Quyết định 335/QĐ-NHPT năm 2009 về Quy định công tác tổ chức và cán bộ trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Số hiệu: 335/QĐ-NHPT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng phát triển Việt Nam Người ký: Nguyễn Quang Dũng
Ngày ban hành: 01/07/2009 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 335/QĐ-NHPT

Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Căn cứ Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT);

Căn cứ Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ Tổ chức và hoạt động của NHPT;

Căn cứ Pháp lệnh cán bộ công chức và các văn bản hướng dẫn về quản lý cán bộ, viên chức của cơ quan có thẩm quyền;

Theo đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức cán bộ-NHPT,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về công tác tổ chức và cán bộ trong hệ thống NHPT.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 80/QĐ-NHPT ngày 07/03/2007 của Tổng Giám đốc NHPT ban hành quy định về công tác tổ chức và cán bộ trong hệ thống NHPT.

Điều 3: Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc NHPT chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch HĐQL;
- TGĐ, các PTGĐ;
- Trưởng Ban Kiểm soát;
- Lưu VP, TCCB (12).

TỔNG GIÁM ĐỐC




Nguyễn Quang Dũng

 

QUY ĐỊNH

VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ TRONG HỆ THỐNG NHPT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 335/QĐ-NHPT ngày 01 tháng 7 năm 2009 của Tổng Giám đốc NHPT)

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về việc thành lập, giải thể, tổ chức lại bộ máy các Phòng, Ban và tương đương tại Hội sở chính;Văn phòng Đại diện; các Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT và công tác cán bộ trong hệ thống NHPT.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng là các cán bộ, viên chức trong định mức được giao (gọi tắt là cán bộ, viên chức) của các đơn vị trong hệ thống NHPT (trừ các đối tượng làm việc theo hợp đồng lao động khoán gọn: bảo vệ, tạp vụ…).

Cán bộ, viên chức trong định mức được giao gồm:

1. Cán bộ, viên chức được tuyển dụng, tiếp nhận vào biên chế hoặc làm việc theo hợp đồng làm việc, hiện đang công tác tại các đơn vị thuộc và trực thuộc NHPT và được trả lương từ quỹ tiền lương của NHPT.

2. Cán bộ, viên chức được cử đi biệt phái.

3. Cán bộ, viên chức được cử đi học tập, thực tập, công tác; nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ không hưởng lương.

4. Cán bộ, viên chức đang nghỉ chờ làm thủ tục hưu trí.

5. Cán bộ, viên chức đang trong thời gian bị đình chỉ công tác.

Điều 3. Các nội dung về công tác cán bộ trong hệ thống NHPT

1. Tiêu chuẩn, trách nhiệm của cán bộ, viên chức NHPT;

2. Phân cấp quản lý cán bộ, viên chức;

3. Đánh giá, nhận xét cán bộ, viên chức;

4. Quy hoạch tạo nguồn cán bộ lãnh đạo các cấp;

5. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức lãnh đạo các cấp;

6. Tuyển dụng và tiếp nhận cán bộ, viên chức;

7. Luân chuyển, điều động, biệt phái và thuyên chuyển cán bộ;

8. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;

9. Cán bộ, viên chức đi nước ngoài;

10. Chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức;

11. Nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng làm việc;

12. Khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức;

13. Khiếu nại, tố cáo;

14. Kiểm tra công tác quản lý cán bộ, viên chức;

15. Công tác quản lý hồ sơ cán bộ, viên chức;

16. Chế độ báo cáo về công tác tổ chức cán bộ.

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện công tác tổ chức cán bộ

Công tác tổ chức và cán bộ trong hệ thống NHPT phải thực hiện đúng quy chế quản lý cán bộ của Đảng, các quy định của nhà nước về tổ chức cán bộ; đảm bảo theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Phần II

QUY ĐINH CỤ THỂ

Chương I

CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ MÁY

Điều 5. Thành lập, giải thể, tổ chức lại bộ máy

1. Việc thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các Ban, Trung tâm, Văn phòng, Văn phòng đại diện, Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT (sau đây gọi tắt là đơn vị) do Tổng Giám đốc NHPT (Tổng Giám đốc) quyết định trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng quản lý.

Sau khi Ban Lãnh đạo thống nhất chủ trương, Ban Tổ chức cán bộ có trách nhiệm lập đề án trình Tổng Giám đốc báo cáo Hội đồng quản lý xem xét, chấp thuận trước khi Tổng Giám đốc quyết định.

2. Việc thành lập, tổ chức lại các Phòng thuộc các đơn vị do Tổng Giám đốc quyết định.

Khi có nhu cầu về thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các Phòng, Thủ trưởng đơn vị phải lập đề án nêu rõ lý do, sự cần thiết; trên cơ sở đề án của các đơn vị, Ban Tổ chức cán bộ lập tờ trình báo cáo Tổng Giám đốc xem xét, quyết định.

Điều 6. Xếp hạng các Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT

Việc xếp hạng đối với Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT thực hiện theo quy định của Tổng Giám đốc sau khi được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thoả thuận.

Chương II

CÔNG TÁC CÁN BỘ

Mục 1. Tiêu chuẩn, trách nhiệm cán bộ, viên chức NHPT

Điều 7. Tiêu chuẩn cán bộ, viên chức

1. Yêu nước, chấp hành tốt nghĩa vụ công dân theo đúng Pháp luật của Nhà nước.

2. Có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học được đào tạo đáp ứng yêu cầu công việc và có ý thức học tập cầu tiến bộ.

3. Tuân thủ các quy định nội bộ NHPT. Đặt lợi ích và uy tín của tập thể lên trên lợi ích cá nhân.

4. Đoàn kết, hợp tác tốt với đồng nghiệp; Hợp tác, tôn trọng và liêm khiết trong quan hệ với khách hàng.

5. Chấp hành sự phân công, chỉ đạo của cấp trên; trung thực và trách nhiệm trong thực thi công vụ.

6. Có đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ.

Điều 8. Những điều cán bộ, viên chức NHPT không được làm

1. Nói hoặc làm trái chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm những việc mà pháp luật không cho phép công dân, cán bộ, viên chức làm.

2. Làm sai quy chế, quy định nghiệp vụ chuyên môn do NHPT ban hành.

3. Không chấp hành nghiêm túc sự phân công công việc của cấp trên; chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệm hoặc thoái thác nhiệm vụ.

4. Không chấp hành đúng các quy định về kỷ cương, kỷ luật lao động; làm việc riêng trong giờ hoặc vắng mặt không được sự chấp thuận của lãnh đạo đơn vị.

5. Tự ý cung cấp thông tin, tài liệu bí mật của Nhà nước và của NHPT hoặc những nội dung công việc chưa được phép công bố.

6. Tố cáo mang tính bịa đặt, viết đơn thư nặc danh, mạo danh; viết, ký tên nhân danh tập thể vào đơn thư tố cáo nhằm mục đích xấu.

7. Cục bộ, bè phái, phát ngôn bừa bãi, lăng mạ cấp trên và đồng nghiệp, khách hàng, gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ.

8. Quan liêu, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu gây khó khăn, phiền hà với đơn vị, cá nhân trong quan hệ công tác. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận hoặc yêu cầu khách hàng biếu xén, hối lộ.

9. Tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, các tệ nạn xã hội như bói toán, đánh bạc, số đề v.v...; uống rượu, bia đến mức bê tha, mất tư cách đạo đức.

10. Bao che những hành vi vi phạm pháp luật; trù dập người dám đấu tranh phê phán các hành động tiêu cực, tham nhũng, tệ nạn xã hội trong đơn vị.

Tiêu chuẩn riêng đối với các chức danh lãnh đạo của NHPT được quy định tại Phụ lục số 01.

Điều 9. Trách nhiệm của cán bộ, viên chức NHPT

1. Cán bộ, viên chức trong hệ thống NHPT khi thực hiện chức trách nhiệm vụ được phân công phải luôn nêu cao tính tuân thủ pháp luật và những quy định của hệ thống NHPT để hạn chế đến mức tối đa những rủi ro, vi phạm có thể xảy ra.

Mọi vi phạm do nguyên nhân chủ quan, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc đều phải được xem xét chế độ trách nhiệm theo quy định. Trường hợp có vi phạm, tuỳ theo mức độ vi phạm và hậu quả, phải chịu các hình thức kỷ luật hành chính hoặc kết hợp với bồi thường vật chất theo quy định của Nhà nước và của NHPT.

Trường hợp hành vi vi phạm nghiêm trọng đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước xem xét, xử lý theo Luật định.

2. Thủ trưởng các đơn vị phải chịu trách nhiệm của người đứng đầu đối với các vi phạm của cán bộ, viên chức trong đơn vị mình theo quy định của Nhà nước, của NHPT.

3. Thực hiện nghiêm chỉnh quy định những điều cán bộ, viên chức không được làm.

Mục 2. Phân cấp quản lý cán bộ, viên chức

Điều 10. Phạm vi, nội dung phân cấp

1. Tổng Giám đốc quản lý toàn diện công tác cán bộ trong toàn hệ thống (trừ các nội dung quy định thuộc thẩm quyền của Thủ tưởng Chính phủ và của Chủ tịch Hội đồng quản lý):

a. Quản lý các Phó Tổng Giám đốc trong việc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của NHPT do Tổng Giám đốc phân công phụ trách;

b. Trực tiếp quản lý các chức danh lãnh đạo: Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng Tài chính kế toán các Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT; Trưởng, Phó Trưởng Văn phòng đại diện; Trưởng Ban và tương đương, Phó Trưởng ban và tương đương cùng toàn thể các cán bộ, viên chức tại Hội Sở chính NHPT.

2. Giám đốc Sở giao dịch, Chi nhánh NHPT, Trưởng Văn phòng đại diện được phân cấp thực hiện các công việc về công tác quản lý cán bộ, viên chức tại đơn vị (trừ các công việc thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc). Riêng đối với các chức danh Trưởng phòng, trước khi quyết định các nội dung về công tác cán bộ phải xin ý kiến và được Tổng Giám đốc thông qua.

Thủ trưởng một số đơn vị hoạt động theo mô hình riêng được phân cấp thực hiện công tác quản lý cán bộ theo quy định của Tổng Giám đốc.

3. Ban Tổ chức cán bộ giúp Tổng Giám đốc theo dõi, quản lý cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống NHPT.

Trưởng Ban Tổ chức cán bộ được Tổng Giám đốc uỷ quyền ký các Hợp đồng làm việc có kỳ hạn, các Quyết định điều động cán bộ, viên chức, hợp đồng thử việc, phân công, sắp xếp cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ tại Hội sở chính sau khi đã được Tổng Giám đốc phê duyệt; xác nhận đối với các vấn đề có liên quan đến cán bộ, viên chức (hồ sơ lý lịch, bảo hiểm xã hội, chính sách đối với cán bộ, viên chức...).

Điều 11. Nguyên tắc thực hiện phân cấp quản lý cán bộ, viên chức

1. Thủ trưởng đơn vị được Tổng Giám đốc phân cấp trong công tác cán bộ phải tuân thủ nghiêm các quy định về công tác cán bộ; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng Giám đốc về các quyết định của mình. Đối với những vấn đề vượt phạm vi, thẩm quyền được phân cấp phải trình Tổng Giám đốc xem xét, quyết định.

2. Khi triển khai thực hiện các vấn đề về công tác tổ chức cán bộ phải được sự thống nhất giữa cấp uỷ Đảng và Lãnh đạo đơn vị. Những vấn đề quan trọng (thành lập, giải thể, sáp nhập, hợp nhất; bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ) phải có ý kiến bằng văn bản của cấp uỷ Đảng.

Điều 12. Trách nhiệm thực hiện phân cấp quản lý cán bộ, viên chức

1. Thủ trưởng đơn vị được Tổng Giám đốc phân cấp về công tác cán bộ phải chịu trách nhiệm của người đứng đầu về việc:

a. Quản lý toàn diện cán bộ, viên chức trong đơn vị;

b. Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công việc mỗi cán bộ, viên chức trong đơn vị, đảm bảo lãnh đạo, điều hành đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

c. Chịu trách nhiệm phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội và các cơ quan có liên quan trên địa bàn tổ chức thực hiện đầy đủ và kịp thời về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác đối với cán bộ, viên chức trong đơn vị;

d. Thực hiện các trình tự, thủ tục về công tác tổ chức cán bộ theo đúng quy định của NHPT.

e. Trong công tác bổ nhiệm cán bộ không được bố trí, sắp xếp người thân trong gia đình của Lãnh đạo đơn vị: Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh, chị, em ruột và anh, chị, em ruột bên vợ (hoặc chồng) đảm nhiệm các chức vụ Trưởng phòng Tài chính kế toán, Hành chính - Quản lý nhân sự, Tín dụng, Tổng hợp, cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ, thủ quỹ tại đơn vị.

2. Trưởng Ban Tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc trong việc tham mưu quản lý, theo dõi cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống và các công việc được ủy quyền.

Mục 3. Đánh giá, nhận xét cán bộ, viên chức

Điều 13. Mục đích của đánh giá, nhận xét cán bộ, viên chức

1. Đánh giá, nhận xét cán bộ, viên chức để làm rõ năng lực, trình độ, mặt mạnh, mặt yếu trong thực hiện công việc được giao; ưu điểm, khuyết điểm về phẩm chất chính trị, lối sống… làm căn cứ đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt và thực hiện chính sách đối với cán bộ, viên chức.

2. Công tác đánh giá, nhận xét cán bộ, viên chức được thực hiện định kỳ hàng năm vào thời điểm tổng kết năm hoặc đột xuất để phục vụ công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ hoặc để xét ký tiếp hợp đồng làm việc...

Điều 14. Nội dung đánh giá cán bộ, viên chức

1. Đánh giá về khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc theo chức trách, nhiệm vụ được giao.

2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Nhận thức, tư tưởng chính trị; việc chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của NHPT; tinh thần học tập nâng cao trình độ, tính trung thực trong công tác, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, tinh thần tự phê bình và phê bình.

3. Đánh giá thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống quan liêu, tham nhũng và những biểu hiện tiêu cực khác; tinh thần đoàn kết, phối hợp công tác; tinh thần và thái độ phục vụ khách hàng và thực hiện văn minh nghề nghiệp.

