Quyết định 35/2008/QĐ-UBND sửa đổi Đề án thực hiện Chuẩn Quốc gia về y tế xã tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 - 2010 kèm theo Quyết định 43/2005/QĐ-UB
Số hiệu: 35/2008/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Nguyễn Xuân Đường
Ngày ban hành: 20/06/2008 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 35/2008/QĐ-UBND

Vinh, ngày 20 tháng 6 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN THỰC HIỆN CHUẨN QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2005 - 2010, BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 43/2005/QĐ-UB NGÀY 25 THÁNG 3 NĂM 2005 CỦA UBND TỈNH NGHỆ AN

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 - 2010;

Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Đầu tư xây dựng Trạm y tế xã thuộc vùng khó khăn giai đoạn 2008 - 2010;

Căn cứ Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn;

Căn cứ Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002 của Bộ Y tế về chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế Nghệ An tại Tờ trình số 925/TTr-SYT-KH ngày 28 tháng 5 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa tên gọi của Đề án thực hiện Chuẩn Quốc gia về y tế xã tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 - 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 43/2005/QĐ.UB ngày 25 tháng 3 năm 2005 của UBND tỉnh thành: Đề án thực hiện Chuẩn Quốc gia về y tế xã tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005 - 2015;

1. Khoản 1, phần II, Mục tiêu: Triển khai thực hiện Chuẩn Quốc gia về y tế xã (CQGVYTX) đến tất cả xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh; phấn đấu đến năm 2010 toàn tỉnh đạt 75%, đến năm 2015 toàn tỉnh đạt 100% số xã đạt CQGVYTX.

2. Khoản 5, mục II, phần II, Nhiệm vụ: Hàng năm Ban chỉ đạo CQGVYTX của ngành Y tế tổ chức thẩm định các xã mới; thẩm định một số xã đã đạt chuẩn các năm trước và trình UBND tỉnh công nhận xã đạt CQGVYTX, nếu xã đã đạt chuẩn nhưng lần thẩm định này không đạt điểm cao hơn lần trước sẽ đề nghị UBND tỉnh xoá tên trong danh sách xã đạt CQGVYTX.

3. Khoản 1, mục III, phần II, Chỉ tiêu kế hoạch xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế:

Phân vùng địa lý

Số xã, phường, thị trấn

Tỷ lệ xã đã đạt Chuẩn đến năm 2007

Tỷ lệ xã đạt Chuẩn đến năm 2010

Tỷ lệ xã đạt Chuẩn đến năm 2013

Tỷ lệ xã đạt Chuẩn đến năm 2015

Toàn Tính

476

46%

75%

90%

100%

Trong đó:

- Thành phố, thị xã

27

85%

100%

100%

100%

- Huyện đồng bằng

234

56%

90%

100%

100%

- Huyện miền núi

215

30%

55%

80%

100%

(Chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho từng huyện, thành, thị xã xem Phụ lục số 2)

4. Thay thế các phụ lục ban hành kèm theo Đề án Chuẩn Quốc gia về y tế xã tại Quyết định số 43/2005/QĐ.UB ngày 25 tháng 3 năm 2005 của UBND tỉnh Nghệ An bằng các phụ lục sau đây:

- Phụ lục 01: Danh sách Trạm Y tế xã đã và chưa được đầu tư xây dựng;

- Phụ lục 02: Chỉ tiêu kế hoạch xã đạt Chuẩn Quốc gia về y tế cho các huyện, thành, thị xã;

- Phụ lục 03: Trang thiết bị, dụng cụ y tế cho Trạm Y tế;

- Phụ lục 04: Bảng tính toán nhu cầu ngân sách về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các Trạm Y tế xây dựng CQGVYTX đến năm 2010 và 2015;

- Phụ lục 05: Phân kỳ đầu tư về kinh phí Xây dựng cơ bản;

- Phụ lục 06: Nhu cầu đào tạo cán bộ Trạm Y tế và nhân viên y tế thôn bản.

