Quyết định 3441/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng do Ủy ban nhân dân An Giang ban hành
Số hiệu: 3441/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang Người ký: Lâm Quang Thi
Ngày ban hành: 05/12/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3441/QĐ-UBND

An Giang, ngày 05 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH AN GIANG

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Căn cứ Quyết định số 2284/QĐ-TTg ngày 13/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 tháng 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng”;

Căn cứ Quyết định số 111/2008/QĐ-BNN ngày 18 tháng 11 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 62/2012/TT-BNNPTNT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2012 của Liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Căn cứ Quyết định số 1155/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2014 về việc ban hành kế hoạch triển khai việc thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh An Giang;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang tại Tờ trình số: 194/TTr-SNN&PTNT ngày 25 tháng 11 năm 2016.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng An Giang, với các nội dung cụ thể như sau:

1. Tên Đề án: Đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh An Giang.

2. Chủ đầu tư: Chi cục Kiểm lâm An Giang.

3. Đơn vị tư vấn lập đề án: Trung tâm Nghiên cứu rừng và Đất ngập nước, trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

4. Địa điểm, diện tích khảo sát lập Đề án:

4.1. Địa điểm: Toàn bộ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất trên địa bàn 04 huyện, thành phố: Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Đốc.

4.2. Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 14.716 ha

Trong đó:

- Diện tích có rừng: 12.375 ha

+ Rừng trồng: 11.843 ha

+ Rừng tự nhiên: 532 ha

- Diện tích đất chưa có rừng: 2.341 ha

5. Mục tiêu của Đề án:

5.1. Cung cấp cơ sở cho việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh An Giang.

5.2. Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, góp phần huy động các nguồn lực xã hội cho việc bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, thông qua cơ chế cho những người sử dụng dịch vụ môi trường rừng chi trả tiền cho những dịch vụ môi trường rừng mà họ sử dụng.

5.3. Bảo đảm cho những người lao động trực tiếp bảo vệ và phát triển rừng để cung ứng dịch vụ môi trường rừng sẽ được nhận tiền chi trả của những người sử dụng dịch vụ môi trường rừng theo cơ chế chi trả dịch vụ.

5.4. Xác định đối tượng sử dụng và đối tượng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng, mức tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng và cơ chế thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường rừng để làm cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

6. Nội dung Đề án:

6.1. Các nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng:

a) Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng của các khu rừng tạo ra dịch vụ đã cung ứng.

b) Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng bằng tiền thông qua hình thức chi trả trực tiếp hoặc chi trả gián tiếp.

c) Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng là tiền của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng ủy thác cho Quỹ để trả cho các chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

d) Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là một yếu tố trong giá thành sản phẩm có sử dụng dịch vụ môi trường rừng và không thay thế thuế tài nguyên hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật.

đ) Đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan, công bằng; phù hợp với hệ thống luật pháp của Việt Nam và Điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

6.2. Đối tượng và loại dịch vụ môi trường rừng được áp dụng ở An Giang.

a) Các tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch. Cụ thể là các Khu du lịch: Núi Cấm, Núi Két, Núi Sam, Núi Cô Tô, Soài So, rừng Tràm Trà Sư.

b) Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch. Cụ thể là Công ty Cổ phần Điện nước An Giang quản lý và kinh doanh các hồ chứa nước: Ô Tức Sa, Cây Đuốc trên địa bàn huyện Tịnh Biên.

6.3. Vị trí, phạm vi, diện tích khu rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng:

a) Tổng diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho 08 đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng 5.653,4 ha, trong đó: rừng tự nhiên 405,4 ha; rừng trồng 5.248 ha.

b) Phân theo 03 loại rừng: Rừng đặc dụng 837,1 ha; rừng phòng hộ 4.816,2 ha. Diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng quy đổi theo hệ số K là 4.806,3 ha, trong đó: rừng tự nhiên 346,6 ha, rừng trồng 4.459,7 ha; rừng đặc dụng 688,4 ha, rừng phòng hộ 4.117,9 ha.