4. Đối với cán bộ, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp Phòng trở lên, ngoài những nội dung đánh giá trên đây còn phải đánh giá gắn với kết quả hoạt động của đơn vị, khả năng tổ chức quản lý, điều hành, mức độ tín nhiệm của cán bộ, viên chức trong đơn vị và tinh thần quan hệ, phối hợp với các đơn vị khác.

Điều 15. Phương pháp đánh giá cán bộ, viên chức

1. Kết hợp theo dõi thường xuyên và đánh giá định kỳ;

2. Đánh giá cán bộ, viên chức phải được thực hiện qua nhiều luồng thông tin: quần chúng, cán bộ lãnh đạo bộ phận, khách hàng (nếu có)...

3. Công khai, minh bạch các nội dung đánh giá, nhận xét để cán bộ, viên chức biết, có hướng khắc phục tồn tại và phát huy điểm mạnh trong công tác.

Trình tự, thủ tục đánh giá nhận xét cán bộ, viên chức và phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 02.

Mục 4. Quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cấp

Điều 16. Căn cứ xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cấp

1. Khả năng, yêu cầu nhiệm vụ chính trị hiện tại của đơn vị và dự báo xu hướng phát triển trong những năm tiếp theo.

2. Tổ chức bộ máy, số lượng, chất lượng và thực trạng đội ngũ cán bộ tại đơn vị.

Điều 17. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch cán bộ:

1. Hội đồng quản lý phê duyệt quy hoạch các chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản lý, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và Trưởng Ban Kiểm soát.

2. Tổng Giám đốc phê duyệt quy hoạch các chức danh lãnh đạo của NHPT ngoài các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản lý. Đối với các chức danh Trưởng Ban và tương đương tại Hội sở chính, Trưởng Văn phòng đại diện, Giám đốc Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT trước khi phê duyệt phải được Hội đồng quản lý thông qua.

Riêng đối với lãnh đạo cấp Phòng tại Hội sở chính, Thủ trưởng các đơn vị phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, thống nhất với cấp ủy Đảng báo cáo Tổng Giám đốc xem xét, quyết định.

Tiêu chuẩn, số lượng, nội dung, trình tự các bước xây dựng quy hoạch cán bộ thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 03.

Mục 5. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức cán bộ lãnh đạo các cấp

Điều 18. Bổ nhiệm cán bộ

1. Bổ nhiệm cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu công việc, số cán bộ lãnh đạo cần tương xứng với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của đơn vị; độ phức tạp của công việc và số cán bộ, viên chức trong biên chế của đơn vị, bảo đảm cơ cấu đồng bộ, nâng cao chất lượng lãnh đạo tập thể.

2. Cán bộ được bổ nhiệm phải thuộc danh sách quy hoạch đã được phê duyệt; được đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn đối với cán bộ lãnh đạo theo quy định của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của NHPT (theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01).

Trường hợp đơn vị chưa có cán bộ quy hoạch cho chức danh dự kiến cần bổ nhiệm, trước khi thực hiện quy trình bổ nhiệm phải tổ chức lấy phiếu giới thiệu nhân sự của cán bộ chủ chốt. Trên cơ sở danh sách nhân sự được giới thiệu, có thể lựa chọn một hay nhiều người để lấy tín nhiệm bổ nhiệm một chức danh.

3. Trường hợp không có cán bộ tại chỗ đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm, Thủ trưởng các đơn vị lựa chọn cán bộ ngoài hệ thống đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn theo quy định đối với từng cấp lãnh đạo, đề xuất trình Tổng Giám đốc xem xét tiếp nhận, bổ nhiệm. Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và tập thể về sự giới thiệu của mình.

Điều 19. Bổ nhiệm lại cán bộ

1. Việc bổ nhiệm lại cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo đơn vị thực hiện theo quy định về bổ nhiệm lại cán bộ do Ban Tổ chức Trung ương quy định. Thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo theo nhiệm kỳ quy định là 05 năm.

2. Khi cán bộ lãnh đạo hết thời hạn giữ chức vụ theo quy định, Thủ trưởng các đơn vị phải xem xét, đánh giá và làm các thủ tục bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại cán bộ. Trường hợp chưa bổ nhiệm lại thì đương nhiên được kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến khi có quyết định khác thay thế.

3. Cán bộ Lãnh đạo đã hết thời hạn giữ chức vụ theo quy định nhưng thời gian công tác còn lại đến khi nghỉ hưu ít hơn một nửa nhiệm kỳ (2,5 năm) nếu vẫn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì được kéo dài thời hạn giữ chức vụ cho đến khi nghỉ hưu.

Điều 20. Miễn nhiệm

1. Trong thời gian giữ chức vụ, nếu cán bộ lãnh đạo có khuyết điểm nhưng chưa đến mức phải kỷ luật cách chức, không còn đủ uy tín để lãnh đạo thì Lãnh đạo đơn vị ra quyết định theo phân cấp, hoặc báo cáo Tổng Giám đốc xem xét, quyết định miễn nhiệm chức vụ và bố trí công tác khác. Việc miễn nhiệm chức vụ theo nguyên tắc cấp nào quyết định bổ nhiệm thì cấp đó ra quyết định miễn nhiệm.

2. Cán bộ lãnh đạo đương nhiệm có thể bị miễn nhiệm trong những trường hợp sau:

a) Thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

b) Vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế, quy định nghiệp vụ của NHPT nhưng chưa đến mức cách chức.

c) Do điều kiện sức khoẻ, không đảm đương được nhiệm vụ đang đảm nhận.

d) Cán bộ có nguyện vọng cá nhân xin từ chức vì lý do chính đáng.

Điều 21. Từ chức

Trường hợp cán bộ lãnh đạo có nguyện vọng xin từ chức thì Lãnh đạo cấp trên bố trí gặp cán bộ để tìm hiểu lý do, sau đó họp Lãnh đạo đơn vị và cấp uỷ Đảng xem xét thống nhất phương án giải quyết.

Lãnh đạo đơn vị quyết định hoặc báo cáo Tổng Giám đốc xem xét, quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ.

Nếu giữa Lãnh đạo đơn vị và cấp uỷ Đảng chưa thống nhất hướng xử lý thì cần báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Giám đốc. Khi đơn từ chức chưa được chấp thuận thì cán bộ, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao.

Cán bộ lãnh đạo không được bổ nhiệm lại, bị miễn nhiệm hoặc sau khi được chấp thuận từ chức sẽ được bố trí công tác khác và xếp lại ngạch, bậc, thang bảng lương phù hợp với năng lực, trình độ và vị trí công tác đó.

Trình tự và thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 04.

Mục 6. Tuyển dụng và tiếp nhận cán bộ, viên chức

Điều 22. Tuyển dụng và tiếp nhận cán bộ, viên chức

1. Các đơn vị xây dựng, đăng ký định mức chỉ tiêu biên chế vào quý IV hàng năm trước năm kế hoạch, Ban Tổ chức cán bộ tổng hợp, báo cáo Tổng Giám đốc xem xét, quyết định phê duyệt vào quý I của năm kế hoạch.