Điều 2. Giao Giám đốc các Sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Xây dựng; Các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố Vinh triển khai thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Xây dựng; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Vinh căn cứ Quyết định thi hành. /.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Đường

 

PHỤ LỤC 01:

DANH SÁCH TRẠM Y TẾ XÃ ĐÃ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ CHƯA ĐƯỢC ĐTXD
Ban hành kèm theo Quyết định số: 35/2008/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2008 của UBND tỉnh Nghệ An.

Số TT

Tên huyện

Tổng số Trạm Y tế

Số TYT XDCB từ PPIU

Trong đó:

Số trạm y tế được XDCB từ các nguồn khác

Số Trạm chưa có Nhà trạm (Phường, xã, thị trấn mới thành lập)

Nhà cấp 3

Nhà lắp ghép

Nhà cấp 4

1

Kỳ Sơn

21

17

10

07

 

4

 

2

Tương Dương

22

16

13

03

 

5

1 (Xiêng My)

3

Con Cuông

13

09

08

01

 

4

 

4

Quê Phong

14

09

07

02

 

5

 

5

Quỳ Châu

12

10

08

02

 

1

1 (Thị trấn)

6

Quỳ Họp

21

19

19

 

 

2

 

7

Nghĩa Đàn

32

30

30

 

 

2

 

8

Anh Sơn

20

17

10

 

07

3

 

9

Tân Kỳ

22

16

16

 

 

6

 

10

Thanh Chương

38

29

29

 

 

9

 

11

Đô Lương

33

29

29

 

 

3

1 (Giang Sơn Tây)

12

Yên Thành

38

34

34

 

 

3

1 (Hùng Thành)

13

Diên Châu

39

37

37

 

 

2

 

14

Quỳnh Lưu

43

39

39

 

 

4

 

15

Nam Đàn

24

16

16

 

 

8

 

16

Hưng Nguyên

23

20

20

 

 

3

 

17

Nghi Lộc

34

28

28

 

 

6 (nhà cấp 3)

 

18

TX. Cửa Lò

07

02

02

 

 

5

 

19

TP. Vinh

20

 

 

 

 

18(nhà cấp 3)

2 (P. Quán Bàu và P. Hưng Phúc

 

Tổng cộng:

476

377

355

15

07

93 (có 24 nhà cấp 3)

6

- Trong tổng số 476 xã:

+ Có 377 Trạm Y tế được xây dựng cải tạo và nâng cấp từ nguồn vốn của dự án Hỗ trợ y tế Quốc gia (PPIU);

+ Có 93 xã có Trạm y tế được xây dựng từ các nguồn khác như: Chương trình xoá xã trắng, Chương trình 10 - 80, Chương trình 135, Viện trợ EED (NGOs – Cộng hoà Pháp),... Riêng thành phố Vinh trích từ nguồn 1% ngân sách địa phương cho xây dựng Trạm y tế phường, xã;

+ Có 01 Trạm Y tế Thị trấn huyện Quỳ Châu chưa được đầu tư xây dựng, hiện nay Trạm đang làm việc lồng ghép với trụ sở UBND thị trấn và 5 xã, phường mới thành lập chưa có Trạm Y tế.

 

PHỤ LỤC 02:

CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ CHO CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ VINH
Ban hành kèm theo Quyết định số: 35/2008/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2008 của UBND tỉnh Nghệ An.

Tên huyện

Tổng số xã, phường, thị trân (xã)

Xã đã đạt chuẩn đến năm 2007

Xã đạt chuẩn đến năm 2010

Xã đạt chuẩn đến năm 2013

Xã đạt chuẩn đến năm 2015

Số xã

Tỷ lệ (%)

Số xã

Tỷ lệ (%)

Số xã

Tỷ lệ (%)

Số xã

Tỷ lệ (%)

