Quyết định 3268/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Dự án Rà soát, bổ sung Quy hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Sơn La đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
Số hiệu: | 3268/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sơn La | Người ký: | Cầm Ngọc Minh |
Ngày ban hành: | 28/12/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Môi trường, Trật tự an toàn xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3268/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 28 tháng 12 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 1959/QĐ-TTg ngày 29/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 625/TTr-SKHĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 về việc Phê duyệt Dự án “Rà soát, bổ sung Quy hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Sơn La đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030” và Tờ trình 379/TTr-CCTL ngày 25/12/2018 của Chi cục phát Thủy lợi về việc đề nghị phê duyệt dự án Rà soát, bổ sung Quy hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Sơn La đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án “Rà soát, bổ sung Quy hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Sơn La đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030” với những nội dung sau:
I. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch:
1. Quan điểm:
- Quy hoạch phòng chống thiên tai phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực của tỉnh;
- Các giải pháp đưa ra trong quy hoạch phải khả thi, đồng bộ, có tính ứng dụng triển khai thực hiện;
- Khuyến khích các thành phần kinh tế, đầu tư liên doanh liên kết vào các dự án nhằm giảm thiểu các tác hại do thiên tai gây ra.
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng lực dự báo, huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống thiên tai từ nay đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, hạn chế sự phá hoại về tài nguyên, thiên nhiên, môi trường và di sản văn hóa, góp phần bảo đảm phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Quy hoạch đến năm 2025:
+ Về phòng chống lũ, lũ quét, sạt lở đất: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ dự báo và cảnh báo lũ quét, sạt lở đất; các công trình phòng chống lũ, lũ quét, sạt lở đất; di dân ra khỏi vùng nguy cơ xảy ra thiên tai. Khắc phục được tình trạng ngập úng những vùng trọng yếu như thành phố Sơn La và các thị trấn;
+ Về giảm nhẹ thiên tai: Hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do các loại hình thiên tai gây ra;
+ Về môi trường: Đảm bảo môi trường trong lành khi thực hiện các giải pháp quy hoạch đặc biệt là các giải pháp công trình.
- Định hướng đến năm 2030:
+ Về phòng chống lũ, lũ quét, sạt lở đất: Hoàn thiện hệ thống các giải pháp công trình và phi công trình để đảm bảo mục tiêu trên địa bàn tỉnh không còn vùng ngập úng. Tiếp tục thực hiện công tác di dân ra khỏi vùng thiên tai.
+ Về giảm nhẹ thiên tai: Dự báo và cảnh báo kịp thời các loại hình thiên tai để kịp thời ứng phó nhằm giảm tối đa những thiệt hại do thiên tai gây ra.
+ Về môi trường: Đảm bảo môi trường trong lành khi thực hiện các giải pháp quy hoạch đặc biệt là các giải pháp công trình.
II. Nội dung Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch:
2.1. Quy hoạch phòng chống các loại hình thiên tai chính như lũ, lũ quét và sạt lở đất
2.1.1. Nhóm biện pháp công trình gồm:
- Xây dựng hệ thống cảnh báo lũ quét và sạt lở đất: Lắp đặt thêm hệ thống trạm đo mưa tự động, trạm cảnh báo và biển cảnh báo tại các huyện như sau:
TT |
Huyện/Thành phố |
Số biển cảnh báo |
Trạm đo mưa tự động |
Trạm cảnh báo |
Thiết bị tại Ban chỉ huy phòng chống thiên tai |
1 |
Thành phố Sơn La |
45 |
8 |
8 |
1 |
2 |
Huyện Quỳnh Nhai |
92 |
9 |
11 |
1 |
3 |
Huyện Thuận Châu |
119 |
19 |
20 |
1 |
4 |
Huyện Mường La |
82 |
10 |
12 |
1 |
5 |
Huyện Bắc Yên |
20 |
8 |
7 |
1 |
6 |
Huyện Phù Yên |
116 |
20 |
22 |
1 |
7 |
Huyện Mộc Châu |
36 |
10 |
8 |
1 |
8 |
Huyện Yên Châu |
91 |
8 |
11 |
1 |
9 |
Huyện Mai Sơn |
113 |
12 |
16 |
1 |
10 |
Huyện Sông Mã |
216 |
13 |
17 |
1 |
11 |
Huyện Sốp Cộp |
63 |
5 |
8 |
1 |
12 |
Huyện Vân Hồ |
39 |
12 |
12 |
1 |
|
TỔNG |
1.032 |
133 |
152 |
12 |
- Nạo vét làm thông thoáng dòng chảy: Nạo vét và gia cố các hang thoát lũ suối Nậm La; đào hầm thoát lũ đèo Cao Pha, suối Muội; một số công trình thoát lũ tại huyện Mai Sơn, Yên Châu.
