Quyết định 33/2007/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng crômit, mangan giai đoạn 2007-2015, định hướng đến năm 2025 .
Số hiệu: 33/2007/QĐ-BCN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp Người ký: Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành: 26/07/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 13/08/2007 Số công báo: Từ số 556 đến số 557
Lĩnh vực: Tài nguyên, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ CÔNG NGHIỆP
*******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 33/2007/QĐ-BCN

             Hà Nội, ngày 26  tháng 7 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÂN VÙNG THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG QUẶNG CRÔMIT, MANGAN GIAI ĐOẠN 2007-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ công văn số 3174/VPCP- CN Ngày 11 tháng 6 năm 2007 của Văn phòng Chính Phủ về việc thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Cơ khí, Luyện kim và Hoá chất;
     

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng crômit, mangan giai đoạn 2006-2015, định hướng đến năm 2025” với những nội dung chủ yếu sau :      

I. Quan điểm

1. Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến quặng crômit, mangan phải phù hợp với tiềm năng và trữ lượng tài nguyên khoáng sản Crômit và Mangan đã điều tra thăm dò, quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, đảm bảo hài hoà lợi ích quốc gia và địa phương có khoáng sản.

2. Phát triển khai thác chế biến theo từng giai đoạn để ổn định và bền vững ngành khai thác và chế biến quặng crômit, mangan trên cơ sở khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế tài nguyên crômit, mangan của đất nước.

3. Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến quặng crômit, mangan phải phù hợp với yêu cầu củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ các công trình văn hoá có giá trị và bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn có khoáng sản.   

4. Chế biến sâu quặng crômit, mangan dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ sự hợp tác quốc tế cả về vốn, kỹ thuật và công nghệ. Đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về ferocrom, bicromat, feromangan, dioxit EMD cho nhu cầu trong nước, có một phần xuất khẩu hợp lý sản phẩm chế biến sâu và tinh quặng.          

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu chung

Đảm bảo thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên crômit, mangan có hiệu quả và bền vững, đáp ứng đủ nhu cầu về sản phẩm chế biến sâu quặng crômit, mangan cho ngành luyện kim và các ngành công nghiệp khác, có một phần xuất khẩu tinh quặng hợp lý trong giai đoạn đầu chưa đồng bộ trong việc đầu tư khai thác sản xuất tinh quặng và chế biến sâu. Lập lại trật tự trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên crômit, mangan, đảm bảo khai thác triệt để, tiết kiệm tài nguyên, an toàn trong khai thác và bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn có khoáng sản.            

2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thể về sản lượng khai thác và sản phẩm chế biến sâu quặng cromit và mangan như sau:      

TT

Tên sản phẩm

Sản lượng chế biến  (ngàn tấn/năm)

2007

2010

2015

2025

I

Cromit

 

 

 

 

1

Tinh quặng cần khai thác

56,0

134,0

231,0

718,0

2

Ferocrom

3,0

20,0

50,0

200,0

3

Bicromat

 

10,0

20,0

50,0

4

Tinh quặng cho nhu cầu khác

30,0

30,0

0,0

0,0

II

Mangan

 

 

 

 

1

Tinh quặng cần khai thác

61,0

114,0

180,0

296,0

2

Feromangan

7,0

20,0

40,0

70,0

3

Đioxit EMD

 

5,0

10,0

20,0

4

Tinh quặng mangan cho nhu cầu khác

30,0

20,0

0,0

0,0

III. Giải pháp quy hoạch

1. Tài nguyên

1.1. Quặng cromit

- Trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng cromit khoảng 25 triệu tấn, trong đó thăm dò đến cấp C2 khoảng 21 triệu tấn, tài nguyên dự báo cấp P1 khoảng 4,0 triệu tấn. Trữ lượng quặng cromit Việt Nam tập trung chủ yếu ở tỉnh Thanh Hoá.