2. Việc tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, viên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chuyên ngành đào tạo của cán bộ, nhu cầu công việc, vị trí công tác và định mức chỉ tiêu biên chế đã được Tổng Giám đốc giao cho đơn vị hàng năm.

Người được tuyển dụng, tiếp nhận phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng.

3. Việc tiếp nhận cán bộ, viên chức ngoài hệ thống NHPT chỉ áp dụng trong trường hợp do yêu cầu công việc thực sự cần thiết.

4. Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các thủ tục pháp lý của hồ sơ, điều kiện, tiêu chuẩn cũng như trình tự tuyển dụng và tiếp nhận cán bộ, viên chức thuộc phân cấp quản lý.

Điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự tuyển dụng cán bộ thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 05.

Mục 7. Luân chuyển, điều động, biệt phái và thuyên chuyển cán bộ, viên chức

Điều 23. Luân chuyển cán bộ lãnh đạo

1. Luân chuyển cán bộ lãnh đạo được thực hiện đối với cán bộ lãnh đạo giữa các đơn vị tại Hội sở chính, giữa các Sở Giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện hoặc giữa Hội sở chính với các Sở Giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện và ngược lại.

2. Mục đích, yêu cầu luân chuyển cán bộ lãnh đạo:

a) Đào tạo, bồi dưỡng để phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ công tác, trình độ, năng lực của cán bộ lãnh đạo.

b) Từng bước bố trí cán bộ lãnh đạo hợp lý, tăng cường cán bộ lãnh đạo cho những nơi có nhu cầu cấp bách, nhất là cho các Chi nhánh ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn.

3. Đối tượng luân chuyển là các chức danh lãnh đạo do Tổng Giám đốc quyết định bổ nhiệm, có độ tuổi dưới 50 đối với nữ, dưới 55 đối với nam.

4. Nguyên tắc luân chuyển cán bộ lãnh đạo

a) Cấp có thẩm quyền gặp gỡ cán bộ lãnh đạo thuộc diện luân chuyển trao đổi về chủ trương, các nghĩa vụ, quyền lợi đối với cán bộ được luân chuyển và nghe cán bộ đề xuất nguyện vọng cá nhân trước khi quyết định luân chuyển.

b) Cán bộ lãnh đạo phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định luân chuyển.

c) Không luân chuyển những cán bộ đang bị thi hành kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút.

Điều 24. Điều động cán bộ, viên chức

1. Điều động cán bộ, viên chức được thực hiện đối với cán bộ, viên chức (trừ đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều 23) giữa các đơn vị tại Hội sở chính, giữa các Sở Giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện hoặc giữa Hội sở chính với các Sở Giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện và ngược lại theo yêu cầu nhiệm vụ công tác.

2. Khi thực hiện việc điều động cán bộ, viên chức sang địa bàn khác có chú ý xem xét tới hoàn cảnh gia đình và bản thân cán bộ, viên chức được điều động.

3. Cán bộ, viên chức khi điều động được chuyển xếp lại ngạch, bậc, thang bảng lương phù hợp với công việc mới đảm nhận (nếu đủ điều kiện). Trường hợp công tác mới có mức lương thấp hơn thì được bảo lưu mức lương cũ trong thời gian 06 tháng.

4. Cán bộ, viên chức được điều động đến làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, ngoài việc áp dụng chính sách ưu đãi theo quy định chung của Nhà nước còn được hưởng chính sách khuyến khích khác của NHPT.

Điều 25. Biệt phái cán bộ, viên chức

1. Cán bộ, viên chức có thể được biệt phái có thời hạn đến làm việc ở đơn vị khác do những nhiệm vụ đột xuất, chưa kịp bố trí, điều động nhân sự hoặc những công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định hoặc các nhiệm vụ đặc biệt khác. Thời hạn cử biệt phái mỗi lần không quá 01 năm.

2. Cán bộ, viên chức biệt phái chịu sự phân công công tác của đơn vị nơi được cử đến. Việc đánh giá cán bộ, viên chức biệt phái do đơn vị sử dụng cán bộ, viên chức thực hiện, có văn bản đánh giá gửi về đơn vị cử biệt phái để lưu vào hồ sơ cán bộ, viên chức và quản lý.

Cán bộ, viên chức luân chuyển, điều động, biệt phái trong hệ thống NHPT được hưởng các chế độ, chính sách và quyền lợi theo quy định của NHPT.

Điều 26. Thẩm quyền luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ, viên chức

Tổng Giám đốc quyết định việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo giữa các đơn vị; điều động, biệt phái cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống NHPT (trừ các chức danh thuộc thẩm quyền quản lý của Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng quản lý).

Điều 27. Điều chuyển cán bộ, viên chức

1. Điều chuyển cán bộ, viên chức được thực hiện đối với cán bộ, viên chức trong nội bộ đơn vị nhằm sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, viên chức cho phù hợp với năng lực, sở trường để đáp ứng yêu cầu công việc được giao.

2. Thủ trưởng các đơn vị tại Hội sở chính, Văn phòng đại diện, Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT quyết định điều chuyển cán bộ, viên chức trong nội bộ đơn vị theo phân cấp quản lý. Đối với các chức danh lãnh đạo cấp Phòng, Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện, xin ý kiến tham gia của cấp uỷ Đảng cùng cấp.

3. Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về việc thực hiện các thủ tục, trình tự điều chuyển cán bộ, viên chức trong đơn vị, chịu trách nhiệm về kết quả, chất lượng công tác của cán bộ, viên chức được điều chuyển theo thẩm quyền.

4. Sau khi ký Quyết định điều chuyển cán bộ, viên chức, các đơn vị gửi 01 bản về Hội Sở chính NHPT (Ban Tổ chức cán bộ) để theo dõi, tổng hợp và kiểm tra.

Việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thực hiện theo quy định của Tổng Giám đốc.

Điều 28. Thuyên chuyển công tác trong và ngoài hệ thống NHPT

1. Khi cán bộ, viên chức có nguyện vọng thuyên chuyển công tác phải có đơn trình bày rõ lý do gửi Thủ trưởng đơn vị, đồng gửi cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ theo phân cấp xem xét, quyết định. Nếu xét thấy không ảnh hưởng tới công việc của đơn vị thì Thủ trưởng đơn vị giải quyết như sau:

a. Đối với cán bộ, viên chức thuộc diện được phân cấp:

- Thuyên chuyển công tác trong hệ thống NHPT

Thủ trưởng đơn vị nơi đi, nơi đến căn cứ vào định mức biên chế được giao và yêu cầu nhiệm vụ, nếu thống nhất thì làm thủ tục thuyên chuyển, tiếp nhận theo phân cấp quản lý cán bộ. Trường hợp cán bộ, viên chức chuyển đi, đến Hội sở chính phải được Tổng Giám đốc chấp thuận.

Sau khi có Quyết định thuyên chuyển, Thủ trưởng các đơn vị liên quan phải báo cáo tăng, giảm biên chế về Hội sở chính NHPT (qua Ban Tổ chức cán bộ).

