ranh (kênh số 4, huyện Phong Điền). Quy hoạch xây dựng như sau:

* Đoạn 1: Từ điểm đầu đến hết khu trung tâm hành chính huyện Vĩnh Thạnh dài 1,23km, đề nghị chuyển giao cho huyện Vĩnh Thạnh quản lý theo tiêu chuẩn đường đô thị.

* Đoạn 2: Từ giao ĐT 921 đến giao ĐT.922, dài 0,5km có lộ trình đi qua khu trung tâm thị trấn Cờ Đỏ - huyện Cờ Đỏ đề nghị chuyển giao cho huyện quản lý theo tiêu chuẩn đường đô thị.

* Phần còn lại dài 35,57km tiến hành duy tu và bảo dưỡng hàng năm.

* Giai đoạn 2016 - 2020: Đầu tư xây dựng tuyến tránh trung tâm thị trấn Cờ Đỏ, chiều dài tuyến đạt 4,7km, điểm đầu tại km13+554 và kết thúc tại km17+683 của đường ĐT.919. Tuyến có lộ trình đi vòng qua trung tâm thị trấn Cờ Đỏ về phía trái của ĐT.919, cách thị trấn trung bình 1,5km. Quy hoạch tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III kết cấu mặt bê tông nhựa rộng 11m, nền 12m, lộ giới 42m.

* Các cầu xây dựng mới phải đáp ứng tải trọng thiết kế HL-93.

+ Đường tỉnh 920: Theo quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ, dọc theo sông Hậu từ quận Ô Môn đến quận Thốt Nốtcác khu công nghiệp và các khu dịch vụ khác. Như vậy quy hoạch xây dựng tuyến đường tỉnh 920 ven sông Hậu từ Khu công nghiệp Trà Nóc - huyện Thốt Nốt khai thác và phát triển các khu công nghiệp, các trung tâm hành chính của quận Ô Môn, quận Thốt Nốt nói riêng và thành phố Cần Thơ nói chung.

Tuyến có lộ trình chạy dọc sông Hậu, nối quận Bình Thủy (QL.91) qua quận Ô Môn đến quận Thốt Nốt (nối vào QL.91). Tuyến chia thành nhiều đoạn:

* Đoạn 1 từ QL.91 đến Rạch Chôm: Qua KCN Trà Nóc dài khoảng 3,4 km đã có kết cấu mặt bê tông nhựa rộng 15m, chất lượng tốt.

* Đoạn 2 từ Rạch Chôm - nhà máy xi măng Hà Tiên 2 dài khoảng 1km, hiện đang thi công xây dựng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2015.

* Đoạn 3 từ nhà máy xi măng Hà Tiên 2 đến nhà máy Nhiệt điện Ô Môn dài 2,1km đã được tổng Công ty Điện lực Việt Nam đầu tư hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng.

* Đoạn 4 từ nhà máy nhiệt điện đến giao QL.91 dài 19,9km hiện là đường giao thông nông thôn địa phương.

Quy hoạch chung toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường đô thị - đường phố chính chủ yếu gồm 4 làn xe rộng 15m (3,75m x 2 làn x 2 hướng), dải phân cách ở giữa rộng 2m, lề đường rộng 13m (6,5m x 2), lộ giới 30m. Các cầu trên tuyến được xây dựng đạt tải trọng thiết kế HL-93. Giai đoạn đầu tư sau năm 2020.

+ Đường tỉnh 920B: Tuyến có lộ trình nằm hoàn toàn trên địa bàn của quận Ô Môn với chiều dài 6,2km, điểm đầu giao QL.91, điểm cuối giao ĐT.920 (quy hoạch). Giai đoạn 2016 - 2020 xây dựng tuyến theo tiêu chuẩn đường đô thị với kết cấu mặt đường bê tông nhựa, gồm 4 làn xe rộng 14m, dải phân cách ở giữa rộng 1,0; lề đường mỗi bên rộng 5,0m, nền đường rộng 25m. Hệ thống cầu trên tuyến đạt tải trọng thiết kế HL-93.

+ Đường tỉnh 920C: Tuyến có chiều dài 2,5km nối từ QL.91 - nối tiếp QL.91B đến khu vực nhà máy xi măng Hà Tiên 2. Tuyến có mặt bê tông nhựa rộng 7m, nền 12m, xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị. Quy hoạch đề xuất chuyển giao cho quận Ô Môn quản lý. Giai đoạn 2016 - 2020 tiến hành duy tu, bảo dưỡng hàng năm. Giai đoạn sau 2020 nâng cấp thành đường phố chính thứ yếu với lộ giới 30m.

+ Đường tỉnh 921: Tuyến dài 25,9km chạy theo kênh Thốt Nốt với điểm đầu giao QL.91 - đường vào cầu Thốt Nốt, điểm cuối tại thị trấn Cờ Đỏ. Quy hoạch xây dựng như sau:

* Chuyển cho địa phương quản lý hai đoạn (đoạn từ đầu tuyến đến cầu Trà Bay dài 0,75km và đoạn cuối tuyến dài 0,68 km đi qua thị trấn Cờ Đỏ) theo tiêu chuẩn đường đô thị.

* Giai đoạn 2016-2020: Do đoạn đầu tuyến có nhiều đường cong nhỏ không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đề xuất mở mới đoạn Thạnh Hòa - Trung An dài khoảng 7,7km theo tiêu chuẩn đường cấp III mặt nhựa rộng 7m, lộ giới 42m để nắn chỉnh hướng tuyến. Sau khi đoạn tuyến mới được đưa vào sử dụng, đoạn tuyến cong hiện hữu (11km) sẽ chuyển cho quận Thốt Nốt và huyện Cờ Đỏ quản lý và đầu tư đạt tiêu chuẩn tối thiểu là đường phố khu vực, kết cấu đường láng nhựa 4 làn xe rộng 14m, dải phân cách giữa rộng 1m, lề đường mỗi bên rộng 2,5m, nền đường rộng 20m.

* Giai đoạn sau năm 2020 nâng cấp đường vào trung tâm xã Thới Đông và hình thành trục đối ngoại kết nối với với đường Thạnh Hưng - Thạnh Phước của huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang. Toàn tuyến đồng bộ với tiêu chuẩn đường cấp III, lộ giới 42m.

Tuyến mới dài 28,1 km, điểm đầu giao với QL.91 đi theo lộ trình Thạnh Hòa - Trung An, sau đó đi theo lộ trình cũ đến thị trấn Cờ Đỏ, từ đây tuyến đi theo lộ trình đường vào trung tâm xã Thới Đông kết thúc tại ranh tỉnh Kiên Giang. Toàn tuyến quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cấp III, lộ giới 42m.

Các cầu trên tuyến được xây dựng đạt tải trọng thiết kế HL-93.

+ Đường tỉnh 922: Tuyến dài 22,5km có lộ trình nằm trên địa bàn quận Ô Môn, huyện Thới Lai và Cờ Đỏ, điểm đầu tuyến giao QL.91 - Ô Môn và kết thúc giao với ĐT.919 - thị trấn Cờ Đỏ.

Giai đoạn 2016 - 2020:

* Chuyển 0,6 km cuối tuyến từ cầu Kinh Ngang đến ĐT.919 cho huyện quản lý theo tiêu chuẩn đường đô thị; đoạn còn lại nâng cấp 3 cầu (Rạch Nhum, Rạch Tra và Vàm Nhon đạt tải trọng thiết kế HL-93) đảm bảo chiều rộng và tải trọng đồng bộ với cấp đường. Giai đoạn sau 2020 nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, mặt đường nhựa rộng 7m, nền 12m, lộ giới 42m.

* Xây dựng đoạn tuyến mới: Để rút ngắn thời gian đị lại từ huyện Thới Lai và Cờ Đỏ về trung tâm thành phố sẽ xây dựng mới tuyến nối QL.91B - Thới Lai với chiều dài dự kiến 11,5km với quy mô đường đô thị, lộ giới 42m. Khi tuyến này hình thành, đường từ Thới Lai đi về trung tâm thành phố sẽ giảm khoảng 6km. Điểm đầu giao với QL.91B tại vị trí cách cầu Xẻo Khế khoảng 100m tại phường Thới An Đông, quận Bình Thủy và điểm cuối là đường tránh thị trấn Thới Lai. Hệ thống cầu trên tuyến được xây dựng đạt tải trọng thiết kế HL-93.