- Giải pháp thăm dò: Thăm dò bổ sung nâng cấp trữ lượng khu mỏ Cổ Định và một số điểm mỏ khác vùng Thanh Hoá, đảm bảo độ tin cậy cho công tác khai thác và chế biến sâu quặng Crômit tại Thanh Hoá 

1.2. Quặng mangan

- Trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng mangan khoảng 11,1 triệu tấn, trong đó trữ lượng thăm dò đến cấp C2 khoảng 4,4 triệu tấn, tài nguyên dự báo cấp P1+P2 khoảng 6,7 triệu tấn. Trữ lượng quặng mangan Việt Nam tập trung chủ yếu tại các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang và Hà Giang.

- Giải pháp thăm dò: Đẩy mạnh thăm dò các mỏ Lũng Luông, Roỏng Tháy, Bản Khuông (tỉnh Cao Bằng) với mục tiêu trữ lượng là 1,5 triệu tấn quặng mangan vào năm 2007-2015. Tiếp theo là các mỏ Hát Pan, Nộc Cu (Cao Bằng), Phiềng Lang, Thượng Giáp (Tuyên Quang) đạt mục tiêu trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn.

2. Quy hoạch khai thác

2.1. Mỏ và điểm mỏ quy mô vừa và nhỏ

a) Quặng cromit

Không có đối tượng khai thác quy mô nhỏ

b) Quặng mangan

Một số mỏ vùng Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, có trữ lượng hạn chế (dưới 100 ngàn tấn), phân bố tương đối độc lập, khó đầu tư trang thiết bị hiện đại. Giải pháp khai thác chủ yếu là khai thác lộ thiên, mức độ cơ giới hoá phù hợp với quy mô mỏ, tận thu  tối đa tài nguyên mangan.

2.2. Mỏ và điểm mỏ quy mô công nghiệp

a) Quặng cromit

Khu mỏ cromit Cổ Định (Thanh Hoá) có trữ lượng lớn, phân bố tương đối tập trung, thuận lợi cho đầu tư trang thiết bị hiện đại. Giải pháp khai thác là đầu tư hoàn thiện công nghệ khai thác hiện đại (khai thác thuỷ lực hoặc máy nạo vét thăm dò nâng cấp khu Tĩnh Mễ - An Thượng. Giai đoạn 2 chuyển sang khai thác tại khu Tĩnh Mễ - An Thượng.

b) Quặng mangan

Một số mỏ Vùng Tuyên Quang, Cao Bằng có trữ lượng lớn (trên 100 ngàn tấn) cần phải tập trung thăm dò nâng cấp trên cơ sở đó tiến hành đầu tư công nghệ hiện đại để khai thác quy mô công nghiệp, kết hợp khai thác giữa phương pháp lộ thiên và hầm lò, tận thu tối đa tài nguyên.

2.3. Vùng cấm hoạt động khoáng sản, hạn chế hoạt động khoáng sản cromit, mangan

UBND tỉnh thành phố có khoáng sản cromit, mangan chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, khoanh định khu vực cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Quy hoạch chế biến

Dự kiến chế biến sâu đến sản phẩm ferocrom, bicromat và vật liệu chịu lửa crommanhe đối với quặng cromit. Feromangan, dioxytmangan điện giải (EMD) đối với quặng mangan để cung cấp cho ngành luyện kim và một số ngành công nghiệp khác và xuất khẩu.

3.1. Chế biến quặng cromit

Đầu tư hoàn thiện công nghệ luyện ferocrom đối với các cơ sở hiện có của Nhà máy Hợp kim sắt Thái Nguyên và Nhà máy ferocrom Công ty TNHH Tân An - Ninh Bình để nâng cao công suất từ 3.000 tấn/năm lên 8.000 -10.000 tấn/năm.

 Đầu tư mới nhà máy chế biến luyện ferocrom, Bicromat tại khu mỏ Cổ Định và khu công nghiệp của Tỉnh Thanh Hoá, dự kiến công suất fero là 20.000 tấn/năm, Bicromat khoảng 10.000 tấn/năm.

Đầu tư tiếp giai đoạn 2 (sau năm 2015) để nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản lượng ferocrom 200.000 tấn/năm. Bicromat 50.000 tấn/năm

 3.2. Chế biến quặng mangan

Dự kiến các nhà máy chế biến được phân bố ở 02 vùng sau:

- Vùng quy mô vừa và nhỏ là Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tĩnh với trữ lượng quặng hạn chế, thực hiện đầu tư với quy mô vừa và nhỏ.

