Quyết định 32/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống giao ban trực tuyến tỉnh Lai Châu
Số hiệu: 32/2019/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu Người ký: Tống Thanh Hải
Ngày ban hành: 26/09/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Bưu chính, viễn thông, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/2019/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 26 tháng 9 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG GIAO BAN TRỰC TUYẾN TỈNH LAI CHÂU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định s64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống giao ban trực tuyến tỉnh Lai Châu.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 10 năm 2019.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông Lai Châu và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT.T
nh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Cục KTVBQPPL - Bộ Tư pháp;
- VP Tỉnh ủy;
- VP HĐND tỉnh;
- VPUBND tỉnh: TT TH-CB, Cổng TTĐT tỉnh, CV các khối (bản điện tử);
- VNPT Lai Châu, Viette
l Lai Châu;
- Lưu: VT, VX(
đ/c Hùng).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tống Thanh Hải

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HTHỐNG GIAO BAN TRỰC TUYẾN TỈNH LAI CHÂU
(Ban hành kèm theo Quyết định 32/2019/QĐ-UBND ngày 26/9/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định việc quản lý và sử dụng hệ thống Giao ban trực tuyến tỉnh Lai Châu.

2. Đối tượng áp dụng:

Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng hệ thống Giao ban trực tuyến tỉnh Lai Châu.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Giao ban trực tuyến (sau đây gọi tắt là GBTT): Là hình thức Hội nghị sử dụng hệ thống thiết bị để truyền tải hình ảnh, âm thanh giữa các phòng họp ở nhiều địa điểm khác nhau (các điểm cầu) kết nối qua hệ thống mạng viễn thông, giúp người tham gia tại các phòng họp có thể nhìn thấy nhau và tương tác như đang cùng ngồi trong một phòng họp.

2. Hệ thống GBTT tỉnh Lai Châu: Là hệ thống kết nối điểm cầu trung tâm, điểm cầu chủ tọa và các điểm cầu vệ tinh thông qua mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

3. Phòng họp trực tuyến: Là phòng họp tại các điểm cu được btrí tại địa điểm ổn định, an toàn; đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thiết bị, kết ni đphục vụ các cuộc họp GBTT đạt kết quả tốt.

Điều 3. Yêu cầu chung khi sử dụng hệ thống GBTT

1. Giữ bí mật tài khoản truy cập vào hệ thống.

2. Bật, tắt hệ thống GBTT phải đúng quy trình kỹ thuật.

3. Không được tự ý di chuyển thiết bị được trang bị phục vụ các cuộc họp GBTT, sử dụng thiết bị vào mục đích khác hoặc thay đổi các tham số cấu hình của thiết bị không theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông.

4. Nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện cuộc họp GBTT theo đúng kịch bản, nội dung do điểm cầu chủ tọa yêu cầu.

Chương II

CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Các yêu cầu cơ bản của phòng họp trực tuyến

1. Phòng họp phải đảm bảo phục vụ với chất lượng âm thanh, hình ảnh, ánh sáng trung thực, tự nhiên; đồng thời, cần tăng cường đèn điện tại các vị trí có ánh sáng yếu, đặc biệt tại phía bàn chủ tọa.

2. Màn hình, camera phải được lắp đặt ở vị trí thích hợp; sử dụng phông, rèm trong phòng phù hợp để tránh hiện tượng camera bị ngược sáng.

3. Phòng họp tại các điểm cầu tham gia họp trực tuyến phải thống nhất kích cỡ hình ảnh, màu nền, màu chữ của phông nền.

Điều 5. Nguyên tắc sử dụng hệ thống trực tuyến

1. Không sử dụng, di chuyển và cài đặt các thiết bị của hệ thống GBTT để phục vụ công việc không thuộc chức năng của hệ thống hoặc sử dụng hệ thng không đúng Quy chế này.

2. Đảm bảo các điều kiện an toàn cho hệ thống, không để các vật dễ cháy, nổ gần các thiết bị của hệ thống; đảm bảo nhiệt độ, nguồn điện ổn định cho hệ thống khi đang sử dụng.

3. Đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống, giữ bí mật tài khoản truy cập vào hệ thống. Mọi thông tin được tiếp nhận và cung cấp trên hệ thống phải đảm bảo nguyên tắc bảo mật, an ninh thông tin và đúng quy định của Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015.

4. Cán bộ phụ trách kỹ thuật tại các điểm cầu cuối phải phối hợp với cán bộ kỹ thuật tại điểm cầu trung tâm để thực hiện công tác chuẩn bị cho cuộc họp diễn ra đạt kết quả.

Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đưc lắp đt hthống GBTT

1. Thực hiện quản lý, sử dụng thiết bị đảm bảo đúng nguyên tắc được quy định tại Điều 5 Quy chế này.

2. Khi có sự cố xảy ra đối vi hệ thống GBTT hoặc đường truyền dùng phục vụ cho hoạt động của hệ thống GBTT, các cơ quan, đơn vị phải khẩn trương phối hp với đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông để khắc phục kịp thời.

Điều 7. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông

1. Là đơn vị đầu mối, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phthực hiện việc kiểm tra, rà soát, đánh giá lại hiệu quả của hệ thống GBTT; đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp nâng cao chất lượng và mở rộng hệ thống GBTT đảm bảo đạt hiệu quả.

2. Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí thuê hệ thống GBTT gửi Sở Tài chính tổng hợp; trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 8. Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Chịu trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện phục vụ cuộc họp trực tuyến; phối hợp, cung cấp thông tin về cuộc họp trực tuyến cho các điểm cầu và doanh nghiệp viễn thông để đảm bảo công tác chuẩn bị, phục vụ cho cuộc họp trc tuyến đạt kết quả tốt.

2. Tiếp nhận và sắp xếp lịch tổ chức họp của các cơ quan, đơn vị đăng ký sử dụng hệ thống.

Điều 9. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành

1. Đối với các nội dung do sở, ban, ngành tham mưu lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức, chủ trì cuộc họp trực tuyến; các sở, ban, ngành phải chuẩn bị nội dung, tài liệu theo quy định chức năng, nhiệm vụ giao.

2. Cử và chỉ đạo cán bộ của đơn vị phối hợp chặt chẽ với cán bộ kỹ thuật của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để đảm bảo việc sử dụng hệ thống GBTT trong thời gian diễn ra cuộc họp để đảm bảo công tác chuẩn bị cho cuộc họp đạt kết quả tốt.

Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Chịu trách nhiệm quản lý các trang thiết bị của hệ thống GBTT đặt tại đơn vị.

2. Cử cán bộ phối hợp với cán bộ kỹ thuật doanh nghiệp viễn thông trực tiếp quản lý các thiết bị của hệ thống GBTT tại đơn vị; cung cấp thông tin về cán bộ phối hợp tại đơn vị cho Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để đảm bảo công tác phối hợp quản lý hệ thống GBTT đạt hiệu quả.

3. Có trách nhiệm đóng góp ý kiến, đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống GBTT; gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 11. Trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông

1. Phải đảm bảo chất lượng thiết bị hệ thống GBTT và đường truyền để phục vụ các cuộc họp trực tuyến.

2. Btrí cán bộ kỹ thuật thường trực tại các điểm cầu gồm Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong suốt cuộc họp.

3. Có trách nhiệm bảo mật thông tin các cuộc họp theo quy định hiện hành.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Tổ chức thc hin

1. Căn cứ Quy chế này, các cơ quan, đơn vị quản lý thiết bị hệ thống GBTT có trách nhiệm xây dựng Quy định quản lý và sử dụng hệ thống GBTT tại cơ quan, đơn vị mình đảm bảo an toàn và phát huy được hiệu quả thiết bị.

2. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế này, báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cu của cơ quan cấp trên có thẩm quyền.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời cho UBND tỉnh qua Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.