Quyết định 33/2006/QĐ-UBND về Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010
Số hiệu: 33/2006/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu Người ký: Bùi Hồng Phương
Ngày ban hành: 13/12/2006 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2006/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 13 tháng 12 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH BẠC LIÊU ĐẾN NĂM 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

Căn cứ Luật tổ chức HĐND-UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Chương trình số 15-CTr/TU ngày 06/10/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu (khóa XIII) về đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2010 và những năm tiếp theo;

Xét tờ trình số 156/TTr-SNV ngày 14/11/2006 của Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010 (kế hoạch kèm theo)

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã căn cứ Quyết định thực hiện.

Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Bùi Hồng Phương

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2010.
(Ban hành kèm theo Quyết định Số 33 /2006/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2006 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Căn cứ Chương trình hành động của Chính phủ, thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế;

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và Chương trình số 15- TTr/TU ngày 6/10/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2010 và những năm tiếp theo,

UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2010 và những năm tiếp theo, phục vụ yêu cầu phát triển trên các lĩnh vực, cụ thể như sau:

I. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH:

1. Thực trạng:

Trong thời gian qua công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng, đào tạo nguồn nhân lực nói chung được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Ngành giáo dục được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất và phát triển mạnh các cấp học, ngành học; hàng ngàn cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị; cán bộ khoa học kỹ thuật; lực lượng lao động trên các lĩnh vực đã được đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức khác nhau... Tuy nhiên, trước yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh nói chung vẫn còn nhiều mặt hạn chế.

Đội ngũ cán bộ, công chức được quan tâm đào tạo cơ bản nhưng vẫn chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ; lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật còn thiếu và yếu; phần lớn lực lượng lao động làm việc theo kinh nghiệm, chưa qua đào tạo; đại đa số nông dân gần như chưa được tập huấn, về công tác khuyến nông, khuyến ngư, các chủ doanh nghiệp chưa có trình độ và bằng cấp chuyên môn, kỹ thuật cần thiết; số chủ trang trại, chủ nhiệm hợp tác xã chưa có trình độ sơ, trung cấp về nông nghiệp; thiếu kiến thức về nông học, về kỹ năng thực hành, kỹ thuật nông nghiệp, quản lý kinh doanh...

1.1. Thực trạng dân số lao động tỉnh Bạc Liêu:

Theo thống kê năm 2005, tỉnh Bạc Liêu có 499.550 người trong độ tuổi lao động thì có 492.980 người có khả năng tham gia lao động (chiếm 98,7 %) trong đó có việc làm thường xuyên 391.919 người (chiếm 79,5 %); tuy có việc làm nhưng không thường xuyên 22.450 người (chiếm 4,60 %); số người lao động không có việc làm 11.654 người (chiếm 2,36 %) và số còn lại làm nội trợ, người tàn tật, mất sức lao động hoặc không có nhu cầu việc làm 66.957 người (chiếm 13,6 %).

Hiện tại nguồn nhân lực theo cơ cấu ngành kinh tế được giải quyết việc làm hơn 89.206 người. Trong đó, lao động có trình độ sơ cấp chiếm 26,45%, lao động công nhân kỹ thuật có bằng trung cấp chiếm 7,99%, lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 6,83%. Như vậy, số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ 58,73% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm.

Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế có chuyển biến tích cực, tỷ lệ lao động trong nông- lâm- ngư nghiệp là 67%; công nghiệp - xây dựng 8,6%; dịch vụ 18,8% trong năm 2005.

Tổng số người trong độ tuổi lao động có nhu cầu làm việc là 492.980 người, số lao động đã qua đào tạo khoảng 25% (trong đó lao động qua đào tạo từ công nhân kỹ thuật trở lên khoảng 10%)

1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, giáo viên năm 2005 – 2006:

Tổng biên chế toàn ngành: 9.255 người;

Trong đó: + QLNN: 102 người; Sự nghiệp: 9.153 người, gồm:

+ Giáo viên mầm non: 889 người, đạt chuẩn 100%, có 14,5% trên chuẩn tỷ lệ; giáo viên/lớp tương đối đủ.