- Vùng Thái Nguyên, Cao Bằng chế biến sâu quy mô công nghiệp.

Trong cả 02 vùng chế biến hiện đều có các xưởng luyện feromangan hoặc xưởng tuyển tinh quặng 45% Mn đang sản xuất.

a. Đầu tư sản xuất feromangan giai đoạn 2007-2015

Dự kiến đầu tư nâng cấp và mở rộng các nhà máy feromangan hiện có tại Cao Bằng, Thái Nguyên để nâng công suất từ 7.000 tấn/năm lên 10.000 tấn /năm.

Đầu tư mới ở Cao Bằng và Tuyên Quang hai nhà máy feromangan, dự kiến công suất 30.000 tấn/năm.

Dự kiến đến năm 2015  sản lượng feromangan đạt 40.000 tấn/năm. 

b. Đầu tư sản xuất feromangan giai đoạn 2015 – 2025.

Đầu tư tiếp giai đoạn hai (sau 2015) để nâng cao chất lượng sản phẩm và sản lượng Nhà máy feromangan tại Hoà An, Cao Bằng , nhà máy fero mangan tại Tuyên Quang ,Thái Nguyên, dự kiến công suất feromangan  dạt 70.000 tấn/năm vào năm 2025.

c. Đầu tư mới nhà máy EMD

Đầu tư mới 03 nhà máy sản xuất EMD công nghệ cao nhằm tận thu các quặng thải và quặng nghèo để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu tại 3 vùng Cao Bằng, Tuyên Quang và Hà Tĩnh với công suất tổng cộng giai đoạn 1 là 5.000 tấn/năm; giai đoạn 2 nâng lên 20.000 tấn/năm.

4. Giải pháp hợp tác đầu tư

Hợp tác đầu tư công nghệ khai thác và chế biến quặng cromit Cổ Định theo hướng công nghệ hiện đại, khai thác và tận thu tối đa tài nguyên đảm bảo và bảo vệ môi trường với các tiêu chuẩn tiên tiến, chế biến đến sản phẩm fero và muối Bicromat chất lượng đảm bảo cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu chọn các đối tác có nguồn lực để đầu tư lớn trong khai thác, chế biến tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tằn sức cạnh tranh. Với quặng Mangan chủ yếu là các công ty trong nước đầu tư khai thác, chế biến.  

5.Nhu cầu vốn đầu tư

5.1 Quặng Cromit

Tổng vốn đầu tư giai đoạn quy hoạch ước tính 3.725 tỷ VND, trong đó cho công tác thăm dò 40 tỷ đồng; khai thác và tuyển 917 tỷ VND; chế biến 2.768 tỷ VND (cho sản xuất Bicromat và Ferocrom).

5.2. Quặng Mangan

Tổng vốn đầu tư giai đoạn quy hoạch ước tính 2.140 tỷ VND, trong đó cho công tác thăm dò 55 tỷ đồng; khai thác và tuyển 464 tỷ VND; chế biến 1.325 tỷ VND .

Nguồn đầu tư: Kết hợp các nguồn vốn doanh nghiệp tự thu xếp, vay thương mại trong và ngoài nước, vốn cổ phần của các cổ đông, vốn huy động từ thị trường chứng khoán.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công nghiệp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản có trách nhiệm công bố và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Quy hoạch sau khi được phê duyệt. Định kỳ cập nhật, thời sự hoá tình hình thực hiện và điều chỉnh quy hoạch, đảm bảo đồng bộ và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và lộ trình hội nhập quốc tế. Đề xuất cơ chế, chính sách để phát triển ổn định và bền vững ngành công nghiệp  khai thác và chế biến quặng cromit, mangan.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về điều tra, thăm dò quặng crômit và mangan. Lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản quặng cromit, mangan và tổ chức thực hiện, chọn và giao cho các tổ chức có nguồn lực, kinh nghiệm để thăm dò khai thác chế biến quặng Crom, mangan theo quy hoạch..

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ của mình cân đối vốn ngân sách để thực hiện việc hỗ trợ đầu tư xây dựng mạng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào tại các khu mỏ - chế biến cromit, mangan lớn như Thanh Hoá, Cao Bằng, Thái Nguyên.