Chỉ tiêu toàn Tỉnh

476

219

46,0

359

75,0

439

90,0

476

100

Các huyện M. núi

215

65

30,2

121

55,5

177

80,0

215

100

Trong đó: Kỳ Sơn

21

0

0,0

6

28,6

15

71,4

21

100

Tương Dương

22

1

4,5

6

27,3

15

68,1

22

100

Quế Phong

14

2

14,3

6

42,9

10

71,4

14

100

Quỳ Châu

12

2

16,7

6

50,0

9

75,0

12

100

Con Cuông

13

2

15,4

10

76,9

11

84,6

13

100

Quỳ Hợp

21

5

23,8

10

47,6

15

71,4

21

100

Tân Kỳ

22

7

31,8

12

54,5

15

68,1

22

100

Anh Sơn

20

14

70,0

16

80,0

15

75,0

20

100

Nghĩa Đàn

32

10

31,3

22

68,8

27

84,4

32

100

Thanh Chương

38

22

57,9

27

71,1

32

84,2

38

100

Các huyện Đ. bằng

234

131

56,0

211

90,0

234

100

234

100

Trong đó: Quỳnh Lưu

43

16

37,2

37

86,0

43

100

43

100

Yên Thành

38

14

36,8

34

89,5

37

100

38

100

Diễn Châu

39

25

64,1

35

89,7

39

100

39

100

Nghi Lộc

34

24

70,6

31

91,2

34

100

34

100

Hưng Nguyên

23

14

60,9

21

91,3

23

100

23

100

Nam Đàn

24

13

54,2

22

91,7

24

100

24

100

Đô Luơng

33

25

75,8

30

90,9

33

100

33

100

Thành phố, thị xã

27

23

85,2

27

100

27

100

27

100

Trong đó

Thành phố Vinh

 

20

 

17

 

85,0

 

20

 

100

 

20

 

100

 

20

 

100

Thị xã Cửa Lò

7

6

85,7

7

100

7

100

7

100

 

PHỤ LỤC 03:

TRANG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ Y TẾ CHO TRẠM Y TẾ XÃ
Ban hành kèm theo Quyết định số: 35/2008/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2008 của UBND tỉnh Nghệ An.

Ngoài những thiết bị, dụng cụ y tế thông thường đã có ở Trạm y tế xã (Bộ dụng cụ y tế cơ bản, dụng cụ Sản khoa, túi đẻ sạch, túi y tế thôn bản...), căn cứ vào Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/2/2003 của Bộ Y tế về ban hành Danh mục trang thiết bị y tế cho các tuyến thì các Trạm Y tế hiện nay còn thiếu một số danh mục thiết bị cơ bản sau:

1. Bộ dụng cụ khám 3 chuyên khoa: Tai - Mũi - Họng, Răng - Hàm - Mặt, Mắt

2. Bộ dụng cụ về sơ chế, bảo quản thuốc đông y: Chảo sao thuốc, Cân thuốc, Tủ thuốc và hộp đựng thuốc đông y, Dao cầu, Thuyền tán, Kim châm cứu, Đèn hồng ngoại, Tranh Châm cứu, Bộ giác.

3. Thiết bị và dụng cụ tiệt khuẩn: Nồi hấp, Tủ sấy.

4. Trang thiết bị để thực hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ: Loa đài, Micro, Đầu chiếu VIDEO, Bộ dụng cụ nghe, nhìn...)

5. Tại Trạm Y tế có bác sỹ làm việc cần có:

- Máy khí dung

- Kính hiển vi

- Một số máy xét nghiệm đơn giản như:

*/ Máy siêu âm xách tay,

*/ Máy huyết học bán tự động,

*/ Máy sinh hoá nước tiểu,

*/ Máy điện tim 1 cần,

*/ Bình Ô xy.

 

PHỤ LỤC 04:

BẢNG TÍNH TOÁN NHU CẦU NGÂN SÁCH ĐẦU TƯ VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CHO CÁC TRẠM Y TẾ XÂY DỰNG CHUẨN QUỐC GIA
Ban hành kèm theo Quyết định số: 35/2008/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2008 của UBND tỉnh Nghệ An.

A. XÂY DỰNG CƠ BẢN:

I. Những Trạm y tế xã đã được xây dựng từ dự án Hỗ trợ y tế Quốc gia

Số lượng: 377 xã

Quy mô: Nhà cấp 3, diện tích thiết kế; Trong đó:

- 214 Trạm Y tế có diện tích 70m2/ 90 m2 chuẩn

- 163 Trạm Y tế có diện tích 85.5m2/ 90 m2 chuẩn (kể cả 15 nhà lắp ghép).

