Quyết định 34/2004/QĐ-UB ban hành "Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức, quản lý điện nông thôn Thành phố Hà Nội" do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: 34/2004/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Thế Quang
Ngày ban hành: 10/03/2004 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Công nghiệp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

 

Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA UBND THÀNH PHỐ VỀ VIỆC BAN HÀNH “ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ”

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND;
Căn cứ Nghị định số 45/2001/NĐ-CP ngày 02/8/2001 của Chính phủ về hoạt động điện lực và sử dụng điện;
Căn cứ Quyết định số 27/2002/QĐ-BCN ngày 18/6/2001 của Bộ Công nghiệp về việc ban hành quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp Giấy phép hoạt động điện lực;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp Hà Nội tại Tờ trình số 153/TTr- SCN ngày 01/03/2004,

 QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức, quản lý điện nông thôn Thành phố Hà Nội ” với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu:

Nhằm thống nhất mô hình tổ chức, quản lý điện nông thôn trên địa bàn Thành phố phù hợp với quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả đầu tư:

+ Đến hết năm 2005 lưới điện hạ áp nông thôn Thành phố Hà Nội sẽ được chuyển giao cho Ngành điện quản lý và bán lẻ đến hộ dân.

+ Trong giai đoạn chuyển tiếp, chậm nhất đến 6/4/2004 tổ chức quản lý điện nông thôn của tất cả các xã chưa chuyển giao lưới điện hạ áp cho Ngành điện quản lý phải được chuyển đổi sang mô hình hợp pháp được UBND Thành phố cấp Giấy phép hoạt động điện lực.

2. Mô hình tổ chức, quản lý điện nông thôn:

Các xã chưa chuyển giao lưới điện hạ áp nông thôn cho Ngành điện quản lý sẽ chuyển đổi sang mô hình Hợp tác xã dịch vụ (được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã) dưới 2 hình thức:

+ Hợp tác xã dịch vụ điện.

 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp (trong đó có điện).

Ngoài các pháp nhân trên không tổ chức cá nhân nào được quản lý điện nông thôn.

3. Tổ chức thực hiện.

+ Ban chỉ đạo chuyển đổi mô hình tổ chức, quản lý điện nông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án này.

+ Phân công trách nhiệm đối với các cấp các Ngành: thực hiện theo quy định trong Đề án.

4. Tiến độ chuyển đổi:

+ Hoàn thành việc chuyển đổi mô hình tổ chức, quản lý điện nông thôn của các xã chưa phù hợp quy định sang mô hình HTX dịch vụ trước 31/3/2004.

+ Hoàn thành thủ tục cấp Giấy phép hoạt động điện lực trước ngày 30/6/2004.

+ Chuyển giao lưới điện hạ áp nông thôn cho Ngành điện quản lý theo tiến độ và hoàn thành trước 30/12/2005.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, các thành viên trong Ban chỉ đạo chuyển đổi mô hình tổ chức, quản lý điện nông thôn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KT .CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH



Nguyễn Thế Quang.

 

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ ÁN

CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2004/QĐ-UB ngày 10/3/2004 của UBND Thành phố Hà Nội )

I TÌNH HÌNH QUẢN LÝ LƯỚI ĐIỆN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY:

- Thành phố Hà Nội hiện có 99 xã đang được cấp điện từ lưới điện nông thôn. Trong đó Ngành điện đã trực tiếp quản lý và bán điện trực tiếp đến hộ dân tại 13 xã, số còn lại 86 xã hiện do các tổ chức quản lý điện nông thôn quản lý. Ngoài ra còn cố 14 xã (trong số 19 xã) mới chuyển về hai Quận mới (Long Biên và Hoàng mai) cũng đang do tổ chức quản lý điện nông thôn trực tiếp bán điện cần chuyển giao cho Ngành điện quản lý trong thời gian tới cụ thể như sau:

 

TT

Tên Huyện

 

 

Tổng số xã

Trong đó

chia ra

Đã chuyển về hai Quận mới

Ngành điện quản lý

Tổ chức quản lý điện nông thôn

Tổng số

Chia ra

Ngành điện quản lý

Tổ chức quản lý điện nông thôn

1

Từ Liêm

15xã

2 xã

13 xã

 

