Quyết định 3345/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề cương Đề án "Nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa"
Số hiệu: 3345/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Vương Văn Việt
Ngày ban hành: 10/10/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3345/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 10 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HƯỚNG DẪN VIÊN, THUYẾT MINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội;

Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch; Thông tư 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;

Quyết định số 2182/QĐ-UBND ngày 07/7/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Chương trình phát triển Du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015;

Kế hoạch số: 60/KH-UBND ngày 29/6/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt danh mục các dự án, đề án thực hiện năm 2012 thuộc Chương trình phát triển Du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1521/TTr-SVHTTDL ngày 07/9/2012 về việc xin phê duyệt đề cương và dự toán đề án “Nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương “Nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” với những nội dung chính như sau:

I. Tên dự án: Nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

II. Cấp quyết định đầu tư: UBND tỉnh Thanh Hóa;

III. Chủ đầu tư: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa;

VI. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch: Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

V. Mục tiêu của dự án

Nghiên cứu thực trạng hoạt động của đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp hiệu quả và thiết thực nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên trên địa bàn tỉnh.

VI. Phương pháp thực hiện

- Phương pháp thu thập tài liệu;

- Phương pháp phân tích, tổng hợp;

- Phương pháp điều tra, khảo sát;

- Phương pháp dự báo, chuyên gia.

VII. Nội dung nghiên cứu xây dựng quy hoạch

 

Mở đầu

I. SỰ CẦN THIẾT

- Vai trò của du lịch: Là nhu cầu tất yếu của xã hội phát triển, du lịch phát triển kéo theo các ngành kinh tế khác cùng phát triển, có đóng góp quan trọng trong cơ cấu GDP của nền kinh tế;

- Vai trò của công tác hướng dẫn, thuyết minh: Tôn vinh và thổi hồn vào tài nguyên du lịch, thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách.

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG DU LỊCH THANH HÓA VÀ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN VIÊN, THUYẾT MINH VIÊN DU LỊCH

I. THỰC TRẠNG DU LỊCH THANH HÓA

1. Về tài nguyên du lịch

1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên: Vô cùng phong phú, có lợi thế phát triển các loại hình du lịch biển, du lịch sinh thái.

1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn: Đặc trưng về giá trị, đa dạng về thể loại, đặc biệt là di sản Thành Nhà Hồ đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới là điều kiện và cơ hội để du lịch Thanh Hóa hội nhập Quốc tế và phát triển nhanh, mạnh trong thời gian tới.

2. Kết quả hoạt động du lịch giai đoạn 2007-2011

- Về khách du lịch: Khách du lịch tăng trưởng nhanh và đều, mức tăng bình quân hàng năm là 33,9 %/năm.

- Sản phẩm du lịch truyền thống của tỉnh: Du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch văn hóa.

- Về doanh thu du lịch: Tăng đều qua các năm, đóng góp quan trọng trong cơ cấu GDP của tỉnh.

- Hiện trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch: Tăng nhanh về số lượng và chất lượng dần được cải thiện, đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú du lịch và nhà hàng ăn uống.

- Cơ sở hạ tầng du lịch: Đã có sự đầu tư cơ bản ở các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.

- Hiện trạng lao động trong ngành du lịch: Có sự gia tăng số lượng song chất lượng chuyên môn chưa cao, chưa có tính chuyên nghiệp.

- Về công tác đầu tư phát triển du lịch: Được quan tâm đầu tư và đạt được một số hiệu quả tương đối rõ rệt.

- Về công tác quảng bá, xúc tiến du lịch: Có nhiều đổi mới về hình thức và nội dung, đặc biệt tỉnh đã tổ chức thành công một số sự kiện như: Lễ hội 100 du lịch Sầm Sơn, Lễ hội Lam Kinh, Lễ kỷ niệm 45 năm Hàm Rồng chiến thắng, Lễ đón nhận Bằng Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ góp phần gây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch Xứ Thanh.

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch: Từng bước được củng cố và tăng cường cả về số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển.

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN, THUYẾT MINH DU LỊCH

1. Đánh giá chất lượng hoạt động hướng dẫn, thuyết minh du lịch

- Chất lượng bài thuyết minh;

- Lưu lượng thông tin truyền đạt;

- Độ chính xác;

- Mức độ thuyết phục;

- Mức độ hấp dẫn.

2. Đánh giá đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch

- Số lượng: Độ tuổi, giới tính...;

- Chất lượng: Trình độ đào tạo, trình độ ngoại ngữ, thâm niên công tác, phẩm chất nghề nghiệp, thu nhập và phúc lợi xã hội...

