Quyết định 33/2013/QĐ-UBND Quy chế về công tác Lễ tân trong việc tổ chức hoạt động đối ngoại của thành phố Hà Nội
Số hiệu: 33/2013/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Thị Bích Ngọc
Ngày ban hành: 27/08/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Ngoại giao, điều ước quốc tế, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2013/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ CÔNG TÁC LỄ TÂN TRONG VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cLuật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 14/12/2004;

n cứ Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg ngày 12/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ vviệc ban hành Quy chế quản lý thng nht các hoạt động đối ngoại của UBND các tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương;

Căn cứ vào Nghị định 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về Nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ Hà Nội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này "Quy chế về công tác Lễ tân trong việc tchức các hoạt động đi ngoại của thành phHà Nội".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND Thành phố, Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở Ngoại vụ, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành Thành ph; Chủ tịch UBND quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
-
Ttr. Thành y, HĐND, UBND TP
-
Chủ tịch UBND TP (để báo cáo);
-
Ban Đối ngoại TW;
-
Bộ Ngoại giao;
-
Cục KTVB - Bộ Tư pháp;
-
Website CP;
-
Cổng giao tiếp điện tử TP;
-
Trung tâm tin học công báo TP;
-
Lưu VT; NgV

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Bích Ngọc

 

QUY CHẾ

VỀ CÔNG TÁC LỄ TÂN TRONG VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2013/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định nghi thức, cách thức tổ chức và các vấn đề lễ tân đối ngoại liên quan tới việc đón tiếp khách nước ngoài đến thăm, làm việc và tchức hoạt động đối ngoại tại thành phố Hà Nội.

Điều 2. Đi tượng áp dụng

1. Khách nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo thành phố Hà Nội và các đơn vị trực thuộc, cụ thể như sau:

a) Khách mời là Chủ tịch/Phó Chủ tịch cơ quan dân cử địa phương nước ngoài hoặc tương đương.

b) Khách mời là Thị trưởng/Phó Thị trưởng của địa phương nước ngoài hoặc tương đương.

c) Khách mời là cấp tương đương với cơ quan trực thuộc thành phố Hà Nội.

2. Khách nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, các cơ quan Trung ương, có chương trình thăm và làm việc với thành phHà Nội (sau đây gọi tắt là khách mời của Trung ương), cụ thcác trường hợp sau:

a) Khách nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ và lãnh đạo các Bộ ngành Trung ương.

b) Khách nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ và Lãnh đạo các Bộ ngành Trung ương ủy quyền cho lãnh đạo thành phố Hà Nội chủ trì đón tiếp.

c) Lãnh đạo cấp cao nước ngoài thăm cá nhân, quá cảnh Việt Nam tại Hà Nội.

3. Người đứng đầu và thành viên các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự; cơ quan đại diện của Tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam thăm, làm việc tại Hà Nội, sau đây gọi tt là cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

4. Các sự kiện quốc tế do các cơ quan Trung ương đăng cai được tổ chức tại thành phố Hà Nội.

5. Khách nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo tỉnh, thành phố của Việt Nam, có ghé thăm Hà Nội.

6. Các cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền thuộc thành phố Hà Nội có nhiệm vụ đón tiếp khách nước ngoài.

7. Các hoạt động đối ngoại khác do thành phố Hà Nội chủ trì.

Điều 3. Giải thích một số từ ngữ

Một stừ ngữ trong Quy chế này được hiu như sau:

1. Lãnh đạo thành phố Hà Nội là lãnh đạo Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.

2. Đơn v trực thuộc thành phố Hà Nội là các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã trực thuộc thành phố Hà Nội.

3. "Người đứng đầu cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam" là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại biện, Đại biện lâm thời; là Tng Lãnh sự đứng đu Tổng Lãnh sự quán, là Lãnh sự đứng đầu Lãnh sự quán và là Trưởng Văn phòng đại diện các Tổ chức quốc tế liên Chính phtại Việt Nam.

4. "Đoàn Ngoại giao" là tập thể các Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại biện, Đại biện lâm thời nước ngoài và Trưng các Văn phòng đại diện của Tchức quốc tế liên Chính phủ được bổ nhiệm tại Việt Nam đóng ti Thủ đô Hà Nội.

5. "Đoàn Lãnh sự" tại một địa phương là tập thể các Tổng Lãnh sự, Lãnh sự đứng đầu Cơ quan Lãnh sự chuyên nghiệp nước ngoài và Trưng Văn phòng đại diện Tổ chức quốc tế liên Chính phủ đóng tại địa phương đó.

6. "Tổ chức quốc tế liên Chính phủ" là các tổ chức toàn cầu hay khu vực do các quốc gia có chủ Quyền và chủ thể khác trong quan hệ quốc tế lập ra phù hợp vi luật pháp quốc tế.

7. "Chủ thể địa phương nước ngoài" là một vùng lãnh thổ của một quc gia hay một đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, tùy theo thể chế hành chính của mỗi quốc gia có thể là nước cộng hòa, bang, khu tự trị hay thành ph.

Chương 2.

ĐÓN TIẾP KHÁCH MỜI CỦA LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Điều 4. Khách mời là Chủ tịch Cơ quan dân cử địa phương hoặc tương đương sang thăm và làm việc chính thức với Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội.