 

 

2

Thanh Trì

15xã

4 xã

11 xã

9 xã

1 xã

8 xã

3

Gia Lâm

21xã

1 xã

20 xã

10 xã

4 xã

6 xã

4

Đông Anh

23xã

4 xã

19 xã

 

 

 

5

Sóc Sơn

25xã

2 xã

23 xã

 

 

 

 

Tổng cộng

99 xã

13 xã

86 xã

19 xã

5 xã

14 xã

 

- Lưới điện nông thôn của tất cả các xã trên địa bàn Thành phố đã (hoặc đang) được cải tạo, nâng cấp theo Đề án điện nông thôn (dự kiến sẽ hoàn tất trong Quý I năm 2004), tổn thất điện năng sau cải tạo giảm đáng kế, chất lượng điện được cải thiện rõ rệt

- Mô hình tổ chức quản lý điện nông thôn: Đến nay phần lớn các xã trên địa bàn Thành phố (»95%) việc quản lý lưới điện nông thôn do các HTX dịch vụ nông nghiệp đảm nhiệm. Tuy nhiên trong số đó vẫn còn 25/201 HTX (12%) chưa hoàn tất thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ điện, một số HTX chưa quản lý trực tiếp đến hộ dân mà thông qua khoán thầu cho cá nhân hoặc nhóm người phụ trách nên chất lượng phục vụ chưa cao hoặc chưa đủ điều kiện cấp Giấy phép hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật; giá điện sinh hoạt nông thôn tuy không vượt giá trần nhưng chưa hạch toán đầy đủ các khoản chi phí. Do đó hiệu quả đầu tư nhìn chung còn hạn chế.

 II- MỤC TIÊU ĐỀ ÁN:

Nhằm thống nhât mô hình tổ chức, quản lý điện nông thôn trên địa bàn Thành phố phù hợp với quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả đầu tư:

- Đến hết năm 2005 lưới điện hạ áp nông thôn của toàn bộ các xã phải được chuyển giao cho Ngành điện quản lý và bán điện trực tiếp đến hộ dân theo quy định của Nhà nước.

- Trong giai đoạn chuyển tiếp, từ nay đến 6/2004 tổ chức quản lý điện nông thôn của tất cả các xã chưa được thành phố cho phép bàn giao lưới điện hạ áp cho Ngành điện quản lý phải chuyển đổi sang mô hình hợp pháp được thành lập và hoạt động theo Luật, có Giấy phép hoạt động điện lực (GPHĐĐL) do cơ quan có thẩm quyền cấp

  III-ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI:

3.1- Việc bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn trên địa bàn Thành phố cho Ngành điện quản lý sẽ được tiến hành theo 1 lộ trình cụ thể (theo phụ lục I).

Đối với các xã sẽ chuyển về nội thành và các xã khác trong diện bàn giao cho Ngành điện trong năm 2004 sẽ hoàn tất các thủ tục bàn giao thẳng cho Ngành điện không qua hình thức trung gian.

3.2- Mô hình tổ chức quản lý điện nông thôn mới: là mô hình phù hợp với quy định của Luật pháp và đang phổ biến tại các xã trên địa bàn Thành phố: mô hình HTX dịch vụ (hoạt động theo Luật HTX) dưới 2 hình thức:

+ HTX dịch vụ điện

+ HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp (trong đó có điện).

Quy mô HTX có thể theo xã hoạch thôn (tùy theo tình hình thực tế tại địa phương).

Ngoài các pháp nhân trên không tổ chức cá nhân nào được quản lý điện nông thôn.

3.3- Việc chuyển đổi mô hình quản lý phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Tổ chức quản lý điện nông thôn mới phải là đơn vị có tư cách pháp nhân đủ điều kiện được cấp Giấy phép hoạt động điện lực (theo Quyết định số 27/2002/QĐ-BCN ngày 18/6/2002 của Bộ Công Nghiệp) mới được kinh doanh điện nông thôn.

+ Đảm bảo cấp điện liên tục, an toàn và có chất lượng phục vụ sản xuất sinh hoạt của nhân dân địa phương.