- Thuyên chuyển công tác ra ngoài hệ thống NHPT

Thủ trưởng đơn vị xem xét, giải quyết các thủ tục thuyên chuyển theo thẩm quyền và báo cáo về Hội sở chính NHPT (qua Ban Tổ chức cán bộ) để theo dõi thống kê giảm biên chế.

b. Đối với cán bộ, viên chức thuộc diện Tổng Giám đốc quản lý:

Thủ trưởng các đơn vị gửi văn bản đề xuất ý kiến kèm theo đơn của cán bộ, viên chức xin chuyển công tác trình Tổng Giám đốc (qua Ban Tổ chức cán bộ) xem xét, quyết định.

2. Cán bộ, viên chức thuyên chuyển công tác phải bàn giao tài sản, hồ sơ tài liệu có liên quan đến nhiệm vụ được giao cho Thủ trưởng đơn vị và chịu trách nhiệm về những công việc đã giải quyết trong thời gian công tác tại đơn vị.

3. Không giải quyết cho chuyển công tác ra ngoài hệ thống đối với cán bộ, viên chức trong các trường hợp sau (trừ trường hợp thôi việc vì lý do sức khoẻ không thể tiếp tục làm việc được):

- Cán bộ, viên chức được tuyển dụng có thời gian công tác trong hệ thống NHPT chưa đủ 48 tháng (4 năm) kể từ ngày ký hợp đồng làm việc lần đầu.

- Cán bộ, viên chức được NHPT cử đi đào tạo nâng cao (Thạc sỹ, Tiến sĩ) đang trong thời gian học hoặc sau khi học xong, trở lại làm việc mà thời gian làm việc chưa đủ 48 tháng (4 năm).

- Cán bộ, viên chức được tiếp nhận từ cơ quan, tổ chức ngoài hệ thống NHPT có thời gian công tác trong hệ thống NHPT chưa đủ 60 tháng (5 năm) kể từ ngày được tiếp nhận.

- Cán bộ, viên chức được bổ nhiệm có thời gian công tác trong hệ thống NHPT chưa đủ 36 tháng đối với chức danh Phó Trưởng phòng, 60 tháng đối với chức danh Trưởng phòng kể từ ngày được bổ nhiệm các chức danh này.

Trường hợp các cán bộ, viên chức chưa đủ điều kiện chuyển công tác theo quy định tại Khoản 3 nêu trên có thể tự thôi việc và không được hưởng chế độ thôi việc, đồng thời phải đền bù các khoản chi phí (nếu có) theo quy định của NHPT và tiếp tục chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý vốn, tài sản Nhà nước có liên quan trong thời gian làm việc.

Mục 8. Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, viên chức

Điều 29. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức

1. NHPT yêu cầu và khuyến khích cán bộ, viên chức chủ động học tập, tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công tác, tiêu chuẩn chức danh theo ngạch, bậc và quy hoạch cán bộ ... góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. Việc cử cán bộ, viên chức tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng trong giờ hành chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc NHPT có trách nhiệm báo cáo Tổng giám đốc xem xét, quyết định.

3. Điều kiện, tiêu chuẩn, đối tượng, nội dung, kế hoạch đào tạo; chế độ chính sách khuyến khích của NHPT đối với cán bộ, viên chức được cử đi đào tạo; nghĩa vụ của cán bộ, viên chức trong, sau đào tạo thực hiện theo Quy định về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống NHPT.

Mục 9. Cán bộ, viên chức đi nước ngoài

Điều 30. Thẩm quyền cử cán bộ, viên chức đi công tác nước ngoài

1. Chủ tịch Hội đồng quản lý, Tổng Giám đốc đi công tác nước ngoài theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Chủ tịch Hội đồng quản lý xem xét, quyết định cử đi nước ngoài công tác đối với các chức danh: Trưởng Ban Kiểm soát, Phó Trưởng ban Kiểm soát, các Thành viên Ban Kiểm soát, Chánh Văn phòng Hội đồng quản lý.

3. Tổng Giám đốc xem xét, quyết định cử đi công tác nước ngoài đối với tất cả các cán bộ, viên chức của NHPT trừ các chức danh nêu tại Khoản 1, 2 Điều này.

Điều 31. Điều kiện cán bộ, viên chức được cử đi công tác nước ngoài

1. Là cán bộ, viên chức trong chỉ tiêu biên chế và hợp đồng làm việc của hệ thống NHPT có quan điểm lập trường tư tưởng chính trị rõ ràng; trung thành với nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt.

2. Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đủ sức khoẻ, có kiến thức và năng lực đảm bảo yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ được giao khi ra nước ngoài.

3. Nội dung của chuyến đi phải nằm trong chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Phải được cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ, viên chức đồng ý.

5. Có lý lịch gia đình, bản thân rõ ràng, không thuộc đối tượng cấm xuất cảnh của cơ quan chức năng Việt Nam.

6. Thực hiện đầy đủ các quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ, viên chức được cử đi công tác nước ngoài theo quy định của Nhà nước và của NHPT.

Điều 32. Nghĩa vụ của cán bộ, viên chức được cử đi công tác nước ngoài

1. Tuân thủ các quy định của NHPT, pháp luật của Nhà nước Việt Nam; quy định của tổ chức cũng như pháp luật của nước mà cán bộ, viên chức được cử đến công tác.

2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyến đi theo nội dung, chương trình làm việc. Sau khi về nước, chậm nhất trong vòng 10 ngày, cán bộ, viên chức phải có văn bản báo cáo kết quả công tác với Tổng Giám đốc và Thủ trưởng đơn vị, đồng thời phải nộp lại hộ chiếu cho Ban Tổ chức cán bộ (Phòng HC-QLNS) quản lý (có bản giao nhận).

3. Trở về cơ quan công tác đúng thời hạn quy định. Trường hợp vì lý do khách quan không thể thực hiện đúng thời hạn quy định phải báo cáo cấp có thẩm quyền. Nếu cán bộ, viên chức tự ý ở lại không về nước đúng hạn sẽ bị xử lý kỷ luật, đồng thời phải bồi hoàn các thiệt hại vật chất khác theo quy định của Nhà nước.

4. Cán bộ, viên chức được cử đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài nếu không về cơ quan công tác thì ngoài việc xử lý theo quy định còn phải bồi hoàn chi phí đào tạo theo quy định của NHPT.

Điều 33. Cán bộ, viên chức đi nước ngoài theo hình thức tự túc kinh phí

1. Cán bộ, viên chức đi nước ngoài theo hình thức tự túc kinh phí (đi du lịch, thăm người thân, khám, chữa bệnh...) thực hiện theo quy định chung của Nhà nước; phải có đơn xin phép và chỉ làm các thủ tục xuất cảnh sau khi được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.

2. Giám đốc các Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT, Trưởng Văn phòng đại diện, Thủ trưởng các đơn vị hoạt động theo mô hình riêng được phân cấp thực hiện công tác quản lý cán bộ quyết định việc nghỉ phép đi nước ngoài theo hình thức tự túc đối với cán bộ, viên chức trong đơn vị, nhưng phải báo cáo, được Tổng Giám đốc chấp thuận bằng văn bản và phải chịu trách nhiệm quản lý cán bộ, viên chức đi nước ngoài theo quy định của Nhà nước và của NHPT.