- Giải pháp nâng cấp, cải tạo hồ chứa thượng nguồn: Tiếp tục nâng cấp cải tạo các hồ chứa hiện có phục vụ điều tiết lũ hạn chế tác hại của lũ quét.
- Xây dựng công trình kè phòng chống lũ, lũ quét và sạt lở đất bờ sông, suối gồm: Kè tuyến mương thoát lũ Chiềng Sinh - Quyết Thắng thành phố Sơn La; kè suối Nậm Pàn đoạn qua thị trấn Hát Lót huyện Mai Sơn; kè suối Phiềng Xía, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai; kè suối Nậm Công, xã Sốp Cộp huyện Sốp Cộp; kè, cải tạo hoàn thiện hệ thống thoát lũ suối Mon đoạn thượng lưu địa phận thị trấn Nông trường Mộc Châu và đoạn hạ lưu địa phận xã Đông Sang, suối Sập đoạn chảy qua tiểu khu 19/5 (bản To Láng) xã Chiềng Sơn, bản Thái Hưng xã Mường Sang, suối Khừa đoạn chảy qua trung tâm xã đến bản Khừa, xã Chiềng Khừa suối Giăng đoạn qua địa phận xã Hua Păng, xã Nà Mường; đoạn kè xã Nà Nghịu thị trấn Sông Mã và xã Chiềng Khoong huyện Sông Mã, đoạn kè bên bờ trái sông Mã khu vực thị trấn Sông Mã; đoạn kè bản Lướt xã Ngọc Chiến, các tuyến kè bản Ta Mo và tiểu khu 3 xã Mường Bú, đoạn kè bản Mòn xã Tạ Bú, đoạn kè suối Nậm Păm địa phận xã Nậm Păm và thị trấn Ít Ong huyện Mường La.
- Giải pháp chống úng ngập cho các khu vực: nạo vét dòng chảy đối với các khu vực ven sông suối, các hang cát tơ; đối với các khu vực úng ngập cục bộ tại thị trấn Hát Lót, thị trấn Mộc Châu, các điểm dọc quốc lộ 6, cần có nghiên cứu cụ thể cho từng khu vực, kênh thoát, khẩu độ đủ lớn để thoát nước.
- Giải pháp phòng chống sạt, trượt lở đất sườn dốc trên địa bàn tỉnh gồm:
+ Nhóm các giải pháp chủ động như tạo lớp phủ tự nhiên, nhân tạo và các giải pháp chống giữ.
+ Nhóm các giải pháp bị động như dựng các lớp chắn, các vật cản trên sườn dốc; rãnh chứa, ngăn cản đá rơi, lăn trên sườn dốc - tấm chắn bằng lưới thép.
- Nâng cấp, làm mới các tuyến đường giao thông nội bộ, đường liên xã, liên huyện phục vụ cứu hộ cứu nạn, chống lũ, với các hệ thống công trình phụ trợ, khẩu độ cống qua đường có đảm bảo khả năng tiêu thoát lũ, cần phải quan tâm đến các giải pháp phòng chống hiện tượng sạt lở đất trên đường cả mái âm và thông nông thôn cấp IV miền núi.
2.1.2. Biện pháp phi công trình
- Trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đặc dụng và phòng hộ đầu nguồn, đảm bảo lưu vực có độ che phủ 54% vào năm 2025 và 56% vào năm 2030, tích cực bảo vệ rừng đầu nguồn tăng khả năng điều tiết lũ.