4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức quản lý và bảo vệ tài nguyên quặng cromit, mangan trên địa bàn, ngăn ngừa tình trạng khai thác và xuất khẩu trái phép khoáng sản. Tổ chức lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng cromit, mangan đối với các mỏ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG




Hoàng Trung Hải

 


Các Phụ lục kèm theo Quyết định số  33 / 2007/QĐ-BCN ngày 26  tháng 7 năm 2007 của Bộ Công nghiệp về Quy hoạch cromit, mangan

 

Phụ lục I – Bảng 1: Thống kê trữ lượng quặng  cromit Việt Nam đến cấp C2 (ngàn tấn)

TT

Tên mỏ

Mức độ

A

B

C1

C2

Tổng

Ni

Co

1

Cromit Cổ Định

TD

287,8

3.180,14

11.335,70

5.980,68

20.784,32

3.067,02

271,29

2

Mậu Lâm

ĐG

-

-

46,50

39,16

85,66

5,34

0,91

3

Bãi Áng

ĐG

-

-

-

102,96

102,96

4,51

10,88

Tổng cộng

 

287,8

3.180,14

11.382,20

6.122,80

20.972,94

3.076,87

283,08

Phụ lục I - Bảng 2: Thành phần hoá học trung bình quặng cromit

Nguyên tố

Cr2O3

Ni

Co

Ti

SiO2

Al2O3

MgO

Fe2O3

Hàm lượng (%)

2,83-4,9

0,384-0,638

0,035-0,059

0,42-0,89

31,3-42,3

2,66-6,14

4,18-16,12

15,53-35,38

Phụ Lục I –  Bảng 3: Tổng hợp trữ lượng quặng mangan Việt Nam

 

TT

Tên mỏ, điểm quặng

Mức độ nghiên cứu

Hàm lượng trung bình %Mn

Trữ lượng và TNDB

(ngàn tấn)

Tổng (ngàn tấn)

Cơ sở tài liệu

Ghi chú

B

C1

C2

 Vùng quặng Hà Giang

 

 

 

 

16,00

16,0

 

 

1

Bản Xám

TK

28,0

 

 

16,00

16,0

Không nộp lưu

Quặng gốc

Vùng quặng Cao Bằng

 

 

409,03

1.289,82

2.355,86

4.054,71

 

 

2

Bản Mặc

Đánh giá

20,0

 

 

30,52

30,52

M.13

Quặng gốc

3

Nộc Cu

Đánh giá

19,0

 

 

420,72

420,72

M.24

4

Hat Pan

Đánh giá

25,0

 

 

198,68

198,68

5

Cốc Phát (Mã Phục)

Đánh giá

35,5

 

 

30,71

30,71

6

Lũng Riếc (Mã Phục)

Đánh giá

34,0

 

 

34,75

34,75

7

Lũng Luông

TKTM

25,6

 

342,10

323,23

665,33

M.10

Quặng gốc+ sa khoáng

8

Tốc Tát

TDTM

29,9

409,03

808,16

62,12

1279,31

M.9

9

Roỏng Tháy

Đánh giá

23,5

 

120,58

463,10

583,68

M.7

10

Bản Khuông

Đánh giá

29,5

 

 

728,76

728,76

M.22

11

Lũng Phẩy

Đánh giá

46,0

 

6,17

3,27

9,44

M.11

Sa khoáng

12

Khưa Khoang

Đánh giá

35,0

 

12,81

60,00

72,81

M.13

Q. gốc

Vùng Tuyên Quang

 

 

 

110,94

55,21

166,15

 

 

13

Phiêng Lang

Đánh giá

19,0

 

23,69

19,75

43,44

M.21

Quặng gốc

14

Nà Pết

TD

25,5

 

  87,25

27,00

114,25

M.14

15

Làng Bài

Tìm kiếm

20,0

 

 

8,46

8,46

M.16

Vùng  Nghệ An – Quảng Bình

 

 

 

23,50

126,02

149,52

 

 

  16

Nam Tân

Tìm kiếm

18,0

 