1. Khối nhà chính: Do đã được xây dựng từ năm 2000 nên đến nay nhiều Trạm đã hư hỏng, xuống cấp nên cần cải tạo, nâng cấp 50%:

(50% x 377 xã) x 50.000.000 đ/ Trạm = 9.425.000.000 đ

2. Khối công trình phụ trợ, gồm: Phòng Trạm trưởng, phòng làm việc và giao ban chuyên môn của Trạm, kho, nhà bếp bệnh nhân, nhà xe, bờ rào, vườn Thuốc nam, … Khối này theo dự tính có diện tích khoảng 40 m2

- Khối này có 40% là công trình cấp 4 cũ trước đây còn lại cần cải tạo để đưa vào sử dụng: (40% x 377 xã x 40 m2) x 1.000.000 đ/m2 = 6.032.000.000 đồng

- 60% khối này phải xây mới:

(60% x 377 xã x 40 m2) x 1.200.000 đ/m2 = 10.857.600.000 đồng

Cộng I (1 + 2): 26.289.600.000 đồng

(Hai sáu tỷ, hai trăm tám chín triệu, sáu trăm nghìn đồng)

II. Trạm Y tế được xây dựng từ nguồn vốn khác:

- Số lượng: 93 xã

- Quy mô: Nhà cấp 4 được xây dựng từ những năm trước đây, nay đã hư hỏng xuống cấp trầm trọng.

- Trong số này: Có 6 Trạm Y tế của huyện Nghi Lộc được xây dựng từ nguồn viện trợ tổ chức EED (phi Chính phủ Pháp); 18 Trạm Y tế thành phố Vinh sử dụng nguồn vốn trích từ 1% Ngân sách của thành phố, 02 Trạm Y tế được xây dựng từ nguồn 135 (Tổng cộng: 26 Trạm) là chưa phải cải tạo gì thêm (vì điều kiện ngân sách khó khăn hiện nay). Còn lại 67 xã là phải xây mới hoàn toàn đủ diện tích và quy mô nhà cấp 3:

1. Khối nhà chính: 90m2 x 2.500.000 đ/m2 x 67 xã = 15.075.000.000 đồng

2. Khối công trình phụ trợ: Sửa chữa, Cải tạo nhà cấp 4 hiện đang sử dụng

40m2 x 1.000.000 đ/m2 x 67 xã = 6.969.600.000 đồng

Cộng II (1 + 2): 21.819.600.000 đồng

(Hai mươi mốt tỷ, tám trăm mười chín triệu, sáu trăm nghìn đồng)

Nguồn kinh phí này được trích từ ngân sách của tỉnh hàng năm và các nguồn vốn hợp pháp khác.

III. Những Trạm Y tế chưa được xây dựng:

- Số lượng: 06 trạm, gồm: Thị trấn Quỳ Châu và 05 xã mới thành lập: 02

Phường (TP. Vinh), 01 xã (Đô Lương), 01 xã (Tương Dương), 01 xã (Yên Thành) Quy mô: xây mới hoàn toàn nhà cấp 3 đủ diện tích theo Chuẩn

1. Khối nhà chính: 90m2 x 2.500.000đ/m2 x 6 xã = 1.350.000.000 đồng

2. Khối công trình P.trợ: 40m2 x 1.200.000đ/m2 x 6 xã = 288.000.000 đồng

Cộng III (1 + 2): 1.638.000.000 đồng.