- Bảo vệ khu dân cư và ruộng lúa bằng kè sinh học: dùng rọ thép hoặc tre xếp đá cuội lòng suối, trồng cây Mẹ Chạy hoặc cây Cơi (loại cây sống dưới nước) phía trên trồng cỏ để bảo vệ; một số khu vực kè trên sông, suối nhỏ có thể áp dụng giải pháp kè sinh học cụ thể như sau:
TT |
Vị trí |
Chiều dài (m) |
1 |
Huyện Phù Yên |
|
|
Bờ trái suối Giáo |
2.600 |
Bờ phải suối Ngọt |
4.070 |
|
Bờ trái suối Ngọt |
4.230 |
|
Suối Làng |
1.000 |
|
Suối Tấc |
9.200 |
|
2 |
Huyện Quỳnh Nhai |
|
|
Suối Nậm Cà Nàng |
145 |
|
Suối Nậm Giôn |
450 |
3 |
Huyện Mường La |
|
|
Hữu suối Chiến thuộc xã Chiềng San |
150 |
4 |
Huyện Sốp Cộp |
|
|
Suối Nậm Lạnh |
176 |
|
Suối Nậm Ca |
3.570 |
|
Suối Nậm Sủ |
1700 |
|
Suối Nậm Dồm |
391 |
|
Suối Nậm Ban |
805 |
5 |
Huyện Sông Mã |
|
|
Suối Nậm Le |
5.000 |
|
Suối Nậm Sọi |
2.000 |
6 |
Huyện Yên Châu |
|
|
Suối Vạt |
9.100 |
7 |
Huyện Thuận Châu |
|
|
Suối Muội |
6.400 |
TỔNG |
50.987 |
- Phân cấp lại cấp báo động trên các sông suối chính như sông Mã, suối Nậm La, suối Tấc, Nậm Pàn.
- Điều tra, đánh giá các khu vực thường xuyên xảy ra úng ngập.
2.2. Quy hoạch phòng chống các loại hình thiên tai khác thường xuyên xảy ra:
2.2.1 Giải pháp phòng chống rét hại và sương muối: Nguyên tắc chung của biện pháp phòng và chống sương muối là giữ cho nhiệt độ mặt đất không xuống quá thấp; những biện pháp thường dùng là: hun khói, tưới nước: phủ đất, chọn giống có khả năng chịu lạnh cao, ít bị tác hại của sương muối, xê dịch thời vụ gieo trồng để tránh thời kỳ thường xuất hiện sương muối, trồng đai rừng phòng hộ chống hướng gió lạnh, bố trí mật độ cây trồng hợp lý.
2.2.2 Giải pháp phòng chống nắng nóng, hạn hán: Thực hiện tốt quy hoạch tổng hợp về tài nguyên nước lưu vực sông, vùng trọng điểm, quy hoạch phát triển nguồn nước; quy hoạch thủy lợi kết hợp chống lũ và cấp nước phục vụ sử dụng tổng hợp; lập kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước cho từng lưu vực sông; xây dựng chính sách, cơ chế quản lý, vận hành, điều hòa phân phối nguồn nước; xây dựng chính sách quy định thứ tự ưu tiên chia sẻ nguồn nước, thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước; chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với khả năng nguồn nước ở mỗi vùng mỗi lưu vực sông, điều kiện tự nhiên; xây dựng các mô hình với các loại cây, con đã được thử nghiệm có khả năng chịu khô hạn, tiêu thụ ít nước; điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất cho các vùng có nguy cơ hạn hán thiếu nước ở mức cao; khuyến khích các kỹ thuật và công nghệ thúc đẩy việc dùng nước tiết kiệm, sử dụng tuần hoàn, tái sử dụng và giảm thiểu ô nhiễm nước.
2.2.3 Giải pháp cụ thể phòng chống giông tố, sét và mưa đá: Xây dựng nhà ở, công nghiệp dân dụng, đường dây tải điện, các trạm thu, phát sóng truyền thanh truyền hình, viễn thông... phải đảm bảo có hệ thống chống sét đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật; xây dựng các công trình, nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng giông gió, lốc xoáy. Ở các vùng trống trải, nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibroximăng, ngói có thể dằn lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có giông gió, lốc xoáy; chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gãy đổ, cây nằm gần nhà ở, lưới điện...; kiểm tra mức độ an toàn, vững chắc của các biển quảng cáo, pa nô, áp phích; các khu vực nhà lá, nhà tạm bợ và các dàn giáo của công trình cao tầng đang thi công; tuyên truyền hướng dẫn kỹ năng phòng, tránh.
2.3. Rà soát, bố trí, sắp xếp dân cư di dời khỏi vùng thiên tai:
- Tổng số hộ cần di chuyển dân ra khỏi vùng có nguy cơ cao và rất cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất là 7.348 hộ, trừ các điểm di dân đã thực hiện trong giai đoạn 2016-2018:
+ Giai đoạn 2018-2025: dự kiến 4.705 hộ;
+ Giai đoạn 2026-2030: dự kiến 2.643 hộ.
- Nguồn vốn phục vụ bố trí sắp xếp dân cư: kinh phí cho việc di dời dân ra khỏi vùng thiên tai cho 7.348 hộ khoảng 1.643,5 tỷ đồng, trong đó gồm hỗ trợ di dân và xây dựng cơ sở hạ tầng đi kèm.
2.4. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư
- Tổng dự án ưu tiên là 12 dự án, tổng nhu cầu vốn đầu tư là 1.506,6 tỷ đồng.
