Quyết định 35/2017/QĐ-UBND về Quy định nguồn kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo Quyết định 50/2014/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Bình Định
Số hiệu: | 35/2017/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Định | Người ký: | Hồ Quốc Dũng |
Ngày ban hành: | 14/07/2017 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, Tài chính, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2017/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 14 tháng 7 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH NGUỒN KINH PHÍ ĐỂ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI NÔNG HỘ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 50/2014/QĐ-TTG NGÀY 04/9/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Điểm a, Khoản 1, Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về cơ chế tài chính thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 67/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định nguồn kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bình Định
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định nguồn kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bình Định;
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 7 năm 2017.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
NGUỒN KINH PHÍ ĐỂ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI NÔNG HỘ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 50/2014/QĐ-TTG NGÀY 04/9/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số 35/2017/QĐ-UBND ngày 14/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định)
Điều 1. Quy định chung
1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, chính sách hỗ trợ đối với hộ chăn nuôi, chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển phối giống nhân tạo gia súc, kinh phí hỗ trợ và nguyên tắc áp dụng hỗ trợ thực hiện theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020;
2. Tiêu chuẩn chất lượng, mức hỗ trợ, đơn giá, định mức liều tinh, vật tư phối giống nhân tạo lợn, bò; Hỗ trợ mua con giống; Xây dựng công trình khí sinh học, đệm lót sinh học; Đào tạo, tập huấn về phối giống nhân tạo gia súc; Loại bình và mức hỗ trợ bình chứa Nitơ lỏng cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2020 (kèm theo phụ lục).
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Ngân sách Trung ương hỗ trợ 50%;
2. Ngân sách địa phương hỗ trợ 50% còn lại và được phân chia theo tỷ lệ như sau:
a) Đối với thành phố Quy Nhơn: Ngân sách thành phố tự đảm bảo 100%;
b) Đối với 03 huyện miền núi (An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh): Ngân sách tỉnh đảm bảo;
c) Đối với 02 huyện trung du (Hoài Ân, Tây Sơn): Ngân sách tỉnh chi 70%, ngân sách huyện chi 30%;
d) Các huyện, thị xã còn lại: Ngân sách tỉnh chi 50%, ngân sách các huyện, thị xã chi 50%.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
b) Trên cơ sở kế hoạch do các huyện, thị xã, thành phố lập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra về số lượng, kinh phí cần hỗ trợ cho các địa phương; phối hợp với Sở Tài chính xem xét thẩm tra, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trước tháng 9 hàng năm để triển khai thực hiện.
c) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chỉ định và công bố danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, vật tư chăn nuôi đủ điều kiện cung cấp con giống, tinh dịch và vật tư chăn nuôi.
2. Sở Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện chính sách hỗ trợ phù hợp với nguồn ngân sách tỉnh.
b) Hướng dẫn cơ chế tài chính, thanh quyết toán chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ của tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức điều tra, rà soát, thống kê hộ chăn nuôi thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ theo quy định, tổng hợp xây dựng kế hoạch nhu cầu kinh phí hỗ trợ hàng năm trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước tháng 8 của năm trước liền kề;
b) Chịu trách nhiệm quản lý, cấp phát và thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, đúng đối tượng; Tổ chức nghiệm thu, thanh lý các hạng mục hỗ trợ trên địa bàn theo quy định; công khai danh sách các đối tượng được hưởng hỗ trợ đến từng xã, thôn; thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách tại địa phương;
c) Bố trí đầy đủ nguồn kinh phí (phần chi nếu có) để thực hiện chính sách;
d) Tổng hợp báo cáo định kỳ 6 tháng một lần kết quả thực hiện chính sách về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
PHỤ LỤC
ĐỊNH MỨC, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VÀ MỨC HỖ TRỢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI NÔNG HỘ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 50/2014/QĐ-TTG NGÀY 04/9/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2015-2020
(Kèm theo Quyết định số 35/2017/QĐ-UBND ngày 14/7/2017 của 14/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định)
I. Tiêu chuẩn chất lượng, mức hỗ trợ và đơn giá liều tinh phối giống nhân tạo lợn
1. Tiêu chuẩn chất lượng liều tinh
a) Loại tinh: Tinh lỏng sản xuất từ lợn đực giống đã được ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh giám định, bình tuyển đạt tiêu chuẩn chất lượng.
b) Thể tích một liều tinh: Không nhỏ hơn 30ml để phối cho nái nội, không nhỏ hơn 50ml để phối cho nái lai và không nhỏ hơn 80ml để phối cho nái ngoại;
2. Mức hỗ trợ
a) Hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh cho các hộ chăn nuôi để thực hiện phối giống nhân tạo cho lợn nái;
b) Mức hỗ trợ không quá 02 liều tinh cho một lần phối giống và không quá 05 liều tinh cho một lợn nái/năm.