(Một tỷ, sáu trăm ba tám triệu đồng)

Cộng A: (I) + (II) + (III) = 50.020.000.000 đồng

(Năm mươi tỷ, hai mươi triệu đồng)

Nguồn vốn này xin cấp từ Trung ương theo Quyết định 950/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

B. TRANG THIẾT BỊ Y TẾ.

Ngoài những thiết bị, y dụng cụ thông thường đã có tại Trạm Y tế xã như: Bộ khám bệnh cơ bản, tủ thuốc, giường bệnh nhân, bàn khám sản khoa, bàn đẻ, nồi hấp,.. Đối với những xã có bác sỹ cần có thêm:

1. Bộ dụng cụ khám 3 C.khoa của Trung Quốc; giá dự tính 1.000.000 đ/bộ.

2. Máy khí dung họng, phế quản; giá dự tính 1.000.000 đ/cái.

3. Kính hiển vi 2 mắt loại của Trung quốc: giá dự tính 8.000.000 đ/cái

4. Một số máy xét nghiệm đơn giản: giá dự tính 140.000.000 đ/xã

5. Bình Ô xy: giá dự tính 2.000.000 đ/xã

6. Bộ Tiểu phẩu thuật: giá dự tính 3.000.000 đ/xã

7. Máy Vi tính: giá dự toán 10.000.000 đ/ xã

8. Ghế khám răng loại đơn giản: giá dự tính 5.000.000 đ/ xã

Cộng (8 khoản): 170.000.000 đồng

Như vậy, theo kế hoạch phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh sẽ có 100% số xã có bác sỹ công tác. Kinh phí mua sắm 8 khoản thiết bị trên là:

Cộng B (1 đến 8): 476 xã x 170.000.000 đ = 80.920.000.000 đồng

(Tám mươi tỷ, chín trăm hai mươi triệu đồng)

Nguồn vốn này xin cấp từ Trung ương theo Chương trình của Chính phủ.

Tổng hợp phần kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị:

Cộng (A + B) = 50.020.000.000 + 80.920.000.000 = 130.940.000.000 đồng

(Một trăm ba mươi tỷ, chín trăm bốn mươi triệu đồng).

C. DỰ TOÁN PHẦN KINH PHÍ TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH VÀ KHUYẾN KHÍCH XÂY DỰNG CHUẨN QUỐC GIA Y TẾ XÃ

(Phần kinh phí đối ứng của tỉnh cấp theo kế hoạch hàng năm)

Để đảm bảo tổ chức thẩm định các xã đạt chuẩn, theo điều tra khảo sát khoảng cách các vùng địa lý, Sở Y tế xét thấy sự phân bố khoảng cách giữa các xã trong tỉnh tương đối đều nhau, xã xa nhất là xã Keng Đu, Bắc Lý (Kỳ Sơn); xã Thông Thụ, Đồng Văn (Quế Phong) có khoảng cách từ thành phố Vinh là 320 Km; xã gần nhất là xã Hưng Thái (Hưng nguyên), Nghi Liên (Nghi Lộc) có khoảng cách cách từ TP Vinh là 10 Km. Số xã còn lại chưa thẩm định là: 476 xã - 219 xã = 257 cộng thêm 10% số xã cần thẩm định lại là 22 xã. Như vậy, số xã có kế hoạch thẩm định là 279 xã.Theo cách tính trung bình khoảng cách đi từ TP Vinh cho một xã là:

(320 Km +10 km): 2 = 165 Km.

Thời gian đi lại và tiến hành thẩm định trung bình / xã: 01 ngày

Số lượng Đoàn thẩm định gồm 8 người.

1. Phần tính toán kinh phí thẩm định và khuyến khích xã đạt Chuẩn quốc gia

Kinh phí thẩm định bình quân cho một xã:

- Xăng: (165 Km x 2 chiều) x 25 lít /100 Km x 13.260 đồng /lít = 1.100.000đ

- Công tác phí: 8 người x 1 ngày x 70.000 đ/ngày/người =560.000 đ 5

Cộng: = 1.660.000 đ

Kinh phí khuyến khích động viên xây dựng CQG y tế xã/ 1 xã

- 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng)

Như vậy, kinh phí thẩm định và động viên một xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế là

- 1.660.000 đ + 10.000.000 đ = 11.660.000 đồng

Kinh phí chung cho 279 xã sẽ triển khai dự tính cho 12 năm (kể từ năm 2009) là:

11.660.000 đ x 279 xã = 3.253.140.000 đồng

2. Phân kỳ đầu tư:

Kinh phí dự kiến sẽ triển khai trong vòng 12 năm (kể từ năm 2009 – 2020)

Mỗi năm bình quân ngân sách chi là 300.000.000 đồng

(Ba trăm triệu đồng)


PHỤ LỤC 05:

PHÂN KỲ ĐẦU TƯ VỀ KINH PHÍ XÂY DựNG CƠ BẢN
Ban hành kèm theo Quyết định số: 35/2008/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2008 của UBND tỉnh Nghệ An.