1. Lễ đón, tiễn khách tại sân bay hoặc ranh giới của thành phố Hà Nội; tháp tùng khách mời:

a) Thành phần

- Chánh Văn phòng Hội đồng Nhân dân Thành phố

- Giám đốc Sở Ngoại vụ

- Cán bộ Lễ tân

Trong trường hợp giữa Hà Nội và địa phương đó có mối quan hệ đặc biệt, có thể đề xuất xin ý kiến đồng chí Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phcử một đồng chí Phó Chủ tịch hoặc Ủy viên thường trực Hội đồng Nhân dân Thành phố đón, tiễn, tháp tùng đoàn.

b) Nghi lễ đón:

- Chánh Văn phòng Hội đồng Nhân dân Thành phố hoặc Giám đốc Sở Ngoại vụ chào mừng Trưởng đoàn và phu nhân/phu quân (nếu có).

- Tặng hoa trưởng đoàn và phu nhân/phu quân (nếu có).

- Chánh Văn phòng Hội đồng Nhân dân Thành phố hoặc Giám đc Sở Ngoại vụ giới thiệu với trưởng đoàn và phu nhân/phu quân (nếu có) thành phn phía Hà Nội.

- Giám đốc Sở Ngoại vụ hay Chánh Văn phòng Hội đồng Nhân dân Thành phố tháp tùng Đoàn từ sân bay hoặc ranh giới của thành phHà Nội vnơi ở khi đón; tháp tùng Đoàn từ nơi ở hay nơi diễn ra hoạt động trước khi rời địa phương ra sân bay hoặc ranh giới của thành phố Hà Nội khi tiễn.

2. Tiếp chính thức hoặc hội đàm:

a) Thành phần:

- Đồng chí Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố

- Trưởng các Ban của Hội đồng Nhân dân Thành phố hoặc tương ứng với thành phần phía bạn

- Chánh Văn phòng Hội đồng Nhân dân Thành phố

- Giám đốc Sở Ngoại vụ

- Tùy theo thành phần Đoàn khách thăm và phù hợp với yêu cầu nội dung làm việc, có Lãnh đạo sở, ban, ngành hoặc một scơ quan trực thuộc Thành phố.

b) Địa điểm: tại phòng Khánh tiết - trụ sở Hội đng Nhân dân - y ban nhân dân Thành phố.

c) Nghi lễ:

- Đồng chí Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố và các đại biểu phía Việt Nam đón, tặng hoa trưởng đoàn và phu nhân/phu quân (nếu có) tại sảnh trước phòng Khánh tiết.

- Phòng Khánh tiết được trải thảm từ cửa ra sảnh chính.

3. Chiêu đãi:

a) Thành phn

Phía Việt Nam:

- Như thành phần tham dự buổi tiếp hoặc hội đàm

- Đại diện cơ quan Trung ương (nếu cn thiết)

Phía khách:

- Đoàn đại biểu chính thức phía khách

- Đại diện Đại sứ quán phía khách (nếu cần thiết)

b) Địa điểm: địa điểm đủ tiêu chuẩn phục vụ.

c) Nghi lễ:

- Đồng chí Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố và Trưởng đoàn khách trao đổi lời chúc rượu khi chiêu đãi bắt đầu.

- Có chương trình biểu diễn văn nghệ dân tộc.

Điều 5. Khách mời là Phó Chủ tịch Cơ quan dân cử địa phương hoặc tương đương sang thăm và làm việc chính thức với Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội

1. Lễ đón, tiễn khách tại sân bay hoặc ranh giới của thành phHà Nội; tháp tùng khách mời:

a) Thành phần:

- Lãnh đạo Văn phòng Hội đồng Nhân dân Thành phố

- Lãnh đạo Sở Ngoại vụ

- Cán bộ Lễ tân

b) Nghi lễ đón:

- Lãnh đạo Văn phòng Hội đồng Nhân dân Thành phố hoặc Lãnh đạo Sở Ngoại vụ chào mừng Trưởng đoàn và phu nhân/phu quân (nếu có).

- Tặng hoa Trưởng đoàn và phu nhân/phu quân (nếu có).

- Lãnh đạo Văn phòng Hội đồng Nhân dân Thành phố hoặc Lãnh đạo SNgoại vụ giới thiệu với Trưởng đoàn và phu nhân/phu quân (nếu có) thành phn phía Hà Nội.

- Lãnh đạo Sở Ngoại vụ hay lãnh đạo Văn phòng Hội đồng Nhân dân Thành phố tháp tùng Đoàn từ sân bay hoặc ranh giới của thành phố Hà Nội về nơi khi đón; tháp tùng Đoàn từ nơi ở hay nơi diễn ra hoạt động trước khi rời địa phương ra sân bay hoặc ranh giới của thành phố Hà Nội khi tiễn.

2. Tiếp chính thức hoặc hội đàm:

a) Thành phần:

- Đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành ph

- Lãnh đạo các Ban của Hội đồng Nhân dân Thành phố hoặc tương ứng với thành phần phía bạn

- Lãnh đạo Văn phòng Hội đồng Nhân dân Thành phố

- Lãnh đạo Sở Ngoại vụ

- Tùy theo thành phần Đoàn khách thăm và phù hợp với yêu cầu nội dung làm việc, có Lãnh đạo các sở, ban, ngành hoặc một số cơ quan trực thuộc Thành phố.

b) Địa điểm: phòng Khánh tiết - trụ sở Hội đồng Nhân dân Thành phố.

c) Nghi lễ: Đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phvà các đại biểu phía Việt Nam đón, tặng hoa trưởng đoàn và phu nhân/phu quân (nếu có) tại sảnh trước phòng khách.