+ Thực hiện bàn giao nguyên trạng cơ sở vật chất lưới điện hiện có theo quy định hiện hành. Trong quá trình bàn giao không được làm hư hỏng hoặc thất thoát tài sản.

+ Đơn vị quản lý có trách nhiệm quản lý và bảo đảm an toàn tài sản – vốn trong quá trình khai thác sử dụng.

+ Giá bán điện sinh hoạt nông thôn sau chuyển đổi phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và áp dụng thống nhất trong toàn xã.

IV- KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI VÀ TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH:

4.1. Kế hoạch chuyển đổi: gồm 2 giai đoạn: (phụ lục 1)

A- Giai đoạn 1: Từ nay đến tháng 6 năm 2004.

1- Tổng số xã chuyển giao lưới điện hạ áp nông thôn trực tiếp cho Ngành điện quản lý không qua hình thức trung gian (HTX dịch vụ) là 43 xã (thuộc kế hoạch chuyển giao năm 2004 bao gồm: 29 xã hiện nay và 14 xã đã chuyển về quận Long biên và Hoàng mai).

Trong đó: số xã phải hoàn thành việc chuyển giao trong 6 tháng đầu năm 2004 là 23 xã.

2- Tổng số xã phải tiến hành chuyển đổi, bổ xung ngành nghề kinh doanh dịch vụ điện và làm thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động điện lực theo mô hình HTX dịch vụ là 57 xã.

B – Giai đoạn 2: Từ tháng 7 năm 2004 đến tháng 12 năm 2005.

Tổng số xã chuyển giao cho Ngành điện quản lý là: 77 xã theo tiến độ sau:

- Năm 2004: 6 tháng cuối năm là 20 xã

- Năm 2005: 57 xã chia ra:

  + 6 tháng đầu năm: 32 xã

+ 6 tháng cuối năm: 25 xã

4.2. Trình tự tiến hành :

4.2.1. Chuyển giao cho Ngành điện quản lý:

a. Công ty Điện lực Thành phố làm tờ trình UBND Thành phố đề nghị được tiếp nhận lưới điện hạ áp các xã để bán lẻ đến hộ dân đúng kế hoạch đến năm 2005.

b. UBND Thành phố ra quyết định về việc chuyển giao lưới điện hạ thế nông thôn cho Ngành điện quản lý.

c. UBND Huyện chỉ đạo UBND các xã trong diện chuyển giao phối hợp với Công ty điện lực Thành phố, tổ chức đánh giá hiện trạng lưới điện (số lượng, chất lượng lưới điện hạ thế, chất lượng các thiết bị điện…), xác định giá trị tài sản lưới điện hạ thế theo quy định của Nhà nước tại thời điểm tiếp nhận.

d. Công ty Điện lực Thành phố phối hợp với các cơ quan chức năng Thành phố tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân quản lý vận hành lưới điện của xã để phối hợp quản lý lưới điện sau khi tiếp nhận.

e. Công ty Điện lực Thành phố ra quyết định tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn và tổ chức ký hợp động đại lý bán lẻ với tổ chức quản lý điện xã để phối hợp bán điện xã để phối hợp bán điện đến từng hộ dân.

4.2.2- Chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý điện nông thôn sang hình thức HTX dịch vụ:

a- Lựa chọn mô hình quản lý:

- Trên cơ sở 2 hình thức HTX dịch vụ nêu trên, cấp ủy và chính quyền xã lựa chọn mô hình và quy mô thích hợp với tình hình thực tế địa phương (nếu đã có mô hình phù hợp thì củng cố lại cho hoàn thiện theo quy định mới để được cấp giấy phép hoạt động điện lực).

Hồ sơ pháp lý gồm có:

+ Điều lệ HTX (nếu là HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thì bổ sung thêm chức năng kinh doanh điện).

+ Phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ.

+ Biên bản hội nghị thành lập HTX, thông qua điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh, danh sách xã viên, bầu Ban quản trị (hoặc bổ sung), Ban kiểm soát.

