Quyết định 33/2020/QĐ-UBND về danh mục tài sản cố định đặc thù; danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Kon Tum
Số hiệu: 33/2020/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Lê Ngọc Tuấn
Ngày ban hành: 18/11/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2020/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 18 tháng 11 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH DANH MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐẶC THÙ; DANH MỤC, THỜI GIAN SỬ DỤNG, TỶ LỆ HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA TỈNH KON TUM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

Căn cứ Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 4142/TTr-STC ngày 06 tháng 11 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành danh mục tài sản cố định đặc thù; danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội; tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Kon Tum (Chi tiết tại Phụ lục 01,Phụ lục02 kèm theo Quyết định này).

Tiêu chuẩn nhận biết Tài sản cố định đặc thù và Tài sản cố định vô hình theo quy định tại khoản 1 Điều 5 và khoản 2 Điều 3 Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Các tài sản không quy định tại Phụ lục 01, Phụ lục 02 của Quyết định này thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Việc quản lý, tính hao mòn tài sản cố định ban hành tại Quyết định này áp dụng đối với tài sản cố định tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội; tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Kon Tum.

2. Khuyến khích các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội áp dụng các quy định tại Quyết định này để quản lý, tính hao mòn tài sản cố định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 11 năm 2020.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Quyết định này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Tài chính (b/c);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đài PT-TH tỉnh;
- Báo Kon Tum;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- Lưu VT, KTTH.TTL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Ngọc Tuấn

 

PHỤ LỤC 01

DANH MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ĐẶC THÙ
(Kèm theo Quyết định số 33 /2020/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

STT

DANH MỤC

Loại 1

Di tích lịch sử được xếp hạng

1

Di tích lịch sử cấp quốc gia

2

Di tích lịch sử cấp tỉnh

Loại 2

Cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng

1

Nhóm cổ vật, hiện vật bằng kim loại

2

Nhóm cổ vật, hiện vật bằng nhựa

3

Nhóm cổ vật, hiện vật bằng thủy tinh

4

Nhóm cổ vật, hiện vật bằng gỗ

5

Nhóm cổ vật, hiện vật chất liệu vải

6

Nhóm cổ vật, hiện vật chất liệu giấy

7

Nhóm cổ vật, hiện vật chất liệu phim ảnh

8

Nhóm cổ vật, hiện vật chất liệu da

9

Nhóm cổ vật, hiện vật chất liệu xương, ngà

10

Nhóm cổ vật, hiện vật chất liệu gốm, sành, sứ

11

Nhóm cổ vật, hiện vật chất liệu đất đá

12

Nhóm cổ vật, hiện vật chất mây tre

13

Nhóm cổ vật, hiện vật chất liệu chất khác

Loại 3

Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập

1

Bệnh viện

2

Trường học

3

Thương hiệu đơn vị sự nghiệp khác

Loại 4

Tài sản cố định đặc thù khác

 

PHỤ LỤC 02

DANH MỤC, THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ HAO MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH
(Kèm theo Quyết định số 33 /2020/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

STT

Danh mục

Thời gian sử dụng (năm)

Tỷ lệ hao mòn
(% năm)

Loại 1

Quyền tác giả

 

 

1

Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học

25

4

2

Chương trình máy tính

5

20

3

Sưu tập dữ liệu

25

4

4

Quyền tác giả khác

25

4

Loại 2

Quyền sở hữu công nghiệp

 

 

1

Bằng sáng chế

25

4

2

Giải pháp hữu ích

10

10

3

Kiểu dáng công nghiệp

5

20

4

Nhãn hiệu hàng hóa

10

10

5

Thiết kế bố trí

10

10

6

Quyền sở hữu công nghiệp khác

10

10

Loại 3

Quyền đối với giống cây trồng

 

 

1

Bằng bảo hộ giống cây thân gỗ và cây nho

25

4

2

Bằng bảo hộ các giống cây trồng khác

20

5

Loại 4

Phần mềm ứng dụng

 

 

1

Cơ sở dữ liệu

5

20

2

Phần mềm kế toán

5

20

3

Phần mềm tin học văn phòng

5

20

4

Phần mềm ứng dụng khác

5

20

Loại 5

Tài sản cố định vô hình khác

5

20

* Ghi chú:

- Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học bao gồm: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí; Tác phẩm âm nhạc; Tác phẩm sân khấu; Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; Tác phẩm nhiếp ảnh; Tác phẩm kiến trúc; Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học; Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian (Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).

- Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác (Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005)

- Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên (Điều 04 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).

- Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

- Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này (Điều 04 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).

- Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (Điều 04 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).

- Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn (Điều 04 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).

- Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu (Điều 04 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005).