Quyết định 34/2019/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm của các cấp, các ngành về quản lý đất đai, giải quyết các thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025
Số hiệu: | 34/2019/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Nam | Người ký: | Nguyễn Xuân Đông |
Ngày ban hành: | 04/09/2019 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Đất đai, Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2019/QĐ-UBND |
Hà Nam, ngày 04 tháng 9 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Căn cứ Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Thực hiện Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất đến kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Hà Nam;
Thực hiện Kết luận số 114-KL/TU ngày 01 tháng 04 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định trách nhiệm của các cấp, các ngành về quản lý đất đai, giải quyết các thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Hà Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 14 tháng 9 năm 2019, những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2019-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 34/2019/QĐ-UBNĐ ngày 04 tháng 9 năm 2019 của UBND tỉnh Hà Nam)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Quy định này quy định trách nhiệm của các cấp, các ngành về quản lý đất đai, giải quyết các thủ tục trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa (sau đây gọi là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa) trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025.
b) Những nội dung không quy định tại Quy định này được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Đối tượng áp dụng:
Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã), các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan về quản lý đất đai, giải quyết các thủ tục trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025.
1. Công tác quản lý đất đai, giải quyết các thủ tục trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
2. Mọi vi phạm phải được kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong việc phát hiện, tố giác hành vi vi phạm pháp luật về quản lý đất đai, giải quyết các thủ tục trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh.
3. Tổ chức, cá nhân được giao trách nhiệm về quản lý đất đai, giải quyết các thủ tục trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa mà không thực hiện hết trách nhiệm được giao, để xảy ra vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Mục 1. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CẤP TỈNH
Điều 3. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý đất đai trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phát hiện, xử lý các vi phạm về quản lý đất đai trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, cung cấp thông tin và kịp thời đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cấp huyện, cấp xã thực hiện trách nhiệm được giao về quản lý đất đai trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định của pháp luật và Quy định này.
3. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan liên quan kịp thời xử lý vi phạm khi nhận được báo cáo, đề nghị phối hợp của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc các cơ quan của tỉnh.
4. Thanh tra, kiểm tra theo chương trình, kế hoạch và tổ chức các cuộc kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm về quản lý đất đai trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa; đặc biệt là việc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đối với các cơ quan hành chính và người đứng đầu các cơ quan hành chính cấp huyện, cấp xã trong quản lý nhà nước về đất đai trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa; giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
5. Hằng năm, hoặc khi có yêu cầu của công tác quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình quản lý đất đai, xử lý các vi phạm về đất đai trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh.
Điều 4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã lập kế hoạch chuyển đổi, trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn; thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về sản xuất nông nghiệp trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định của pháp luật; tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh.
2. Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; kịp thời đề xuất các giải pháp, biện pháp quản lý sản xuất phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, cung cấp thông tin và kịp thời đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cấp huyện, cấp xã thực hiện trách nhiệm được giao về quản lý sản xuất nông nghiệp, giải quyết thủ tục trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định của pháp luật và Quy định này.
4. Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý sản xuất nông nghiệp, giải quyết thủ tục trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn.
5. Hàng năm, hoặc khi có yêu cầu của công tác quản lý, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh.
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa; phối hợp xử lý vi phạm có liên quan.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm về quản lý đất đai, giải quyết các thủ tục trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa và xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng công tác tuyên truyền đối với các cơ quan báo chí của tỉnh; phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo đài truyền thanh- truyền hình cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã trong công tác tuyên truyền; tuyên truyền trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hà Nam các quy định của pháp luật về quản lý đất đai, giải quyết các thủ tục trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh.
Điều 7. Các Sở, ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn triển khai thực hiện các cơ chế chính sách, quy định pháp luật của ngành, lĩnh vực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh.
Mục 2. TRÁCH NHIỆM CỦA CẤP HUYỆN, CẤP XÃ
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Lập và ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của cấp huyện trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi của tỉnh; thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai, giải quyết các thủ tục trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định của pháp luật.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa bàn huyện; phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành liên quan thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, điều tra xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai, giải quyết thủ tục trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn.
c) Hằng năm, hoặc khi có yêu cầu của công tác quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình quản lý đất đai, xử lý vi phạm về đất đai trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa (qua Sở Tài nguyên và Môi trường), về kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của địa phương (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tổ chức thực hiện, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về quản lý đất đai, giải quyết các thủ tục trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn, cụ thể như sau:
a) Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của Ủy ban nhân dân và chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý đất đai, giải quyết các thủ tục trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn.
b) Kịp thời chỉ đạo tổ chức lực lượng ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm khi nhận được báo cáo của cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc ý kiến phản ánh của tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (đồng gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý không hoàn thành trách nhiệm theo quy định của pháp luật và Quy định này.
d) Trường hợp phát hiện vi phạm mà không kịp thời ngăn chặn, để vi phạm kéo dài, phức tạp gây bức xúc trong nhân dân thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Phòng Tài nguyên và Môi trường:
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật, đồng thời có trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ trong việc phát hiện, ngăn chặn các vi phạm về quản lý đất đai trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn, cụ thể như sau:
a) Chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng của huyện, thành phố thường xuyên kiểm tra tại địa bàn cấp xã, phát hiện ngăn chặn kịp thời các vi phạm.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp xã và công chức địa chính cấp xã thực hiện trách nhiệm, quyền hạn trong việc phát hiện, xử lý vi phạm, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
c) Kịp thời báo cáo, đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý nghiêm, đúng quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm của tổ chức, cá nhân về quản lý đất đai trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện; tham mưu tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý đất đai, xử lý các vi phạm về đất đai trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn.
d) Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường khi phát hiện vi phạm hoặc khi nhận được thông tin phản ánh vi phạm pháp luật về đất đai trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn mà không kịp thời báo cáo, đề xuất giải quyết vi phạm thì phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và bị xử lý theo quy định của pháp luật về công chức.
4. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật, đồng thời có trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ trong tổ chức thực hiện, phát hiện, ngăn chặn các vi phạm về giải quyết các thủ tục trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn, cụ thể như sau:
a) Phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan chức năng của huyện, thành phố thường xuyên kiểm tra tại địa bàn cấp xã, phát hiện ngăn chặn kịp thời các vi phạm.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa; tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của cấp huyện; phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, cung cấp thông tin kịp thời, đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của cấp xã trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa với Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Kịp thời báo cáo, đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý nghiêm, đúng quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm của tổ chức, cá nhân về giải quyết các thủ tục trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện; tham mưu tổng hợp, báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn.
d) Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi phát hiện vi phạm hoặc nhận được thông tin phản ánh vi phạm của tổ chức, cá nhân về giải quyết các thủ tục trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn mà không kịp thời báo cáo, đề xuất giải quyết vi phạm thì phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và bị xử lý theo quy định của pháp luật về công chức.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và công chức địa chính cấp xã
1. Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của cấp xã trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi cấp huyện; tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình, cá nhân có liên quan trong việc xác định vùng chuyển đổi; thông báo công khai kế hoạch chuyển đổi tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã vào quý IV của năm trước trong thời hạn 60 ngày; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, giải quyết các thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
b) Tiếp nhận, xử lý Bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trồng lúa hợp pháp (người sử dụng đất) có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, theo mẫu hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp Bản đăng ký chuyển đổi không hợp lệ, trong thời gian ba (03) ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã phải hướng dẫn cho người sử dụng đất, chỉnh sửa, bổ sung Bản đăng ký cho hợp lệ.
Trường hợp Bản đăng ký chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của cấp xã, trong thời gian năm (05) ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi”, đóng dấu vào Bản đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại cho người sử dụng đất.
Trường hợp không đồng ý cho chuyển đổi, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng đất theo mẫu hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.
d) Hằng năm, hoặc khi có yêu cầu của công tác quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về tình hình quản lý đất đai, xử lý vi phạm về đất đai trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa và kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về quản lý đất đai, giải quyết các thủ tục trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công chức cấp xã phụ trách địa bàn; phân công thêm nhiệm vụ cho công chức Địa chính- Xây dựng- Đô thị và Môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Công chức Địa chính- Nông nghiệp- Xây dựng và Môi trường (đối với xã) (sau đây viết tắt là Công chức địa chính cấp xã) về quản lý đất đai, giải quyết các thủ tục trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn.
b) Đưa nội dung đánh giá công tác quản lý đất đai, giải quyết các thủ tục trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa vào chương trình họp giao ban đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã; chấn chỉnh, kiểm điểm đối với cán bộ, công chức cấp xã không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
c) Lập hồ sơ, xử lý vi phạm về quản lý đất đai, giải quyết các thủ tục trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo thẩm quyền. Trường hợp vi phạm vượt thẩm quyền giải quyết phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý theo quy định.
d) Tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý vi phạm hành chính của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ngay sau khi các văn bản có hiệu lực pháp luật.
đ) Trường hợp để xảy ra vi phạm trên địa bàn mà không phát hiện, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Công chức địa chính cấp xã:
Ngoài nhiệm vụ của Công chức địa chính cấp xã theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ và các văn bản pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực đất đai; Công chức địa chính cấp xã được phân công thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai, giải quyết các thủ tục, phát hiện, ngăn chặn các vi phạm trong chuyển đổi cơ cấu, cây trồng trên đất lúa như sau:
a) Thường xuyên kiểm tra, phối hợp với Trưởng thôn, cán bộ, công chức cấp xã phụ trách địa bàn phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm.
b) Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình thì khẩn trương tiến hành xác minh, làm rõ hành vi vi phạm hành chính của tổ chức hoặc cá nhân liên quan và báo cáo cấp có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; đồng thời yêu cầu tổ chức hoặc cá nhân vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm hành chính.
c) Đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về hình thức xử lý, biện pháp khắc phục hậu quả đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân cấp xã định kỳ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện trách nhiệm được giao về quản lý đất đai, giải quyết các thủ tục trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa phương với Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện trách nhiệm được giao về quản lý đất đai, giải quyết các thủ tục trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo Quy định này; thực hiện báo cáo đột xuất với cơ quan có thẩm quyền (Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh) theo yêu cầu công tác quản lý.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, tổng hợp báo cáo chung, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của toàn tỉnh.
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nội dung tại Quy định này.
Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy định này và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Trong quá trình thực hiện, khi có khó khăn vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết./.
Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa Ban hành: 11/07/2019 | Cập nhật: 15/07/2019
Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa Ban hành: 13/04/2015 | Cập nhật: 14/04/2015
Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính Ban hành: 19/07/2013 | Cập nhật: 25/07/2013
Thông tư 06/2012/TT-BNV hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn Ban hành: 30/10/2012 | Cập nhật: 20/11/2012