(Phụ lục 1 kèm theo)

6.4. Các đối tượng sử dụng và phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng:

STT

Tên tổ chức, cơ quan, đơn vị

Ngành nghề hoạt động

Địa chỉ

1

Công ty Cổ phần phát triển du lịch An Giang (các hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch tại khu vực Núi Cấm)

Dịch vụ du lịch

P. Bình Khánh, TP Long Xuyên, An Giang

2

Ban quản lý Khu Du lịch Núi Cấm

Dịch vụ du lịch

Xã An Hảo, H. Tịnh Biên, An Giang

3

Ban quản lý Khu di tích văn hóa, lịch sử và du lịch Núi Sam

Dịch vụ du lịch

P. Núi Sam, TP Châu Đốc, An Giang

4

Công ty Cổ phần du lịch An Giang (Khu du lịch Tức Dụp)

Dịch vụ du lịch

Ấp Ninh Lợi, Xã An Tức, H. Tri Tôn, An Giang

5

Khu Bảo vệ cảnh quan rừng Tràm Trà Sư

Dịch vụ du lịch

Ấp Văn Trà, Xã Văn Giáo, H. Tịnh Biên, An Giang

6

Khu Du lịch Vân Hà (Núi Két)

Dịch vụ du lịch

Ấp Sơn Tây, Xã Thới Sơn, H. Tịnh Biên, An Giang

7

Khu Du lịch Soài So

Dịch vụ du lịch

Xã Núi Tô, H. Tri Tôn, An Giang

8

Công ty CP điện nước An Giang (quản lý hồ Ô Tức Sa, hồ Cây Đuốc)

Sản xuất nước sạch

P. Bình Khánh, TP.Long Xuyên, An Giang

6.5. Các đối tượng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, được nhận tiền dịch vụ môi trường rừng:

aĐơn vị quản lý rừng (chủ rừng).

b) Các hộ gia đình, cộng đồng dân cư ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng với đơn vị chủ rừng.

c) Các đơn vị quân đội, tổ chức khác có ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng với nhà nước (Trạm Kiểm lâm Trà Sư trực tiếp bảo vệ rừng tràm).

d) Các thành viên trực tiếp làm nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, các cán bộ nhân viên trực tiếp làm nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

6.6. Cơ chế và hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng ở An Giang:

Do khối lượng kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng của các đơn vị có sử dụng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn hàng năm hiện nay không lớn (khoảng 2 tỷ đồng/năm), trước mắt, việc chi trả dịch vụ môi trường rừng ở An Giang sẽ áp dụng hình thức chi trả gián tiếp. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, là tổ chức đầu mối để ký hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng với các đơn vị có sử dụng dịch vụ môi trường rừng, qua đó tiếp nhận nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng và thanh toán cho các chủ rừng.

Thành lập Ban Quản lý rừng phòng hộ-đặc dụng tỉnh trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, làm chức năng của một đơn vị chủ rừng nhà nước quản lý toàn bộ diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn tỉnh, thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ môi trường rừng và tổ chức ký hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng đến hộ; tiếp nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh và tổ chức chi trả trực tiếp cho các hộ/tổ chức đã ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng hàng năm với Ban Quản lý rừng.

a) Cơ chế chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với Công ty Cổ phần Điện nước An Giang

- Công ty Cổ phần Điện nước An Giang sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ rừng đầu nguồn để điều tiết và duy trì nguồn nước từ 02 hồ Ô Tức Sa và Cây Đuốc cho sản xuất nước sạch.

- Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh ký hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng với Công ty Cổ phần Điện nước theo định kỳ từng năm.

- Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng: Thực hiện theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là 40 đồng/m3 nước thương phẩm.

- Tổng số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng: Theo quy định tại Nghị định số 99/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2016, tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng mà Công ty điện nước An Giang phải chi trả được tính bằng tổng sản lượng nước thương phẩm đã bán cho các đối tượng sử dụng nước nhân với 40 đồng/m3.

b) Cơ chế chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng với các Khu du lịch

- Các Khu du lịch trên địa bàn hiện bao gồm: Khu du lịch Núi Cấm, Núi Sam, Núi Cô Tô, Núi Két, Soài So, Khu bảo vệ cảnh quan Trà Sư hưởng lợi từ việc kinh doanh cảnh quan môi trường rừng, hưởng thụ không khí trong lành của thảm che thực vật rừng trên núi phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng này.

- Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh ký hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng với từng Khu du lịch theo định kỳ từng năm.

- Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng: Mức trích nộp bình quân bằng 1,5% trên doanh thu/năm/ đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

c) Phương thức thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng:

- Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh thực hiện việc ký hợp đồng, tiếp nhận tiền và tổ chức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh mở tài khoản tại ngân hàng để tiếp nhận kinh phí này.

- Các tổ chức, cá nhân phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng chuyển tiền vào tài khoản của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh ở ngân hàng với số tiền chi trả theo hợp đồng.

- Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh tiếp nhận tiền và thanh toán trực tiếp cho các chủ rừng tiền dịch vụ môi trường rừng theo đơn giá/ha rừng, tương ứng với quy mô diện tích rừng nhận khoán bảo vệ rừng của từng hộ đã được quy đổi theo hệ số K, có xác nhận của Hạt Kiểm lâm và UBND xã. Riêng Trạm Kiểm lâm Trà Sư trực tiếp bảo vệ rừng nên sẽ chuyển nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng cho Trạm Kiểm lâm Trà Sư.

6.7. Doanh thu và số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng dự kiến giai đoạn 2012-2015: Thống kê doanh thu 4 năm (2012-2015) của các đơn vị thụ hưởng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn An Giang và dự toán số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2015 là 1.966.050.000 đồng

Nội dung sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2015:

a) Trích 10% để chi cho các hoạt động tổ chức và quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh các thành viên trực tiếp làm nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, các cán bộ nhân viên trực tiếp làm nhiệm vụ tổ chức thực hiện Đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng : 196.600.000 đồng.

b) Trích 5% lập quỹ dự phòng chi cho các trường hợp thiên tai, bất khả kháng: 98.300.000 đồng.

c) Số tiền còn lại (85%): 1.671.450.000 đồng sử dụng để chi cho các đối tượng trực tiếp bảo vệ rừng và các chi khác, gồm:

- Các hộ gia đình, cá nhân hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng với đơn vị chủ rừng; lực lượng kiểm lâm Trạm Kiểm lâm Trà Sư (đơn vị trực tiếp quản lý, bảo vệ rừng); Lực lượng bảo vệ rừng của Ban Quản lý rừng phòng hộ -đặc dụng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ rừng.

- Chi phí quản lý (10%) của đơn vị chủ rừng.

Đơn giá chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bình quân/ha sẽ thay đổi theo năm tùy số tiền chi trả của các đơn vị có sử dụng dịch vụ môi trường rừng trích nộp cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh hàng năm.

Tổng số tiền phải chi trả cho các đối tượng cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2015 là cơ sở để tính toán, xác định số tiền cần chi trả dịch vụ môi trường rừng cho năm 2016 và các năm tiếp theo.

(Phụ lục 2 kèm theo)

7. Tiến độ thực hiện Đề án: Triển khai thực hiện kể từ năm 2016 trở đi.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan về thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh An Giang để tổ chức thực hiện có hiệu quả đề án này.

Trong thời gian chưa hình thành Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh An Giang, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh. Đồng thời, chịu trách nhiệm lập kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng cụ thể hàng năm, sau khi thống nhất với Sở Tài chính trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện theo đúng quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các Sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Quang Thi

 

PHỤ LỤC 1

VỊ TRÍ, PHẠM VI, DIỆN TÍCH KHU RỪNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3441/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2016)

STT

Đối tượng sử dụng DVMTR

Tổng số DT rừng cung ứng DVMTR (ha)

Trong đó: Rừng ĐD

Rừng PH

Diện tích rừng đã quy đổi theo hệ số K

1

Khu du lịch Soài So (có 171 hộ nhận khoán)

