Quyết định 33/2017/QĐ-UBND về Quy chế quản lý cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Số hiệu: | 33/2017/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Lắk | Người ký: | Phạm Ngọc Nghị |
Ngày ban hành: | 13/12/2017 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2017/QĐ-UBND |
Đắk Lắk, ngày 13 tháng 12 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CƠ SỞ CHẾ BIẾN GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phù về thi hành Luật Bào vệ và Phát triền rừng;
Căn cứ Quyết định sổ 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một sổ chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
Căn cứ Thông tư số 40/2015/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2015 cùa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bo sung một sổ điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp) và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;
Theo đề nghị của Giảm đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình sổ 53/TTr-SNN ngày 17/4/2017; Công văn số 2263/SNN-QLCL ngày 12/10/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện Quyết định này, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 23 tháng 12 năm 2017;
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng; Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tinh; Trưởng ban
Quản lý các Khu công nghiệp tính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trường các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ CƠ SỞ CHẾ BIẾN GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
(Ban hành theo Quyết định số: 33 /2017/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tinh Đắk Lắk)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Quy chế này quy định về công tác quản lý các cơ sở chế biến gỗ, bao gồm: Địa điểm xây dựng; Nguồn nguyên liệu để chế biến gỗ; Xây dựng mới cơ sở chế biến gỗ; Phân công trách nhiệm quản lý hoạt động chế biến gỗ trên địa bàn tinh Đắk Lắk;
b) Những nội dung về quản lý chế biến gỗ không quy định trong Quy chế này thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có hoạt động chế biến gỗ trên địa bàn tính;
b) Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Điều 2. Giải thích từ ngừ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động chế biến gỗ: Là quá trình sản xuất, chế tạo nguyên liệu gỗ thành các loại vật liệu gỗ, sản phẩm gỗ.
2. Cơ sở chế biến gỗ: Là đơn vị hoạt động chế biến gỗ được thành lập, đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và đáp ứng các quy định về chế biến gỗ.
3. Chủ cơ sở chế biến gỗ: Là chủ sở hữu hợp pháp cơ sở chế biến gỗ theo quy định của pháp luật.
4. Nguyên liệu gỗ hợp pháp: Là gỗ được khai thác từ rừng trồng, rừng tự nhiên, vườn nhà, gỗ cao su, cây trồng phân tán, gỗ sau xử lý tịch thu, gỗ được mua bán, nhập khẩu có đầy đủ hồ sơ hợp lệ, được kiểm soát, xác nhận theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Địa điểm xây dựng cơ sở chế biến gỗ
Địa điểm xây dựng phù hợp với quy hoạch ngành chế biến gỗ hoặc phương án sắp xếp cơ sở chế biến gỗ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 4. Nguồn nguyên liệu để chế biến gỗ
Nguyên liệu để đưa vào sản xuất là gỗ được khai thác từ rừng trồng, rừng tự nhiên, vườn nhà, gỗ cao su, cây trồng phân tán, gỗ sau xử lý tịch thu, gỗ được mua bán, nhập khẩu có đầy đủ chứng từ, hồ sơ hợp pháp, được kiểm soát, xác nhận của cơ quan quản lý Nhà nước và theo các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý lâm sản.
Điều 5. Xây dựng mới cơ sở chế biến gỗ
Việc xây dựng mới cơ sở chế biến gỗ phải thực hiện phù hợp với quy hoạch ngành, pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai và văn bản pháp luật có liên quan.
Chương III
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN GỖ
Điều 6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi là UBND cấp huyện) xem xét lập quy hoạch ngành chế biến gỗ trên địa bàn tinh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức công bố công khai quy hoạch trên địa bàn tỉnh; Xem xét có ý kiến về phương án sắp xếp cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp huyện lập.
2. Chù trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh; Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các cơ sở vi phạm các quy định tại Quy chế này và các quy định pháp luật có liên quan.
3. Chi đạo lực lượng Kiểm lâm, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh quản lý chặt chẽ nguồn nguyên liệu gỗ đưa vào chế biến tại các cơ sở trong tỉnh theo quỵ định; Xử lý nghiêm các chủ cơ sở chế biến gỗ sử dụng nguồn nguyên liệu bất hợp pháp và vi phạm các quy định khác về quản lý xuất nhập gỗ theo đúng quy định của pháp luật.
4. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng năm (trước ngày 27 tháng 12) về hoạt động chế biên gỗ trên địa bàn tỉnh gửi Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
Điều 7. Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Có trách nhiệm hướng dẫn, giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho các tổ chức có hoạt động chế biến gỗ và gửi 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh của doanh nghiệp đã cấp về ngành chế biến gỗ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi.
2. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết thủ tục đầu tư cơ sở chế biến gỗ theo đúng quy định pháp luật, gửi 01 bản sao Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của dự án đầu tư liên quan đến hoạt động chế biến gỗ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi.