13,09

4,00

17,09

M.23

Quặng sắt – mangan

  17

Hoa Sen - Đập Bể

Tìm kiếm

25,0

 

10,41

23,65

34,06

M.23

  18

Đức Lập (Núi Bạc)

Đánh giá

20,0

 

 

70,70

70,70

M.18

  19

 Thượng Lộc

 

22,0

 

 

27,67

27,67

M.17 

 

 

Cộng:

 

409,03

1.424,26

2.553,09

4.386,38

 

 

 

B + C1                            =   1.833,29   ngàn tấn

B + C1 + C2                   =   4.386,38   ngàn tấn

B + C1 + C2 + P1          =   8.951,20   ngàn tấn    ( P1 = 4.564,82 ngàn tấn)

B + C1 +C2 + P1 + P2  = 11.106,20   ngàn tấn     (P2 = 2.155,0   ngàn tấn)

Phụ lụcII – Bảng 1: Các dự án thăm dò cromit 2006 – 2025

 

TT

Tên dự án

Vốn đầu tư­

Nguồn vốn

Mục tiêu trữ lư­ợng

Thời gian thực hiện

1

Thăm dò bổ sung mỏ Cổ Định

20 tỷ VND

Doanh nghiệp

C2 = 1,3 triệu tấn

2007 – 2015

2

Thăm dò vùng Hón Vắng

20 tỷ VND

Doanh nghiệp

C2 = 0,9 triệu tấn

2007 – 2015

 

Tổng

40 tỷ VND

 

2,2 tr. tấn Cr2O3

 

Phụ lục II – Bảng 2 :Tổng hợp biến động trữ l­ượng quặng cromit đến cấp C2 (ngàn tấn)

TT

Tên mỏ

Tổng trữ lư­ợng đánh giá

Đã khai thác

Còn lại

Bổ sung

1

Cổ Định

20.784,32

1.547,74

19.236,58

800,00

2

Mậu Lâm

      85,66

85,66

0

500,00

3

Bãi Áng

   102,96

102,96

0

 

4

Hón Vắng

-

-

-

900,00

Tổng:

20.972,94

1.736,36

19.236,58

2.200

Phụ lục II – Bảng 3: Các dự án đầu tư thăm dò bổ sung trữ lượng quặng mangan giai đoạn 2007-2025

TT

Tên dự án địa chất

Vốn đầu tư

(tỷ VND)

Nguồn vốn

Mục tiêu trữ lượng

Thời gian thực hiện

1

Mỏ Lũng Luông Cao Bằng

8,0

C/ty khai thác chế biến

C2   + C1 = 0,5 tr.tấn, trong đó C1 = 0,2 tr.tấn

2007-2015

2

Mỏ Roỏng Tháy - Bản Khuông, Cao Bằng

12,0

C/ty khai thác chế biến

C2 + C1 = 1,0 tr.tấn, trong đó C1 = 0,3 tr.tấn

2007-2015

3

Mỏ Phiềng Lang -Thượng Giáp, Tuyên Quang

15,0

C/ ty k.t chế biến

C2 + C1= 0,5 tr.tấn,

 (C1 = 0,2 tr.tấn)

2007-2015

4

Mỏ Hát Pan – Nộc Cu, Cao Bằng

20,0

C/ ty k.t chế biến

C2 + C1 = 0,7 tr.tấn

(C1 = 0,2 tr. tấn)

2007-2015

Tổng

55,0

Doanh nghiệp

2,7 tr.tấn

2007-2015

Phụ lục II – Bảng 4: Tổng hợp biến động trữ lượng quặng mangan đến 1/2006 (ngàn tấn)

TT

Vùng

B

C1

C2

Tổng

Đã khai thác

Còn lại

Bổ sung

I

Hà Giang

 

 

16,00

16,00

16,00

0

0

II

Tuyên Quang

 

110,94

55,21

166,15

117,80

48,35

500,0

III

Cao Bằng

409,03

1.289,82

2.355,86

4.054,71

610,88

3.443,83

2.200,0

IV

Nghệ Tĩnh

 

23,50

126,02

149,52

149,52

-

 

Tổng cộng:

409,03

1.424,26

2.553,09

4.386,38

894,20

3.492,18

2.700,0

Phụ lục III – Bảng 1: Những  mỏ, điểm quặng cromit khai thác quy mô vừa và nhỏ

TT

Tên mỏ / quy mô

Mức độ N/C

Vị trí toạ độ

Tổng trữ lượng đến C2

(ngàn tấn)

Nguồn tài liệu

Ni

(ngàn tấn)

Co

(ngàn tấn)

1

Mậu Lâm

 

Đánh giá

1904205’’

10503233’’

85,65

Cr11

5,34

0,91

2

Bãi Áng

Đánh giá

1904125’’

10503712

102,96

Cr13

4,51

10,88

Phụ lục III – Bảng 2: Những  mỏ cromit khai thác quy mô công nghiệp

TT

Tên mỏ /quy mô

Mức độ N/C

Vị trí toạ độ

Tổng trữ lư­ợng đến C2

(ngàn tấn)

Nguồn tài liệu

Ni

(ngàn tấn)

Co

(ngàn tấn)

1

Cổ Định (gồm khu Cổ Định, Mỹ Cái - Hoà Yên, Tĩnh Mễ - An Thượng

Thăm dò

1904144’’

1904550’’

10503427’’

1050 4027’’

20.784,31

Cr1, Cr2,

Cr8, Cr12

3.067,02

271,29

2

Hón Vắng

 

 

900,00

Mỏ mới

 

 

Phụ lục III – Bảng 3: Những mỏ, điểm quặng mangan khai thác quy mô nhỏ                                                                                                                                   (Đơn vị tính: ngàn tấn)

 TT

Mỏ quặng

C1

C2

Tổng

Cơ sở t/l

Loại quặng

1

Bản Xám – Hà Giang (đã k. thác)

 

16,00

16,00

 

 

 

Quặng gốc

2

Nà Pết Tuyên Quang

(đã k.thác >60 ngàn tấn)

87,25

27,00

114,25

M14

3

Làng Bài, Tuyên Quang

(đang k.thác)

 

8,46

8,46

M16

4

Bản Mặc, Cao Bằng (đang k.thác)

 

30,52

30,52

 

5

Cốc Phát - Mã Phục, Cao Bằng

(đang k.thác)

 

30,71

30,71

M24

6

Lũng Riếc – Mã.Phục, Cao Bằng

(đang k.thác)

 

34,75

34,75

M24

7

Khứa Khoang, Cao Bằng (đang k.thác)

12,81

60,00

72,81

M13

Q.gốc+S.K

8

Nam Tân, Nghệ An

13,09

4,00

17,09

M23

 

Q.sắt mangan

 

9

Hoa Sen, Nghệ An   

10,41

23,65

34,06

M23

10

Đức Lập, Hà Tĩnh (đang k.thác)

 

70,70

70,70

M18

11

Thượng Lộc, Hà Tĩnh (đang k.thác)

 

27,67

27,67

 

 


Phụ lục III – Bảng 4: Các mỏ mangan lớn khai thác quy mô công nghiệp                                                                                                                                        (Đơn vị: ngàn tấn)

TT

Mỏ quặng

B

C1

C2

Tổng

Cơ sở T/L

Loại quặng

1

TốcTát, Cao Bằng (đang k.t.)

409,03

808,16

62,12

1.279,31

M9

Q. gốc

2

Bản Khuông, Cao Bằng (đang k.t.)

 

 

728,76

728,76

M22

T.D bổ sung 500,00

3

Lũng Luông, Cao Bằng (đ.k.t.ph.lộthiên)

 

342,1

323,23

665,33

M10

T.D bổ sung 500,00

4

Roỏng Tháy, Cao Bằng (đang k.t.)