+ Giáo viên tiểu học: 4.534 người, đạt chuẩn 62,2%; tỷ lệ giáo viên/lớp 1.29.

+ Giáo viên THCS: 2.632 người, đạt chuẩn 98,72%; tỷ lệ giáo viên/lớp 1,89.

+ Giáo viên THPT + THCN – CĐSP: 1.098 người, đạt chuẩn 98,2%; tỷ lệ giáo viên/lớp 1,72.

1.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ, viên chức ngành y tế năm 2006:

Tổng số viên chức ngành y tế: 1.470 người; gồm:

Bác sỹ và tương đương: 464 người;

Y sỹ và tương đương: 1.006 người.

1.4. Thực trạng cán bộ, công chức nhà nước tỉnh Bạc Liêu và công chức xã tính đến 2006 (kể cả Đảng và Đoàn thể).

Số TT

Tổng số (người)

Trình độ chuyên môn

Chính trị

Phụ chú

Sơ cấp /%

T.cấp /%

CĐ +

ĐH /%

Sau ĐH /%

Khác /%

Sơ cấp /%

T.cấp /%

Caocấp +CN /%

Công chức HC

1885

72

3,85%

453

24,08%

1111

58,98 %

28

1,49 %

229

11,57 %

131

6,96 %

546

28,97 %

344

18,25 %

 

Công chức xã

1067

96

8,99%

220

20,6%

54

4,92 %

 

 

139

13,02 %

570

53,42 %

52

4,87 %

 

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém trong việc xây dựng và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực là nhận thức của các cấp, các ngành, đặc biệt là nhận thức của các cơ quan tham mưu về công tác này còn hạn chế. Việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, quản lý cán bộ làm chưa tốt, chưa dự báo, đánh giá đúng tình hình. Từ đó việc tham mưu, đề xuất việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực vẫn là một khâu yếu, chưa tạo ra bước chuyển biến mới, mạnh mẽ về đội ngũ cán bộ.

2. Những vấn đề đặt ra về nguồn nhân lực của tỉnh trong tiến trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và mục tiêu phát triển bền vững đang đặt ra nhiều yêu cầu bức xúc về nguồn nhân lực, việc đào tạo nhân lực của các trường và cơ sở đào tạo hiện có chưa đáp ứng được quá trình phát triển của tỉnh. Chương trình đào tạo còn nhiều bất cập, nội dung đào tạo chưa thực sự gắn với yêu cầu thực tế; cơ sở vật chất còn hạn chế, trang thiết bị dạy học lạc hậu; chất lượng đào tạo không cao. Các cơ sở dạy nghề chủ yếu là đào tạo ngắn hạn và chỉ đào tạo những nghề có trình độ kỹ thuật trung bình. Việc đào tạo bồi dưỡng chưa đáp ứng với nhu cầu và sự phát triển kinh tế - văn hóa xã hội của tỉnh, dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu nguồn nhân lực. Nhìn chung, nguồn nhân lực được đào tạo trong những năm qua chỉ đáp ứng được phần nào yêu cầu tạm thời, trước mắt.

II- MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHUNG:

1. Mục tiêu chung:

- Đào tạo nguồn nhân lực để sử dụng có hiệu quả tiềm năng nguồn lao động phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...của tỉnh trong tình hình mới; từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

- Đào tạo nguồn nhân lực phải được thực hiện đồng bộ từ việc nâng cao chất lượng dạy và học; nâng cao trình độ dân trí; đào tạo những ngành, nghề phục vụ yêu cầu phát triển của tỉnh... xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, cán bộ khoa học, kỹ thuật, đội ngũ doanh nhân có năng lực .v..v...

- Thực hiện đa dạng hóa hình thức đào tạo với nhiều mô hình thích hợp. Khuyến khích xã hội hóa công tác đào tạo nghề. Gắn đào tạo với sử dụng, khắc phục dần tình trạng mất cân đối về đào tạo Đại học với Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Phấn đấu đạt được tỷ lệ lao động qua đào tạo là 35% tổng số lao động toàn tỉnh (có 15% qua đào tạo nghề từ công nhân kỹ thuật trở lên) vào năm 2010.