101.7

-

101.7

87.0

-

Rừng tự nhiên

0.5

-

0.5

0.43

-

Rừng trồng

101.2

-

101.2

86.53

2

Hồ chứa nước Ô Tức Sa (có 1.018 hộ nhận khoán kể cả hồ Cây Đuốc)

973.3

-

973.3

832.2

-

Rừng tự nhiên

90.2

-

90.2

77.12

-

Rừng trồng

883.1

-

883.1

755.05

3

Hồ chứa nước Cây Đuốc

201.1

-

201.1

171.9

-

Rừng tự nhiên

-

-

-

-

-

Rừng trồng

201.1

-

201.1

171.94

4

Khu du lịch Núi Cấm (có 3.801 hộ nhận khoán)

3,751.7

-

3.751.7

3.207.7

-

Rừng tự nhiên

136.2

-

136.2

116.44

-

Rừng trồng

3.615.5

-

3.615.5

3.091.28

5

Khu du lịch Núi Cô Tô - Tức Dụp (có 27 hộ nhận khoán)

1,060.9

61.1

999.8

909.8

-

Rừng tự nhiên

269.2

-

269.2

230.17

-

Rừng trồng

791.7

61.1

730.6

679.63

6

Khu du lịch Núi Két (có 142 hộ nhận khoán)

64.7

-

64.7

55.3

-

Rừng tự nhiên

-

-

-

-

-

Rừng trồng

64.7

-

64.7

55.32

7

Khu du lịch rừng Tràm Trà Sư (có 9 CBCNV BVR)

722.4

722.4

-

585.1

-

Rừng tự nhiên

-

-

-

-

-

Rừng trồng

722.4

722.4

-

585.13

8

Khu du lịch Núi Sam (có 141 hộ nhận khoán)

53.7

53.7

-

48.3

-

Rừng tự nhiên

-

-

-

-

-

Rừng trồng

53.7

53.7

-

48.3

CỘNG (1 – 8)

5,653.4

837.1

4,816.2

4,806.3

-

Rừng tự nhiên

405.4

-

405.4

346.6

-

Rừng trồng

5,248.0

837.1

4,410.9

4,459.7

-

Rừng đặc dụng

 

 

 

688.4

-

Rừng phòng hộ

 

 

 

4,117.9

 

PHỤ LỤC 2

DOANH THU VÀ SỐ TIỀN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG DỰ KIẾN GIAI ĐOẠN 2012-2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3441/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2016)

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Tên đơn vị sử dụng DVMTR

Doanh thu/Sản lượng theo năm

Tỷ lệ chi trả DVMTR theo NĐ 99 và NĐ 42

Tổng số tiền DVMTR dự kiến chi trả bình quân năm 2015

2012

2013

2014

2015

1

Cty CP phát triển du lịch An Giang

26.484.182

18.915.636

24.308.174

77.471.876

1,5%

1.162.078

2

BQL Khu du lịch Núi Cấm

-

-

2.370.090

17.416.420

1,5%

261.246

3

BQL Khu du lịch Núi Sam

-

-

19.967.000

30.411.000

1,5%

456.165

4

Cty CP du lịch An Giang

2.025.192

2.141.062

2.118.524

1.931.717

1,5%

28.976

5

Khu du lịch Núi Két

680.000

680.000

840.000

1.008.000

1,5%

15.120

6

Khu BVCQ Trà Sư

797.633

1.356.447

2.256.776

2.750.496

1,5%

41.257

7

Công ty CP điện nước An Giang (hồ Ô Tức Sa)

120.000/ 26.000 m3

130.000/ 26.000 m3

140.000/ 26.000 m3

143.000/ 26.600 m3

40 đồng/ m3

1.064

 

Công ty CP điện nước An Giang (hồ Cây Đuốc)

8.700/ 3.500 m3

8.700/ 3.500 m3

9.000/ 3.600 m3

9.000/ 3.600 m3

40 đồng/ m3

144

8

Khu du lịch Soài So

Giai đoạn 2012-2015 chưa có doanh thu

1,5%

-

 

CỘNG

 

 

 

 

 

1.966.050