3. Chiêu đãi:

a) Thành phn

Phía Việt Nam:

- Như thành phần tham dự buổi tiếp hoặc hội đàm

- Đại diện cơ quan Trung ương (nếu cần thiết)

Phía khách:

- Đoàn đại biểu chính thức phía khách

- Đại diện Đại sứ quán phía khách (nếu cần thiết)

b) Địa điểm: địa điểm đủ tiêu chuẩn phục vụ.

c) Nghi lễ: đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố và Trưởng đoàn khách trao đổi lời chúc rượu khi chiêu đãi bắt đầu.

Điều 6. Khách mời là Thị trưởng hoặc tương đương sang thăm và làm việc chính thức với Chủ tịch y ban Nhân dân thành phố Hà Nội

1. Lễ đón, tiễn khách tại sân bay hoặc ranh giới của thành phố Hà Nội; tháp tùng khách mời:

a) Thành phần:

- Chánh Văn phòng y ban Nhân dân Thành ph

- Giám đốc Sở Ngoại vụ

- Cán bộ Lễ tân

Trong trường hợp giữa Hà Nội và địa phương đó có mối quan hệ đặc biệt, có thể đề xuất xin ý kiến đồng chí Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố cử một đồng chí Phó Chủ tịch đón, tiễn, tháp tùng đoàn.

b) Nghi lễ đón:

- Chánh Văn phòng y ban Nhân dân hoặc Giám đốc Sở Ngoại vụ chào mừng Trưởng đoàn và phu nhân/phu quân (nếu có).

- Tặng hoa trưởng đoàn và phu nhân/phu quân (nếu có).

- Chánh Văn phòng y ban Nhân dân hoặc Giám đốc Sở Ngoại vụ giới thiệu với trưởng đoàn và phu nhân/phu quân (nếu có) thành phn phía Hà Nội.

- Giám đốc Sở Ngoại vụ hay Chánh Văn phòng y ban Nhân dân Thành phố tháp tùng Đoàn từ sân bay hoặc ranh giới của thành phố Hà Nội về nơi ở khi đón; tháp tùng Đoàn từ nơi ở hay nơi diễn ra hoạt động trước khi rời địa phương ra sân bay hoặc ranh giới của thành phố Hà Nội khi tin.

2. Tiếp chính thức hoặc hội đàm:

a) Thành phần:

- Đồng chí Chủ tịch y ban Nhân dân Thành phố

- Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố

- Giám đốc Sở Ngoại vụ

- Tùy theo thành phần Đoàn khách thăm và phù hợp với yêu cầu nội dung làm việc, có Lãnh đạo các sở, ban, ngành hoặc một scơ quan trực thuộc Thành phố.

b) Địa điểm: phòng Khánh tiết - trụ sở Hội đồng nhân dân - Ủy ban Nhân dân Thành phố.

c) Nghi lễ:

- Đồng chí Chủ tịch y ban Nhân dân Thành phố và các đại biểu phía Việt Nam đón, tặng hoa trưởng đoàn và phu nhân/phu quân (nếu có) tại sảnh trước phòng khách.

- Phòng Khánh tiết được trải thảm từ cửa ra sảnh chính.

3. Chiêu đãi:

a. Thành phần:

Phía Việt Nam

+ Như thành phần tham dự buổi tiếp hoặc hội đàm

+ Đại diện cơ quan Trung ương (nếu cần thiết)

Phía khách:

+ Đoàn đại biểu chính thức phía khách

+ Đại diện Đại sứ quán phía khách (nếu cần thiết)

b) Địa điểm: địa điểm đủ tiêu chuẩn phục vụ.

c) Nghi lễ:

- Đồng chí Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố và trưởng đoàn khách trao đổi lời chúc rượu khi chiêu đãi bắt đầu.

- Có chương trình biểu diễn văn nghệ dân tộc.

Điều 7. Khách mời là Phó Thị trưởng hoặc tương đương sang thăm và làm việc chính thức với y ban Nhân dân thành phố Hà Nội

1. Lễ đón, tiễn khách ti sân bay hoặc ranh giới của thành phố Hà Nội; tháp tùng khách mời:

a) Thành phần

- Lãnh đạo Văn phòng y ban Nhân dân Thành phố

- Lãnh đạo Sở Ngoại vụ

- Cán bộ Lễ tân

b) Nghi lễ đón:

- Lãnh đạo Văn phòng y ban Nhân dân Thành phhoặc Lãnh đạo Sở Ngoại vụ chào mừng trưởng đoàn và phu nhân/phu quân (nếu có).

- Tặng hoa trưởng đoàn và phu nhân/phu quân (nếu có).

- Lãnh đạo Văn phòng y ban Nhân dân Thành phố hoặc Lãnh đạo Sở Ngoại vụ giới thiệu với trưởng đoàn và phu nhân/phu quân (nếu có) thành phn phía Hà Nội.

- Lãnh đạo Văn phòng y ban Nhân dân Thành phố hoặc Lãnh đạo Sở Ngoại vụ tháp tùng Đoàn từ sân bay hoặc ranh giới của thành phHà Nội vnơi ở khi đón; tháp tùng Đoàn từ nơi ở hay nơi diễn ra hoạt động trưc khi rời địa phương ra sân bay hoặc ranh giới của thành phố Hà Nội khi tiễn.