+ Đường tỉnh 923: Toàn tuyến dài 26,7km, quy hoạch xây dựng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, mặt đường nhựa rộng 7m, nền 12m, lộ giới 42m. Hệ thống cầu trên tuyến được xây dựng đạt tải trọng thiết kế HL-93. Quy hoạch đầu tư xây dựng tuyến chia thành 3 đoạn:

* Đoạn 1: Từ cầu Cái Răng đến cầu Trà Niền dài 10,2km. Bảo dưỡng theo định kỳ.

* Đoạn 2: Từ cầu Trà Niền đến giao ĐT.926 dài 0,9 km, đề nghị chuyển giao cho huyện Phong Điền quản lý và xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị.

* Đoạn 3: Từ ĐT.926 đến điểm cuối giao với QL.91 dài 15,6km, giai đoạn 2016 - 2020 xây dựng tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, mặt đường nhựa rộng 7m, nền 12m, lộ giới 42m.

+ Đường tỉnh 926: Là tuyến đi qua thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, đoạn thuộc địa phận thành phố Cần Thơ dài 8,8km hiện có quy mô đường cấp V.

Giai đoạn 2016 - 2020 tiến hành bảo dưỡng định kỳ đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân và xây dựng mới cầu Tây Đô đạt tải trọng thiết kế HL-93. Giai đoạn sau năm 2020 nâng cấp và cải tạo tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, mặt đường nhựa rộng 7m, lộ giới 42m. Hệ thống cầu trên tuyến được xây dựng đồng bộ đạt tải trọng thiết kế HL-93.

+ Đường tỉnh 932: Đây là tuyến đường liên tỉnh, kết nối với tỉnh Hậu Giang, trên địa bàn thành phố Cần Thơ tuyến dài 5,6 km có hiện trạng tuyến đạt cấp V.

* Giai đoạn 2016 - 2020 tiến hành duy tu tuyến nhằm đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân và xây dựng một cầu qua sông Cần Thơ kết nối ĐT.932 với ĐT.923.

* Giai đoạn sau năm 2020 nâng cấp và cải tạo tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, mặt đường nhựa rộng 7m, lộ giới 42m. Hệ thống cầu trên tuyến được xây dựng đạt tải trọng thiết kế HL-93.

- Các tuyến đường tỉnh dự kiến (nâng cấp từ đường huyện và mở mới hoàn toàn)

+ Đường tỉnh 916 (nâng cấp từ đường huyện Kênh E)

Đây là trục dọc nối QL.80 qua xã Thạnh An, Thạnh Thắng (huyện Vĩnh Thạnh) đi thị trấn Núi Sập, tỉnh An Giang. Đoạn tuyến đi qua huyện Vĩnh Thạnh được nâng cấp từ đường Kênh E dài 11km.

* Giai đoạn 2016 – 2020 nâng cấp, kéo dài thêm 1,6 km từ giao QL.80 đến đường Lộ Tẻ - Rạch Sỏi. Quy hoạch toàn tuyến với chiều dài 12,6 km tiêu chuẩn đường cấp III - Lộ giới 42m.

* Giai đoạn 2021 - 2030 tiếp tục kéo dài thêm 11,6 km từ giao đường Lộ Tẻ - Rạch Sỏi đến ĐT.919 với tiêu chuẩn đường cấp III - Lộ giới 42m.

* Hệ thống cầu trên tuyến được xây dựng đạt tải trọng thiết kế HL-93.

+ Đường tỉnh 917B

Tuyến có lộ trình chạy men theo ranh thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Điểm đầu giao đường nối QL.91 - Nam Sông Hậu, điểm cuối giao với ĐT.919B. Toàn tuyến dài 22,4 km, quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp III, mặt đường nhựa rộng 11m, nền 12m, lộ giới 42m. Giai đoạn 2016 - 2020 tiến hành cắm mốc lộ giới. Giai đoạn sau 2020 tiến hành xây dựng toàn tuyến theo quy hoạch. Hệ thống cầu trên tuyến đạt tải trọng thiết kế HL-93.

+ Đường tỉnh 919B (tuyến kênh Thầy Ký - Ranh Hạt - Tám Ngàn)

Đây là tuyến trục dọc có lộ trình chạy men theo ranh thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang, đảm bảo giao lưu giữa thành phố Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Hậu Giang. Điểm đầu tuyến tại giao QL.80 và kết thúc tại giao ĐT.926 - tỉnh Hậu Giang, chiều dài tuyến khoảng 34,3km, đoạn nằm trên địa bàn thành phố Cần Thơ dài 32,4km:

* Đoạn 1 từ QL.80 - đường Đê bao: Dọc theo kênh Thầy Ký dài 3,3 km, hiện có kết cấu mặt đường nhựa rộng 3,5m, nền 5m.

* Đoạn 2 từ đường đê bao đến ĐT.926, đi dọc theo kênh Ranh Hạt, kênh Tám Ngàn đến điểm cuối dài khoảng 31km được mở mới hoàn toàn.

Quy hoạch toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, mặt đường nhựa rộng 11m, nền 12m, lộ giới 42m. Giai đoạn 2016 - 2020 tiến hành cắm mốc lộ giới. Giai đoạn 2021 - 2030 tiến hành xây dựng toàn tuyến theo quy hoạch. Hệ thống cầu trên tuyến đạt tải trọng thiết kế HL-93.

+ Đường tỉnh 921B (nâng cấp từ đường Thắng Lợi và đường Đê bao)

Tuyến dài 28,6km, điểm đầu giao với QL.91, điểm cuối giáp ranh Kiên Giang, được nâng cấp từ đường kênh Thắng Lợi và Đường Đê bao, quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp III, mặt đường nhựa rộng 11m, nền 12m, lộ giới 42m. Giai đoạn 2016 - 2020 tiến hành cắm mốc lộ giới. Giai đoạn sau 2020 tiến hành xây dựng toàn tuyến theo quy hoạch. Hệ thống cầu trên tuyến đạt tải trọng thiết kế HL-93.

+ Đường tỉnh 921C (nâng cấp từ đường vào trung tâm xã Thạnh Thắng)

Tuyến nối xã Thạnh Thắng, Thạnh An (huyện Vĩnh Thạnh - thành phố Cần Thơ) với hai tỉnh giáp ranh Kiên Giang và An Giang. Đoạn tuyến đi qua huyện Vĩnh Thạnh dài 11km, được nâng cấp từ đường vào trung tâm xã Thạnh Thắng.

Quy hoạch trong giai đoạn 2015 - 2020, hoàn thành việc xây dựng tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp V, mặt đường nhựa rộng 3,5m, nền 5m, đồng thời tiến hành cắm mốc lộ giới dành đất giai đoạn sau. Giai đoạn sau năm 2020 định hướng quy hoạch xây dựng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, lộ giới 42m. Hệ thống cầu trên tuyến đạt tải trọng thiết kế HL-93.

+ Đường tỉnh 921D

Tuyến có lộ trình chạy men theo kênh Thơm Rơm và kênh Lòng Ống. Điểm đầu giao đường nối QL.91 - Nam Sông Hậu, điểm cuối giao với ĐT.919B. Toàn tuyến dài 22,4km, quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp III, lộ giới 42m. Giai đoạn 2016 - 2020 tiến hành cắm mốc lộ giới. Giai đoạn sau 2020 tiến hành xây dựng toàn tuyến theo quy hoạch. Hệ thống cầu trên tuyến đạt tải trọng thiết kế HL-93.

+ Đường tỉnh 922B

Tuyến dài 21,4km (nâng cấp từ đường vào trung tâm xã Thới Hưng và đường huyện nối 02 xã Đông Hiệp - Đông Bình) điểm đầu giao với QL.91, điểm cuối giáp ranh Kiên Giang. Quy hoạch toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, mặt đường nhựa rộng 11m, nền 12m với lộ giới 42m. Giai đoạn 2016 - 2020 tiến hành cắm mốc lộ giới. Giai đoạn sau 2020 tiến hành xây dựng toàn tuyến theo quy hoạch. Hệ thống cầu trên tuyến đạt tải trọng thiết kế HL-93.