 

120,58

463,10

583,68

M7

Q.gốc + SK

T.D bổ sung 1.200,00

5

Nộc Cu, Cao Bằng (đang k.t.ph.lộ thiên)

 

 

420,72

420,72

M24

6

Hát Pan, Cao Bằng

 

 

198,68

198,68

M24

7

Phiêng Lang, Tuyên Quang

 

23,69

19,75

43,44

M21

T.D bổ sung 250,00

8

Thượng Giáp, Tuyên Quang

 

 

 

 

 

T.D bổ sung 250,00

Phụ lục IV – Bảng 1:   Mục tiêu sản lượng khai thác và sản phẩm chế biến quặng cromit

TT

Hạng mục

Mục tiêu sản phẩm chế biến

(ngàn  T/n)

Mục tiêu khai thác tinh quặng cromit

 (ngàn  T/n )

2007

2010

2015

2025

2007

2010

2015

2025

1

Ferocrom

3,0

20,0

60,0

200,0

10,0

70,0

200,0

640,0

2

       Bicromat  

0,0

10,0

20,0

50,0

0,0

15,0

31,0

78,0

3

Tinh quặng cho nhu cầu khác

30,0

30,0

0

0

39,0

39,0

0

0

Tổng nhu cầu

 

 

 

 

56,0

134,0

231,0

718,0

Phụ lục IV – Bảng 2: Mục tiêu sản lượng và sản phẩm từ quặng mangan (ngàn tấn/năm)

T

T

Hạng mục

Sản phẩm chế biến

 

Sản lượng khai thác tinh quặng thô

2007

2010

2015

2025

2007

2010

2015

2025

1

Feromangan

7,00

20,0

40,0

70,0

24,0

76,0

152,0

240,0

2

Đioxyt  EMD

 

5,0

10

20,0

 

14,0

28,0

56,0

3

Tinh quặng mangan cho nhu cầu khác

30,0

20,0

0,0

0,0

37,0

24,0

0,0

0,0

Tổng sản lượng  quặng:

 

 

 

 

61,0

114,0

180,0

296,0

Phụ lục V – Bảng 1:  Các mỏ quặng cromit cân  đối cho chế biến trong nước

TT

Tên mỏ

Sản lư­ợng (ngàn tấn/năm)

Giá trị đầu t­ư  (tỷ VNĐ)

2007

2010

2015

2025

2007 - 2015

2016 - 2025

1

Cổ Định (gồm khu Cổ Định, Mỹ Cái - Hoà Yên, Tĩnh Mễ - An Thượng)

56,0

124,0

200,0

500,0

260,0

 

400,0

2

Hón Vắng

 

10,0

31,0

218,0

82,0

175,0

 

Tổng:

56,0

134,0

231,0

718,0

342,0

575,0

Phụ lục V – Bảng 2:  Các mỏ quặng mangan cân  đối cho chế biến trong nước

TT

Tên mỏ

Sản lượng (ngàn tấn/năm)

Giá trị đầu tư  (tỷ VNĐ)

2007

2010

2015

2025

2007 - 2015

2016 - 2025

I

Mỏ khai thác công nghiệp

47,0

100,0

174,0

291,0

225,0

225,0

1

Tốc Tát , Cao Bằng

25,0

30,0

50,0

130,0

75,0

100,0

2

Bản Khuông, Cao Bằng

13,0

30,0

40,0

0

65,0

0

3

Roỏng Tháy, Cao Bằng

5,0

10,0

10,0

10,0

20,0

10,0

4

Lũng Luông, Cao Bằng

4,0

15,0

20,0

30,0

20,0

25,0

5

Hát Pan, Cao Bằng

 

5,0

20,0

30,0

15,0

25,0

6

Nộc Cu, Cao Bằng

 

5,0

14,0

36,0

15,0

25,0

7

Phiêng Lang, Tuyên Quang

 

5,0

20,0

55,0

15,0

40,0

II

Mỏ nhỏ

14,0

14,0

6,0

5,0

14,0

 

1

Bản Mặc, Cao Bằng

2,0

2,0

 

 

2,0

 

2

Cốc Phát, Cao Bằng

2,0

2,0

 

 

2,0

 

3

Lũng Riếc, Cao Bằng

2,0

2,0

 

 

2,0

 

4

Khứa Khoang, cao Bằng

4,0

4,0

2,0

2,0

4,0

 

5

Nà Pết, Tuyên Quang

4,0

4,0

4,0

3,0

4,0

 

Tổng cộng I + II:

61,0

114,0

180,0

296,0

239,0

225,0

 

Phụ lục VI – Bảng 1:  Đầu tư­ cải tạo, nâng cấp các nhà máy chế biến quặng cromit hiện có