3. Đơn giá
Theo giá thực tế tại thời điểm xây dựng kế hoạch do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo.
II. Tiêu chuẩn chất lượng, mức hỗ trợ, đơn giá và định mức vật tư phối giống nhân tạo bò
1. Tiêu chuẩn chất lượng liều tinh:
Loại tinh: Tinh đông lạnh cọng rạ, sản xuất trong nước và ngoài nước của các giống bò thịt và bò sữa;
2. Định mức hỗ trợ vật tư phối giống nhân tạo
a) Liều tinh: 2,0 liều/bò thịt/năm và 4,0 liều/bò sữa/năm.
b) Dụng cụ phối giống (găng tay, dẫn tinh quản): 2,0 bộ/ bò thịt/năm và 4,0 bộ/bò sữa/năm.
c) Nitơ lỏng: 1,0 lít/bò phối giống có chửa.
d) Súng bắn tinh: 01 cái/Dẫn tinh viên, thời gian sử dụng 5 năm.
3. Mức hỗ trợ
Hỗ trợ 100% kinh phí vật tư phối giống nhân tạo (tinh đông lạnh và nitơ lỏng, găng tay, dẫn tinh quản) cho các hộ chăn nuôi để phối giống cho bò cái sinh sản;
4. Đơn giá
Theo giá trúng thầu phê duyệt hàng năm.
III. Tiêu chuẩn chất lượng con giống, số lượng và mức hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi mua con giống
1. Lợn đực giống
a) Tiêu chuẩn chất lượng con giống
Giống lợn siêu nạc; từ 6 tháng tuổi trở lên; trọng lượng từ 90 kg trở lên; phẩm cấp giống từ bố mẹ trở lên, có nguồn gốc và lý lịch rõ ràng, được mua từ các cơ sở giống.
b) Mức hỗ trợ
Hỗ trợ một lần bằng 50% giá trị con giống, mức hỗ trợ tối đa là 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/con lợn đực giống từ 06 tháng tuổi trở lên, mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 03 con lợn đực giống.
2. Bò đực giống
a) Tiêu chuẩn chất lượng con giống
Bò lai hướng thịt có tỷ lệ máu lai từ 75 % trở lên; từ 12 tháng tuổi trở lên, trọng lượng từ 200 kg trở lên; có lý lịch rõ ràng (nếu mua từ cơ sở giống) hoặc có nguồn gốc rõ ràng (nếu tuyển chọn mua từ các hộ chăn nuôi bò ở địa phương), được ngành nông nghiệp cấp huyện thẩm định;
b) Mức hỗ trợ
- Hỗ trợ một lần bằng 50% giá trị con giống, mức hỗ trợ tối đa là 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng)/con, mỗi hộ chỉ được hỗ trợ 01 con bò đực giống;
- Số lượng bò đực giống được hỗ trợ theo địa giới hành chính xã; cứ khoảng 50 con bò cái trên 18 tháng tuổi thì được hỗ trợ 01 con bò đực giống và số lượng bò đực giống được hỗ trợ tăng dần tương ứng với số lượng bò cái của từng xã. Thanh lý bò đực giống sau khi nghiệm thu đủ 100 con bê lai ra đời.
3. Gà, vịt giống bố mẹ hậu bị
a) Tiêu chuẩn chất lượng con giống
Gà, vịt giống hậu bị bố mẹ trên 8 tuần tuổi (hướng thịt và hướng trứng) được sản xuất từ cơ sở giống gia cầm đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 19 Pháp lệnh Giống vật nuôi; chất lượng đạt Tiêu chuẩn cơ sở công bố theo quy định hiện hành; có đầy đủ thông tin về tên dòng, giống ông bà tạo ra đàn bố mẹ này.
b) Mức hỗ trợ
Hỗ trợ một lần bằng 50% giá trị con giống, mức hỗ trợ tối đa là 50.000 đồng (năm mươi nghìn đồng)/con, mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 200 con gà hoặc 200 con vịt giống bố mẹ hậu bị.