+ Đường tỉnh 922D

Đây là tuyến trục ngang từ ĐT.922 tại thị trấn Thới Lai chạy dọc theo kênh Bà Đầm đến ranh tỉnh Kiên Giang nối tiếp vào đường Công Bình - Hòa Hưng -Hòa Lợi tỉnh Kiên Giang. Tuyến được nâng cấp từ đường huyện Thới Lai - Trường Xuân A với tổng chiều dài tuyến 14,9km. Quy hoạch xây dựng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, lộ giới 42m. Giai đoạn 2016 - 2020 tiến hành cắm mốc lộ giới. Giai đoạn sau 2020 tiến hành xây dựng toàn tuyến theo quy hoạch. Hệ thống cầu trên tuyến đạt tải trọng thiết kế HL-93.

+ Đường tỉnh 922E

Đây cũng là tuyến trục ngang nối ĐT.922 tại thị trấn Thới Lai chạy dọc theo kênh Thị Đội nối tiếp vào đường Thạnh Hưng - Thạnh Lộc tỉnh Kiên Giang. Tuyến được nâng cấp từ đường huyện Thới Lai - Đông Bình với tổng chiều dài khoảng 14,5 km. Quy hoạch xây dựng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, lộ giới 42m. Giai đoạn 2016 - 2020 tiến hành cắm mốc lộ giới. Giai đoạn sau 2020 tiến hành xây dựng toàn tuyến theo quy hoạch. Hệ thống cầu trên tuyến đạt tải trọng thiết kế HL-93.

d) Quy hoạch hệ thống đường trục chính đô thị

Thực hiện quản lý và đầu tư xây dựng theo quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đối với 5 tuyến trục hiện hữu là trục Võ Văn Kiệt, trục Nguyễn Trãi, trục 30 tháng 4, Hòa Bình, trục Nguyễn Văn Cừ (hiện hữu), đường Nguyễn Đệ. Ngoài ra, một số trục chính đô thị có sự thay đổi về lộ trình, quy mô, cấp quản lý hoặc được đầu tư xây dựng mới sẽ có định hướng quy hoạch riêng như sau:

- Quốc Lộ 1 (từ phà Cần Thơ cũ đến vị trí nút giao IC4) với chiều dài 10,7m chuyển thành đường trục đô thị do thành phố quản lý (bao gồm các đường Trần Phú, Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Ba Tháng Hai). Giai đoạn 2015 - 2030 đề nghị tiến hành quản lý và bảo dưỡng theo định kỳ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

- Quốc lộ 91B: Giai đoạn 2015 - 2030 thực hiện đầu tư xây dựng theo Quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải và Quy hoạch xây dựng chung của thành phố, lộ giới 80m.

- Đường Nam Sông Hậu: Quy hoạch toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 2 làn xe. Đoạn tuyến đi qua địa bàn thành phố Cần Thơ nằm trong khu vực đô thị Nam Cần Thơ, do đó quy hoạch thực hiện xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị.

Quy hoạch cụ thể như sau:

- Giai đoạn 2015 - 2030 sẽ tiến hành đầu tư xây dựng hoàn thiện mặt cắt ngang theo quy mô khi hoàn thiện tuyến như sau: 3m (dải phân cách ở giữa) + 2x15m (phần xe chạy - 8 làn 3,75m) + 2x4,5m (dự trữ đất) + 2x11m (đường gom) + 2x8m (vỉa hè) = 80 m (lộ giới).

- Đường Nguyễn Văn Cừ: Nối dài 01 đoạn 9,4 km từ cuối tuyến tới khu vực xã Tân Thới, huyện Phong Điền. Đoạn tuyến nối dài đóng vai trò là trục chính đối ngoại đi qua địa bàn của xã Mỹ Khánh, thị trấn Phong Điền và xã Tân Thới. Quy hoạch đến 2030 toàn tuyến được xây dựng quy mô mặt bê tông nhựa 4 làn xe, dải phân cách 2m, vỉa hè 6x2m, lộ giới 34m, được triển khai như sau:

+ Giai đoạn 2016 - 2020: Tiến hành mở rộng đường Nguyễn Văn Cừ theo quy hoạch, xây mới đoạn đến xã Tân Thới với quy mô mặt bê tông nhựa 4 làn xe, dải phân cách 2m, vỉa hè 6x2m, lộ giới 34m và duy tu đoạn Nguyễn Văn Cừ (nối dài) hiện hữu.

+ Giai đoạn từ 2021 - 2030: Duy trì cấp kỹ thuật chỉ tiến hành duy tu, sửa chữa thường xuyên.

+ Hệ thống cầu trên tuyến được xây dựng đạt tải trọng thiết kế HL-93, kết cấu bê tông cốt thép. Đoạn 01 có chiều rộng cầu đạt 27m (10m x 2 + 2 + 2,25 x 2 + 0,25 x 2), đoạn 2 có chiều rộng cầu đạt 20m (7,5 x 2 + 2,25 x 2 + 0,25 x 2).

- Đường Võ Nguyên Giáp:

+ Đoạn 1 từ cầu Quang Trung đến giao QL.1A - nút giao IC3 dài 0,7km tiến hành duy tu bảo dưỡng hàng năm.

+ Đoạn 2 từ giao QL.1A đến ranh tỉnh Hậu Giang có lộ trình trùng đường Nam Sông Hậu với lộ giới chung là 80m và đóng vai trò là đường gom của tuyến mới.

+ Khi tuyến mới Nam Sông Hậu hoàn thành thì mặt cắt ngang đoạn từ cầu Quang Trung đến nút giao IC3 là 56m và đoạn còn lại có mặt cắt ngang 80m. Phía quận Ninh Kiều đường Quang Trung hiện hữu có mặt cắt ngang 40m. Đề xuất đầu tư xây dựng cầu Quang Trung 2 cạnh cầu Quang Trung hiện hữu có quy mô tương đương cầu hiện hữu.

- Đường và cầu Trần Hoàng Na: Đây là tuyến trục dọc nối đường Nguyễn Văn Cừ qua đường Ba Tháng Hai, Ba Mươi Tháng Tư, QL.1A và kết thúc tại đường nối QL.91 - Nam Sông Hậu. Tuyến dài 7,4km. Hiện trạng đã thi công đoạn từ đường Ba Mươi Tháng Tư đến đường Tầm Vu.

Quy hoạch xây dựng tuyến trong giai đoạn 2016 - 2020 theo tiêu chuẩn đường phố chính đô thị với quy mô mặt cắt ngang từ 20 - 28m. Hệ thống cầu trên tuyến đạt đạt tải trọng thiết kế HL-93.

- Đường Hẻm 91: Đây là tuyến trục ngang nối QL.91 (tại quận Bình Thủy) qua đường Võ Văn Kiệt, QL.91B, kéo dài đến đường ĐT.918 (Hương lộ 28 cũ tại xã Long Tuyền) kết nối với đường nối QL.91 - Nam Sông Hậu. Tuyến dài khoảng 5,3km, hiện trạng chỉ có 950m đường hẻm nhỏ.

Quy hoạch xây dựng tuyến trong giai đoạn 2016 - 2020 theo Quy hoạch chung đô thị phê duyệt chia thành 2 đoạn như sau:

+ Đoạn từ QL.91 đến đường Võ Văn Kiệt: Mặt đường rộng 21m, dải phân cách ở giữa rộng 2m, vỉa hè mỗi bên rộng 7,5m, lộ giới 40m, cầu trên tuyến đạt tải trọng thiết kế HL-93.

+ Đoạn từ đường Võ Văn Kiệt đến ĐT.918: Mặt đường rộng 32m, dải phân cách ở giữa rộng 2m, vỉa hè mỗi bên rộng 8m, lộ giới 50m, cầu trên tuyến đạt đạt tải trọng thiết kế HL-93.

- Đường Huỳnh Phan Hộ: Đây là tuyến trục ngang nối QL.91 tại quận Bình Thủy, giao với đường Võ Văn Kiệt, điểm cuối kết thúc tại đường nối QL.91- Nam Sông Hậu. Tuyến dài khoảng 6,4km, hiện trạng chỉ có 1,01 km đường bê tông nhựa, mặt rộng 10m, nền rộng 20m.

Quy hoạch xây dựng tuyến trong giai đoạn 2016 - 2020 theo Quy hoạch chung đô thị phê duyệt gồm phần xe chạy rộng 32m, dải phân cách giữa rộng 2m, vỉa hè mỗi bên rộng 8,0m, lộ giới 51m, cầu trên tuyến đạt tải trọng thiết kế HL-93.