- Để bảo đảm chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, cần phải thực hiện tốt mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo kế hoạch sẽ hoàn thành cuối năm 2006, phổ cập giáo dục trung học phổ thông vào trước năm 2015.

+ Các mục tiêu cụ thể:

a. Đào tạo nghề và công nhân kỹ thuật:

- Dự báo phát triển nguồn lao động toàn tỉnh với số lao động trong độ tuổi đến năm 2010 (phụ lục 1).

Tổng số người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động từ nay đến năm 2010 dự kiến tăng lên khoảng 59.000 người. Hàng năm bình quân cần giải quyết việc làm khoảng 12.000 lao động.

Nhằm đảm bảo cơ cấu phân công lao động cho các ngành chủ yếu của tỉnh, việc đào tạo nghề phải gắn với tạo việc làm cho lao động đi làm việc ở khu công nghiệp và xuất khẩu lao động.

Giai đoạn 2006 - 2010: phấn đấu đào tạo 12.500 lao động có trình độ từ sơ cấp trở lên, nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng lên 35% tổng số lao động toàn tỉnh (trong đó có 15% qua đào tạo nghề trình độ từ công nhân kỹ thuật trở lên).

Chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sau:

- Nông - lâm - ngư - nghiệp: 39,5% = 4.937 người.

- Công nghiệp và xây dựng: 33% = 4.125 người.

- Dịch vụ thương mại: 27,5% = 3.434 người.

(Theo chương trình mục tiêu về việc làm của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010)

b. Về giáo dục và đào tạo:

Nhằm đưa sự nghiệp giáo dục – đào tạo tỉnh Bạc Liêu phát triển một cách bền vững, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai đoạn 2006 - 2010, sự nghiệp giáo dục đào tạo cần phải đạt một số mục tiêu quan trọng sau:

b 1.Về giáo dục mầm non:

b.1.1. Ngành học mầm non, mẫu giáo phấn đấu đến 2006 - 2010 huy động từ 95 - 98% trẻ trong độ tuổi vào lớp.

b.1.2. Ngành học phổ thông:

Đối với tiểu học: huy động 100% trẻ vào lớp một. Riêng học sinh THCS và THPT thu hút từ 85% - 90% học sinh tốt nghiệp lớp 5 vào lớp 6 và 80 - 85% tốt nghiệp THCS vào lớp 10.

Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS vào cuối năm 2006 và tiến tới phổ cập giáo dục THPT ở những nơi có điều kiện.

b 2. Về đội ngũ giáo viên:

Với quy mô phát triển các ngành học như dự báo của Sở GD - ĐT. Theo định mức học sinh/ giáo viên thì số giáo viên cần phải đào tạo, bồi dưỡng và trình độ hiện có giai đoạn 2006 – 2010 cần: Giải quyết đồng bộ cơ cấu giáo viên các bộ môn ở các cấp học. Nâng cao tỷ lệ đào tạo giáo viên trên chuẩn ở bậc mầm non 30%, tiểu học 60%, THCS 50%, THPT 10% và bồi dưỡng vòng 2 đối với cán bộ quản lý trường học.

Cụ thể:

- Đối với giáo viên mầm non:

Từ 2006 - 2010 phải đào tạo thêm 300 giáo viên, tính bình quân hàng năm phải đào tạo từ 60 giáo viên hệ CĐSP mầm non.

- Đối với giáo viên tiểu học:

Để đảm bảo công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo nhiệm vụ, mục tiêu giảm dần về số lượng, nâng cao về chất lượng hình thành bộ phận giáo viên chuyên gia, giáo viên bộ môn năng khiếu cho nhu cầu cải cách bậc tiểu học, tính đến việc học 2 buổi/1 ngày.