2. Tiếp chính thức hoặc hội đàm:

a) Thành phần:

- Đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thảnh phố

- Lãnh đạo Sở Ngoại vụ

- Tùy theo thành phần Đoàn khách thăm và phù hợp với yêu cầu nội dung làm việc, có Lãnh đạo các sở, ban, ngành hoặc một scơ quan trực thuộc Thành phố

b) Địa điểm: phòng Khánh tiết - trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố.

c) Nghi lễ: đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố và các đại biểu phía Việt Nam đón, tặng hoa Trưởng đoàn và phu nhân/phu quân (nếu có) tại sảnh trước phòng khách.

3. Chiêu đãi:

a) Thành phần

Phía Việt Nam:

- Như thành phần tham dự buổi tiếp hoặc hội đàm

- Đại diện cơ quan Trung ương (nếu cần thiết)

Phía khách:

- Đoàn đại biểu chính thức phía khách

- Đại diện Đại sứ quán phía khách (nếu cần thiết)

b) Địa điểm: địa điểm đủ tiêu chuẩn phục vụ.

c) Nghi lễ: đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố và Trưởng đoàn khách trao đổi lời chúc rượu khi chiêu đãi bt đầu.

Điều 8. Các đoàn khách cấp Chủ tịch/ Phó Chủ tịch Cơ quan dân cử đa phương, Thị trưởng/ Phó Thị trưởng hoặc tương đương thăm không chính thức.

1. Tiếp xã giao hoặc làm việc:

a) Thành phần:

- Đồng chí Lãnh đạo Thành phố

- Lãnh đạo Văn phòng Hội đồng Nhân dân/y ban Nhân dân Thành phố (tương ứng với đoàn khách)

- Lãnh đạo Sở Ngoại vụ

- Tùy theo thành phần Đoàn khách thăm và phù hợp với yêu cầu nội dung làm việc, có Lãnh đạo các sở, ban, ngành hoặc một scơ quan trực thuộc Thành phố

b) Địa điểm: phòng Khánh tiết - trụ sHội đồng Nhân dân/y ban Nhân dân Thành phố.

c) Nghi lễ: đồng chí Lãnh đạo Thành phố và các đại biểu phía Việt Nam đón khách tại sảnh trước phòng khách.

2. Chiêu đãi:

a) Thành phần

Phía Việt Nam:

- Như thành phần tham dự buổi tiếp hoặc hội đàm quy định tại điểm a khoản 1 điều 8 của quy chế này

- Đại diện cơ quan Trung ương (nếu cần thiết)

Phía khách:

- Đoàn đại biểu chính thức phía khách

- Đại diện Đại sứ quán phía khách (nếu cần thiết)

b) Địa đim: địa điểm đủ tiêu chuẩn phục vụ.

c) Nghi lễ: đồng chí Lãnh đạo Thành phố và trưởng đoàn khách trao đổi lời chúc rượu khi chiêu đãi bắt đu.

Điều 9. Các đoàn khách tới thăm, làm việc với Lãnh đạo thành phố Hà Nội, trưởng đoàn là Lãnh đạo cơ quan đại diện ngoại giao, các Tchức quốc tế, các tập đoàn, công ty nước ngoài

1. Tiếp xã giao hoặc làm việc:

a) Thành phần:

- Đồng chí Lãnh đạo Thành ph

- Lãnh đo Văn phòng Hội đồng Nhân dân/Ủy ban Nhân dân Thành ph(tương ứng với đoàn khách)

- Lãnh đạo Sở Ngoại vụ

- Tùy theo thành phần Đoàn khách thăm và phù hợp với yêu cầu nội dung làm việc, có Lãnh đạo các sở, ban, ngành hoặc một scơ quan trực thuộc Thành phố.

b) Địa điểm: phòng Khánh tiết - trụ sở Hội đồng Nhân dân/Ủy ban Nhân dân Thành phố.

c) Nghi lễ: Cán bộ Sở Ngoại vụ đón khách tại sảnh trước phòng khách.

2. Chiêu đãi:

a) Thành phần

Phía Việt Nam:

- Như thành phần tham dự buổi tiếp hoặc hội đàm quy định tại điểm a khoản 1 điều 9 của quy chế này

- Đại diện cơ quan Trung ương (nếu cần thiết)

Phía khách:

- Đoàn đại biểu chính thức phía khách

- Đại diện Đại sứ quán phía khách (nếu cần thiết)

b) Địa điểm: địa điểm đủ tiêu chuẩn phục vụ.

c) Nghi lễ: đồng chí Lãnh đạo cơ quan và Trưởng đoàn khách trao đổi lời chúc rượu khi chiêu đãi bắt đầu.

Chương 3.

ĐÓN TIẾP KHÁCH MỜI CỦA CÁC CƠ QUAN TRỰC THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Điều 10. Khách mời của cơ quan trực thuộc Thành phố

Khách của cơ quan nào do cơ quan đó xây dựng đề án, chương trình và chủ trì tchức đón tiếp, tham khảo ý kiến chuyên môn của Sở Ngoại vụ. Lãnh đạo cơ quan mời khách chủ trì đón tiếp khách. Cơ quan cử cán bộ đón và thu xếp các thủ tục tại sân bay nếu khách đến bằng đường hàng không hoặc tại cửa khẩu biên giới nếu khách đến bằng đường bộ. Một cán bộ cp phòng của cơ quan mi tháp tùng các hoạt động của Đoàn trong thời gian thăm và làm việc tại Hà Nội.

Tùy theo yêu cầu công việc, cơ quan đón khách phối hợp với Sở Ngoại vụ đề xuất Lãnh đạo Thành phố tiếp Đoàn.