 

TT

Nhà máy

Sản phẩm

Sản l­ượng (ngàn tấn/năm)

Giá trị đầu tư­ (tỷ VNĐ)

2007

2010

2015

2025

2007 - 2015

2016 - 2025

1

Ferocrom Thái Nguyên

 

FeCrC

2,0

2,0

3,0

5,0

56,0

40,0

2

Ferocrom Ninh Bình

1,0

2,0

3,0

3,0

48,0

24,0

Tổng:

3,0

4,0

6,0

8,0

104,0

64,0

 

Phụ lục VI – Bảng 2:  Nhu cầu đầu t­ư  mới các nhà máy chế biến quặng cromit

 

TT

Hạng mục

Sản lư­ợng (ngàn tấn/năm)

2007

2010

 2015

2025

I

Tổng nhu cầu sản lượng

 

 

 

 

1.1

Ferocrom

3,0

20,0

60,0

200,0

1.2

Bicrommat

 

10,0

20,0

50,0

II

S.L các nhà máy hiện có

 

 

 

 

2.1

Ferocrom

3

4

6

8

2.2

Bicrommat

0

0

0

0

2.3

VLCL Crommanhê

0

0

0

0

III

Sản l­ượng cần đầu tư mới

 

 

 

 

3.1

Ferocrom

0

17,0

56,0

192,0

3.2

Bicrommat

0,0

10,0

20,0

50,0

 

Phụ lục VI – Bảng 3:  Dự kiến đầu t­ư mới chế biến về cromit (cho 01 đơn vị đầu t­ư)

TT

Nhà máy

Sản l­ượng (ngàn tấn/năm)

Giá trị đầu tư­  (tỷ VNĐ)

2007

2010

2015

2025

2007 - 2015

2016 - 2025

1

Ferocrom Thanh Hoá

0,0

17,0

56,0

192,0

584

1.536

2

Bicrommat Thanh Hoá

0,0

10,0

20,0

50,0

180,0

300

Tổng vốn:

 

 

 

 

764,0

1836,0

 

 

Phụ lục VI – Bảng 4: Danh mục đầu tư các nhà máy chế biến quặng mangan

TT

Đối tượng và chủ đầu tư 

Sản lượng (ngàn tấn/năm)

Giá trị đằu tư (tỷ VNĐ)

2007

2010

2015

2025

2007 - 2015

2016 - 2025

I

Đầu tư cải tạo, nâng cấp:

7,0

8,0

10,0

12,0

200,0

96,0

1

Nhà máy feromangan Cao.Bằng

3,0

4,0

5,0

6,0

96,0

48,0

2

Nhà máy feromangan Thái Nguyên

4,0

4,0

5,0

6,0

104,0

48,0

II

Đầu tư mới:

 

 

 

 

561,0

764,0

1

Nhà máy feromangan Cao Bằng

0

10,0

20,0

30,0

240,0

240,0

2

Nhà máy feromangan Tuyên Quang

0

2,0

10,0

28,0

96,0

224,0

3

 Nhà máy EMD Cao Bằng

0

2,0

6,0

10,0

120,0

150,0

4

Nhà máy EMD Tuyên Quang

0

2,0

2,0

5,0

60,0

75,0

5

Nhà máy EMD Hà Tĩnh

0

1,0

2,0

5,0

45,0

75,0

Tổng vốn đầu tư (I + II):

 

 

 

 

761,0

860,0

Phụ lục VI – Bảng 5: Nhu cầu đầu tư  mới các nhà máy chế biến quặng mangan

TT

Nhà máy

Sản lượng (ngàn tấn/năm)

 

 

2007

2010

2015

2025

I

Nhu cầu

 

 

 

 

1

Feromangan

7,0

20,0

40,0

70,0

2

Dioxytmangan  EMD

 

5,0

10,0

20,0

II

Sản lượng các nhà máy hiện có

 

 

 

 

1

Feromanggan

7,0

8,0

10,0

12,0

2

EMD

0,0

0,0

0,0

0,0

III

Nhu cầu đầu tư mới

 

 

 

 

1

Feromangan

 

12,0

30,0

58,0

2

EMD

 

5,0

10,0

20,0

 

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.