Tiếp tục củng cố bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên tiểu học thuộc các bộ môn năng khiếu như: nhạc, họa, TDTT, ngoại ngữ, tin học, hoạt động ngoài giờ. Số giáo viên loại này cần được bồi dưỡng đến năm 2010 là:

+ Giáo viên tiểu học dạy ngoại ngữ - tin học 302.

+ Giáo viên tiểu học hướng dẫn các hoạt động ngoài giờ lên lớp 151.

+ Tập trung chuẩn hóa dứt điểm 100% giáo viên tiểu học đạt chuẩn THSP 12+2. Hàng năm đào tạo từ 100 giáo viên tiểu học đạt trình độ trên chuẩn (từ số giáo viên hiện có) thay thế vào vị trí bộ phận giáo viên chưa đạt chuẩn.

- Đối với giáo viên THCS:

Giai đoạn 2006 - 2010 giảm dần về số lượng, hoàn thiện cơ cấu, nâng cao năng lực và trình độ đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển giáo dục THCS.

Hàng năm đào tạo chuẩn hóa giáo viên THCS đạt trình độ ĐHSP từ 200 giáo viên và bồi dưỡng khoảng 50 chuyên gia về kiến thức QLGD - lý luận dạy học QLNN, triết học, chính trị, ngoại ngữ, tin học.

- Đối với giáo viên THPT:

Theo dự báo, giai đoạn 2006 - 2010 nhu cầu giáo viên THPT tiếp tục tăng. Trung bình khoảng 100 giáo viên/năm. Hiện nay, sinh viên Bạc Liêu đang học sư phạm và các môn khoa học cơ bản ở các trường đại học ngoài tỉnh, hàng năm ra trường khoảng 100 - 200 sinh viên. Do vậy, cần thực hiện tốt chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về địa phương công tác, đây là nguồn bổ sung giáo viên THPT và nguồn nhân lực cho tỉnh hàng năm.

- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý:

Giai đoạn 2006 - 2010, tập trung bồi dưỡng vòng 2 theo chuyên đề để phục vụ những vấn đề đổi mới giáo dục, nội dung chương trình sách giáo khoa.

c. Về sự nghiệp y tế:

Dự báo tình hình phát triển y tế giai đoạn 2006 - 2010 ( phụ lục 2).

Tiếp tục thực hiện Quyết định 171/2004/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị 06/CT-TU của Ban Bí thư Trung ương Đảng: Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Tiếp tục thực hiện đưa bác sĩ về xã, tổ chức mạng lưới y tế khóm, ấp. Nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu phục vụ và phát triển ngành y tế.

- Phấn đấu 100% số xã, phường có bác sỹ.

- 100% số xã, phường có y sỹ sản nhi hoặc nữ hộ sinh.

- 100% Trạm y tế có y sỹ đông y.

Giai đoạn 2006 - 2010 cần phải đào tạo khoảng 575 y, bác sỹ.

Cụ thể như sau:

- Cao đẳng cử nhân: 100 người.

- Bác sỹ: 200 người.

- Bác sỹ chuyên khoa I: 125 người.

- Bác sỹ chuyên khoa II: 25 người.

- Dược sỹ: 75 người.

- Thạc sỹ: 25 người.

d. Về đào tạo cán bộ, công chức:

Thực hiện Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày 07/11/2004 của Thủ trưởng Chính phủ về phê duyệt định hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đến năm 2010 và Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010.

Nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong giai đoạn 2006 - 2010 công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính và cán bộ, công chức cấp xã, tỉnh Bạc Liêu cần đạt được những mục tiêu sau:

d1. Đối với công chức hành chính:

- 100% được đào tạo đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ngạch bậc và tiêu chuẩn cán bộ quản lý.