Điều 11. Đoàn khách do Lãnh đạo Thành phố yêu cầu cơ quan trực thuộc Thành phố đón tiếp

1. Tiếp xã giao hoặc làm việc:

a) Thành phần:

- Đồng chí Lãnh đạo cơ quan

- Lãnh đạo Văn phòng Hội đồng Nhân dân/Ủy ban Nhân dân Thành phố (tương ng với đoàn khách)

- Lãnh đạo Sở Ngoại vụ

- Tùy theo thành phn Đoàn khách thăm và phù hợp với yêu cầu nội dung làm việc, có Lãnh đạo các sở, ban, ngành hoặc một scơ quan trực thuộc Thành phố

b) Địa đim: phòng khách - trụ s cơ quan.

c) Nghi lễ: đồng chí lãnh đạo cơ quan và các đại biểu phía Việt Nam đón khách tại sảnh trước phòng khách, mời vào phòng tiếp khách và giới thiệu đại biểu phía mình.

2. Chiêu đãi:

a) Thành phần

Phía Việt Nam:

- Như thành phần tham dự buổi tiếp hoặc hội đàm quy định tại điểm a khoản 1 điều 11 của quy chế này

- Đại diện cơ quan Trung ương (nếu cần thiết)

Phía khách:

- Đoàn đại biểu chính thức phía khách

- Đại diện Đại sứ quán phía khách (nếu cần thiết)

b) Địa điểm: địa điểm đủ tiêu chuẩn phục vụ.

c) Nghi lễ: đồng chí lãnh đạo cơ quan và Trưởng đoàn khách trao đổi lời chúc rượu khi chiêu đãi bắt đầu.

Điều 12. Các đoàn khách ti thăm, làm việc với cơ quan, Trưởng đoàn là đại diện cơ quan đại diện Ngoại giao, lãnh đạo các Tổ chức quốc tế, các tập đoàn, công ty nước ngoài

Thành phần và nghi lễ như khoản 1 và 2 tại điều 11 của Quy chế này.

Chương 4.

ĐÓN TIẾP KHÁCH MỜI CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ CÁC TỈNH THÀNH PHỐ

Điều 13. Đoàn khách do cơ quan Trung ương đề nghị cơ quan trực thuộc Thành phố đón tiếp

Thực hiện theo đề án lễ tân của cơ quan Trung ương và hướng dẫn của Sở Ngoại vụ Hà Nội.

Điều 14. Nguyên tắc đón tiếp khách nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Chủ tịch nước, Quc hội, Chính phủ và Lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, các Tỉnh Thành phố

Đón tiếp khách nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ: thực hiện theo đán lễ tân của Cục Lễ tân Nhà nước, Vụ Lễ tân - Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Vụ Quan hQuốc tế - Văn phòng Quốc hội.

Đón tiếp khách nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của Lãnh đạo các bộ ngành trung ương, các Tỉnh, Thành phố: theo đề nghị cụ thcủa cơ quan Trung ương, Tỉnh, Thành phố; Sở Ngoại vụ Hà Nội là cơ quan đầu mối tiếp nhận đề nghị và tham mưu đề xuất Lãnh đạo Thành phố tiếp đón phù hợp với thành phần khách và nội dung làm việc của khách.

1. Thành phần tham dự buổi tiếp xã giao, hội đàm, làm việc, chiêu đãi:

- Đồng chí Lãnh đạo Thành phố

- Lãnh đạo Văn phòng Hội đồng Nhân dân/Ủy ban Nhân dân thành phố

- Lãnh đạo Sở Ngoại vụ Hà Nội

- Tùy theo thành phần Đoàn khách thăm và phù hợp với yêu cầu nội dung làm việc, có Lãnh đạo các sở, ban, ngành hoặc một số cơ quan trực thuộc Thành phố.

- Đại diện cơ quan Trung ương

2. Nghi lễ:

- Đoàn khách nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của Lãnh đạo cấp cao ca Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ: theo đề án lễ tân của các cơ quan lễ tân Trung ương.

- Đoàn khách nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của Lãnh đạo cơ quan Trung ương: Sở Ngoại vụ Hà Nội làm việc với cơ quan phụ trách quan hệ quốc tế/lễ tân của cơ quan đó, thống nhất về nghi lễ đón tiếp.

Chương 5.

ĐÓN TIẾP NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THĂM HÀ NỘI VÀ LÃNH ĐẠO HÀ NỘI THAM DỰ CÁC HOẠT ĐỘNG DO CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TỔ CHỨC

Điều 15. Người đứng đầu Cơ quan đại diện nước ngoài chào xã giao, chào từ biệt hay thăm làm việc tại thành phố Hà Nội

Căn cứ vào yêu cầu của người đứng đầu cơ quan đại diện nước ngoài, Sở Ngoại vụ tham mưu trình Lãnh đạo Thành phố tiếp. Tham dự tiếp có Giám đốc SNgoại vụ và lãnh đạo Văn phòng Hội đồng Nhân dân/Ủy ban Nhân dân và lãnh đạo một scơ quan có quan hệ nhiu với quc gia hay tchức của khách.

Điều 16. Cán bộ văn phòng, các thành viên khác của cơ quan đại diện của Tổ chức quốc tế liên Chính phủ và cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thăm và làm việc tại thành phố Hà Nội

Tùy theo nội dung của chuyến thăm, làm việc, lãnh đạo Sở Ngoại vụ hoặc lãnh đạo cơ quan trực thuộc Thành phliên quan chủ trì đón tiếp. Tham dự làm việc có cán bộ Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phvà cán bộ SNgoại vụ.