- Đường Vành đai Sân bay: Tuyến dài 5,4km có điểm đầu giao với QL.91 (Lê Hồng Phong), điểm cuối giao với QL.91B, quy hoạch theo tiêu chuẩn đường đô thị với quy mô nền đường rộng 34m (mặt đường rộng 2 x 11,5m, giải phân cách giữa rộng 2m và vỉa hè rộng 2x4,5m), chia làm 2 đoạn:

+ Đoạn từ QL.91 đến đường Võ Văn Kiệt dài 2,16km được đầu tư xây dựng hoàn thành trong năm 2015;

+ Đoạn từ đường Võ Văn Kiệt đến QL.91B dài 3,24km thực hiện đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2016 - 2020.

- Đường nối QL.91 - Nam Sông Hậu: Đây là dự án có tầm quan trọng đặc biệt trong giai đoạn phát triển thành phố Cần Thơ. Khi dự án hoàn thành sẽ hình thành trục đường vành đai chính của thành phố, nối liền cảng Cái Cui với QL.91. Hình thành mối liên hệ vận tải chính giữa trung tâm thành phố với các quận, huyện. Đồng thời, đây sẽ là đòn bẩy thúc đẩy nhanh sự phát triển các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của thành phố Cần Thơ.

+ Điểm đầu tại giao với QL.91, ĐT.922 tại quận Ô Môn, tuyến đi qua ngã tư sông tại Thới Bình và Bình Hòa, tiếp đến nối với các điểm khống chế trong quy hoạch chi tiết hai bên đường Nguyễn Văn Cừ nối dài và khu đô thị An Bình - Mỹ Khánh, sau khi qua sông Cần Thơ, tuyến giao với đường Cần Thơ - Vị Thanh và đi trùng 1 đoạn với tuyến này đến nút giao với QL.1A (nút giao IC4). Đoạn cuối tuyến tuân theo các điểm khống chế của khu quy hoạch đô thị mới Nam Sông Cần Thơ. Tổng chiều dài tuyến dự kiến khoảng 30,1km. Dự kiến tuyến được xây dựng theo quy mô đường phố chính đô thị (mặt cắt: 2x8m (vỉa hè) + 2x15,5m (phần xe chạy - 8 làn 3,75m) + 33m (đất dự trữ, dải phân cách giữa) = 80m. Phần cầu gồm 2 bên cầu, chiều rộng mỗi bên 18m.

- Đường nối QL.91 với đường Lộ Tẻ - Rạch Sỏi: Tuyến cùng với QL.91, đường nối QL.91 - Nam Sông Hậu sẽ tạo thành trục dọc xuyên suốt chiều dài của thành phố. Tuyến đóng vai trò là trục xương sống, có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của thành phố Cần Thơ. Tuyến đóng vai trò là đường vành đai, tránh khu trung tâm và khu công nghiệp quận Thốt Nốt, rút ngắn thời gian đi lại về trung tâm thành phố và Cảng Hàng không Quốc tế Cần Thơ. Điểm đầu tuyến từ QL.80 chạy dọc theo hướng Đông - Nam và kết thúc tại giao QL.91. Chiều dài tuyến đạt 15,3km.

+ Quy hoạch xây dựng tuyến theo quy mô đường phố chính đô thị, mặt cắt: 2x8m (vỉa hè) + 2x15,5m (phần xe chạy - 8 làn 3,75m) + 33m (đất dự trữ, dải phân cách giữa) = 80m. Phần cầu gồm 2 bên cầu, chiều rộng mỗi bên 18m, đạt tải trọng thiết kế HL-93. Dự kiến xây dựng tuyến trong giai đoạn 2020 - 2030. Lộ trình tuyến có 1 đoạn cuối tuyến đi trùng với đường ô tô vào trung tâm xã Vĩnh Bình.

đ) Hệ thống đường trục chính trong KCN Hưng Phú

- Đường Phú An - Thạnh Mỹ: Đề xuất xây dựng theo quy hoạch chung xây dựng của thành phố (lộ giới 50m), hệ thống cầu, cống bê tông cốt thép đạt tải trọng thiết kế HL-93.

- Đường trục 1A: Đây là tuyến trục ngang thuộc khu công nghiệp Hưng Phú, từ cầu cảng sông Hậu đến đường nối QL.91 - Nam Sông Hậu với tổng chiều dài khoảng 4,0km.

+ Đoạn từ cầu cảng Sông Hậu đến đường Nam Sông Hậu dài 1,33km, hiện có kết cấu mặt bê tông nhựa đạt quy mô đường phố nội bộ (2,5m lề + 2x8m mặt + 2,5m lề).

+ Đoạn từ đường Nam Sông Hậu đến đường nối QL.91 - Nam Sông Hậu, hiện chưa có. Từ nay đến 2020 đầu tư xây dựng mới đạt quy mô đường phố nội bộ (2,5m lề + 2x8m mặt + 2,5m lề).

- Đường trục 2B: Đây là tuyến trục ngang thuộc khu công nghiệp Hưng Phú, từ cầu cảng sông Hậu đến đường nối QL.91 - Nam Sông Hậu với tổng chiều dài khoảng 3,5km.

+ Đoạn từ cầu cảng Sông Hậu đến đường Nam Sông Hậu dài 1,25km đã có hiện trạng đạt quy mô đường phố nội bộ (2,5m lề + 2x8m mặt + 2,5m lề).

Đoạn từ đường Nam Sông Hậu đến đường nối QL.91 - Nam Sông Hậu (đường vào cảng Cái Cui). Giai đoạn 2016 - 2020 sẽ đầu tư xây dựng mới có quy mô như đoạn đầu.

- Đường trục dọc khu công nghiệp Hưng Phú: Đây là tuyến trục dọc khu công nghiệp Hưng Phú, tuyến nối QL.1A mới vào cầu Cần Thơ, chạy song song phía Tây Nam đường Nam Sông Hậu, tổng chiều dài tuyến khoảng 8,0km, hiện chưa có tuyến.

Quy mô của tuyến là đường phố chính cấp thứ yếu theo quy hoạch chung đô thị phê duyệt (lộ giới 60m). Giai 2016 - 2020 mở 4km đoạn từ đường vào cầu Cần Thơ. Giai đoạn 2021 - 2030 xây dựng tiếp đoạn còn lại.

e) Hệ thống đường giao thông nội thị do phường quản lý

Là hệ thống đường thuộc khu nội thị của các quận, thị trấn. Định hướng trong thời gian tới cần đầu tư nhựa hóa và xây dựng vỉa hè, trồng cây xanh, xây dựng hệ thống chiếu sáng và dải phân cách, trong đó cần phối hợp đồng bộ với các ngành khác như điện, nước để tạo thành hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, phát triển bền vững. Giai đoạn 2016 - 2020 cần đạt 100% kết cấu mặt đường nhựa.

g) Hệ thống đường giao thông nông thôn

- Hệ thống đường huyện

Trong giai đoạn 2016 - 2020, đầu tư nâng cấp 100% các tuyến đường huyện hiện hữu đạt tiêu chuẩn cấp IV, mặt rộng 7m, nền 9m, đất bảo trì đường mỗi bên 1,0m, hành lang an toàn mỗi bên 9,0m, lộ giới 30m.

Ngoài các tuyến hiện hữu, sẽ tiến hành mở mới một số tuyến đường huyện chính yếu trên địa bàn các huyện nhằm đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt là khu vực nông thôn theo Quy hoạch giao thông nông thôn của từng địa phương. Các tuyến mở mới sẽ kết nối với các tuyến hiện hữu tạo thành hệ thống giao thông liên hoàn của các huyện, góp phần tạo ra mạng lưới thông thông suốt từ huyện đến các trung tâm các xã, đảm bảo đi lại nhanh chóng, thuận tiện. Riêng khu vực 5 quận nội thành sẽ tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông theo quy hoạch giao thông đô thị. Những đoạn đi qua khu vực thị trấn, quy hoạch khu dân cư cần có sự điều chỉnh tuyến hoặc xây dựng mới phù hợp.