- 100% công chức nam dưới 50 tuổi, nữ dưới 45 tuổi ở các ngạch chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp chưa có bằng đại học và chưa đạt chuẩn theo quy định phải được đào tạo, bồi dưỡng bổ sung.

d2. Đối với công chức xã:

- 100% cán bộ, công chức và cán bộ chuyên trách xã được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định.

e. Về đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và đào tạo trên đại học:

Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ giảng dạy ở các trường chuyên nghiệp nhất là trường Đại học Bạc Liêu và những sinh viên giỏi có triển vọng nhằm phục vụ cho quá trình xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bạc Liêu, thúc đẩy quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế. Giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh phấn đấu đào tạo cán bộ sau đại học trong và ngoài nước như sau:

- Đào tạo trong nước: kết hợp với Trường Đại học Cần Thơ chọn cử 125 cán bộ, công chức, viên chức là cán bộ nguồn học các lớp sau đại học theo chương trình đào tạo cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cho Đồng bằng Sông Cửu Long.

- Đào tạo nước ngoài: chọn cử 30 - 50 người là cán bộ, công chức, viên chức đủ điều kiện và những sinh viên đại học khá, giỏi có triển vọng đi học ở nước ngoài theo chương trình đào tạo nguồn nhân lực ở nước ngoài có trình độ sau Đại học của Đề án MêKông 1000, giai đoạn 2006 - 2010.

2. Nhiệm vụ chung:

1. Các ngành chức năng xây dựng chương trình mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh một cách đồng bộ trên các lĩnh vực gồm: chương trình nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông; chương trình dạy nghề và đào tạo công nhân kỹ thuật; chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; chương trình đào tạo cán bộ, công chức; chương trình đào tạo cán bộ quản lý các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại...; chương trình đào tạo sau đại học trong nước và ngoài nước đến năm 2010 và những năm tiếp theo.

2. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động trên các lĩnh vực nhằm xác định và cung cấp những thông tin chính xác, có căn cứ về nhu cầu nhân lực của các ngành kinh tế cũng như về khả năng đào tạo; tham gia lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh và góp phần giải quyết tốt quan hệ giữa đào tạo và sử dụng.

3. Đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo nghề theo tiêu chuẩn của các nước trong khu vực mà trước hết là trường Đại học Bạc Liêu, nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo những ngành nghề theo nhu cầu của xã hội và những ngành nghề chuyên môn, kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh và việc làm cho người lao động.

III/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Về đào tạo nghề và công nhân kỹ thuật:

- Nghiên cứu bổ sung những chính sách về đào tạo và thu hút nguồn nhân lực, chính sách tăng cường đầu tư tài chính, con người cho việc đào tạo nguồn nhân lực. Thực hiện giao quyền tự chủ về tài chính, về đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường chuyên nghiệp, dạy nghề tạo điều kiện cho các trường chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo theo yêu cầu thị trường lao động.

- Thực hiện xã hội hoá trong đào tạo nghề, nhằm huy động được nhiều nguồn lực đầu tư, phát triển đào tạo, dạy nghề, kể cả nguồn lực từ nước ngoài. Tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nhằm mở rộng quy mô đào tạo; đa dạng hóa các loại hình, ngành nghề đào tạo, phương thức đào tạo phát triển nhanh việc xây dựng hệ thống đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng chương trình đào tạo nâng trình độ giáo viên dạy nghề, chú ý nguồn từ những sinh viên tốt nghiệp khá giỏi; có chính sách thu hút giáo viên nghề trình độ cao từ nơi khác đến nhằm tạo ra đội ngũ giáo viên giỏi phục vụ cho công tác đào tạo.

- Thành lập hội đồng hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp để thực hiện việc đào tạo theo địa chỉ. Đồng thời có quy định chung để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có trách nhiệm trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

- Thực hiện hợp tác, liên kết về đào tạo công nhân kỹ thuật, những ngành học có mới phù hợp với yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Về giáo dục phổ thông:

- Đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục theo chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Thực hiện xã hội hóa đi đôi với nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo hệ thống giáo dục công lập. Coi trọng chất lượng giáo dục tất cả các cấp học; thực hiện phổ cập trung học phổ thông những nơi có điều kiện, đặc biệt quan tâm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài.

- Xây dựng và thực hiện tốt chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra; kiên quyết chống bệnh thành tích trong giáo dục, chú trọng và nâng chất lượng giáo dục.