IV. Tiêu chuẩn và mức hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi xây dựng công trình khí sinh học, làm đệm lót sinh học
1. Công trình khí sinh học
a) Tiêu chuẩn công trình khí sinh học
Thể tích: Từ 9m3 trở lên;
b) Mức hỗ trợ
Hỗ trợ một lần bằng 50% giá trị xây công trình. Mức hỗ trợ tối đa 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/1 công trình/1 hộ.
2. Công trình đệm lót sinh học
a) Tiêu chuẩn công trình đệm lót sinh học
- Sử dụng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường chăn nuôi trong danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
- Diện tích chuồng nuôi tối thiểu đối với lợn là 20 m2;
- Diện tích chuồng nuôi tối thiểu đối với gia cầm là 50 m2;
b) Mức hỗ trợ
Hỗ trợ một lần bằng 50% giá trị làm đệm lót sinh học xử lý chất thải chăn nuôi. Mức hỗ trợ tối đa là 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/1 công trình/1 hộ.
c) Đơn giá
Theo giá thực tế tại thời điểm xây dựng kế hoạch do Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo.
V. Số lượng, định mức chi và mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc
1. Số lượng người được đào tạo, tập huấn:
a) Mỗi xã, phường, thị trấn có chăn nuôi bò, có từ 1 đến 2 dẫn tinh viên phối giống bò hoạt động.
b) Mỗi thôn có chăn nuôi lợn, có 1 dẫn tinh viên phối giống nhân tạo lợn.
2. Đơn vị được chỉ định đào tạo, tập huấn kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc: theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Mức hỗ trợ
a) Đối với đào tạo kỹ thuật phối giống nhân tạo bò: Hỗ trợ một lần 100% kinh phí đào tạo cho các cá nhân về kỹ thuật phối giống nhân tạo bò. Mức hỗ trợ không quá 6.000.000 đồng (sáu triệu đồng)/1 người.
b) Đối với tập huấn kỹ thuật phối giống nhân tạo lợn: Hỗ trợ một lần 100% kinh phí tập huấn cho các cá nhân về kỹ thuật phối giống nhân tạo lợn. Mức hỗ trợ không quá 600.000 đồng (sáu trăm nghìn đồng)/1 người.
VI. Loại bình và mức hỗ trợ bình chứa Nitơ lỏng cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc
1. Loại bình: Có thể tích từ 3,0 đến 3,7 lít.
2. Mức hỗ trợ
Hỗ trợ một lần 100% giá trị bình chứa nitơ lỏng. Mức hỗ trợ tối đa là 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/1 bình/1 người.
Nghị quyết 67/2017/NQ-HĐND về Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Ban hành: 08/12/2017 | Cập nhật: 16/10/2018
Nghị quyết 67/2017/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất tại xã nghèo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do ngân sách tỉnh đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020 Ban hành: 08/12/2017 | Cập nhật: 13/06/2018
Nghị quyết 67/2017/NQ-HĐND về bổ sung Điều 1, Nghị quyết 16/2016/NQ-HĐND quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La Ban hành: 08/12/2017 | Cập nhật: 19/01/2018
Nghị quyết 67/2017/NQ-HĐND quy định nguồn kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo Quyết định 50/2014/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 14/07/2017 | Cập nhật: 08/08/2017
Nghị quyết 67/2017/NQ-HĐND quy định chế độ hỗ trợ công chức, viên chức, người lao động làm việc ở Trung tâm hành chính công tỉnh và cấp huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 12/07/2017 | Cập nhật: 07/09/2017
Nghị quyết 67/2017/NQ-HĐND quy định về lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 07/07/2017 | Cập nhật: 03/08/2017
Thông tư 205/2015/TT-BTC về cơ chế tài chính thực hiện Quyết định 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/09/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 Ban hành: 23/12/2015 | Cập nhật: 05/01/2016
Thông tư 09/2015/TT-BNNPTNT Hướng dẫn thực hiện điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 Ban hành: 03/03/2015 | Cập nhật: 11/03/2015
Quyết định 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 Ban hành: 04/09/2014 | Cập nhật: 05/09/2014