(Chi tiết có phụ lục kèm theo)
- Một số công việc chính trong giai đoạn 2018-2020 với các dự án sau:
+ Tuyên truyền tích cực nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong việc phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
+ Xây dựng hệ thống biển báo, trạm cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở những vùng trọng điểm đã được nêu trong báo cáo.
+ Di dân tái định cư cho các hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, úng ngập và sạt lở đất.
+ Nạo vét làm thông thoáng dòng chảy giảm nguy cơ úng ngập cho suối Nậm La chảy qua thành phố Sơn La.
+ Xây dựng các trạm đo mưa, trạm đo thủy văn và phân cấp lại các cấp báo động lũ trên một số sông suối, chính.
+ Điều tra, đánh giá tình hình úng ngập trên địa bàn.
+ Xử lý ngập úng khẩn cấp khu vực xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ.
2.5. Nhu cầu vốn thực hiện quy hoạch
Tổng kinh phí dự kiến đầu tư cho các nội dung quy hoạch phòng chống thiên tai đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 là: 4.663,7 tỷ đồng, trong đó:
+ Giai đoạn 2018-2025: 2.355,0 tỷ đồng
+ Giai đoạn 2026-2030: 2.308,7 tỷ đồng
* Giai đoạn 2018-2025:
- Xây dựng kè, chống lũ, cống thoát và sạt lở bờ sông, suối: |
877,4 tỷ đồng; |
- Nâng cấp, làm mới giao thông cứu hộ, cứu nạn chống lũ: |
200,0 tỷ đồng; |
- Nâng cấp cải tạo các hồ chứa nước: |
50,0 tỷ đồng; |
- Nạo vét làm thông thoáng dòng chảy: |
270,0 tỷ đồng; |
- Xây dựng hệ thống cảnh báo lũ quét và sạt lở đất: |
59,94 tỷ đồng; |
- Chống sạt trượt đất, đá rơi trên các tuyến đường giao thông: |
50,0 tỷ đồng; |
- Di dân TĐC các dự án đã có kế hoạch: |
737,6 tỷ đồng; |
- Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc: |
100,0 tỷ đồng; |
- Tuyên truyền, tập huấn, đào tạo về phòng chống thiên tai: |
10,0 tỷ đồng; |
- Phân cấp báo động lũ trên một số sông suối chính: |
4,0 tỷ đồng; |
- Điều tra, đánh giá tình hình úng ngập và xác định giải pháp: |
5,0 tỷ đồng; |
- Xử lý khẩn cấp khu vực ngập úng trọng điểm: |
21,0 tỷ đồng. |
* Giai đoạn 2026-2030:
- Kè, Cống thoát lũ, chống lũ, sạt lở bờ sông, suối: |
518,2 tỷ đồng; |
- Nâng cấp, làm mới đường giao thông chống lũ: |
200,0 tỷ đồng; |
- Nâng cấp cải tạo các hồ chứa nước: |
50,0 tỷ đồng; |
- Nạo vét làm thông thoáng dòng chảy: |
500,0 tỷ đồng; |
- Xây dựng hệ thống cảnh báo lũ quét và sạt lở đất: |
24,36 tỷ đồng; |
- Di dân tái định cư các vùng thiên tai: |
905,9 tỷ đồng; |
- Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc: |
100,0 tỷ đồng; |
- Tuyên truyền, tập huấn về phòng chống thiên tai: |
10,0 tỷ đồng. |
2.6. Nguồn vốn đầu tư và phương án huy động
- Nguồn vốn lồng ghép các Chương trình, dự án trên địa bàn;
- Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương;
- Nguồn vốn vay và huy động hợp pháp khác;
- Ngân sách địa phương.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các huyện, thành phố thực hiện quy hoạch, đảm bảo đúng đối tượng, mục tiêu, tuân thủ theo quy hoạch, định kỳ tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch với UBND tỉnh. Tham mưu đề xuất các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện quy hoạch nếu thấy không phù hợp với từng thời kỳ và điều kiện thực tế triển khai quy hoạch.
- Xây dựng kế hoạch, các chương trình, dự án về phòng chống thiên tai hàng năm và 5 năm trên địa bàn toàn tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt làm căn cứ để chỉ đạo thực hiện và đề nghị với các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ kinh phí.
- Theo dõi, đánh giá, tổng kết kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ và chủ trì, phối hợp với các ngành và các địa phương liên quan đề xuất với UBND tỉnh các giải pháp và chính sách nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hàng năm.