- Thành lập trường Trung cấp dạy nghề trên cơ sở liên kết với các trường Trung học kỹ thuật trong tỉnh, đa dạng hóa các cấp học, ngành học, tạo điều kiện cho người lao động có nhiều thời gian tham gia học tập.

3. Về đào tạo cán bộ, công chức:

- Thống nhất việc quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng theo hướng tập trung một đầu mối để nâng cao hiệu quả đào tạo, khắc phục tình trạng đào tạo không theo quy hoạch, không gắn với yêu cầu công tác, đào tạo tràn lan, chạy theo yêu cầu chuẩn hóa một cách hình thức; thực hiện đúng quy trình đào tạo trước khi bổ nhiệm cán bộ.

- Hoàn thành việc điều tra trình độ cán bộ, công chức, thẩm định lại mức độ hợp lý của công tác qui hoạch đội ngũ cán bộ, công chức cần đào tạo, ưu tiên cho cán bộ trẻ, cán bộ diện quy hoạch trên cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo của từng đơn vị.

- Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, nhất là cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh, tiêu chuẩn từng loại cán bộ, công chức. Thực hiện liên kết với các trường đại học, Học viện mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại tỉnh. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ đi học và giảm chi phí đào tạo.

- Thực hiện những chính sách ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng và chế độ phụ cấp kinh phí theo quy định cho các học viên, đặc biệt là đối với cán bộ nguồn và cán bộ, công chức cấp xã, đồng thời quy định thành tiêu chuẩn bắt buộc đối với cán bộ, công chức.

4. Về đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật:

- Tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu cán bộ khoa học, kỹ thuật của tỉnh trên các lĩnh vực; đồng thời khảo sát, tìm hiểu nguyện vọng số sinh viên của tỉnh đang theo học các chuyên ngành khoa học, kỹ thuật tại các trường đại học trong và ngoài tỉnh để làm căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo.

- Trước mắt ưu tiên đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật nông nghiệp cho các xã, thị trấn.

5. Về đào tạo cán bộ quản lý các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và người lao động:

- Tổ chức khảo sát nhu cầu, xây dựng kế hoạch dài hạn về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, quản lý hợp tác xã, trang trại và người lao động đáp ứng yêu cầu tổ chức sản xuất, kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Trước mắt cần có kế hoạch đào tạo, tập huấn cho lực lượng lao động ở nông thôn kiến thức về nông học, về kỹ năng thực hành, kỹ thuật nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản), quản lý trang trại, hợp tác xã, bảo đảm cho phần lớn nông dân được tập huấn các chương trình sơ trung cấp về nông nghiệp.

- Tổ chức việc dạy nghề miễn phí cho lao động nghèo ở nông thôn, nhất là lao động nữ, tạo điều kiện cho việc tận dụng thời gian nông nhàn và phát triển các ngành nghề truyền thống.

6. Về đào tạo cán bộ trên đại học:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo trên đại học trong nước và đề án đào tạo nguồn nhân lực ở nước ngoài theo chương trình Mêkông 1000 của Trường Đại học Cẩn Thơ cho cán bộ nguồn các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và cán bộ chủ chốt ở các huyện thị và các sinh viên đại học khá giỏi có triển vọng theo quy hoạch cán bộ đến năm 2020.

- Có chính sách thu hút, sử dụng cán bộ có trình độ trên đại học phục vụ cho việc giảng dạy tại trường Đại học Bạc Liêu.

7. Về kinh phí:

Trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch đã được duyệt, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và kinh phí đào tạo hàng năm, bằng nguồn kinh phí của tỉnh, các dự án của Trung ương và từ các nguồn vốn khác. Ưu tiên kinh phí đào tạo cho cán bộ khoa học, cán bộ, công chức trong diện quy hoạch đào tạo đại học - sau đại học, đồng thời tập trung kinh phí đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực theo hướng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh như nông nghiệp, thủ sản, công nghiệp chế biến…

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung về một đầu mối quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm chi đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng thời hạn chế việc đào tạo phân tán, tự phát không hiệu quả.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan tham mưu cụ thể hoá và triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch này. Có định kỳ làm việc với các ngành liên quan để đánh giá kết quả thực hiện.