- Hệ thống đường xã

Các tuyến đường xã ngoài khu vực đô thị, thị tứ định hướng quy hoạch tối thiểu đạt cấp VI, mặt rộng 3,5m, nền 6,5m, đất bảo trì đường mỗi bên 1m, hành lang bảo vệ đường mỗi bên 4m, dự kiến số km đường xã sẽ gia tăng 10-15% so với hiện nay. Giai đoạn 2016 - 2020 đạt cứng hóa 100% phù hợp với tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Riêng những đoạn tuyến nằm trong khu vực thị trấn hoặc quy hoạch khu dân cư sẽ được xây dựng theo quy hoạch của địa phương.

h) Quy hoạch công trình cầu

Phần lớn đáp ứng được nhu cầu giao thông với kết cấu bê tông cốt thép. Tuy vậy, trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện vẫn còn một số cầu có kết cấu dàn thép, dầm thép đã sử dụng lâu năm cần đầu tư xây mới để đảm bảo khai thác được đồng bộ. Ngoài hệ thống cầu xây mới trên các tuyến đường tỉnh và đường huyện giai đoạn 2016 - 2030 cùng với sự tăng trưởng mạnh về kinh tế, nhu cầu giao lưu đi lại của người dân, nhất là những khu vực đô thị sẽ tăng cao. Quy hoạch đề xuất xây dựng thêm 5 cầu mới:

- Cầu Xóm Chài: Nối khu vực phường Hưng Phú với phường Tân An.

- Cầu Quang Trung 2: Được xây dựng ngay bên cạnh cầu Quang Trung hiện hữu nhằm chia sẽ và giải tỏa bớt áp lực cho cầu Quang Trung hiện nay đã quá tải.

- Cầu Trần Hoàng Na: Nối từ cuối đường Trần Hoàng Na qua sông Cần Thơ sang khu vực phường Hưng Thạnh.

- Cầu Nhơn Nghĩa: Giai đoạn đến năm 2020 xây dựng cầu kết nối đường tỉnh 932 với 923.

- Cầu Tân Lộc: Nối từ khu vực phường Thuận Hưng sang cù lao Tân Lộc.

2. Quy hoạch cơ sở hạ tầng đường bộ

Tiến hành xây dựng và cải tạo 15 bến xe trên địa bàn thành phố Cần Thơ nhằm đáp ứng nhu cầu đậu đỗ của các phương tiện giao thông vận tải. (Chi tiết giai đoạn đầu tư cũng như quy mô của các bến xe tại Phụ lục 1).

3. Định hướng Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt

a) Đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ

Cập nhật theo Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trên địa bàn thành phố Cần Thơ có tuyến đường sắt từ thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ - Cà Mau, nghiên cứu đoạn kết nối với tuyến Cần Thơ - An Giang.

b) Đường sắt đô thị thành phố Cần Thơ

- Thành phố Cần Thơ là đô thị trung tâm của vùng ĐBSCL vì vậy đường sắt đô thị được xác định là trục xương sống của giao thông công cộng. Giai đoạn sau năm 2030 nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt đô thị có lộ trình từ Bến xe Ô Môn, theo QL.91 đến khu công nghiệp Trà Nóc, qua Lê Hồng Phong, dọc theo Cách Mạng tháng Tám, qua bến xe Cần Thơ vào trung tâm Cần Thơ, theo Trần Hưng Đạo, Lý Tự Trọng, công viên Lưu Hữu Phước, từ đây tuyến chia làm 2 nhánh:

+ Nhánh 1: Qua cầu Quang Trung, đến khu đô thị phía Nam Cần Thơ và kết thúc tại cảng Cái Cui.

+ Nhánh 2: Theo đường 30 tháng 4, QL.1A và kết thúc tại nút giao với QL.1A mới.

Chiều dài đoạn phía bắc là từ Bến xe Ô Môn đến công viên Lưu Hữu Phước là 22,2km. Chiều dài nhánh 1 là 9,3km, nhánh 2 là 7,3km.

4. Định hướng Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường biển

Cập nhật theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng Đường thủy nội địa khu vực phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030:

a) Luồng sông Hậu qua cửa Định An

Là tuyến chính cho tàu biển vào ĐBSCL đi đến các cảng trên sông Hậu, theo sông Vàm Nao đi Campuchia và đi đến các cảng trên hệ thống sông Tiền.

Trong giai đoạn trước năm 2020 tập trung hoàn thiện luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố, nạo vét duy tu luồng Định An - sông Hậu cho tàu 5.000 - 10.000 DWT (giảm tải, lợi dụng thủy triều) hàng hải.

b) Kết cấu hạ tầng đường biển

Cụm cảng biển trung tâm đầu mối Cần Thơ là cụm cảng đầu mối thương mại hàng hải chính của toàn khu vực đồng bằng Cửu Long, bao gồm 3 khu Hoàng Diệu, Trà Nóc và Cái Cui với các khu bến tổng hợp và chuyên dùng (chủ yếu cho xăng dầu, khí hoá lỏng và các bến phục vụ cho các cơ sở công nghiệp dịch vụ nằm ven sông).

- Khu bến tổng hợp Hoàng Diệu: Giai đoạn 2016 - 2020, Củng cố nâng cấp khu bến hiện có, chủ yếu làm hàng tổng hợp, container cho tàu đến 10.000 DWT. Công suất khai thác khoảng 3 - 3,5 triệu tấn/năm.

Sắp xếp, di dời các bến chuyên dùng tại khu Bình Thủy, chỉ để lại bến kết hợp phục vụ quốc phòng - an ninh và đóng sửa tàu thật cần thiết.

- Khu bến tổng hợp Cái Cui: Giai đoạn 2016 - 2020, nâng cấp hạ tầng có thể tiếp nhận tàu đến 20.000 DWT. Công suất bến đạt 6,0 - 7,0 triệu T/năm. Ngoài cảng tổng hợp, tại khu vực còn có các cảng chuyên dùng tiếp nhận, cung ứng xăng dầu, nguyên vật liệu và sản phẩm đặc thù cho các cơ sở sản xuất, chế biến thuộc khu công nghiệp.

- Khu bến tổng hợp Trà Nóc: Gồm bến tổng hợp, chuyên dùng phục vụ các cơ sở công nghiệp, dịch vụ ven sông, tiếp nhận tàu 5.000-10.000 DWT. Giai đoạn 2016 - 2020 công suất khai thác khoảng 2,5-3,0 triệu tấn/năm.

5. Quy hoạch phát triển mạng lưới đường thủy nội địa

- Đảm nhận vận tải hàng hóa khối lượng lớn phục vụ các nhà máy, các khu công nghiệp dọc bờ sông trong thành phố Cần Thơ và trong khu vực ĐBSCL. Vận chuyển hành khách du lịch; kết hợp chặt chẽ phát triển giao thông với thủy lợi, kiểm soát lũ, phát triển mạng lưới đô thị, điểm dân cư nông thôn.

- Trong giai đoạn 2016 - 2020

+ Trên cơ sở khảo sát về tình trạng bồi lắng và sạt lở của các tuyến đường thủy nội địa do thành phố quản lý giai đoạn đầu đảm bảo khai thác vận tải phù hợp với thông số kỹ thuật luồng cửa sông trong điều kiện hiện trạng, về lâu dài, cải tạo, chỉnh trị các luồng cửa sông đảm bảo có độ sâu chạy tàu tương đồng với cấp kỹ thuật của luồng tàu trong sông; tiến tới xây dựng hoàn chỉnh hệ thống luồng cửa sông đáp ứng nhu cầu vận tải ven biển.

- Trong giai đoạn 2021 - 2030

+ Mở rộng phạm vi quản lý ĐTNĐ, phấn đấu đưa tất cả các tuyến có nhu cầu vận tải vào quản lý. Hoàn thành nâng cấp các tuyến vận tải thủy chính của Thành phố đảm bảo chạy tàu an toàn 24/24h.

Thành phố Cần Thơ sẽ tiến hành nâng cấp bến tàu Ô môn và xây dựng mới 2 cảng khách và 6 bến tàu tại các Quận (huyện) trong thành phố (chi tiết Phụ lục 2).

6. Định hướng Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường hàng không

Cập nhật theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030:

Thành phố Cần Thơ được mở rộng, phát triển nhiều mặt để trở thành trung tâm vùng ĐBSCL. Tại đây sẽ phát triển các trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, sân bay, bến cảng tương ứng với yêu cầu phát triển của cả khu vực.

Nâng cấp Cảng Hàng không Quốc tế Cần Thơ để có thể đón nhận các loại máy bay lớn đạt tiêu chuẩn cấp hạng sân bay 4E theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp II.