+ Các văn bản khác theo quy định của Luật HTX.

b- Làm thủ tục bàn giao tài sản bao gồm:

+ Xác định giá trị tài sản lưới điện do Hội đồng định giá tài sản Huyện chủ trì đánh giá.

* Hội đồng định giá tài sản gồm có :

- Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch (hoặc Phó chủ tịch) UBND Huyện.

- Các thành viên Hội đồng.

* Đại diện Phòng Tài chính huyện: Thường trực Hội đồng.

* Đại diện Phòng Kế hoạch – Kinh tế - phát triển nông thôn.

* Điện lực Huyện

* UBND xã.

* Đại diện tổ chức quản lý điện cũ.

* Đại diện tổ chức quản lý điện mới.

+ UBND xã (chủ sở hữu hợp pháp tài sản) chủ trì việc bàn giao giữa chủ thể hợp đồng quản lý điện cũ sang chủ thể hợp đồng quản lý điện mới (HTX dịch vụ) dưới hình thức tăng giảm vốn theo nguyên trạng toàn bộ tài sản kèm theo hồ sơ lưới điện, các thông số kỹ thuật cơ bản, tình trạng chất lượng cùng các trang thiết bị hiện có.

+ Việc bàn giao phải được tiến hành công khai có ký nhận đầy đủ của người quản lý lưới điện cũ và mới, cần ghi rõ cả những vấn đề tồn tại và trách nhiệm giải quyết (nếu có).

+ Bàn giaochỉ số công tơ và thanh toán tiền điện.

 Kể từ thời gian chốt chỉ số công tơ để bàn giao trở về trước chủ thể hợp đồng quản lý điện cũ chịu trách nhiệm thanh toán theo quy định.

- Sau thời điểm đó chủ thể hợp đồng quản lý điện mới chịu trách nhiệm thanh toán.

c – Củng cố đội ngũ cán bộ quản lý và thợ điện nông thôn , bổ sung các trang thiết bị cần thiết để đủ điều kiện được cấp Giấy phép hoạt động điện lực. Trong đó phải bổ sung ít nhất 1 trung cấp điện hoặc 1 công nhân điện bậc 3 trở lên để điều hành chung và 1 số công nhân điện đã được đào tạo có 1 số trang thiết bị tối thiểu phục vụ quản lý vận hành lưới điện.

d- Hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực:

Bao gồm 1 số giấy tờ cơ bản sau:

+ Đơn đề nghị cấp phép hoạt động điện lực (theo mẫu).

+ Bản sao hợp lệ đănng ký kinh doanh (có dịch vụ kinh doanh điện).

+ Danh sách trích ngang của chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và cán bộ quản lý lưới điện. (theo mẫu)

+ Phạm vi hoạt động được chính quyền địa phương chấp nhận (theo xã hoặc thôn).

+ Danh mục các trang thiết bị cơ bản phục vụ quản lý lưới điện.

e- Mở tài khoản và khắc con dấu.

f- Ký hợp đồng mua bán điện với Ngành điện và tổ chức bán điện đến hộ dân.

i- Mở sổ sách kế toán theo dõi hạch toán phần kinh doanh điện năng.

V - TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN.

5.1. – Tổ chức kinh doanh bán điện trực tiếp đến hộ dân nông thôn theo giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định hiện hành.

5.2- Tổ chức quản lý vận hành lưới điện an toàn và có hiệu quả, thường xuyên kiểm tra phát hiện và sửa chữa kịp thời các sự cố hạn chế đến mức tối thiểu thời gian mất điện, thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra, thử nghiệm thiết bị điện, kiểm định dụng cụ đo theo quy định.

5.3- Có kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện trên địa bàn quản lý, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu sử dụng điện chính đáng của các hộ dân, không ngừng nâng cao chất lượng điện, giảm tổn thất điện năng, từng bước giảm giá bán điện đến hộ dân.

5.4- Thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh riêng theo quy định của Sở Tài chính có hợp đồng mua bán điện đến từng hộ dân có sổ sách quản lý tài sản, theo dõi thu chi thống kê điện năng tiêu thụ của các hộ sử dụng, bảo đảm hiệu quả hoạt động kinh doanh, dịch vụ điện.