2. Các Sở, ban, ngành, các đơn vị có chức năng liên quan, các doanh nghiệp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp và thực hiện các nội dung có liên quan nêu trong kế hoạch này. UBND các huyện, thị Các huyện căn cứ nội dung kế hoạch của UBND tỉnh, tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện ở địa phương mình.

3. Sở nội vụ có trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo công chức hành chính nhà nước và cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006 – 2010, đồng thời tham gia thẩm định các chương trình, kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức, cán bộ khoa học kỹ thuật của tỉnh cho những năm tiếp theo.

4. Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu căn cứ kế hoạch của UBND tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện, chủ động liên kết thực hiện nguồn nhân lực của ngành mình theo thẩm quyền.

5. Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tham mưu cho UBND tỉnh, chủ trì và phối hợp với các Sở, ban, ngành, Đoàn thể có liên quan xây dựng, triển khai chương trình mục tiêu về lao động và giải quyết việc làm của tỉnh giai đoạn 2006 -2010. Hàng năm tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo về UBND tỉnh.

6. Sở Kế hoạch - Đầu tư cân đối nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và cân đối nguồn chi từ ngân sách và các nguồn lực khác để thực hiện kế hoạch.

7. Sở Tài chính có trách nhiệm bố trí cấp phát nguồn kinh phí từ ngân sách, hướng dẫn cơ chế chính sách và giám sát chi tiêu tài chính phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trên đây có tính chất định hướng chung của tỉnh, là cơ sở thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đảm bảo cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp sau./.

 


PHỤ LỤC 1

DỰ BÁO LAO ĐỘNG TRONG ĐỘ TUỔI CÓ NHU CẦU LÀM VIỆC CỦA TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

TT

TOÀN TỈNH

NĂM 2005

Giai đoạn 2006- 2010

2006

2007

2008

2009

2010

A

B

1

2

3

4

5

6

 

Toàn tỉnh

499.500

509.722

522.500

535.278

548.056

560.834

 

Tỷ lệ

61,43

61,90

62,68

63,44

64,20

64,95

1

Thị Xã Bạc Liêu

87.366

89.064

91.213

93.347

95.480

97.609

2

Huyện Phước Long

67.512

68.892

70.632

72.369

74.16

75.857

3

Huyện Hồng Dân

61.244

62.523

64.114

65.715

67.307

68.906

4

Huyện Vĩnh Lợi

57.197

58.366

59.814

61.271

62.716

64.167

5

Huyện Hòa Bình

63.516

64.815

66.425

68.043

69.652

71.263

6

Huyện Giá Rai

80.079

81.725

83.790

85.853

87.922

89.988

7

Huyện Đông Hải

82.586

84.337

86.512

88.680

90.863

93.044

 

PHỤ LỤC 2

DỰ BÁO CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN Y TẾ NĂM 2006 – 2010

Danh mục

Đơn vị tính

Thực hiện 2005

Dự báo phát triển

Ghi chú

2006

2010

 

A

B

1

2

3

4

A. Cơ sở

 

 

 

 

 

Bệnh viện tỉnh

Bệnh viện

01

01

01

 

Trung tâm y tế huyện, thị

Trung tâm

07

07

07

 

Phòng khám khu vực

Phòng

02

02

02

 

Nhà hộ sinh

Nhà

01

01

01

 

Trạm y tế xã

Trạm

58

61

63

 

B. Gường bệnh

 

 

 

 

 

Bệnh viện tỉnh

Gường

550

600

650

 

Trung tâm y tế huyện, thị

Gường

440

440

440

 

Phòng khám khu vực

Gường

25

25

25

 

Nhà hộ sinh

Gường

08

08

08

 

Trạm y tế xã

Gường

244

244

252

 

C. Chỉ tiêu khác

 

 

 

 

 

Y sĩ

Người

770

1.006

1.140

 

Bác sỹ

Người

380

464

664