3. Trưởng ban Tổ chức cán bộ được uỷ quyền xác nhận, ký các giấy tờ cần thiết đối với cán bộ, viên chức tại Hội Sở Chính đi nước ngoài theo hình thức tự túc kinh phí sau khi được Tổng Giám đốc chấp thuận.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục đi nước ngoài của cán bộ, viên chức được hướng dẫn tại Phụ lục số 06.

Mục 10. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức

Điều 34. Chế độ tiền lương

1. Cán bộ, viên chức trong hệ thống NHPT được trả lương, nâng bậc lương thường xuyên; nâng ngạch theo quy định của Nhà nước và của NHPT căn cứ vào trình độ đào tạo, năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc.

2. Việc trả lương cho cán bộ, viên chức NHPT được thực hiện theo Quy định về phân phối và chi trả lương do Tổng Giám đốc ban hành, phù hợp với các quy định của Nhà nước về tiền lương, đảm bảo thu nhập cũng như khuyến khích cán bộ, viên chức nỗ lực làm việc.

3. Đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện, hồ sơ, thủ tục nâng bậc lương thường xuyên, thi nâng ngạch; việc bổ nhiệm ngạch và xếp lương được thực hiện theo quy định của của Nhà nước và của NHPT (hướng dẫn tại Phụ lục số 07).

Trường hợp cán bộ, viên chức được xem xét, xếp chuyển ngạch không qua thi nâng ngạch phải theo đúng quy định của Nhà nước; được Thủ trưởng đơn vị trình Tổng Giám đốc xem xét, quyết định.

Điều 35. Chế độ nghỉ phép

1. Cán bộ, viên chức có từ 12 tháng làm việc trong hệ thống NHPT hàng năm được nghỉ phép hưởng nguyên lương 12 ngày. Số ngày nghỉ phép hàng năm được tăng thêm theo thâm niên công tác, cứ 5 năm được nghỉ thêm 01 ngày (không kể Thứ bảy, Chủ nhật, ngày lễ, tết… nếu trùng vào ngày nghỉ phép). Số ngày nghỉ phép của năm trước chưa nghỉ chỉ được xem xét giải quyết vào quý I của năm sau.

2. Cán bộ, viên chức được hưởng nguyên lương trong những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ phép, nghỉ việc riêng có hưởng nguyên lương theo quy định của Nhà nước.

Trình tự, thủ tục nghỉ phép thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 08.

Điều 36. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Cán bộ, viên chức NHPT được tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Nhà nước và được cơ quan Bảo hiểm xã hội đảm bảo các quyền lợi do Bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của Pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hiện hành.

Điều 37. Chế độ hưu trí

1. Cán bộ, viên chức trong hệ thống NHPT khi nghỉ hưu được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2. Ngoài chế độ được hưởng của nhà nước quy định, cán bộ, viên chức nghỉ hưu còn được hưởng thêm các chế độ, quyền lợi khác do Tổng Giám đốc quy định.

Trình tự, thủ tục giải quyết nghỉ hưu trí được thực hịên theo hướng dẫn tại Phụ lục số 08.

Điều 38. Chế độ tuyển dụng đối với con cán bộ, viên chức

1. Cán bộ, viên chức hiện đang công tác tại các đơn vị thuộc và trực thuộc NHPT, có ít nhất 09 năm công tác trong hệ thống (kể cả thời gian công tác tại Quỹ Hỗ trợ phát triển trước đây), được xem xét tuyển dụng không qua thi tuyển 01 con vào công tác trong hệ thống NHPT. Đối tượng xem xét, ưu tiên tuyển dụng phải đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn về tuyển dụng cán bộ của NHPT (hướng dẫn tại Phụ lục số 05).

2. Trường hợp cả vợ và chồng cùng công tác trong hệ thống NHPT thì chỉ được xem xét tuyển dụng không qua thi tuyển đối với 01 con.

3. Trường hợp con của cán bộ, viên chức không trong tiêu chuẩn xét tuyển dụng nêu tại Khoản 1, 2 Điều này, nếu có nguyện vọng vào công tác trong hệ thống NHPT thì phải qua thi tuyển theo quy định.

Mục 11. Nghỉ việc, Chấm dứt hợp đồng làm việc

Điều 39. Nghỉ việc không hưởng lương

1. Trong trường hợp cần thiết, cán bộ, viên chức có thể làm đơn báo cáo với Thủ trưởng đơn vị để nghỉ không hưởng lương. Thời gian nghỉ không hưởng lương tối đa 03 tháng; quá thời gian này, cán bộ, viên chức không có mặt làm việc coi như tự ý bỏ việc. Trường hợp đặc biệt do Tổng Giám đốc quyết định.

2. Trong thời gian nghỉ không hưởng lương, cán bộ, viên chức không được đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; không được tính thời gian nâng bậc lương và không được hưởng các chế độ khác theo quy định của NHPT.

3. Thủ trưởng các đơn vị được xem xét, giải quyết chế độ nghỉ việc không hưởng lương đối với cán bộ, viên chức theo phạm vi được phân cấp.

Điều 40. Nghỉ thai sản, nghỉ ốm

Cán bộ, viên chức NHPT được nghỉ chế độ thai sản, nghỉ ốm theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 41. Thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc

1. Cán bộ, viên chức NHPT thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc trong các trường hợp sau đây thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định:

a) Không đủ sức khỏe để làm việc;

b) Thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc do sắp xếp tổ chức, giảm biên chế theo quyết định của Tổng Giám đốc NHPT;

c) Tự nguyện thôi việc, xin chấm dứt hợp đồng làm việc được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

d. Hết thời hạn của hợp đồng làm việc mà không được ký tiếp hợp đồng làm việc.

2. Cán bộ, viên chức thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc không được hưởng trợ cấp thôi việc trong các trường hợp sau:

a) Cán bộ, viên chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.

b) Cán bộ, viên chức thuộc đối tượng quy định tại Khoản 3, Điều 28 của Quy định này.

c) Cán bộ, viên chức tự ý bỏ việc hoặc xin thôi việc mà chưa được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền.

d) Cán bộ, viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.

3. Cán bộ, viên chức chưa được giải quyết thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc trong các trường hợp sau:

a) Cán bộ, viên chức đang nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được Thủ trưởng đơn vị cho phép.

b) Cán bộ, viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị tại các bệnh viện theo quy định của thầy thuốc.

c) Nữ cán bộ, viên chức đang có thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân có nguyện vọng thôi việc.

d) Cán bộ, viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

e) Cán bộ, viên chức đang phải bồi thường thiệt hại vật chất theo quy định của pháp luật, hoặc còn tồn tại những vướng mắc với các đơn vị trong và ngoài ngành có liên quan đến NHPT chưa được xử lý.

Chế độ trợ cấp thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 09.

4. Cán bộ, viên chức thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc, nếu xét thấy việc giải quyết của cơ quan chưa thoả đáng thì có quyền khiếu nại đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, viên chức thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc thực hiện theo quy định của Tổng Giám đốc.

Mục 12. Khen thưởng, kỷ luật

Điều 42. Khen thưởng

Cán bộ, viên chức có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước và của NHPT.