5.5- Tổ chức kiểm tra xử lý, ngăn chặn các trường hợp vi phạm sử dụng điện theo quy định hiện hành.

5.6- Chịu sự kiểm tra, thanh tra và chấp hành các quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

VI- TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

6.1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện ở 3 cấp: Thành phố, Huyện, xã.

6.1.1- Cấp Thành phố:

- Trưởng ban: Phó Chủ tịch UBND Thành phố.

- Phó ban thường trực: Phó giám đốc Sở Công nghiệp.

- Phó ban: Phó giám đốc Công ty Điện lực Thành phố.

- Các ủy viên: Là lãnh đạo các Sở, Ngành, Tài Chính, Kế hoạch Đầu tư, Tư pháp, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Liên minh HTX Thành phố.

6.1.2- Cấp huyện:

- Trưởng ban: Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách kinh tế.

- Phó ban thường trực: Trưởng phòng kế hoạch kinh tế phát triển nông thôn.

- Phó ban: Giám đốc điện lực.

- Các ủy viên: Các phòng có liên quan do UBND Huyện quyết định.

6.1.3 – Cấp xã:

- Trưởng ban: Chủ tịch UBND xã.

- Các ủy viên: do UBND xã quyết định.

6.2- Phân công tổ chức thực hiện:

1 – Sở Công nghiệp:

- Hướng dẫn UBND xã triển khai thực hiện phương án chuyển đổi theo chỉ đạo của Thành phố.

- Tổng hợp kế hoạch triển khai của Ban chỉ đạo cấp Huyện, theo dõi đôn đốc kiểm tra thực hiện, kịp thời nắm bắt các phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện, các kiến nghị báo cáo ban chỉ đạo Thành phố.

- Phối hợp với UBND các huyện và các ngành liên quan nghiên cứu đề xuất với UBND Thành phố các giải pháp hữu hiệu để việc chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn các xã đúng tiến độ và có hiệu quả.

- Hướng dẫn các tổ chức quản lý điện nông thôn lập hồ sơ và hoàn chỉnh các thủ tục trình UBND Thành phố cấp Giấy phép hoạt động điện lực.

- Phối hợp với Công ty điện lực Thành phố tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ về kinh doanh bán điện, an toàn điện và đào tạo kiểm tra viên điện lực cho các tổ chức quản lý điện nông thôn.

- Chuẩn bị nội dung báo cáo sơ kết, tổng kết, đề xuất khen thưởng động viên các đơn vị cá nhân có thành tích trong chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn.

2- Công ty Điện lực Thành phố.

- Hoàn chỉnh phương án tiếp nhận lưới điện hạ thế để bán lẻ đến hộ dân nông thôn trình UBND Thành phố duyệt và tổ chức thực hiện.

- Phối hợp với Sở Công nghiệp, Ban chỉ đạo các huyện, chỉ đạo các Điện lực huyện thường xuyên theo dõi tình hình triển khai thực hiện, tổ chức kiểm tra, thống kê rà soát hiện trạng lưới điện và đánh giá thực trạng mô hình quản lý điện nông thôn, giúp UBND các xã làm các thủ tục chuyển đổi, tham gia định giá tài sản theo quy định hiện hành.

- Hỗ trợ địa phương đào tạo cán bộ, nhân viên quản lý điện nông thôn, chống tổn thất và từng bước giảm giá điện bán điện đến hộ dân, tạo điều kiện để tổ chức quản lý điện nông thôn có thể bổ sung trang thiết bị đạt tiêu chuẩn phục vụ công tác quản lý lưới điện.

- Hướng dẫn các tổ chức quản lý điện nông thôn xây dựng nội quy, quy trình an toàn, kiểm tra vận hành lưới điện hạ áp và kinh doanh bán điện.

3 – Sở Kế hoạch đầu tư:

- Hướng dẫn UBND các huyện về thủ tục cấp mới hoặc bổ xung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh điện nông thôn.

- Lập kế hoạch bổ xung đủ vốn đầu tư cải tạo nâng cấp lưới điện các xã trên địa bàn Thành phố theo Đề án điện nông thôn Thành phố Hà Nội.