Điều 17. Đoàn ngoại giao với các hoạt động của thành phố Hà Nội

1. Ngày Tết, ngày Lễ lớn, các sự kiện của Việt Nam và của thành phố Hà Nội:

- Lãnh đạo Thành phố tiếp nếu Người đứng đầu Cơ quan đại diện nước ngoài đến chúc mừng.

- Lãnh đạo Sở Ngoại vụ hoặc Lãnh đạo Văn phòng Hội đồng Nhân dân/Ủy ban Nhân dân thay mặt Hội đồng Nhân dân/Ủy ban Nhân dân tiếp nếu viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự hay cán bộ cơ quan đại diện tchức quốc tế làm đại diện đến chúc mừng.

2. Các hoạt động do Thành phố tổ chức:

- Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố mời Người đứng đầu cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam tham dự các hoạt động do Ủy ban Nhân dân Thành phố tổ chức.

- Khi được Ủy ban Nhân dân y quyền, Giám đốc Sở Ngoại vụ hoặc Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân mời các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, Văn phòng đại diện của Tổ chức quốc tế liên Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam tham dự hoạt động do Ủy ban Nhân dân Thành phố tổ chức.

- Người đứng đầu cơ quan trực thuộc Thành phố Hà Nội mời viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự hay cán bộ của Văn phòng đại diện của Tchức quốc tế liên Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam tham dự hoạt động do cơ quan đó tổ chức sau khi đã thống nht bằng văn bản với Sở Ngoại vụ.

Điều 18. Viếng và ký sổ tang tại các cơ quan đại diện ngoại giao đóng tại Hà Nội

- Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Cơ quan Hành pháp đương nhiệm kiêm Người đứng đầu Đảng cộng sản của các nước Xã hội chủ nghĩa của nước ngoài từ trần: Chủ tịch y ban Nhân dân đại diện cho chính quyn Thành phố ký stang. Lãnh đạo Sở Ngoại vụ và Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phtháp tùng.

- Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng đầu Cơ quan Hành pháp đương nhiệm của nước ngoài từ trần: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phđại diện cho chính quyền Thành phký sổ tang. Lãnh đạo Sở Ngoại vụ và Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố tháp tùng.

- Người đứng đầu Cơ quan Lập pháp đương nhiệm của nưc ngoài từ trần: Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố đại diện cho chính quyn Thành phố ký sổ tang. Lãnh đạo Sở Ngoại vụ và Văn phòng Hội đng Nhân dân tháp tùng.

- Cựu Nguyên thủ Quốc gia, nguyên Người đứng đầu Cơ quan Hành pháp của nước ngoài từ trần: Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phđại diện cho chính quyền địa phương ký sổ tang. Lãnh đạo Sở Ngoại vụ và Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố tháp tùng.

- Nguyên Người đứng đầu Cơ quan Lập pháp của nước ngoài từ trần: Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố đại diện cho chính quyn Thành phký sổ tang. Lãnh đạo Sở ngoại vụ và Văn phòng Hội đồng Nhân dân tháp tùng.

- Quốc tang đối với các thảm hoạ, thiên tai: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố đại diện cho chính quyền Thành phố ký sổ tang. Lãnh đạo Sở Ngoại vụ và Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố tháp tùng.

- Đối với các trường hợp khác khi Cơ quan đại diện mở sổ tang: Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố hoặc Giám đốc Sở Ngoại vụ đại diện cho Thành phố ký sổ tang.

Trong trường hợp đặc biệt, việc tổ chức Đoàn đại biểu của Thành ph Hà Nội đi viếng và ký sổ tang thực hiện theo chỉ đạo của cơ quan Trung ương.

Chương 6.

TỔ CHỨC HỘI NGHỊ QUỐC TẾ CẤP THỊ TRƯỞNG DO CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CHỦ TRÌ

Điều 19. Hội nghị Quốc tế do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố chủ trì:

1. Đón, tiễn tại sân bay hay ranh giới của thành phố Hà Nội.

a) Thành phần:

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban Nhân dân

- Lãnh đạo Sở Ngoại vụ

- Liên lạc viên do địa phương bố trí cho Đoàn

Trong trường hợp đặc biệt, Sở Ngoại vụ Hà Nội có thể đề xuất Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố đón, tiễn tại sân bay hoặc ranh giới của thành phố Hà Nội.

b) Nghi lễ:

- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố hoặc Lãnh đạo SNgoại vụ đón tiễn Trưởng đoàn và Phu nhân/Phu quân (nếu có).

- Tặng hoa Trưởng đoàn và phu nhân/phu quân (nếu có).

- Liên lạc viên tháp tùng Đoàn về nơi ở đối với lễ đón hay tháp tùng Đoàn từ nơi ra sân bay hoặc ranh giới của thành phố Hà Nội đối với lễ tiễn.

2. Hội nghị

a) Thành phần:

- Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố làm trưởng đoàn của thành phố Hà Nội.

- Tùy theo yêu cầu nội dung làm việc, thỏa thuận giữa các bên hay thông lệ của Hội nghị có Lãnh đạo một số cơ quan của thành phố Hà Nội.

b) Địa điểm: Tại trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố, hoặc địa điểm thích hợp.