3. Hoạt động của các điểm đến Du lịch

- Cơ sở vật chất kỹ thuật;

- Tổ chức cung ứng dịch vụ (có thuyết minh và hướng dẫn du lịch);

- Tổ chức bộ máy nhân sự.

III. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ CỦA DU LỊCH VÀ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN, THUYẾT MINH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỜI GIAN QUA

1. Những tồn tại, hạn chế của du lịch Thanh Hóa

1.1. Tồn tại, hạn chế:

- Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng;

- Chất lượng dịch vụ, chất lượng các sản phẩm du lịch còn thấp;

- Quản lý và khai thác tài nguyên du lịch còn nhiều bất cập;

- Cơ sở kỹ thuật hạ tầng du lịch thiếu đồng bộ;

- Các doanh nghiệp còn yếu về trình độ và tài chính;

- Chất lượng của lực lượng lao động du lịch thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện tại.

1.2. Nguyên nhân

- Do nhận thức;

- Chất lượng quản lý và sự phối hợp trong quản lý;

- Công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch;

- Sự phối hợp liên ngành, liên vùng;

- Chưa có chính sách khuyến khích, ưu tiên đặc thù.

2. Tồn tại, hạn chế của hoạt động hướng dẫn, thuyết minh du lịch

2.1. Tồn tại, hạn chế

- Số lượng ít, chưa đáp ứng so với nhu cầu phát triển;

- Trình độ nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ hạn chế;

- Giao tiếp ứng xử, kỹ năng xử lý tình huống hạn chế;

- Thu nhập thấp, hệ số chuyển dịch lao động cao;

- Chất lượng bài thuyết minh chưa cao.

2.2. Nguyên nhân

- Chưa có chính sách đãi ngộ và thu hút thỏa đáng;

- Cơ sở vật chất, phương tiện đào tạo, chất lượng, giáo trình đào tạo của hệ thống các trường du lịch còn hạn chế;

- Thiếu sự giám sát chặt chẽ về chất lượng của cơ quan quản lý chuyên ngành và các đơn vị có liên quan;

- Chưa có một hệ thống bài thuyết minh chuẩn tại các điểm đến du lịch;

- Phương tiện, vật dụng hỗ trợ công tác hướng dẫn, thuyết minh còn nhiều khó khăn.

IV. MỘT SỐ MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN, THUYẾT MINH DU LỊCH

1. Thực trạng hoạt động hướng dẫn và thuyết minh du lịch tại một số địa phương trong nước

1.1. Hạ Long - Quảng Ninh

- Hoạt động hướng dẫn và thuyết minh du lịch;

- Đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch.

1.2. Cố đô Huế - Thừa thiên Huế

- Hoạt động hướng dẫn và thuyết minh du lịch;

- Đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch,

1.3. Phố cổ Hội An - Quảng Nam

- Hoạt động hướng dẫn và thuyết minh du lịch;

- Đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch.

2. Nhận xét đánh giá và bài học kinh nghiệm

Phần thứ hai

MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

2. Mục tiêu cụ thể

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường đầu tư hình thành các Khu, điểm du lịch

2. Chính sách ưu đãi đối với hoạt động hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch

2.1. Đối với cá nhân

2.2. Đối với doanh nghiệp

2.3. Đối với các khu, điểm du lịch trên địa bàn

3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch

3.1. Cá nhân

3.2. Doanh nghiệp

3.3. Các khu, điểm du lịch

3.4. Các trường đào tạo Du lịch

4. Quản lý Nhà nước

5. Một số dự án ưu tiên đầu tư

Phần thứ tư

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. ĐỐI VỚI CÁC BAN, NGÀNH CÓ LIÊN QUAN

II. ĐỐI VỚI CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, TP

III. ĐỐI VỚI CÁC KHU, ĐIỂM DU LỊCH

IV. KIẾN NGHỊ

.........

2. Tổng cục Du lịch

3. UBND tỉnh Thanh Hóa

VIII. Thời gian thực hiện: 04 tháng sau khi Đề cương được phê duyệt.

IV. Sản phẩm của dự án: 10 bộ báo cáo Đề án.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, địa phương và đơn vị liên quan, xây dựng Chương trình “Nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; lập dự toán kinh phí thực hiện, gửi Sở Tài chính thẩm định, đồng thời, thực hiện việc thanh, quyết toán theo quy định của pháp luật.

Giao Sở Tài chính căn cứ các quy định hiện hành của nhà nước, thẩm định kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện Đề án; trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Các Ông/Bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và đầu tư, Tài Chính và các ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTC(2).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Văn Việt