4. Sở Tài chính:

+ Hướng dẫn UBND các huyện tổ chức định giá và bàn giao tài sản đúng quy định.

+ Hướng dẫn xử lý các vấn đề tồn tại về tài sản, vốn quỹ, công nợ.

+ Hướng dẫn các tổ chức quản lý điện nông thôn, mở sổ sách ghi chép hạch toán kinh doanh và thực hiện giá bán điện đúng quy định.

+ Tổng hợp cân đối bố trí kế hoạch tài chính cho hoạt động của Ban chỉ đạo Thành phố, hướng dẫn lập dự toán cho các hoạt động của Ban chỉ đạo huyện, xã

5- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Liên minh HTX:

- Phối hợp với UBND các huyện chỉ đạo thành lập các HTX dịch vụ theo quy định.

 - Giúp các HTX dịch vụ xử lý các vướng mắc sau chuyển đổi.

6 – Sở khoa học công nghệ:

Phối hợp với UBND các huyện và tổ chức quản lý điện nông thôn các xã tổ chức kiểm định công tơ cho các hộ sử dụng điện.

7- Sở Tư pháp:

 Phối hợp với các Sở, Ngành hướng dẫn hoàn chỉnh các văn bản pháp lý trong quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý điện nông thôn.

8- Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội :

Thường xuyên thông tin tuyên truyền kết quả chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn, động viên kịp thời các đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác này

9. Ủy ban nhân dân các huyện:

- Tổ chức hoạt động tuyên truyền, quán triệt quan điểm chỉ đạo của UBND Thành phố về chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn đến từng cán bộ Đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân trong Huyện tạo ra sự đồng tình ủng hộ giúp cho công tác chỉ đạo thực hiện thuận lợi.

- Thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã và phối hợp với các Sở, ngành Thành phố lập phương án chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý điện nông thôn của huyện và chỉ đạo thực hiện.

 - Phối hợp với Công ty Điện lực Thành phố kiểm tra rà soát, thống kê tài sản lưới điện hạ áp và hiện trạng mô hình quản lý.

- Thành lập Hội đồng định giá tài sản lưới điện nông thôn để chuyển giao cho Ngành điện hoặc HTX dịch vụ tiếp nhận bán điện đến hộ dân.

- Hướng dẫn Ban chỉ đạo cấp xã tổ chức chuyển đổi, thành lập tổ chức quản lý điện nông thôn theo đúng trình tự pháp luật và hoạt động đạt hiệu quả.

- Chỉ đạo các tổ chức quản lý điện nông thôn tiến hành lập hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy phép hoạt động điện lực.

- Cấp bổ xung giấy đăng ký kinh doanh điện năng cho các HTX dịch vụ theo thẩm quyền.

- Phối hợp với Sở Công nghiệp, Công ty Điện lực Thành phố tổ chức đào tạo bồi dưỡng, tập huấn cho các nhân viên quản lý điện nông thôn đảm bảo đủ số lượng, chất lượng.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn.

10- Ủy ban nhân dân xã:

- Thành lập Ban chỉ đạo cấp xã trực tiếp chỉ đạo việc chuyển đổi mô hình quản lý điện xã sang mô hình HTX Dịch vụ (hoặc hoàn thiện nếu đã có mô hình phù hợp) theo đúng trình tự và tổ chức hoạt động có hiệu quả phù hợp với quy định của pháp luật.

- Phối hợp với Công ty điện lực và các cơ quan chức năng có liên quan bàn giao lưới điện hạ thế cho ngành điện quản lý theo đúng tiến độ quy định và phối hợp với ngành điện tổ chức bán điện trực tiếp đến hộ dân.

- Tạo điều kiện để cán bộ công nhân trực tiếp quản lý điện nông thôn trên địa bàn xã tham gia các đợt tập huấn, nâng cao trình độ về quản lý, an toàn và các lớp đào tạo chuyên ngành do huyện và Thành phố tổ chức.

6.3- Kinh phí hoạt động:

- Sở Công nghiệp lập dự trù kinh phí cho hoạt động của Ban chỉ đạo Thành phố, Sở Tài chính thẩm định trình UBND Thành phố phê duyệt.