Huyện

Số xã

Nhu cầu đầu tư (Triệu đồng)

Phân kỳ đầu tư (Triệu đồng)

Dự toán kinh phí

Tổng

‘08

‘09

‘10

‘11

‘12

‘13

‘14

‘15

‘16

‘17

‘18

‘19

‘20

K. Sơn

T. Dương

C. Cuông

Q.Phong

Q Châu

8

14

4

2

9

CTchính: 37 x (90m2 x 2,5) = 8.325

10.101

X

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CT phụ trợ. 37 x (40m2 x 1,2) = 1.776

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Q. Hợp

Ng. Đàn

T. Kỳ

A. Sơn

T. Chương

5

6

7

6

CTchính: 29x (90m2 x 2,5) = 6.525

7.917

 

 

X

X

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CT phụ trợ. 29 x (40m2 x 1,2) = 1.392

 

 

 

 

 

 

 

 

 

N. Đàn

Q. Lưu

D. Châu

Y. Thành

H. Nguyên

Đ. Lương

8

5

2

3

3

3

CTchính: 24 X (90m2 X 2,5) = 5.400

6.360

 

 

 

 

X

X

 

 

 

 

 

 

 

CTphụ trợ: 24 x (40m2 x 1,0) = 960

 

 

 

 

 

 

 

TP. Vinh TX. C. Lò Ng.Lôc

2

1

6

Phần vốn xây dựng này do Thành phố, Thị xã và huyện Nghi Lộc tự cân đối tính toán đê đầu tư.

 

X

X

X

X

X

X

X

X

 

 

 

 

 

377 xã có Dưán PPIU

Khối nhà chính: (50% X 377) X 500.000 đ/ Trạm = 9.425.000.000 đ

26.289

X 2 tỷ

X 2 tỷ

X 2 tỷ

X 2tỷ

X 2 tỷ

X 2tỷ

X 2 tỷ

X 2 tỷ

X 2 tỷ

X 2 tỷ

X 2 tỷ

X 2 tỷ

X 2 tỷ

Công trình phụ cải tạo: (40% X 377 X 40m2) x 1.000.000 đ/Trạm = 6.032.000.000 đ

Công trình phụ xây mới: (60% x 377x 40m2) x 1.200.000 đ/ Trạm =10.857.600.000đ

Kinh phí cho xã đạt chuẩn: 257 xã

Kinh phí thẩm đỉnh, khuyến khích xây dưng xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế

3.253

300

300

300

300

300

300

300

300

300

300

300

300

300

 


PHỤ LỤC 06:

NHU CẦU ĐÀO TẠO CÁN BỘ TRẠM Y TẾ VÀ NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN BẢN
Ban hành kèm theo Quyết định số: 35/2008/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2008 của UBND tỉnh Nghệ An.

Chức danh

Hiện có năm 2007

Dự kiến nghỉ hưu đến 2010-2015

Nhu cầu đào tạo

Đến 2010

Đến 2015

Bác sỹ

Được thực hiện theo Đề án Tăng cường nguồn nhân lực y tế đến năm 2010

Nữ hộ sinh trung học

450

2010: 150

2015: 50

Đào tạo bằng số nghỉ hưu: 150 (để thay thế, bổ sung)

Đào tạo bằng số nghỉ hưu: 50 (để thay thế, bổ sung)

Y sỹ đông Y (cán bộ y học cổ truyền tuyến xã)

150

- 2010: 280

- 2015: 120

280 để đủ 75% số xã đạt chuẩn có cán bộ đông y tại xã

120 để đủ 100% số xã đạt chuẩn có cán bộ đông y tại xã

Y tế thôn bản

Được thực hiện theo Đề án Tăng cường nguồn nhân lực y tế đến năm 2010.