3. Chiêu đãi: Chiêu đãi chào mừng các đại biểu được tổ chức sau Lễ Khai mạc Hội nghị, có biểu diễn văn nghệ dân tộc; chiêu đãi chia tay vào ngày cuối của Hội nghị.

a) Thành phn:

Phía Việt Nam:

- Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.

- Thành phần tham dự đón, tiễn.

- Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội tham dự Hội nghị.

- Tùy theo yêu cầu đối ngoại có thể mời đại diện Lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, một số cơ quan của thành phố Hà Nội.

- Lãnh đạo và đại diện các Cơ quan Trung ương tham dự Hội nghị (nếu có).

Phía khách:

- Toàn đoàn.

- Người đứng đầu và một số thành viên Cơ quan đại diện nước khách (nếu có) đóng tại Việt Nam tham dự Hội nghị.

b) Địa điểm: địa điểm đủ tiêu chuẩn phục vụ.

c) Nghi lễ: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố đọc lời chúc mừng. Tùy theo quy đnh hay thông lệ của Hội nghị, đại diện các Đoàn lần lượt đọc lời đáp hoặc một đại diện cho khách nước ngoài đọc lời đáp.

4. Chiêu đãi làm việc: tùy theo chương trình làm việc, trong quá trình diễn ra Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố có thể tổ chức chiêu đãi làm việc.

Thành phần tham dự chiêu đãi làm việc là thành viên các Đoàn tham gia phiên làm việc đó.

5. Tiếp xúc: tùy theo yêu cầu đối ngoại, Sở Ngoại vụ đề xuất:

- Lãnh đạo cấp cao hoặc Lãnh đạo bộ ngành Trung ương liên quan đến nội dung Hội nghị tiếp chung các Đoàn hoặc riêng từng Đoàn.

- Bí thư Thành y tiếp chung các Đoàn hoặc tiếp riêng từng Đoàn hoặc một số Đoàn tùy theo điều kiện thực tế.

- Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân thành phố có thể tiếp xúc riêng với một số Đoàn tham dự Hội nghị tùy theo điều kiện thực tế.

Điều 20. Hội nghị, hội thảo quốc tế do các cơ quan trực thuộc Thành phố Hà Nội chủ trì

- Cơ quan nào tổ chức Hội nghị, người đứng đầu cơ quan đó làm trưởng đoàn của Thành phố, chủ trì Hội nghị và chiêu đãi.

- Cán bộ cơ quan tổ chức Hội nghị thu xếp các thủ tục đón, tiễn tại sân bay hay cửa khẩu.

- Tùy theo điều kiện thực tế, Sở Ngoại vụ đề xuất Lãnh đạo Thành phố tiếp chung các Đoàn hoặc tiếp riêng từng Đoàn.

- Tùy theo tính chất của Hội nghị, Sở Ngoại vụ đề xuất Lãnh đạo Thành phố chiêu đãi khách tham dự Hội nghị.

- Cách thức tổ chức tương tự như quy định tại mục 1,2,3,4 điều 19 của Quy chế này.

Chương 7.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGHI LỄ ĐỐI NGOẠI NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Điều 21. Treo cờ

1. Đón tiếp các đoàn khách theo yêu cầu của các cơ quan Trung ương: thực hiện theo đề án Lễ tân và hướng dẫn của các cơ quan Trung ương.

2. Đón tiếp đoàn khách thăm chính thức song phương thành phố Hà Nội, cách treo cờ tại cơ quan đón tiếp như sau:

a) Treo cờ ngoài trời: tại trước địa điểm tiếp chính thức hoặc hội đàm, tại cơ quan tổ chức nơi khách tới thăm hay làm việc. Quốc kỳ Việt Nam treo phía tay phải, cờ khách treo phía tay trái nếu nhìn từ phía đi diện vào cờ.

b) Cờ đặt bàn: Đặt tại bàn hội đàm hay tiếp xã giao, ký kết. Quốc kỳ Việt Nam đặt bên phía Trưởng đoàn Việt Nam, cờ khách đặt bên phía Trưng đoàn khách.

c) Cờ cắm trong phòng: Tại buổi chiêu đãi, mít tinh. Quốc kỳ Việt Nam và cờ khách đặt trên sân khấu hoặc trên phông, vị trí tương tự hình minh họa.

QUỐC KỲ KHÁCH

 

 

QUỐC KỲ VIỆT NAM

3. Hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm, lễ hội, thể thao hay giao lưu quốc tế:

a) Nguyên tắc treo quốc kỳ Việt Nam, quốc kỳ và cờ tổ chức khách:

- Treo quốc kỳ và cờ tchức khách tham dự cùng với quốc kỳ Việt Nam.

- Chỉ treo quốc kỳ quốc gia đã có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam.

- Treo quc kỳ và cờ tchức tham dự phù hp thông lệ lễ tân quốc tế.

- Nếu hoạt động tổ chức tại địa phương nằm trong khuôn khổ một tổ chức quốc tế; Nếu phía nước ngoài tham gia là một chủ thể địa phương của một quc gia có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam hay một vùng lãnh thchưa có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam nhưng là thành viên của tchức quốc tế đó và có cờ biểu tượng được tổ chức đó công nhận thì treo cờ biểu tượng.

- Nếu các bên tham dự kể cả phía Việt Nam là các tổ chức có cờ biểu tượng riêng thì treo cờ biểu tượng của các bên tham dự.

- Treo Quốc kỳ và cờ tổ chức tham dự theo quy định của tổ chức quốc tế (nếu có quy định) hay thông lệ trong của sự kiện quốc tế được tổ chức trước đó.