- Đến 2020: Đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp II, đảm bảo phục vụ 24/24 giờ loại máy bay B777 hoặc tương đương. Công suất cảng 2 triệu hành khách/năm và 100.000 tấn hàng hóa/năm.

- Đến 2030: Đầu tư mở rộng cơ sở phục vụ hành khách, hàng hóa tại Cảng Hàng không Quốc tế Cần Thơ, đáp ứng công suất 5 triệu HK/năm và 400.000 - 500.000 tấn HH/năm. Tăng cường trang thiết bị dẫn đường đáp ứng tiêu chuẩn CAT - II của ICAO.

- Mở thêm các tuyến bay Quốc tế như Cần Thơ - Siêm Riệp hoặc Phnompenh (Campuchia) và Cần Thơ - Hàn Quốc và tăng cường các chuyến bay nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

7. Định hướng phát triển giao thông đô thị

Phát triển giao thông đô thị của thành phố Cần Thơ thỏa mãn các yếu tố:

- Bảo đảm được yêu cầu kết nối các tuyến nội ô và đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của hành khách và chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý.

- Giảm ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông.

- Hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng của môi trường và cảnh quan của thành phố.

- Phối hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển giao thông và quy hoạch phát triển đô thị của thành phố Cần Thơ.

- Giao thông đô thị Cần Thơ phải được quy hoạch riêng phù hợp với quy hoạch xây dựng chung.

- Đảm bảo được yêu cầu kết nối các tuyến nội ô và đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của hành khách với chất lượng ngày càng cao và giá thành hợp lý.

- Hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng của môi trường và cảnh quan của thành phố.

Giai đoạn 2016 - 2020:

+ Tập trung xây dựng và hoàn thiện các trục vành đai, hướng tâm, nâng cấp các tuyến đường ở trung tâm quận, huyện đúng tiêu chuẩn đường đô thị, mở mới các tuyến đường đô thị. Mật độ đường ô tô toàn thành phố đạt 2 - 2,5km/km2.

+ Các tuyến giao thông trục chính (tuyến buýt nhanh, trục đường đô thị liên quận) phải được quy hoạch với quy mô đủ lớn cho tương lai.

+ Giao thông tĩnh phải được chú trọng dành quỹ đất ngay trong giai đoạn này. Quy hoạch và xây dựng các bãi đậu xe, dừng xe trong nội ô để phục vụ phương tiện chở khách du lịch đến thành phố Cần Thơ.

+ Về vận tải cần hướng tới là giao thông công cộng với các phương thức hiệu quả gồm xe buýt, xe buýt nhanh sao cho đáp ứng tỷ lệ từ 20% - 35% nhu cầu đi lại tại các quận.

Giai đoạn 2021 - 2030:

+ Tiếp tục đầu tư xây dựng các tuyến trục nhánh nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

+ Xây dựng các bãi đậu xe, dừng xe trong nội ô nhằm đáp ứng nhu cầu đậu đỗ của các phương tiện.

+ Nghiên cứu xây dựng các trục vận tải hành khách khối lượng lớn (Buýt nhanh, đường sắt đô thị) làm trục xương sống cho vận tải hành khách công cộng nội thị sao cho đáp ứng tỷ lệ từ 35% - 45% nhu cầu đi lại tại các quận.

8. Quy hoạch phát triển luồng tuyến vận tải

a) Phát triển vận tải hành khách cố định liên tỉnh

Theo Quyết định số 2288/QĐ-BGTVT ngày 26/06/2015 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2020. Giai đoạn 2016 - 2020: Mở thêm 15 tuyến nâng tổng số tuyến cố định khai thác trên địa bàn thành phố Cần Thơ lên 113 tuyến.

b) Phát triển vận tải GTCC bằng xe buýt

- Các tuyến hiện hữu:

+ Giai đoạn 2016 - 2020

+ Các tuyến nội thành: Gồm 5 tuyến giữ nguyên lộ trình, đầu tư thêm phương tiện mới.

+ Các tuyến lân cận: điều chỉnh lộ trình 3 tuyến đi Vĩnh Long từ cầu Cần Thơ theo QL.1A, cầu Hưng Lợi - Bến xe 91B nhằm giảm sự trùng lắp tuyến như sau:

* Tuyến Cần Thơ - Vĩnh Long: Từ Bến xe Hùng Vương - QL.91B - Bệnh viện đa khoa Trung ương - cầu Hưng Lợi - QL.1A.

+ Tuyến Cần Thơ - Vũng Liêm: Từ BX Hùng Vương - Nguyễn Trãi - Hòa Bình - 30/4- Quang Trung - QL.1A.

* Tuyến Cần Thơ - Bình Tân: Từ BX Hùng Vương - Trần Hưng Đạo - Lý Tự Trọng - Ba mươi Tháng tư - Quang Trung - QL.1A.

- Đối với các tuyến mở mới:

+ Mở mới 5 tuyến phục vụ trong phạm vi thành phố Cần Thơ gồm: Tuyến nội ô trung tâm sân bay Cần Thơ - Khu đô thị Nam Cần Thơ; 02 tuyến nối kết khu đô thị trung tâm đến các đô thị vệ tinh như: Tuyến Cần Thơ - Phong Điền, Cần Thơ - Giai Xuân - Phong Điền; 02 tuyến nối kết giữa các đô thị vệ tinh như tuyến Thốt Nốt - Cờ Đỏ và Phong Điền - Ô Môn.

+ Mở mới 02 tuyến nối kết khu đô thị trung tâm đến các thành phố lân cận nhằm phục vụ nhu cầu thiết thực của người dân gồm: tuyến Cần Thơ - Đại Ngãi và tuyến Cần Thơ - Sóc Trăng.

+ Giai đoạn 2016 - 2020

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ trên các tuyến hiện có. Cùng với việc hình thành những khu đô thị, KCN và những tuyến đường giao thông mới (theo định hướng của những quy hoạch ngành liên quan), tiến hành đầu tư mở mới thêm 5 tuyến nội thành và 4 tuyến lân cận, nâng tổng số tuyến trên toàn mạng là 24 tuyến với tổng chiều dài là 813,2km. Trong 5 tuyến nội thành có 1 tuyến hoạt động trong khu vực nội đô thành phố là tuyến sân bay-vòng thành phố-sân bay, tuyến này được đề xuất hoạt động theo hình thức trợ giá.

Về cơ sở hạ tầng, tiếp tục xây dựng những điểm dừng nhà chờ trên tuyến, tăng cường công tác quản lý, giám sát việc dừng đỗ đúng nơi quy định. Điều này rất quan trọng, vì sẽ tạo ra được thói quen lên, xuống đúng điểm dừng của người dân, góp phần hạn chế và dừng hẳn việc dừng đỗ những nơi trái quy định, từ đó sẽ chấm dứt việc phóng nhanh vượt ẩu, tranh giành khách của những phương tiện. Ngoài ra, trong giai đoạn này cũng sẽ bước đầu hình thành và xây dựng trạm trung chuyển xe buýt tại Ô Môn và thị trấn Phong Điền.

+ Quy hoạch đề xuất mở mới các tuyến:

* Các tuyến nội thành: Tuyến Vĩnh Thạnh - Trường Long - Phong Điền; tuyến Nam Cần Thơ - Ô Môn; tuyến Sân bay - vòng thành phố - sân bay; tuyến Phong Điền - Cờ Đỏ và tuyến Chợ Giai Xuân - trung tâm thành phố Cần Thơ;

* Các tuyến lân cận: Tuyến Bến xe Cần Thơ - Vị Thanh (kéo dài của tuyến Cần Thơ - Cái Tắc); tuyến Thới Lai - Vị Thanh; tuyến Cờ Đỏ - Giồng Riềng và tuyến Thới Lai - Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang).

+ Giai đoạn 2021 - 2030

Một hệ thống VTHKCC hoàn chỉnh sẽ gồm nhiều loại hình vận tải và sẽ được xây dựng theo từng thời kỳ, phù hợp với khả năng tài chính và nhu cầu đi lại của người dân. Trong tương lai, khi mạng lưới xe buýt của thành phố Cần Thơ có thể quá tải và cần phải có một hệ thống vận tải khác có sức chở lớn hơn thay thế và BRT là một sự lựa chọn tối ưu nhất khi hệ thống đường sắt đô thị chưa đi vào hoạt động. Vì vậy, ngay từ bây giờ, hoạt động của hệ thống xe buýt và BRT ở thành phố Cần Thơ cũng phải được xem xét tính toán trong tổng thể hệ thống giao thông công cộng nhằm đảm bảo phát triển GTCC một cách đồng bộ trên cơ sở phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội và bảo vệ môi trường.