Tiêu chuẩn và hình thức khen thưởng đối với tập thể và cá nhân thực hiện theo Quy định của Tổng Giám đốc.

Điều 43. Kỷ luật

1. Việc xử lý kỷ luật cán bộ, viên chức nhằm mục đích giáo dục cán bộ, viên chức, đồng thời góp phần phòng ngừa, đấu tranh và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, viên chức.

2. Việc kỷ luật cán bộ, viên chức được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ, viên chức có hành vi vi phạm trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại vật chất thì cá nhân phải bồi thường cho đơn vị hoặc người bị hại; nếu có dấu hiệu của tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 44. Đình chỉ công tác đối với cán bộ, viên chức

1. Trong thời gian xem xét kỷ luật, cán bộ, viên chức có thể bị đình chỉ công tác để kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân. Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định đình chỉ công tác đối với cán bộ.

Thời gian đình chỉ công tác là 30 ngày để thực hiện kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối với những sai phạm, khuyết điểm trong triển khai nhiệm vụ được giao. Trường hợp đặc biệt, do có nhiều tình tiết phức tạp cần được làm rõ thì có thể kéo dài nhưng không được quá 03 tháng.

2. Cán bộ, viên chức trong thời gian đình chỉ công tác đư­­ợc tạm hưởng 50% tiền lư­­ơng cơ bản theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp khác (nếu có).

Sau khi xem xét, nếu cán bộ, viên chức không bị xử lý kỷ luật thì đ­ư­ợc truy lĩnh phần tiền lư­­ơng và các phụ cấp (nếu có) còn lại trong thời gian bị đình chỉ công tác; thời gian bị đình chỉ công tác được tính vào thời gian để nâng bậc lương. Nếu cán bộ bị xử lý kỷ luật thì không được truy lĩnh phần tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có) còn lại; thời gian bị đình chỉ công tác không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên.

Điều 45. Nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ, viên chức

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm kỷ luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Khi cùng một thời điểm, cán bộ, viên chức có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi và chịu hình thức kỷ luật cao hơn một mức so với hình thức kỷ luật tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

2. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, viên chức khi xử lý vi phạm kỷ luật; cấm áp dụng biện pháp phạt tiền thay cho hình thức kỷ luật.

3. Chưa xem xét xử lý kỷ luật cán bộ, viên chức trong các trường hợp sau:

a) Đang trong thời gian nghỉ phép hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được Thủ trưởng đơn vị cho phép;

b) Đang điều trị tại các bệnh viện theo quy định của thầy thuốc;

c) Đang bị tạm giam, tạm giữ chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm pháp luật;

d) Phụ nữ đang thời gian nghỉ thai sản.

4. Không áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ nữ đang có thai, nuôi con d­ư­ới 12 tháng tuổi.

5. Không điều động, biệt phái, bổ nhiệm, giải quyết nghỉ hưu, thôi việc đối với cán bộ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị xem xét kỷ luật và bị tạm đình chỉ công tác.

Điều 46. Thẩm quyền và thời hạn quyết định kỷ luật

1. Thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, viên chức được thực hiện theo phân cấp trong công tác quản lý cán bộ của NHPT theo nguyên tắc cấp nào quản lý cán bộ thì cấp đó ra quyết định kỷ luật cán bộ.

2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Hội đồng kỷ luật (cùng hồ sơ, tài liệu), người có thẩm quyền quản lý cán bộ phải ra quyết định kỷ luật bằng văn bản. Trường hợp cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng Giám đốc thì thời hạn ra quyết định kỷ luật là 30 ngày.

4. Trường hợp kiến nghị của Hội đồng kỷ luật (hoặc ý kiến của đơn vị đề nghị) khác với ý kiến của người có thẩm quyền quản lý cán bộ thì người có thẩm quyền quản lý cán bộ tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Hình thức, trình tự xem xét kỷ luật cán bộ thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 10.

Điều 47. Các quy định liên quan đến cán bộ, viên chức sau khi có quyết định thi hành kỷ luật

1. Cán bộ, viên chức bị thi hành kỷ luật với hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức sẽ bị kéo dài thời gian nâng bậc lương thêm 01 năm.

2. Cán bộ, viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức từ khiển trách đến cách chức thì không được nâng ngạch hoặc bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn ít nhất một năm, kể từ khi có quyết định kỷ luật.

3. Cán bộ, viên chức bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể được bố trí công tác cũ hoặc chuyển làm công tác khác.

4. Kể từ ngày có quyết định kỷ luật, sau 12 tháng, nếu cán bộ, viên chức không tái phạm và không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì thì đương nhiên được chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật

5. Sau khi chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật, việc xếp lương, bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo cho cán bộ, viên chức bị kỷ luật ở hình thức hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức do đơn vị xem xét, quyết định hoặc đề nghị Tổng Giám đốc xem xét, quyết định theo phân cấp công tác tổ chức cán bộ.

6. Cán bộ, viên chức bị thi hành kỷ luật, nếu xét thấy bị xử lý kỷ luật chư­­­a thoả đáng thì có quyền khiếu nại đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo.

Điều 48. Lưu trữ hồ sơ khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức

Các quyết định khen thưởng; các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định thi hành kỷ luật phải được lưu trữ đầy đủ trong hồ sơ cá nhân của cán bộ, viên chức.

Mục 13. Khiếu nại, tố cáo

Điều 49. Quyền khiếu nại, tố cáo

1. Cán bộ, viên chức có quyền khiếu nại, tố cáo đối với những quyết định, hành vi hành chính của Thủ trưởng đơn vị khi có căn cứ, bằng chứng chứng minh những quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân cán bộ, viên chức hoặc của NHPT.

2. NHPT nghiêm cấm các hành vi, động cơ cá nhân trong việc khiếu nại, tố cáo sai sự thật nhằm gây mất đoàn kết nội bộ.

3. Nội dung, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo trong hệ thống NHPT được thực hiện theo quy định của Nhà nước và của NHPT.

Mục 14. Kiểm tra công tác quản lý cán bộ

Điều 50. Kiểm tra công tác cán bộ

1. Kiểm tra công tác cán bộ nhằm rà soát lại các nội dung văn bản quy định về chính sách cán bộ và việc thực thi các chính sách cán bộ đã ban hành trong toàn hệ thống NHPT.

2. Nội dung kiểm tra công tác cán bộ:

a) Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện, chấp hành nội dung công việc về công tác cán bộ thường xuyên theo định kỳ hàng quý, năm;

b) Kiểm tra những vụ việc phát sinh khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công tác cán bộ.

3. Việc kiểm tra công tác quản lý cán bộ được thực hiện trong phạm vi các nội dung công tác cán bộ quy định tại Điều 3 Quy định này.

Điều 51. Trách nhiệm kiểm tra công tác cán bộ

1. Giám đốc Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT, Trưởng Văn phòng đại diện, Thủ trưởng các đơn vị hoạt động theo mô hình riêng được phân cấp trong công tác quản lý cán bộ có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của đơn vị mình quản lý nhằm tuân thủ theo đúng những quy định của Nhà nước và của NHPT.