- Trong trường hợp không có quy định hay thông lệ, quốc kỳ và cờ các bên tham dự được treo thứ tự theo vn chữ cái A, B, C bng tiếng Anh tên gọi quốc gia hay tổ chức tham dự. Quốc kỳ Việt Nam được treo đúng như thứ tự trên.

b) Treo quốc kỳ và cờ khách ngoài trời tại các địa điểm:

- Nơi tổ chức Lễ khai mạc, bế mạc (nếu có).

- Nơi tổ chức các hoạt động như họp, hội thảo, thi đấu, triển lãm...

c) Treo quốc kỳ và cờ khách trong phòng làm việc:

- Cm cờ trên sân khấu hay gắn cờ trên phông trong phòng tổ chức hội nghị, hội thảo...

- Đặt cờ (cờ bàn) trên bàn họp.

Điều 22. Trang phục tiếp khách đối ngoại

Trang phục tiếp khách đối ngoại được sử dụng phù hợp vi tính chất của sự kiện, thời tiết khí hậu. Cơ quan tổ chức đón tiếp khách thống nhất với khách loại trang phục được sử dụng trong từng hoạt động và thông báo cho mọi thành viên tham gia hoạt động đó biết (trang phục tiếp khách đi ngoại, được ghi trong giấy mời tham gia hoạt động). Có 02 hình thức trang phục chủ yếu như sau:

a) Thường phục lịch sự:

- Trang phục dân tộc (đi với dân tộc ít người)

- Trang phục chuyên ngành theo quy định (đối với lực lượng vũ trang hay ngành, tổ chức có quy định trang phục riêng)

- Đối với nam giới: Sơ mi dài tay hoặc ngắn tay màu sáng bỏ trong quần, quần âu, giầy da. Có thể thắt cà - vạt hoặc không tùy theo quy định của Cơ quan tổ chức đón tiếp khách.

- Đối với nữ giới: Bộ áo dài truyền thống; áo sơ mi và váy; áo sơ mi qun âu; giầy da hoặc guốc, dép có quai hậu.

b) Lễ phục:

- Lễ phục dân tộc (đối với dân tộc ít người)

- Lễ phục chuyên ngành theo quy định (nếu có) đối với lực lượng vũ trang hay ngành, tổ chức có quy định trang phục riêng.

- Đối với nam giới: Bộ com-lê, sơ mi dài tay màu sáng thắt cà-vạt, giầy da.

- Đối với nữ giới: Bộ áo dài truyền thống, bộ com-lê nữ, áo sơ-mi dài tay và váy hoặc áo sơ-mi dài tay và quần âu; giầy da hoặc guốc, dép có quai hậu.

Điu 23. Tặng hoa, tặng phẩm

1. Tặng hoa: tặng hoa Trưởng đoàn và Phu nhân/ Phu quân (nếu có) khi đón tại sân bay hoặc đón chính thức

2. Tặng phẩm:

a) Đoàn khách thăm chính thức song phương:

- 01 tng phẩm chung cho Trưởng đoàn (mang biểu tượng thành phố Hà Nội)

- Tặng phẩm cho mỗi cá nhân (loại tặng phẩm: là vật phẩm văn hóa, thủ công, mnghệ hoặc sản phẩm đặc trưng được sản xuất tại địa phương phù hợp với truyền thống văn hóa, tôn giáo của đối tượng.)

b) Đoàn khách thăm không chính thức:

- 01 tặng phẩm cho Trưởng đoàn. Với trường hợp có quan hệ đặc biệt, có thể tặng riêng từng cá nhân, theo quyết định của người chủ trì tiếp khách.

3. Trao tặng phẩm:

- Tặng phẩm chung trao tại buổi tiếp chính thức.

- Tặng phẩm cá nhân trao qua cán bộ lễ tân của đoàn. (Trao đổi tặng phẩm trực tiếp chỉ trong trường hợp có thỏa thuận trước với khách).

Điều 24. Xe cảnh sát dẫn đường

Xe cảnh sát giao thông dẫn đường trong các hoạt động đối với khách nước ngoài thăm, làm việc chính thức với thành phố Hà Nội, bao gồm các đối tượng sau:

- Btrưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Cơ quan Lập pháp và tương đương trở lên.

- Chủ tịch Cơ quan dân cử địa phương nước ngoài hoặc tương đương.

- Thị trưởng/Tỉnh trưởng của địa phương nước ngoài hoặc tương đương.

- Người đứng đầu Tổ chức Quốc tế liên Chính phủ

- Các đoàn khách quốc tế tham dự các hoạt động đối ngoại chính thức của thành phố Hà Nội.

Chương 8.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Trách nhiệm tổ chức, thực hiện

1. Các cơ quan trực thuộc thành phố Hà Nội triển khai thực hiện thống nhất quy chế này tại các đơn vị, tổ chức thuộc cơ quan mình.

2. Sở Ngoại vụ Hà Nội là đơn vị thường trực, xây dựng khung các đề án, kế hoạch, kịch bản cho từng hoạt động phù hợp với từng đoàn khách; có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định trong quy chế này.

3. Giám đốc Sở Ngoại vụ Hà Nội chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phhướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, tổ chức và cá nhân đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện các quy định trong quy chế.

4. Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu nảy sinh những vấn đề mới hoặc chưa phù hợp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Thành phphản ánh vSở Ngoại vụ để kịp thời tổng hợp nghiên cứu, báo cáo UBND Thành ph điu chỉnh, bổ sung, sửa đổi cho phù hp./.