Qua nghiên cứu các đặc điểm giao thông của thành phố Cần Thơ, từ đó có những tiêu chuẩn hệ thống để lựa chọn tuyến thí điểm BRT. Đầu tiên có thể triển khai thí điểm tuyến BRT trên đường QL.91B để kết nối từ khu đô thị Nam Cần Thơ đến khu đô thị mới Ô Môn. Sau đó đúc kết kinh nghiệm và nhân rộng mô hình này trên địa bàn thành phố. Lúc này các tuyến BRT được xem như là những tuyến trục GTCC chính để hành khách có thể tiếp cận dễ dàng cũng như trung chuyển thuận tiện từ các tuyến buýt khác.

c) Định hướng phát triển vận tải thủy nội địa

Do ưu điểm nổi bất là tính cơ động, chất lượng phục vụ cao mà loại hình này ngày càng phát triển nhất là trong các khu vực nội thị. Theo định hướng phát triển các doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ này ngày càng đầu tư phương tiện để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Song song với việc phát triển phương tiện là nhu cầu về bãi đỗ của taxi. Trong thời gian tới, thành phố cần thực hiện các giải pháp xây dựng và quản lý loại hình dịch vụ này nhằm chống ùn tắc và đảm bảo ATGT.

d) Định hướng phát triển vận tải thủy nội địa

Cập nhật theo Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Một số tuyến vận tải thủy nội địa như sau cần được chú trọng đầu tư để phát triển:

- Các tuyến vận tải Quốc gia

+ Tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương

* Hướng tuyến và cự ly:

i. Toàn tuyến dài 320,8 km qua các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và thành phố Hồ Chí Minh.

ii. Hướng tuyến từ cảng Sài Gòn qua rạch Ông Lớn, kênh Cây Khô, sông Cần Giuộc, kênh Nước Mặn, sông Vàm Cỏ, rạch Lá, kênh Rạch Lá, kênh Chợ Gạo, rạch Kỳ Hôn, sông Tiền, rạch Sa Đéc, kênh Lấp Vò, sông Hậu, kênh Rạch Sỏi, kênh Tắc Rạch Giá, kênh Rạch Giá - Hà Tiên, kênh Ba Hòn ra biển Tây thuộc Kiên Giang.

* Quy mô đầu tư:

Đây là một trong hai tuyến đường thủy chính của ĐBSCL mới được đầu tư cải tạo nâng cấp đồng bộ bằng nguồn vốn vay ODA của ngân hàng Thế giới (WB) đạt tiêu chuẩn cấp III-ĐTNĐ.

+ Tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau

* Hướng và cự ly:

i. Toàn tuyến dài 336 km đi qua các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau.

ii. Hướng tuyến từ cảng Sài Gòn đến sông Tiền trùng với trục dọc trung tâm 1 (thành phố Hồ Chí Minh đi Ba Hòn) nói trên, từ sông Tiền qua kênh Chợ Lách, sông Cổ Chiên, sông Măng Thít, kênh Măng Thít, rạch Trà Ôn, rạch Cần Thơ, kênh Xà No, rạch Cái Nhất, rạch Cái Tư, kênh Tắc Cây Tràm, rạch Ngã Ba Đình, kênh Trẹm - Cạnh Đền, sông Trẹm, sông Ông Đốc, sông Tắc Thủ, sông Ghềnh Hào, kênh Bảy Hạp, sông Bảy Hạp, kênh Tắc Năm Căn đến sông Cửa Lớn (Năm Căn).

* Quy mô đầu tư:

i. Toàn tuyến mới được cải tạo nâng cấp một cách đồng bộ bằng nguồn vốn vay ODA của WB, đạt tiêu chuẩn cấp III-ĐTNĐ với chuẩn tắc luồng tàu tương tự như tuyến trục (thành phố HCM đi Kiên Lương). Riêng đoạn kéo dài từ Cà Mau đến Năm Căn và một số đoạn hạn chế trên tuyến, chuẩn tắc luồng có B = 22m, H = 2,5m, Rmin = 150 m.

ii. Đến năm 2020, ngoài yêu cầu cải tạo nâng cấp đoạn tuyến kênh yết hầu Chợ Gạo (đoạn chung tuyến với trục dọc trung tâm 1) đã nói trên. Cần xây dựng lại, nâng tĩnh không thông thuyền của một số cầu trên đoạn tuyến kéo dài từ Cà Mau đi Năm Căn (hiện tại cầu Thới Bình tĩnh không 4m, khẩu độ 14m; cầu Năm Căn tĩnh không 2,9m, khẩu độ 20m) cho đồng bộ với yêu cầu của tuyến ĐTNĐ cấp III (tĩnh không > 7m, khẩu độ > 30m).

+ Tuyến Rạch Ô Môn - Kênh Thị Đội - Kênh Thốt Nốt - Sông Cái Bé

* Hướng và cự ly

Đây là tuyến vận tải thủy Quốc gia nối sông Hậu đến sông Cái Bé dài 47,5km, bao gồm gạch Ô Môn, kênh Thị Đội Ô Môn và kênh Thốt Nốt.

* Quy mô đầu tư

Quy hoạch toàn tuyến đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III - đường thủy nội địa (ĐTNĐ). Các cầu đi qua tuyến phải đảm bảo tĩnh không ≥ 7m và khổ thông thuyền ≥ 30m.

- Các tuyến vận tải địa phương

+ Để tận dụng đặc điểm tự nhiên của vùng sông nước, phát huy thế mạnh cạnh tranh của loại hình vận tải khối lượng lớn. Tiến hành nạo vét các tuyến sông kênh có khả năng khai thác vận tải lớn do thành phố và các quận (huyện) quản lý để hình thành các tuyến vận tải khu vực nhằm thu gom hàng hóa, nông sản phẩm của các địa phương đến các đầu mới giao thông đường thủy có khả năng kết nối với mạng lưới vận tải quốc gia đồng thời cung cấp các nguyên vật liệu, phân bón,… đến những khu vực vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu của người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.

+ Tiến hành lập Quy hoạch chi tiết mạng lưới đường thủy nội địa và hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn thành phố để phân cấp kỹ thuật và tổ chức quản lý, khai thác theo quy định.

9. Nguồn vốn thực hiện

Tổng vốn đầu tư phát triển Hệ thống giao thông vận tải do thành phố Cần Thơ quản lý theo Quy hoạch đến năm 2030 ước tính khoảng 38.798,5 tỷ đồng. Kinh phí ước bao gồm vốn đầu tư mạng lưới mạng lưới đường bộ, đường thủy, bến bãi do thành phố quản lý.

- Giai đoạn 2015-2020: cần khoảng 9.226,5 tỷ đồng, trung bình mỗi năm 1.537,7 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2021-2030: cần khoảng 29.572,0 tỷ đồng, trung bình mỗi năm 2.957,2 tỷ đồng.

(Chi tiết Phụ lục số 03)

10. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư

(Chi tiết Phụ lục số 04)

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về tổ chức

a) Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án để sớm đưa vào khai thác sử dụng;

b) Phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện để làm tốt công tác quản lý nhà nước về chuyên ngành và triển khai các dự án trên địa bàn;

c) Tập trung quyết liệt việc thực hiện các Nghị quyết.

2. Giải pháp về nguồn nhân lực

a) Trang bị và củng cố kiến thức cho đội ngũ cán bộ viên chức qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng;

b) Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, trình độ và năng lực để thực hiện tốt những công việc được phân công;

c) Áp dụng chính sách ưu đãi trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;

d) Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho lực lượng cán bộ chuyên ngành;

đ) Bố trí và sử dụng hợp lý lực lượng kỹ sư mới ra trường, xây dựng chính sách khuyến khích sáng tạo, chăm lo phát triển nhân tài. Hỗ trợ kỹ thuật cho các quận, huyện trong việc lập kế hoạch xây dựng, bảo trì, sửa chữa và quản lý hệ thống đường giao thông địa phương.