- Công ty Điện lực thành phố lập dự toán chi phí làm thủ tục tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn theo tiến độ. Sở Tài chính thẩm định trình UBND Thành phố phê duyệt mức kinh phí hỗ trợ phù hợp.

6.4- Tiến độ thực hiện:

1- Hoàn thành việc chuyển đổi mô hình tổ chức, quản lý điện nông thôn của các xã chưa phù hợp quy định sang mô hình HTX dịch vụ trước 31/3/2004.

2- Hoàn thành thủ tục cấp Giấy phép hoạt động điện lực trước ngày 30/6/2004.

3- Chuyển giao lưới điện hạ áp nông thôn cho Ngành điện quản lý theo tiến độ và hoàn thành trước 30/12/2005.

LỘ TRÌNH CHUYỂN GIAO LƯỚI ĐIỆN NÔNG THÔN CÁC XÃ CHO NGÀNH ĐIỆN QUẢN LÝ BÁN ĐIỆN TRỰC TIẾP ĐẾN HỘ DÂN
(Kèm theo đề án chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý điện nông thôn Thành phố Hà Nội )

TT

Năm

Tên huyện, xã

Từ Liêm

Thanh Trì

Gia Lâm

Đông Anh

Sóc Sơn

 

Tổng số xã

15

24

31

23

25

 

Đến hết năm 2003

Mỹ Đình,

Cổ Nhuế

Đông Mỹ

Ngọc Hồi

Tam Hiệp

Thịnh Liệt

Hữu Hòa

Bồ Đề

Bát Tràng

Gia Thụy

Việt Hưng

Giang Biên

Đông Hội,

Dục Tú

Hải Bối

Vân Nội

Tiên Dược

Phù Linh

2

KH 2004

Quý I &II

Xuân Đỉnh

Thụy Phương

Trung Văn

Đông Ngạc

Yên Sở

Vĩnh Tuy

Lĩnh Nam

Thanh Trì

Ngọc Thụy

Thương Thanh

Hội Xã

Cư Khối

Long Biên

Nam Hồng

Xuân Canh

Đại Mạch

Võng La

Kim Chung

Thanh Xuân

Quang Tiến

Phú Cường

Phủ Lỗ

Đông Xuân

Quý III&IV

Thượng Cát

Liên Mạc

Tây Mỗ

Xuân Phương

Trần Phú

Đại Kim

Hoàng Liệt

Định Công

Thạnh Bàn

Đông Dư

Cổ Bi

Kim Lan

Uy Nỗ

Cổ Loa

Nguyên Khê

Vân Hà

Phú Minh

Minh Phú

Hiền Ninh

Mai Đình

4

KH 2005

Quý I&II

Mễ Trì

Minh Khai

Phú Diễn

Tân Triều

Tứ Hiệp

Ngũ Hiệp

Yên Mỹ

Đại Ang

Vĩnh Quỳnh

Tả Thanh Oai

Liên Ninh

Trâu Quỳ

Yên Viên

Dương Xá

Đình Xuyên

Phú Thị

Yên Thường

Dương Hà

Bắc Hồng

Vĩnh Ngọc

Tầm Xá

Kim Nỗ

Liên Hà

Thụy Lâm

Xuân Nộn

Hồng Kỳ Trung Giã

Bắc Phú

Xuân Giang

Nam Sơn

Bắc Sơn

Tân Minh

Đức Hòa

Quý III&IV

Năm 2005

Tây Tựu

Đại Mỗ

Thanh Liệt

Duyên Hà

Vạn Phúc

Ninh Hiệp

Đa Tốn

Kim Sơn

Văn Đức

Phù Đổng

Dương Quang

Lệ Chi

Trung Mầu

Đăng Xá

Kiêu Kỵ

Mai Lâm

Việt Hùng

Tiên Dương

Tân Hưng

Việt Long

Xuân Thu

Kim lũ

Minh Trí

Tân Dân

Ghi chú: Những xã gạch chân là những xã đã chuyển về Quận mới (Long Biên và Hoàng Mai)