3. Phối hợp Với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong việc lập quy hoạch ngành chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh, thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở chế biến gỗ; Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các cơ sở có hành vi vi phạm các quy định về đăng ký doanh nghiệp, thủ tục đầu tư theo quy định hiện hành.
Điều 8. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành khác có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về xây dựng của các cơ sở chế biến gỗ; Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong việc lập Quy hoạch ngành chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh.
Điều 9. Ban quản lý các Khu công nghiệp, các Cụm công nghiệp
1. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc lập Quy hoạch ngành chế biến gỗ; Bổ trí cơ sở chế biến gỗ trong các Khu, Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện kiểm tra hoạt động chế biến gỗ của các tổ chức, cá nhân trong khu, cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật và các quy định tại Quy chế này.
Điều 10. Sở Công Thương
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành khác có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong viêc lập Quy hoạch ngành chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh; Phối hợp trong việc sắp xếp, di dời cơ sở chế biến gỗ vào khu, cụm công nghiệp.
Điều 11. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành khác có liên quan và ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc lập Quy hoạch ngành chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh và Phương án sắp xếp cơ sở chế biến gỗ phù hợp Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và từng địa phương.
2. Tiếp nhận, xử lý, tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết hồ sơ giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các vấn đề khác có liên quan đến việc sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư dự án xây dựng cơ sở chế biến gỗ theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Hướng dẫn, tiếp nhận và xử lý hồ sơ, báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến gỗ thuộc đối tượng phải lập đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường.
Điều 12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc lập Quy hoạch ngành chế biến gỗ; sắp xếp, di dời cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn huyện.
2. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trên địa bàn huyện theo thẩm quyền khi đáp ứng các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, gửi 01 bản sao Giẩy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã cấp về ngành chế biến gỗ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi.
3. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm trên địa bàn cấp huyện thực hiện quản lý, kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên việc sử dụng nguồn nguyên liệu đưa vào sản xuất của các cơ sở trên địa bàn huyện; Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý (trước ngày 25 của tháng cuối quý), báo cáo 6 tháng (trước ngày 20 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 20 tháng 12) về hoạt động chế biến gỗ trên địa bàn quản lý, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Chi đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nội dung sau:
a) Thông báo công khai Quy hoạch, Phương án sắp xếp cơ sở chế biển gỗ trên địa bàn quản lý theo Quyết định phê duyệt của cấp có thấm quyền; Tuyên truyền, vận động các cơ sở chế biến gỗ thực hiện chủ trương, chính sách, quy định cùa pháp luật và Quy chế này.
b) Phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện quản lý, giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ sở chế biên gỗ trên địa bàn quản lý; Xử lý các cơ sở chế biến gỗ vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Trách nhiệm của chủ cơ sở chế biến gỗ
1. Thực hiện đúng quy định về xây dựng cơ sở chế biến gỗ tại Quy chế này và các quy định pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, đất đai và văn bản pháp luật có liên quan.
2. Chấp hành quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản; Cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan quản lý chuyên ngành khi thực hiện thanh tra, kiểm tra tại cơ sở thuộc quyền quản lý theo quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật hiện hành.
3. Nguyên liệu, sản phẩm sau chế biến, phế liệu sau chế biến chỉ được xếp, dở, phơi khô trong phạm vi khuôn viên nhà máy, cơ sở; Các loại phế liệu, phụ phẩm sau chế biến phải thu, gom, xử lý theo quy định; Nghiêm cấm việc chôn, lấp, đốt cháy gây tác hại xấu đến môi trường xung quanh.
4. Định kỳ 03 tháng một lần, vào ngày cuối quý báo cáo về tình hình nhập, xuất lâm sản, chế biến gỗ gửi Hạt Kiểm lâm cấp huyện; Thực hiện báo cáo hoạt động chế biến gỗ của cơ sở định kỳ hàng quý (trước ngày 25 của tháng cuối quý), báo cáo 6 tháng (trước ngày 20 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 20 thánệ 12) gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy ban nhân dân cấp huyện để theo dõi.
Điều 14: Các sở, ngành có liên quan khác căn cứ chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định có trách nhiệm chủ trì hoặc phốii hợp thực hiện thẩm định, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng ủy ban nhân dân tỈnh. Sở Tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức phổ biến, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; Đăng Công báo, cập nhật Quy chế này trên cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật.
Điều 16. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối họp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản Ban hành: 21/10/2015 | Cập nhật: 04/11/2015
Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng Ban hành: 08/02/2012 | Cập nhật: 13/02/2012
Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản Ban hành: 04/01/2012 | Cập nhật: 10/01/2012
Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng Ban hành: 03/03/2006 | Cập nhật: 20/05/2006