3. Giải pháp về đầu tư - cơ sở vật chất kỹ thuật

a) Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để xử lý các vấn đề kỹ thuật xuất phát từ điều kiện địa chất thủy văn phức tạp nhằm làm giảm giá thành xây dựng và nâng cao chất lượng công trình;

b) Nghiên cứu những công nghệ xây dựng công trình giao thông ứng dụng kết cấu mới, vật liệu mới, các công nghệ xử lý nền, công nghệ quản lý, bảo trì, khai thác có hiệu quả công trình giao thông;

c) Đầu tư theo thứ tự ưu tiên để khắc phục vấn đề nguồn vốn có hạn;

d) Quan tâm hơn nữa vấn đề duy tu và bảo dưỡng thường xuyên hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông.

4. Giải pháp về nguồn vốn

Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện quy hoạch này.

a) Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn thành phố;

b) Huy động tối đa nguồn lực tại địa phương để tổ chức triển khai quy hoạch như kêu gọi các DN, các nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP;

c) Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể;

d) Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư;

đ) Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng: vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn;

e) Đối với giao thông nông thôn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm để tranh thủ nguồn lực trong dân và các tổ chức, doanh nghiệp;

g) Tranh thủ nguồn vốn trái phiếu, nguồn vốn ODA, các loại vốn vay, huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức;

h) Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch

1. Sau khi Điều chỉnh quy hoạch được phê duyệt, Sở Giao thông vận tải tổ chức công bố theo quy định.

2. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch bằng kế hoạch 5 năm, hàng năm của ngành để thực hiện quy hoạch có hiệu quả và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Hàng năm có báo cáo đánh giá việc thực hiện quy hoạch, trường hợp cần bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, Sở Giao thông vận tải phối hợp với các sở, ngành và địa phương có liên quan trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.

3. Tổ chức rà soát, lập các Quy hoạch chuyên ngành phù hợp với với Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Cần Thơ đến năm 2030 theo quy định.

4. Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Tâm

 

PHỤ LỤC SỐ 01

QUY HOẠCH CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐƯỜNG BỘ
(Kèm theo Quyết định số 3522/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

STT

Phân theo quận

Loại

DT (m2)

Phân kỳ đầu tư (tỷ.đ)

Ghi chú

2016-2020

2021-2030

I

Bến xe liên tỉnh

 

269.100

1.350

800

 

1

BXK Nam Cần Thơ

1

147.000

1.000

 

 

2

BXK Ô Môn

3

5.100

300

 

 

3

BXK Cờ Đỏ

4

17.000

 

50

 

4

BXK Thốt Nốt

3

50.000

 

400

 

5

BXK Ba Láng

4

50.000

50

350

 

II

Bến xe buýt

 

88.600

400

50

 

1

Bến xe buýt 91B

1

12.000

Duy tu

Bến trung tâm

2

Bến xe buýt Mỹ Khánh

5

3.000

50

 

 

3

Bến xe buýt Sân bay

3

15.000

50

 

 

4

Bến xe buýt Cái Cui

4

15.000

 

50

 

5

Bến xe buýt Thốt Nốt

5

4.000

50

 

 

6

Bến xe buýt Phong Điền

4

11.000

50

 

 

7

Bến xe buýt Vĩnh Thạnh

4

4.900

50

 

 

8

Bến xe buýt Thạnh An

4

6.500

50

 

 

9

Bến xe buýt phía Đông

5

6.100

50

 

 

10

Bến xe buýt phía Tây

5

7100

50

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 02

QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẢNG - BẾN THỦY NỘI ĐỊA
(Kèm theo Quyết định số 3522/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

STT

CẢNG - BẾN TÀU

Hiện trạng

Quy hoạch (cấp)

Cấp

L (m)

2016-2020

2021-2030

1

Cảng tổng hợp Cần Thơ

Phà Cần Thơ cũ

Bến

Cảng

2

Bến tàu sông Cần Thơ

 

Chưa có

 

Bến

3

Bến tàu Ô Môn

Bến

Kè 100m

Bến

 

4

Cảng Thốt Nốt

Hoàn thành GĐ1

IV

 

5

Bến tàu Cái Răng

 

Chưa có

 

Bến

6

Bến tàu Vĩnh Thạnh

 

Chưa có

 

Bến

7

Bến tàu Cờ Đỏ

 

Chưa có

 

Bến

8

Bến tàu Phong Điền

 

Chưa có

 

Bến

 

PHỤ LỤC SỐ 03

TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ CHO CSHT-GTVT TP. CẦN THƠ
(Kèm theo Quyết định số 3522/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

Đơn vị: tỷ đồng

STT

HẠNG MỤC

Từ
2016-2020

Trung bình
1 năm

2021-2030

Trung bình
1 năm

Tổng

I

Đường bộ

8.621,5

1.436,9

29.172,0

2.917,2

37.793,5

1

Mạng lưới đường tỉnh

2.266,4

377,7

2.938,5

293,9

5.204,9

2

Trục chính đô thị

963,4

160,6

22.736,2

2.273,6

23.699,6

3

Mạng lưới đường huyện

801,4

133,6

843,6

84,4

1.645,0

4

Mạng lưới đường đô thị

369,8

61,6

369,8

37,0

739,6

5

Mạng lưới đường xã

122,0

20,3

137,2

13,7

259,1

6

Hệ thống cầu

3.576,6

596,1

1.296,7

129,7

4.873,4

7

Hệ thống bến xe

1.750,0

291,7

850,0

85,0

2.600,0

II

Đường thủy

605,0

100,8

400,0

40,0

1.005,0

1

Hệ thống bến - cảng nội địa

605,0

100,8

400,0

66,7

1.005,0

 

Tổng cộng

9.226,5

1.537,7

29.572,0

2.957,2

38.798,5

 

PHỤ LỤC SỐ 04

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 3522/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

I

ĐƯỜNG TỈNH

IV

BẾN BÃI

1

ĐT.917

1

Bến xe Nam Cần Thơ

2

ĐT.918

2

Cảng Du lịch Ninh Kiều

3

ĐT.920

3

Bến xe buýt Sân bay

4

ĐT.921

4

Bến xe Phong Điền

5

ĐT.922

5

Bến xe Thốt Nốt

6

ĐT.923

6

Bến tàu Cái Răng

II

TRỤC CHÍNH ĐÔ THỊ

7

Bến tàu Phong Điền

1

Đường Nguyễn Văn Cừ

8

Bến xe Vĩnh Thạnh

2

Đường Huỳnh Phan Hộ

9

Bến tàu Vĩnh Thạnh

3

Trục hẻm 91

10

Bến xe Cờ Đỏ

4

QL.91

11

Bến tàu Cờ Đỏ

5

QL.91 - Nam Sông Hậu

12

Bến tàu Thốt Nốt

6

Đường Vành đai Sân bay

V

VTHKCC (XE BUÝT)

7

Cầu Quang Trung 2

1

Sân bay CT - KĐT Nam Cần Thơ

8

Cầu Trần Hoàng Na

2

Cần Thơ - Phong Điền

III

ĐƯỜNG HUYỆN

3

Thốt Nốt - Cờ Đỏ

1

Đường vào TT xã Thạnh Lợi

4

Phong Điền - Ô Môn

2

Đường vào TT xã Thạnh Lộc

5

Cần Thơ - Sóc Trăng

3

Đường vào TT xã Vĩnh Bình

6

Cần Thơ - Giai Xuân - Phong Điền

4

ĐH.Thới Thuận - Thạnh Lộc

7

Vĩnh Thạnh - Trường Long - P. Điền

5

ĐH.Định Môn - Trường Thành

8

Nam Cần Thơ - Ô Môn

6

Đường vào Viện lúa ĐBSCL

9

Sân bay - Vòng TP - Sân bay

7

Đường Viện lúa - Tân Thành

10

Phong Điền - Cờ Đỏ

8

Đường vào TT xã Thới Đông

11

Chợ Giai Xuân - Cần Thơ

9

Đường vào TT xã Thới Xuân

12

Cần Thơ - Vị Thanh

10

Đường vào TT xã Thới Hưng

13

Thới Lai - Vị Thanh

11

ĐH. Sỹ Cuông

14

Cờ Đỏ - Giồng Riềng

12

ĐH. Kênh Thơm Rơm

15

Thới Lai - Giồng Riềng

13

ĐH. Kênh Mới