2. Ban Tổ chức cán bộ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra công tác cán bộ đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc NHPT, báo cáo Tổng Giám đốc.

Mục 15. Công tác quản lý hồ sơ cán bộ, viên chức

Điều 52. Hồ sơ cán bộ, viên chức

Hồ sơ cán bộ, viên chức được lập, lưu giữ và bảo quản tập trung theo chế độ bảo mật tại đơn vị và do bộ phận Tổ chức cán bộ, Quản lý nhân sự trực tiếp quản lý.

Nội dung hồ sơ cán bộ, viên chức; việc tiếp nhận, bổ sung, bảo quản, nghiên cứu, khai thác, chuyển giao hồ sơ cán bộ, viên chức được hướng dẫn tại Phụ lục số 11.

Điều 53. Trách nhiệm của cán bộ, viên chức làm công tác quản lý hồ sơ cán bộ, viên chức

1. Cán bộ, viên chức làm công tác quản lý hồ sơ cán bộ, viên chức phải là người thuộc Bộ phận Tổ chức cán bộ, Quản lý nhân sự, có phẩm chất chính trị tốt, có tinh thần trách nhiệm, trung thực, có trình độ học vấn và nghiệp vụ cần thiết về quản lý lưu trữ, có ý thức tổ chức kỷ luật, lịch sử gia đình và bản thân rõ ràng.

Khi cán bộ, viên chức quản lý hồ sơ chuyển sang công việc khác phải bàn giao về nội dung công việc đang quản lý cũng như số lượng, cách sắp xếp, tra cứu của hệ thống hồ sơ cán bộ, viên chức đang quản lý, những vấn đề đang giải quyết, còn tồn tại...

2. Cán bộ, viên chức quản lý hồ sơ có nhiệm vụ:

a. Thực hiện các thủ tục tiếp nhận, chuyển giao và trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ, viên chức;

b. Đề xuất chủ trương, biện pháp quản lý hồ sơ cán bộ, viên chức;

c. Thực hiện kịp thời việc bổ sung các văn bản, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến cán bộ, viên chức vào hồ sơ cán bộ, viên chức (bao gồm cả việc cập nhật vào phần mềm quản lý cán bộ, viên chức);

d. Tổ chức phục vụ tốt việc nghiên cứu khai thác hồ sơ cán bộ, viên chức, thường xuyên kiểm tra, sắp xếp hồ sơ và các tài liệu trong hồ sơ chính xác về cán bộ, viên chức;

e. Phát hiện kịp thời những vấn đề do cán bộ, viên chức tự khai chưa rõ hoặc mâu thuẫn, đảm bảo hồ sơ luôn phản ánh trung thực, rõ ràng, chính xác về cán bộ, viên chức;

f. Thực hiện nguyên tắc lưu giữ hồ sơ cán bộ, viên chức khoa học, bảo mật nhằm phục vụ cho các nghiệp vụ tra cứu, bổ sung thuận tiện và đảm bảo chỉ có những người có trách nhiệm liên quan mới được khai thác hồ sơ cán bộ, viên chức.

Điều 54. Trách nhiệm của cán bộ, viên chức đối với hồ sơ cá nhân

Mỗi cán bộ, viên chức phải có trách nhiệm kê khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực lý lịch của mình, các tài liệu về bản thân, quan hệ gia đình, xã hội theo quy định và yêu cầu của đơn vị; có trách nhiệm cung cấp, bổ sung kịp thời các văn bằng, chứng chỉ (có xác nhận của Công chứng Nhà nước hoặc chứng thực) vào hồ sơ cá nhân.

Cán bộ, viên chức phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cá nhân trước đơn vị và pháp luật về nội dung thông tin cá nhân cung cấp cũng như tính pháp lý của văn bằng, chứng chỉ cung cấp để lưu giữ trong hồ sơ cá nhân.

Mục 16. Chế độ báo cáo công tác tổ chức cán bộ

Điều 55. Chế độ báo cáo công tác tổ chức cán bộ

1. Chế độ báo cáo tháng:

a) Báo cáo biên chế tăng, giảm (Mẫu số 03/TC-BC). Kèm theo báo cáo này là các quyết định tiếp nhận, tuyển dụng, thuyên chuyển, thôi việc....; Hợp đồng lao động của cán bộ tăng hoặc giảm (nếu có);

b) Bảng thanh toán tiền lương cán bộ, viên chức (Mẫu số 04/TC-BC);

c) Bảng thanh toán tiền công hợp đồng lao động (Mẫu số 06/TC-BC);

d) Báo cáo các khoản phụ cấp ngoài lương (Mẫu số 05/TC-BC).

2. Chế độ báo cáo quý:

a) Danh sách trích ngang cán bộ, viên chức hiện có (Mẫu số 01/TC-BC)

b) Tổng hợp, phân tích cơ cấu đội ngũ cán bộ, viên chức hiện có (Mẫu số 02/TC-BC)

3. Chế độ báo cáo năm:

a) Báo cáo tình hình thực hiện biên chế trong năm và xây dựng định mức biên chế cho năm liền kề (Mẫu số 07/TC-BC);

b) Báo cáo danh sách cán bộ, viên chức dự kiến nghỉ hưu năm liền kề (Mẫu số 08/TC-BC).

4. Các loại báo cáo nêu trên được thực hiện trên chương trình Microsoft Excel (trường hợp có giải trình thì việc giải trình được thực hiện trên chương trình Microsoft Word) và truyền tin qua thư điện tử nội bộ theo địa chỉ TCCB_TW. Bản giấy có chữ ký, đóng dấu được chuyển theo đường công văn về Hội sở chính (qua Ban Tổ chức cán bộ) để tổng hợp, đối chiếu, kiểm tra.

5. Thời điểm báo cáo các nội dung nêu tại Khoản 1, 2 Điều này là ngày cuối tháng, cuối quý tương ứng với từng loại báo cáo (gửi chậm nhất là ngày mùng 5 tháng sau); Báo cáo tại Khoản 3 Điều này là ngày 15 của tháng cuối Quý IV hàng năm.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 56. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc NHPT chịu trách nhiệm phổ biến, quán triệt tới toàn thể cán bộ, viên chức trong đơn vị nghiêm chỉnh thực hiện Quy định này.

2. Ban Tổ chức cán bộ có trách nhiệm hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Quy định này của các đơn vị, đề xuất khen thưởng các đơn vị làm tốt đồng thời phê bình hoặc đề nghị xử lý kỷ luật những đơn vị và cán bộ, viên chức cố ý làm trái.

Điều 57. Thẩm quyền giải quyết các vấn đề phát sinh

1. Tổng Giám đốc NHPT xem xét, quyết định giải quyết các vấn đề phát sinh ngoài các quy định này .

2. Những trường hợp giải quyết sai hoặc vượt thẩm quyền phân cấp quản lý cán bộ, Tổng Giám đốc sẽ ra quyết định huỷ bỏ. Lãnh đạo đơn vị ra quyết định sai phải chịu trách nhiệm bồi hoàn về vật chất và xử lý những vấn đề phát sinh do quyết định sai.

3. Việc sửa đổi, bổ sung Quy định này do Tổng Giám đốc NHPT xem xét, quyết định theo đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức cán bộ./.