2. Các Sở, ngành
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện thành phố rà soát sắp xếp cân đối, ưu tiên các nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn vốn khác để thực hiện quy hoạch; hoàn thiện các chính sách về đầu tư để thực hiện có hiệu quả những nội dung của quy hoạch.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT điều chỉnh bổ sung quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất cho các địa phương, hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
- Sở Tài chính: Phối hợp với các sở ngành và UBND các huyện, thành phố cân đối các nguồn kinh phí để thực hiện; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn. Hướng dẫn cơ chế quản lý, cấp phát, thanh quyết toán vốn thực hiện quy hoạch.
3. UBND các huyện, thành phố
Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của quy hoạch, các chương trình dự án về phòng chống thiên tai trên địa bàn quản lý theo quy định.
Chỉ đạo các Phòng ban và chính quyền địa phương cơ sở phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt Quy hoạch và tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện các dự án trên địa bàn đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Hàng năm, chủ động rà soát, tổng hợp nhu cầu phòng chống thiên tai; báo cáo các Sở ngành có liên quan.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ vào nhu cầu phòng chống thiên tai trên địa bàn, xây dựng các dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2018-2025
(Kèm theo Quyết định số 3268/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Sơn La)
TT |
Tên công trình |
Vị trí |
Kinh phí (tỷ đồng) |
Dự kiến nguồn vốn |
1 |
Công tác tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức của người dân trong phòng tránh thiên tai và nâng cao năng lực văn phòng thường trực phòng tránh thiên tai các cấp |
Toàn tỉnh |
10 |
NSTW |
2 |
Lắp đặt các biển cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và các trạm đo mưa, trạm đo thủy văn. |
Toàn tỉnh |
31,0 |
NSTW, ODA, WB... |
3 |
Nạo vét làm thông thoáng dòng chảy giảm nguy cơ ngập úng: - Nạo vét và gia cố hang thoát lũ suối Nậm La |
Suối Nậm La |
10 |
NSTW, tư nhân |
4 |
Nâng cấp cải tạo hồ chứa nước, điều tiết lũ hạn chế tác hại của lũ quét |
Một số hồ chính |
20 |
NSTW, tư nhân |
5 |
Xây dựng hệ thống công trình kè phòng chống lũ, lũ quét và sạt lở đất - Suối Nậm Păm - Sông Mã |
Khu vực trọng điểm suối Nậm Păm, sông Mã. |
443 |
NSTW, ODA, WB... |
6 |
Chống sạt lở đất, đá rơi trên các tuyến đường giao thông |
Khu vực trọng điểm |
25 |
NSTW |
7 |
Nâng cấp, làm mới đường giao thông phục vụ cứu hộ cứu nạn, chống lũ |
Khu vực trọng điểm |
100 |
NSTW, tư nhân |
8 |
Di dân tái định cư các vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất |
Khu vực trọng điểm |
737,6 |
NSTW, ODA, WB... |
9 |
Trồng và bảo vệ rừng, phủ xanh đất trồng đồi núi trọc, đặc biệt là rừng đặc dụng và phòng hộ đầu nguồn |
Một số vùng trọng điểm |
100 |
Vốn tăng trưởng xanh, tư nhân |
10 |
Phân cấp lại cấp báo động lũ trên một số sông, suối chính |
Một số sông, suối |
4 |
Quỹ PCTT |
11 |
Điều tra, đánh giá tình hình ngập úng trên toàn tỉnh |
Toàn tỉnh |
5 |
Quỹ PCTT |
12 |
Xử lý khẩn cấp ngập úng khu vực xã Lóng Luông, Vân Hồ |
huyện Vân Hồ |
21 |
Vốn huyện và hỗ trợ của tỉnh |
|
Tổng cộng |
|
1.506,6 |
|
Quyết định 1959/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Tháp Bình Sơn, thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 30/11/2020 | Cập nhật: 07/12/2020
Quyết định 1959/QĐ-TTg năm 2017 về công nhận thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Dương Ban hành: 06/12/2017 | Cập nhật: 07/12/2017
Quyết định 1959/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020 Ban hành: 29/10/2013 | Cập nhật: 01/11/2013
Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Ban hành: 31/10/2013 | Cập nhật: 04/11/2013
Quyết định 1959/QĐ-TTg năm 2010 điều chỉnh Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp quận, huyện và xã, phường, thị trấn” giai đoạn 2008 - 2012 được phê duyệt theo Quyết định 664/QĐ-TTg Ban hành: 25/10/2010 | Cập nhật: 27/10/2010
Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 11/01/2008 | Cập nhật: 17/01/2008
Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 16/09/2006